Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bảo vệ môi trường
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp,… bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hiện tượng biến đổi toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán… diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch… Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của toàn nhân loại.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của conngười.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức, nâng cao ý thức, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường. Trong đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại ở tương lai. Trong công tác này, các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng, tiến hành triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết. Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng,… ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán mọi hành vi có hại cho môi trường,… phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường cần được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, xây dựng tính thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2022 – 2023 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp, bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hiện tượng biến đổi toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức, nâng cao ý thức, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường. Trong đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại ở tương lai. Trong công tác này, các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng, tiến hành triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết. Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán mọi hành vi có hại cho môi trường, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường cần được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, xây dựng tính thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường. Để thực hiện được yêu cầu trên cần áp dụng các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường rộng rãi và thường xuyên trong trường học. Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh trong lớp các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Xuất phát từ các lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bảo vệ môi trường”. STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ 13/8/2022 Tìm hiểu thực trạng và chọn đề Bản đề cương chi tiết 1 đến 25/01/2023 tài, viết đề cương nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lí luận dạy học, - Hoàn thành phần mở PPDH tích cực của bộ môn.. đầu của đề tài. Từ 25/01 đến - Khảo sát thực trạng. - Tập hợp lý thuyết của 2 25/02/2023 đề tài. - Xử lý số liệu khảo sát được. - Trao đổi với đồng nghiệp và đề - Tổng hợp ý kiến của Từ 25/02/2023 xuất sáng kiến kinh nghiệm. đồng nghiệp. 3 đến 23/03/2023 - Kiểm tra trước thực nghiệm - Xử lý kết quả trước khi thử nghiệm đề tài. Từ 23/03/2023 - Áp dụng thử nghiệm: Dạy thử. - Tổng hợp và xử lý kết 4 đến 30/03/2023 quả thử nghiệm đề tài. - Viết sơ lược sáng kiến. - Bản nháp sáng kiến. Từ 30/03/2023 5 - Xin ý kiến của đồng nghiệp. - Tập hợp đóng góp của đến 10/03/2023 đồng nghiệp. Từ 10/3/2023 Hoàn thành sáng kiến kinh Sáng kiến kinh nghiệm 6 đến 20/4/2023 nghiệm chính 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương phá p nghiên cứ u lý thuyết: + Nghiên cứ u các văn bản của Đảng, Nhà Nướ c, Bô ̣GD & ĐT về đổi mớ i PPDH. + Nghiên cứ u những tài liêu về hê ̣thống các PPDH tich cưc̣ , các tài liêu về tích hợp nội dung GDBVMT trong day hoc. - Phương phá p nghiên cứ u thực sư pham: nghiêṃ + Đánh giá hiêu quả các giải pháp GDBVMT áp dụng vào các hoạt động lớp chủ nhiệm đã biên soan. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Các giải pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bảo vệ môi trường là rất cấp thiết và cần được áp dụng rộng rãi vào dạy học ở các trường cấp THPT. PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường ➢ Khái niệm về môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (điều 3, Luật bảo vệ môi trường, Việt Nam, 2005). Theo UNESSCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống xã hội do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thõa mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Nhìn chung môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên là các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học; nó tồn tại và vận động theo quy luật của tự nhiên, nhưng cũng chịu sự tác động của con người như: năng lượng mặt trời, đại dương, sông núi, không khí, động vật, thực vật Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiên nhiên như: không khí, đất, nước và các khoáng sản để con người sinh tồn và phát triển. Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, các phong tục tập quán Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo những khuôn khổ nhất định đảm bảo cho cuộc sống sinh tồn và ngày một văn minh. Bên cạnh đó, cần phải phân biệt môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc cải biến nó như: các phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà ở, công viên nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và trong lao động sản xuất của mình. ➢ Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. - Môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi bảo vệ và giảm nhẹ các tác động của thiên nhiên tới con người và sinh vật. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.2. Ô nhiễm môi trường – suy thoái môi trường Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: - Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, sunfat, phân tử cacbon, muội than, khói, sương mù - Các loại hạt bụi nặng như bụi đất, bụi kim loại - Các khí quang hóa như: ozon, FAN, FB2N, NOx, andehit, etilen, - Các khí thải do quá trình phóng xạ. - Nhiệt, tiếng ồn ➢ Hậu quả của ô nhiễm không khí - Mù quang hóa: tạo nên sự ngột ngạt và sương mù, gây nhiều bệnh cho con người. - Mưa axit hủy diệt rừng, các công trình xây dựng và các hệ sinh thái khác. - Hiệu ứng nhà kính: là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất và không gian xung quanh, dẫn đến sự tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra tương tự như nhà kính trồng cây. Các khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CFC, CH4, NO2 Các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính: + Gia tăng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. + Làm thay đổi ranh giới các đới khí hậu, sinh thái, nông nghiệp, dịch tễ học. + Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng ở 2 cực, và trên núi cao, dâng cao mực nước biển trung bình, đe dọa nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. + Gia tăng nhiệt độ không đồng đều giữa các vùng địa lí làm thay đổi trường khí áp, phá vỡ quy luật sinh thành, diễn biến tự nhiên của các hiện tượng thời tiết, gây biến động khí hậu toàn cầu, gia tăng thời tiết cực đoan, gây cản trở cho dự báo thời tiết và ứng phó tai biến, thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên và các quá trình sản xuất. - Suy giảm tầng ozon: Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Khi tầng ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ mắc các bệnh nguy hiểm: ung thư da, thị lực bị ảnh hưởng, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. ➢ Các giải pháp cho ô nhiễm không khí - Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lí, lọc khí thải, kiểm soát thải tại nguồn. - Phân tán chất khí từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng đệm, cách li có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại nguồn (gió, độ cao ống khói). - Quy hoạch chất thải hợp lí, kiểm soát thải theo vùng xung quanh. - Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm. vật có ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ, cảnh quan. ➢ Hậu quả của ô nhiễm nước - Huỷ hoại cân bằng sinh thái. - Ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thuỷ hải sản, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. - Là mầm mống gây bệnh cho con người. - Góp phần làm nặng thêm tình hình ô nhiễm không khí do một số chất khí tạo thành do phân huỷ xác động, thực vật bốc lên hoà vào không khí. ➢ Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước - Các giải pháp mang tính lưu vực cho vấn đề ô nhiễm nước, bao gồm: + Quản lí các dự án phát triển liên quan đến sử dụng tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng trên lưu vực, quản lí chất lượng nước theo lưu vực. + Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường đất và không khí. - Các giải pháp mang tính địa phương cho vấn đề ô nhiễm nước là: + Giảm xả thải bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế. + Phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ sạch và công nghệ xử lí chất thải. + Trồng rừng, làm sạch nước bị ô nhiễm bằng quá trình tự nhiên hoặc công nghệ. + Xây dựng hệ thống luật pháp và hành pháp về môi trường hiệu quả; thiết lập các bộ tiêu chuẩn môi trường. + Quản lí môi trường bằng các công cụ luật pháp, kinh tế. + Kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc, thiết bị và các dấu hiệu chỉ thị giúp cho việc ngăn ngừa, hạn chế lan truyền ô nhiễm, phòng tránh ô nhiễm nước. + Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lí. 1.2.3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. ➢ Phân loại ô nhiễm môi trường đất - Theo nguồn gốc phát sinh: + Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt. + Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. + Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. + Ô nhiễm đất do hoạt động giao thông vận tải.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_hoc_sinh_lop.docx
- Vũ Thị Hà - Trường THPT Quỳnh Lưu 3 - Chủ nhiệm.pdf