Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc Lớp 3

Tính sáng tạo, tính khoa học

Với các giải pháp này tôi nhận thấy các em học sinh chủ động, sáng tạo hơn và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Được thể hiện trong các giải pháp cụ thể sau:

Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng

Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không mắc lỗi.

Muốn sửa lỗi, giáo viên phải nắm được khả năng của học sinh và có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng việt.

VD cách ngắt hơi trong câu sau: Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, / thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.//

 Hay với những bài thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Với thể thơ chữ, nhịp 3/2 và 2/3.

Cách khắc phục (thực hiện cả với đối tượng học sinh đọc ngắc ngứ, phát âm sai, lẫn các dấu thanh): Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học sinh đọc cá nhân thành tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi yêu cầu một HS khác đứng tại chỗ nêu cách ngắt nghỉ hơi đúng và đánh dấu lại chỗ ngắt nghỉ hơi và cho HS đọc, GV đọc mẫu lại câu, rồi cho học sinh đọc cá nhân. Để các em đọc đúng, Giáo viên lựa chọn từ ngữ mà học sinh trong lớp hay mắc để các em luyện đọc. Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo từng nội dung bài học.

Chọn cách chia nhóm phù hợp với nội dung từng bài. Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên. Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ tôi chia nhóm cùng trình độ. Khi nội dung kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm đủ trình độ. Cách chia nhóm như vậy sẽ giúp các em được làm việc với nhiều đối tượng trình độ khác nhau.

Thành lập nhóm tự quản học sinh, và nêu rõ vai trò nhiệm vụ của các nhóm. Chia nhóm và bầu nhóm trưởng để điều hành các bạn trong nhóm, đồng thời phải tập huấn nhóm tự quản của lớp để các em có thể hỗ trợ giáo viên giúp các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các bài tập đề ra.

Giải pháp 2: Rèn kĩ năng đọc lưu loát

 Đọc lưu loát là đọc đúng tốc độ. Hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, cho học sinh đọc tiếp nối trên lớp, đọc thầm, đọc nhóm đôi có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc đúng.

Muốn học sinh đọc nhanh đúng tốc độ còn cần có sự chuẩn bị bài tốt ở nhà của học sinh. Ngoài ra thường xuyên rèn cho học sinh kĩ năng: nhìn nhẩm một nhóm chữ gồm hai đến ba tiếng liền kề nhau và định hình trong đầu tiếng mà em sẽ phải phát âm tiếp theo. Khi học sinh tự mình rèn được kĩ năng này các em sẽ đọc nhanh và lưu loát hơn và không còn đọc ngắc ngứ.

Ví dụ: Khi dạy bài (Bận – sách Tiếng việt 3, tập 1).

Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, khẩn trương. Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp giữa các dòng thơ.

Trời thu / bận xanh /

Sông Hồng / bận chảy /

Cái xe / bận chạy /

Lịch bận / tính ngày /

Còn con / bận bú /

Bận ngủ / bận chơi /

Bận / tập khóc cười /

Bận / nhìn ánh sáng //

Qua cách đọc của giáo viên, hình thành cho học sinh bước đầu cách đọc đúng để cảm nhận cái hay của bài thơ làm nền cho luyện đọc lưu loát.

Tổ chức cho học sinh đọc từng dòng thơ, khổ thơ nhằm hướng dẫn gợi ý "tạo tình huống" để học sinh nhận xét, giải thích và tự tìm ra cách đọc.

Trong quá trình luyện đọc giáo viên luôn phải chú ý sửa sai về cách phát âm, cách đọc đúng. Việc này giúp cho học sinh hình thành cách đọc lưu loát.

 

doc 5 trang hoathepmc36 15077
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3”
I. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Vũ Minh Chung
Chức vụ: Giáo viên – Trường Tiểu học Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng
II. Lĩnh vực áp dụng
Dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 trong trường tiểu học.
III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy trong thời gian năm học 2015 - 2016, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3B, tôi nhận thấy: 
- Kĩ năng đọc của các em chưa tốt, một số ít em còn đọc ngắc ngứ chưa lưu loát, đọc lặp lại từ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. Phát âm sai, lẫn giữa phụ âm đầu, thanh hỏi/ thanh ngã, thanh ngã/ thanh nặng, và phát âm chưa chính xác phụ âm đầu x/s, ch/tr, l/n...
- Kĩ năng đọc diễn cảm còn chưa tốt, cách thể hiện lời nhân vật, cảm xúc nhân vật chưa thể hiện rõ và chưa phân biệt được lời của nhân vật trong câu chuyện. 
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là: Đa số các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của phân môn tập đọc và chưa có động lực rèn đọc, xong với đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em còn ham chơi chưa chú ý đến việc học tập. Do vậy mà học sinh không có thói quen, không có ý thức trong việc rèn đọc, thậm chí không cần quan tâm đến việc đọc đúng và diễn cảm nên dẫn tới việc hiểu nội dung văn bản chưa chính xác.
Do vậy mà khó đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với phân môn tập đọc ở lớp 3. Cụ thể kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2015 - 2016 đối với phân môn Tập đọc như sau:
Năm học
TS
HS đọc lưu loát, diễn cảm.
HS đọc to, lưu loát chưa diễn cảm.
HS đọc được bài, còn hơi vấp.
Đọc ngắc ngứ, phát âm sai, lẫn dấu thanh.
2015 - 2016
27
5 = 18,5 %
10 = 37 %
7 = 26 %
5 = 18,5 %
	Với tầm quan trọng của việc đọc văn bản và với thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3”. Để nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong năm học.
	IV. Bản chất của sáng kiến
1. Tính mới
Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong năm học 2015 – 2016 tại Trường Tiểu học Ngọc Xuân. Không trùng với các sáng kiến đã được công nhận trước đó.
1.2. Tính sáng tạo, tính khoa học
Với các giải pháp này tôi nhận thấy các em học sinh chủ động, sáng tạo hơn và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Được thể hiện trong các giải pháp cụ thể sau:
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không mắc lỗi.
Muốn sửa lỗi, giáo viên phải nắm được khả năng của học sinh và có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng việt.
VD cách ngắt hơi trong câu sau: Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, / thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.// 
	Hay với những bài thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Với thể thơ chữ, nhịp 3/2 và 2/3. 
Cách khắc phục (thực hiện cả với đối tượng học sinh đọc ngắc ngứ, phát âm sai, lẫn các dấu thanh): Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học sinh đọc cá nhân thành tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi yêu cầu một HS khác đứng tại chỗ nêu cách ngắt nghỉ hơi đúng và đánh dấu lại chỗ ngắt nghỉ hơi và cho HS đọc, GV đọc mẫu lại câu, rồi cho học sinh đọc cá nhân. Để các em đọc đúng, Giáo viên lựa chọn từ ngữ mà học sinh trong lớp hay mắc để các em luyện đọc. Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo từng nội dung bài học.
Chọn cách chia nhóm phù hợp với nội dung từng bài. Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên. Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ tôi chia nhóm cùng trình độ. Khi nội dung kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm đủ trình độ. Cách chia nhóm như vậy sẽ giúp các em được làm việc với nhiều đối tượng trình độ khác nhau.
Thành lập nhóm tự quản học sinh, và nêu rõ vai trò nhiệm vụ của các nhóm. Chia nhóm và bầu nhóm trưởng để điều hành các bạn trong nhóm, đồng thời phải tập huấn nhóm tự quản của lớp để các em có thể hỗ trợ giáo viên giúp các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các bài tập đề ra.
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng đọc lưu loát
 	Đọc lưu loát là đọc đúng tốc độ. Hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, cho học sinh đọc tiếp nối trên lớp, đọc thầm, đọc nhóm đôi có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc đúng.
Muốn học sinh đọc nhanh đúng tốc độ còn cần có sự chuẩn bị bài tốt ở nhà của học sinh. Ngoài ra thường xuyên rèn cho học sinh kĩ năng: nhìn nhẩm một nhóm chữ gồm hai đến ba tiếng liền kề nhau và định hình trong đầu tiếng mà em sẽ phải phát âm tiếp theo. Khi học sinh tự mình rèn được kĩ năng này các em sẽ đọc nhanh và lưu loát hơn và không còn đọc ngắc ngứ.
Ví dụ: Khi dạy bài (Bận – sách Tiếng việt 3, tập 1).
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, khẩn trương. Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
Trời thu / bận xanh /
Sông Hồng / bận chảy /
Cái xe / bận chạy /
Lịch bận / tính ngày /
Còn con / bận bú /
Bận ngủ / bận chơi /
Bận / tập khóc cười /
Bận / nhìn ánh sáng //
Qua cách đọc của giáo viên, hình thành cho học sinh bước đầu cách đọc đúng để cảm nhận cái hay của bài thơ làm nền cho luyện đọc lưu loát.
Tổ chức cho học sinh đọc từng dòng thơ, khổ thơ nhằm hướng dẫn gợi ý "tạo tình huống" để học sinh nhận xét, giải thích và tự tìm ra cách đọc.
Trong quá trình luyện đọc giáo viên luôn phải chú ý sửa sai về cách phát âm, cách đọc đúng. Việc này giúp cho học sinh hình thành cách đọc lưu loát.
Giải pháp 3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 
Là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ giọng,... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao.
Ví dụ: Khi một học sinh đọc bài: Nắng phương nam – Tiếng việt 3 – tập 1. Yêu cầu học sinh đọc thể hiện được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện. Khi đọc lời người dẫn chuyện thì đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả, nhưng sôi nổi ở cụm từ "ríu rít chuyện trò", nhấn giọng ở từ "sững lại". Giọng nhân vật Phương: "Nè sắp nhỏ kia! đi đâu vậy" cần đọc cao giọng đối với các câu hỏi của các nhân vật. Cần đọc dồn và nhanh ở từ "gì vậy? gì vậy?". Giọng đọc thư của Vân cũng cần thể hiện với giọng nhẹ nhàng. 
Khi học sinh đó đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, tôi tập trung rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ giọng,.... Khi dạy Học sinh đọc diễn cảm, tôi hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu theo mức độ từ thấp đến cao như sau: 
+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu.
+ Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật.
+ Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật.
+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả. 
Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí.
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng đọc và trình bày trước lớp
Đọc trước lớp là phần kiểm tra kĩ năng đọc của các em trong nhóm, do vậy mà tôi luôn rèn cho các em kĩ năng đọc to rõ ràng và để khuyến khích học sinh đọc tốt. Tôi cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, từ bạn yếu nhất trong các nhóm sẽ thi với nhau rồi chọn bạn đọc tốt nhất trong mỗi lượt đọc. Thi đọc cá nhân để chọn ra bạn đọc tốt nhất trong lớp. Cho học sinh thấy rõ rằng: kết quả đọc trước lớp chính là kết quả thảo luận của nhóm. Điều đó cũng chính là động lực giúp các em tích cực thảo luận nhóm hiệu quả hơn. Hay tôi thường xuyên động viên các em khi các em thảo luận nhóm chính là lúc các em tập luyện để chuẩn bị cho một hội thi đọc trước lớp.
Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay, kể chuyện hấp dẫn.
- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn hay.
- Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Tôi cũng đã tổ chức cho các em tự học nhóm ở lớp, tôi chọn em có giọng đọc tốt, em có có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một nhóm, để các em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Giải pháp 5: Kĩ năng đọc và đánh giá của giáo viên
- Trong giờ tập đọc, học sinh thường lắng nghe giọng đọc mẫu của cô (thầy) để đọc theo cho đúng. Chính vì vậy muốn học sinh đạt được những yêu cầu về đọc, ngoài việc sử dụng các giải pháp trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có kỹ năng đọc tốt, giọng đọc chuẩn. Giáo viên đọc mẫu toàn bài phải gây được cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh.
- Cách đánh giá học sinh cũng là một động lực giúp các em học tập tích cực và tiến bộ hơn. Tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh cách nhận xét bạn và tự nhận ra lỗi của mình khi mình đọc bài.Tránh chê bai bạn và xúc phạm bạn, hãy nhận xét bằng những lời động viên tích cực để bạn mạnh dạn hơn khi hợp tác. Đồng thời giáo viên cũng nhận xét đánh giá về sự tiến bộ của học sinh, tránh so sánh học sinh này với học sinh khác mà đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh.
2. Hiệu quả
	Thời gian thực nghiệm sáng kiến này được tôi áp dụng trong năm học 2015- 2016, chất lượng được nâng lên rõ rệt, tôi nhận thấy các em đã nói, viết, nghe, đọc cảm thụ Tiếng Việt tốt hơn, thông hiểu tốt nội dung bài đọc và có thể trả lời đúng các câu của bài tập đọc. Các em mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát, rõ ràng, mạch lạc hơn, biết lắng nghe tích cực.Từ đó, ý thức học tập của các em được nâng cao, các em yêu thích và hứng thú hơn trong các giờ học tập đọc.
Kết quả cuối năm học cụ thể như sau  
Năm học
TSHS
HS đọc lưu loát, diễn cảm
HS đọc to, lưu loát chưa diễn cảm
HS đọc được bài, còn hơi vấp
Đọc ngắc ngứ, phát âm sai, lẫn dấu thanh
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
2015-2016
27
5/27 = 18,5 %
17/27 = 63 %
10/27 = 37 %
6/27= 22 %
7/27 = 26 %
3/27 = 11 %
5/27= 18,5 %
1/27 = 4 %
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng
- Sáng kiến này có khả năng áp dụng ở các lớp 3 trong các trường tiểu học
- Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, điều quan trọng là giáo viên phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của lớp mình mà xây dựng nội dung phù hợp cho từng tiết học cụ thể, và được học sinh trong lớp cùng ủng hộ thực hiện. Khi thực hiện các giải pháp trên giáo viên cần linh hoạt, chú ý đến đối tượng học sinh và mục tiêu giáo dục, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
- Sáng kiến này được thực hiện trong năm học 2015 - 2016. Sáng kiến tiếp tục được tôi áp dụng trong những năm học tiếp theo.
- Giáo viên và học sinh cùng thực hiện sáng kiến.
V. Kết luận
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến bản thân tôi thấy kết quả rất khả quan, trong giảng dạy áp dụng phương pháp linh hoạt, kích thích được học sinh hứng thú học tập môn Tập đọc. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nhìn chung việc áp dụng sáng kiến này tôi thấy các em đã đạt được kết quả tốt. Từ chỗ lớp còn nhiều học sinh đọc chưa đúng, lưu loát và diễn cảm. Đến nay hầu hết các em đã đọc bài tốt và hiểu nội dung qua từng bài học. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3.
Ngọc Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Người viết.
 Vũ Minh Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_trong_gio.doc