Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi Lớp 9

Các đề văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS (Kiến thức cơ bản trong SGK)
Lớp 7
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Đề 2: Hãy chứng minh rằng rừng đã bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng.
Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến củaem.
Đề 4: Hãy chứng minh rằng, đời sống của chúng ta sè bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác.
Đề 6:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ trên? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Đề 7:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Đề 8: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thànhcông.
Đề 9: Dân gian có câu Lời nói gói vàng đồng thời lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt I- ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị luận xã hội (NLXH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông. Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng HSG lớp 9 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước kiểu bài này. Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là HS không biết tìm ý và lập dàn ý, tìm dẫn chứng cho đề NLXH. Sở dĩ như vậy là vì loại bài này phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các tài liệu có sẵn cách ra đề NLXH phong phú, đa dạng Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm công tác bồi dưỡng HSG, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội cho HSG lớp 9. Chuyên đề gồm ba phần chính - Phần thứ nhất: Giới thiệu chương trình và thời lượng. - Phần thứ hai: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLXH như đặc điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLXH). - Phần thứ ba: Luyện tập thực hành. II. NỘI DUNG PHẦN THỨ NHẤT Chương trình, thời lượng Các đề văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS (Kiến thức cơ bản trong SGK) Lớp 7 - Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. - Đề 2: Hãy chứng minh rằng rừng đã bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. - Đề 4: Hãy chứng minh rằng, đời sống của chúng ta sè bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. - Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác. - Đề 6: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - 2 - Tiết Nội dung bài học Ghi chú 1 Một số hiểu biết chung về văn nghị luận. 2 Đề văn nghị luận xã hội và cách làm bài văn nghị luận xã hội 3 Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 4 Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 5 Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 6 Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 7 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong TP văn học. 8 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong TP văn học. 9 Rèn kĩ năng 10 Rèn kĩ năng 11 Rèn kĩ năng 12 Rèn kĩ năng 13 Rèn kĩ năng 14 Rèn kĩ năng PHẦN THỨ HAI A. Một số hiểu biết chung I. Nghị luận và văn nghị luận - Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó. - Văn nghị luận là lọai văn dùng để bàn bạc về một vần đề, một hiện tượng, một nhận định hoặc về một giá trị của một tác phẩm văn học. Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng hơn (chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra bằng chứng để người ta hiểu cặn kẽ hơn (giải thích), cũng có khi phải phát biếu ý kiến của mình (bình luận) hoặc chỉ ra những giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm), hoặc chỉ ra những giá trị của một hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), hoặc phải giảng giải để bình giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng). Dù là khi chứng minh, giải thích hay bình luận, phân tích tác phẩm, bình giảng tác phẩm thì người viết văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương pháp trình bày, lập luận khoa học, phải dùng những lí lẽ, những dẫn chứng và cách trình bày những lí lẽ, dẫn chứng này theo một cách thức nhất định. II. Đặc điểm - Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic. - 4 - - Xác định phạm vi tư liệu cho bài viết. GV đặc biệt lưu ý kiểu ra đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh, những đề mở để học HS làm quen với những yêu cầu mới trong làm văn nghị luận. 1.2. Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý 1.3. Kĩ năng dựng đoạn - Viết đoạn mở bài: cách trực tiếp, cách gián tiếp + Từ những câu chuyện, câu thơ, tục ngữ ca dao, lời bài hát... dẫn dắt vào nội dung bàn luận. + Định nghĩa vấn đề cần bàn luận. + Đặt ra những câu hỏi về vấn đề cần bàn luận. + Phản đề. - Viết các đoạn thân bài: Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn (diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp), kĩ năng liên kết đoạn ( sử dụng từ ngữ, câu để liên kết) - Viết đoạn kết bài: xây dựng đoạn kết bài tương ứng với mở bài, các cách kết bài Trong quá tr×nh dùng ®o¹n, chó ý kÜ n¨ng dïng tõ, ®Æt c©u, phát triÓn ý ®Ó t¨ng chÊt v¨n vµ ®é s©u s¾c cho bµi viÕt. KÕt hîp các kiÕn thøc GV cung cÊp, các vÝ dô minh ho¹, cÇn dµnh thêi gian cho HS luyÖn viÕt vµ chÊm ch÷a, phát huy tÝnh sáng t¹o cña HS trong lµm v¨n. - Đảm bảo về kiến thức: đó là những hiểu biết nhất định về chính trị- pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí- xã hội, những tin tức thời sự cập nhật 1.4. Kĩ năng tìm dẫn chứng - Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về một sự việc nào đó. - Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu. - Lưu ý: Một số dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích phù hợp ( VD: dẫn chứng về cuộc đời Bill Gates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người hoặc vừa cho đề bài về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về tấm lòng nhân ái...) 2. Yêu cầu cụ thể cho từng dạng đề 2.1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 2.1.1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa con người. - 6 - b. Thân bài b.1. Giải thích khái niệm Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn, với câu ngạn ngữ Thời gian là vàng, điều cần giải thích trước hết là khái niệm Thời gian và Vàng rồi trên cơ sở đó giải thích , cắt nghĩa nội dung câu ngạn ngữ. Với lời dạy của Phật Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi, trước hết cần xác định nghĩa đen của những từ Giọt nước, biển cả, không cạn rồi suy luận ra nghĩa bóng. Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm gọn gàng, đơn giản nhất là khi trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những hình ảnh có khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài, khâu giải thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm về ý nghĩa của việc đọc sách Đọc là biến đi khỏi thế giới. Đọc là tìm lại thế giới. Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong tay có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích. Nếu không giải thích tường tận những mệnh đề đó sẽ không xác định nổi ý nghĩa, phạm vi ý nghĩa trong quan điểm về ý nghĩa của việc đọc sách. b.2. Phân tích, lí giải Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Để làm được việc này, chúng ta cần tách vấn đề thành các khía cạnh nhỏ để xem xét, nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát tìm hiểu. Muốn đặt ra các câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của đề, cần làm thật tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với các khía cành và phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần lí giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng. Chẳng hạn với vấn đề nhận thức được đặt ra trong câu thơ của Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” thì sau khi giải thích để xác định rằng Sống đẹp là lối sống tích cực, là lối sống cao cả mà con người luôn hướng tới, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh đạt ra những câu hỏi sau: - Sống đẹp là sống có lí tưởng như thế nào? - Sống đẹp là sống có những phẩm chất gì? - Sống đẹp là sống có mối quan hệ như thế nào với mọi người? Với những câu hỏi đó, cho học sinh thấy rõ những khía cạnh sau: Sống đẹp là sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung, vị tha và biết tha thứ, biết hướng thiện. Sống đẹp là sống có lý tưởng, hoài bão và ước mơ và bằng nghị lực, bằng ý chí, kiên định phấn đấu đạt ước mơ đó. Sống đẹp là sống trung thực, trong sáng, giản dị và mạnh khỏe. Sống đẹp dám đương đầu với khó khăn thử thách, hi sinh, không sợ hiểm nguy, không sợ thất bại, không sợ đấu tranh. Sống đẹp thực sự hòa mình với mọi người, sống có ích cho mình, cho đời với nguyện ước làm cho cuộc sống ngày - 8 - b. Thân bài: b.1. Giải thích: Trong quá trình sống và lao động, con người đã tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần. Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. - Sách phản ánh và lưu giữ những tri thức, những kinh nghiệm sống, những tư tưởng, những bài học đạo lí của con người trong suốt trường kì lịch sử. - những chân trời mới: Cách nói ẩn dụ chỉ những hiểu biết mới, những kiến thức mới. => Sách đem đến cho con người những hiểu biết, cung cấp cho con người những kiến thức trong mọi lĩnh vực. b.2. Vai trò của sách trong cuộc sống của con người: - Sách cung cấp, nâng cao cho con người những hiểu biết về tự nhiên, xã hội (dẫn chứng) - Sách giúp con người khám phá bản thân mình, tác động đến tình cảm, tâm lí, hành vi làm phong phú đời sống tâm hồn con người, giúp con người tự hoàn thiện bản thân (dẫn chứng) - Sách còn có tác dụng giải trí làm cho con người quên đi những mệt nhọc trong cuộc sống ( dẫn chứng) b.3. Đọc sách và cách đọc sách: - Đọc sách là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi con người trong suốt cuộc đời. Phải tạo cho mình thói quen đọc sách, tạo cho mình thái độ trân trọng sách. - Để việc đọc sách có kết quả cần phải biết lựa chọn sách đọc, xác định mục đích đọc, có phương pháp đọc và ghi chép khoa học đê có hiệu quả cao. c. Kết bài: - Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò 2.2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 2.2.1. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Nghị luận về một hiên tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Bài văn nghị luậ về một hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người) - Người viết cần thể hiện được sự hiểu biết về hiện tượng đời sống đồng thời bộc lộ tình cảm, thái độ của bản thân. 2.2.2. Các dạng đề nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống a/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên của con người. b/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có liên quan đến đời sống xã hội. c/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực đáng phê phán. - 10 -
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_xa_hoi_c.docx
ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_xa_hoi_cho_hsg_lop_9_125201914.pdf