Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 theo hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 theo hướng phát triển năng lực

Trong bối cảnh toàn nhân loại đã bước sang một giai đoạn mới với những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người, giáo dục Việt Nam đứng trước nhiều thách thức và đòi hỏi đổi mới. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cũng như các căn cứ về lí luận và thực tiễn đã chỉ ra mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam trong thời đại ngày nay là phải đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Ngoài việc giáo dục những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại thì việc tổ chức hoạt động, thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như đời sống cần phải được chú trọng.

Khi mỗi học sinh đến trường, các em thu nhận được không chỉ kiến thức mà còn được trau dồi đạo đức, nhân cách, định hướng phát triển cả về phẩm chất và năng lực. Bởi thế, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Đó chính là người thay mặt nhà trường quản lí, giáo dục học sinh về đạo đức, ýthức. Giáo viên chủ nhiệm là người xây dựng tập thể học sinh trở thành một khối đoàn kết tích cực và vững mạnh, trong đó mỗi học sinh sẽ trở thành những cá nhân tốt, trưởng thành theo thời gian, trở thành công dân tốt sau khi ra trường. Nhiệm vụ ấy là của giáo viên chủ nhiệm tất cả các cấp học, từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

Tuy nhiên, đối tượng học sinh trung học phổ thông có những nét đặc thù riêng về tâm sinh lí lứa tuổi, đặc biệt là học sinh lớp 10. Ở thời điểm này, các em bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của tuổi thanh niên. Sự giao thoa giữa thời kì cuối của tuổi vị thành niên và thời kì đầu của tuổi thanh niên tạo nên điểm đặc biệt trong quá trình phát triển của học sinh lớp 10. Điều này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm đầu cấp THPT phải chú ý nhiềuhơn trong công tác chủ nhiệm ngay từ những ngày đón các em vào lớp.

Hoạt động trải nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục ở nhà trường. Đó là hoạt động giáo dục do giáo viên định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, giúp học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện năng lực, rèn luyện phẩm chất, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai ở các em. Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm 04 nhóm nội dung (Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động hướng nghiệp); 03 mục tiêu năng lực (Năng lực thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, Năng lực định hướng nghề nghiệp);04 loại hình (Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Giáo dục theo chủ đề, Câu lạc bộ); 04 hình thức tổ chức (Hình thức nhóm mang tính cống hiến, Hình thức nhóm mang tính khám phá, Hình thức nhóm mang tính thể nghiệm, tương tác, Hình thức nhóm mang tính nghiên cứu). Trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn những hình thức phù hợp với từng giai đoạn của năm học, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và năng lực của các em.

docx 64 trang Thu Kiều 25/09/2024 4345
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 
 LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 NĂM HỌC 2022 – 2023 MỤC LỤC 
 PHẦN MỘT 
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
3. Giả thuyết khoa học........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................2
6. Cấu trúc của đề tài ..........................................................................................2
 PHẦN HAI 
 NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................3
 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................3
 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm....................................................3
 1.1.2. Khái niệm năng lực và định hướng phát triển năng lực..................3
 1.1.3. Cơ sở lí thuyết về tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 10 ...........................4
 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................4
 1.2.1. Thực trạng chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng 
 nghiệp cho học sinh ..................................................................................4
 1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học 
 sinh 5
 1.2.3. Thực trạng tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của 
 học sinh .....................................................................................................6
 1.2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động trải 
 nghiệm, hướng nghiệp trong học sinh.......................................................6
 1.2.3.2. Thực trạng ý thức tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng 
 nghiệp trong học sinh................................................................................7
2. Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học 
sinh lớp 10 theo hướng phát triển năng lực........................................................7
 2.1. Yêu cầu cần đạt ........................................................................................7
 2.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất........................................................7
 2.1.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực ...........................................................8 4.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của đề tài ........................................40
 PHẦN BA 
 KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................42
2. Đề xuất, kiến nghị .....................................................................................42
2.1. Với giáo viên chủ nhiệm ........................................................................42
2.2. Với nhà trường và các cơ quan quản lí giáo dục....................................43 PHẦN MỘT 
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong bối cảnh toàn nhân loại đã bước sang một giai đoạn mới với những 
yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người, giáo dục Việt 
Nam đứng trước nhiều thách thức và đòi hỏi đổi mới. Quan điểm của Đảng Cộng 
sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cũng như các căn cứ về lí luận và thực tiễn đã 
chỉ ra mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam trong thời đại ngày nay là phải 
đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Ngoài việc giáo dục những 
kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại thì việc tổ chức hoạt động, thực hành, vận 
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như đời sống cần phải 
được chú trọng.
 Khi mỗi học sinh đến trường, các em thu nhận được không chỉ kiến thức 
mà còn được trau dồi đạo đức, nhân cách, định hướng phát triển cả về phẩm chất 
và năng lực. Bởi thế, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Đó 
chính là người thay mặt nhà trường quản lí, giáo dục học sinh về đạo đức, ý thức. 
Giáo viên chủ nhiệm là người xây dựng tập thể học sinh trở thành một khối đoàn 
kết tích cực và vững mạnh, trong đó mỗi học sinh sẽ trở thành những cá nhân tốt, 
trưởng thành theo thời gian, trở thành công dân tốt sau khi ra trường. Nhiệm vụ 
ấy là của giáo viên chủ nhiệm tất cả các cấp học, từ tiểu học, trung học cơ sở đến 
trung học phổ thông.
 Tuy nhiên, đối tượng học sinh trung học phổ thông có những nét đặc thù 
riêng về tâm sinh lí lứa tuổi, đặc biệt là học sinh lớp 10. Ở thời điểm này, các em 
bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của tuổi thanh niên. Sự giao thoa giữa 
thời kì cuối của tuổi vị thành niên và thời kì đầu của tuổi thanh niên tạo nên điểm 
đặc biệt trong quá trình phát triển của học sinh lớp 10. Điều này đòi hỏi người 
giáo viên chủ nhiệm đầu cấp THPT phải chú ý nhiều hơn trong công tác chủ nhiệm 
ngay từ những ngày đón các em vào lớp.
 Hoạt động trải nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình 
giảng dạy và giáo dục ở nhà trường. Đó là hoạt động giáo dục do giáo viên định 
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, giúp học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện 
năng lực, rèn luyện phẩm chất, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng 
thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai ở các em. Hoạt 
động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm 04 nhóm nội 
dung (Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và 
phục vụ cộng đồng, Hoạt động hướng nghiệp); 03 mục tiêu năng lực (Năng lực 
thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, Năng lực định 
hướng nghề nghiệp); 04 loại hình (Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Giáo dục theo 
chủ đề, Câu lạc bộ); 04 hình thức tổ chức (Hình thức nhóm mang tính cống hiến, 
Hình thức nhóm mang tính khám phá, Hình thức nhóm mang tính thể nghiệm,
 1 PHẦN HAI 
 NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
 Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, hoạt động trải nghiệm là 
một trong những nội dung mới được ban hành và là hoạt động giáo dục bắt buộc 
của các cấp học.
 Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: Trải nghiệm được 
hiểu đơn giản nhất là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết, từng 
chịu. Theo Wikipedia, trải nghiệm (experiential) là tiến trình hay là quá trình hoạt 
động năng động để thu thập kinh nghiệm.
 Theo tài liệu Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm (Dự 
thảo ngày 19/01/2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “hoạt động trải nghiệm là 
hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; ở tiểu học được 
gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở trung học cơ sở và trung học phổ thông được gọi 
là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
 Sách Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương 
trình giáo dục phổ thông mới của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm do Đinh Thị 
Kim Thoa chủ biên nêu rõ: “hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do giáo 
viên định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện; tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận 
thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực; khai thác những kinh nghiệm đã có và 
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm 
vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia 
đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi”.
1.1.2. Khái niệm năng lực và định hướng phát triển năng lực
 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giải thích khái niệm năng lực 
như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất 
sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các 
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí 
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong 
những điều kiện cụ thể”.
 Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đặt ra yêu cầu cần đạt thông 
qua các môn học và hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển cho học sinh 
những năng lực chung, năng lực đặc thù, năng lực đặc biệt (năng khiếu).
 Để phát triển được năng lực của người học, ngoài vai trò, nhiệm vụ của các 
môn học thì còn có vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt 
động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường
 3 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và là hoạt động bắt buộc của các cấp 
từ tiểu học lên tới trung học phổ thông. Có thể chia ra hai dạng hoạt động trải 
nghiệm trong nhà trường hiện nay là hoạt động trải nghiệm cho các môn học và 
trải nghiệm cho hoạt động giáo dục.
 Xác định tầm quan trọng của nội dung đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã soạn 
thảo và ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm. Cùng 
với đó, nhiều tác giả đã bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải 
nghiệm để biên soạn nhiều tài liệu liên quan. PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng 
chủ biên Chương trình hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh, hoạt động trải nghiệm 
trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động 
giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Bà cũng chính là người có 
nhiều bài viết và là chủ biên nhiều đầu sách liên quan đến nội dung hoạt động trải 
nghiệm.
 Chương trình Hoạt động trải nghiệm mang tính mở và Bộ GD-ĐT sẽ chỉ 
quản lý về mục tiêu, còn chọn bộ tài liệu nào thì do nhà trường quyết định. Điều 
này là một thuận lợi, song cũng chính là khó khăn cho giáo viên trực tiếp đứng 
lớp. Bên cạnh đó, các tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cụ thể cho 
giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến đối tượng 
học sinh lớp 10. Chúng tôi đã căn cứ trên Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, kết hợp các tài liệu tham khảo để thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải 
nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn công tác chủ nhiệm của mình.
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
 Bắt đầu vào ngành, trở thành giáo viên vào năm 2004, cho đến nay chúng 
tôi đã có 19 năm trong nghề. Trong đó có 16 năm làm công tác chủ nhiệm, đã và 
đang chủ nhiệm 08 khóa học sinh. Với tâm huyết và năng lực nghề nghiệp kết hợp 
kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều năm, chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra những 
cách thức nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm.
 Đứng về phía tư cách là giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy vẫn còn 
tồn tại một số hạn chế sau đây trong công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm, 
hướng nghiệp cho học sinh:
 - Giáo viên chủ nhiệm còn phụ thuộc vào các nội dung hoạt động đã có sẵn, 
chưa đầu tư thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp 
với đặc điểm học sinh và tình hình của mỗi lớp.
 - Việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như giáo viên 
bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh đã tiến hành 
tích cực và chặt chẽ, nhưng việc liên kết với các tổ chức chính quyền địa phương, 
các tổ chức, cá nhân và đoàn thể xã hội chưa được chú trọng.
 - Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt 
động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp chưa được
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_mot_so_hoat_dong_t.docx
  • pdfPHAN THỊ QUỲNH TRANG - THPT HUỲNH THÚC KHÁNG - LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM.pdf