Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp giữa giáo viên tổng phụ trách với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp giữa giáo viên tổng phụ trách với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

 - Người GV - TPT đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả năng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các em học sinh trong các nhà trường.

 Trong thời gian qua, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần GV - TPT phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả. Vì vậy giáo viên TPT phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện được điều đó GV - TPT phải phối hợp được các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.

 

doc 12 trang Trần Đại 27/04/2023 5851
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp giữa giáo viên tổng phụ trách với các tổ chức trong và ngoài nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 106/HD-UBND 
ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Mã số: ..
1/ Tên sáng kiến:
PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội
3/ Mô tả bản chất của sáng kiến:
	3.1/ Tình trạng giải pháp đã biết:
Thực tế cho thấy, ở một số trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục với giáo viên Tổng phụ trách Đội không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như giáo viên Tổng phụ trách (GV-TPT). Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao. 
 3.2/ Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
+ Mục đích của giải pháp:
Đề tài nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong việc tham gia hoạt động Đội, thấy rõ hơn về vai trò của tổ chức Đội. Điều đó cũng góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho học sinh qua sự phối hợp nhịp nhàng của GV-TPT với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
+ Nội dung giải pháp: 
 	 - Vai trò của GV-TPT đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí của GV-TPT gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong cả 3 khâu: “Dạy chữ - Dạy nghề – Dạy người”. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người GV- TPT. 
 	- Trong nhà trường GV- TPT đóng một vai trò quan trọng bởi chính GV- TPT là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của các em học sinh, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường: những học sinh tiêu biểu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, nên GV - TPT hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được cá tính của các em, nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như những đứa em của mình. Để từ đó biết động viên, an ủi hoặc cảm hoá, giúp đỡ các em vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm của mình. Điều đó muốn khẳng định rằng: GV-TPT chẳng những ở cương vị là người thầy, người cô mẫu mực, mà còn là người cha, người mẹ đỡ đầu, người anh, người chị quý mến của của các em khi các em tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em trong bối cảnh xã hội đầy biến động.
 	 - Người GV - TPT đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả năng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các em học sinh trong các nhà trường.
 	Trong thời gian qua, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần GV - TPT phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả. Vì vậy giáo viên TPT phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện được điều đó GV - TPT phải phối hợp được các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
	1/ Phối hợp giữa giáo viên TPT với Hội đồng Đội, Ban chấp hành xã Đoàn: 
Hội đồng Đội cơ sở cũng như xã Đoàn là những người lãnh đạo công tác Đoàn Đội của địa phương. Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của trường học được thuận lợi và thành công phần lớn nhờ vào sự quan tâm của Ban chấp hành Đoàn xã, Hội đồng Đội cơ sở. GV – TPT là người phụ trách trực tiếp Công tác đội và cũng là người tham mưu trực tiếp với Hội đồng Đội cơ sở về các hoạt động Đội của đơn vị. Hội đồng Đội cơ sở và GV – TPT cần có một mối quan hệ hay sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác.
Nhưng thực tế tôi khảo sát qua các phiên họp GV-TPT ở Hội đồng Đội huyện, vào mỗi đầu năm học lãnh đạo Hội đồng đội huyện có tham khảo giáo viên cho ý kiến những khó khăn về hoạt động Đội và sự quan tâm của Hội đồng Đội cơ sở cũng như xã Đoàn. Kết quả đa số GV-TPT đều phản ánh rằng Hội đồng Đội cơ sở hay xã đoàn không quan tâm đến công tác Đội. Chính điều đó liên đội tự hoạt động và báo cáo kết quả Hội đồng Đội huyện nhưng Hội đồng Đội xã không biết gì về hoạt động của Liên đội.
Với sự phản ánh trên theo tôi không phải là Hội đồng Đội cơ sở hay xã đoàn thiếu quan tâm mà cốt lỗi là ở ngay GV-TPT Đội:
	+ Phân biệt giữa hai trình độ và xem như địa phương không đáng tin cậy,
	+ Từng hoạt động của đơn vị không tham mưu với địa phương và tự hoạt động không cần đến Hội đồng Đội cơ sở (nghĩ rằng chỉ quan hệ trực tiếp với Hội đồng Đội huyện),
	+ Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động của địa phương.
Nói chung, Hội đồng đội xã hay xã đoàn có khoảng cách rất lớn nên dẫn đến sự lệch lạt cũng như sự phối hợp quan tâm giúp đỡ nhau là một đoạn đường rất xa. Chính vì những điều đó có sự phản ánh về Hội đồng Đội huyện như thế.
Liên đội trường chúng tôi thì thực hiện tốt sự phối hợp và công tác tham mưu này. Để có được hoạt động Đội hiệu quả tại đơn vị theo tôi cần làm một số nội dung sau:
 	Thứ nhất, GV-TPT và Hội đồng Đội cơ sở phải tôn trọng lẫn nhau dù có chênh lệch trình độ hay là Chủ tịch Hội đồng Đội cơ sở là học trò mình. 
 	Thứ hai, họp giao ban hai tuần một lần nói như thế thì quá mất thời gian nhưng chúng tôi không nhất thiết họp tại văn phòng khối đoàn thể xã mà có thể ở một quán cà phê cũng được. GV-TPT trình bày những khó khăn trong hoạt động để cùng nhau tháo gỡ khó khăn và thông qua các kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Hội đồng Đội xã có ý kiến dẫn đến thống nhất hoạt động.
 	Thứ ba, Hệ thống văn bản, kế hoạch, mặc dù các kế hoạch hoạt động của Đội chỉ cần chi đoàn ký duyệt là đủ pháp lý để hoạt động. Nhưng theo tôi ngoài chi đoàn thông qua Hiệu trưởng, xã đoàn ký duyệt để được sự quan tâm nhiều tổ chức hơn và cũng được nhiều chỗ dựa vững chắc trong quá trình hoạt động của đơn vị không chỉ được sự hỗ trợ về tinh thần về cả lực lượng từ các chi đoàn ấp mà còn về kinh phí nữa(Ví dụ: Tổ chức Liên hoan Cháu ngoan Bác Hồ hàng năm chúng tôi tham mưu cho xã đoàn tổ chức chung cho 02 liên đội. Để động tinh thần của Ban phụ trách Đội 02 đơn vị, Hội đồng Đội xã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tặng giấy khen cho các cá nhân tập thể hoàn thành thành xuất sắc Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của địa phương. Ngoài ra các ngành còn ủng hộ về kinh phí tổ chức hoạt động) 
 	Thứ tư, khi báo cáo kết quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi về Hội đồng Đội huyện thì cũng phải gửi cho Hội đồng Đội xã để theo dõi.
Ngoài ra mọi hoạt động của Liên đội trường THCS tôi đều tham mưu để Ban giám giám hiệu trường ban hành các Quyết định thành lập các ban: Ban tổ chức, Ban giám khảo đều có mời các đồng chí Bí thư xã Đoàn – Chủ tịch Hội đồng Đội xã hoặc phó bí thư xã Đoàn làm thành viên của các ban và sau khi kết thúc các hoạt động hay hội thi các đồng chí ngồi lại tổng kết để bình xét khen thưởng cho từng hoạt động. Với kinh phí quỹ Đội hạn hẹp các đồng chí lãnh đạo Đoàn, Đội tại địa phương lại càng quan tâm nhiều hơn nữa và càng hiểu rõ hơn về tổ chức Đội của nhà trường từ đó quan tâm hơn tạo mọi điều kiện nguồn lực đóng góp cho việc thực hiện chế độ trong tổng kết các phong trào tốt hơn.
(Kế hoạch minh chứng kèm theo)
Bên cạnh đó, khi tổ chức các hoạt động chúng ta cần có nhiều lực lượng hỗ trợ thì xã đoàn điều động các anh em từ các chi đoàn ấp hòa cùng với nhà trường cũng như đồng hành cùng học sinh đội viên để thực tốt các hoạt động đó.(Ví dụ:“Chương trình trải nghiệm cuộc sống” chúng tôi cần rất nhiều lực lượng có chuyên môn công tác đoàn để sinh hoạt tập thể; Hội trại “Tiến bước lên Đoàn”)
	2/ Tham mưu giữa GV- TPT với Chi đoàn, Hiệu trưởng nhà trường:
 	Cùng với sự phối hợp và tham mưu với Hội đồng Đội cơ sở, giáo viên TPT phải tham mưu tốt với Hiệu trưởng, chi đoàn trường vì là một thành viên trong bộ máy nhà trường, giáo viên TPT cùng với Chi bộ, Chi đoàn, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá. GV-TPT có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về kinh phí, cơ sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao .Bên cạnh đó rất cần sự đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
	3/ Phối hợp giữa GV-TPT với Phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm) 
 Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phụ trách chi đội và hướng dẫn các em tham gia các hoạt động do GV-TPT hay nhà trường phát động. 
Người giáo viên TPT phải có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp vì những người này là người đóng vai trò là những phụ trách chi đội. Do vậy giáo viên TPT phải hướng dẫn cho các giáo viên phụ trách hiểu và nắm vững mọi hoạt động của đoàn Đội trong nhà trường. Hàng tuần trong phiên họp tổ chủ nhiệm, GV-TPT đánh giá các hoạt động và triển khai trước trong đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để có sự đồng tình và ủng hộ cao. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn. 
	4/ Phối hợp giữa GV-TPT với Ban đại diện cha mẹ học sinh: 
 Ban đại diện cha mẹ học sinh là người hỗ trợ mọi mặt cho công tác Đội của nhà trường cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường. Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường (nhà trường, gia đình và xã hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình, của Ban đại diện cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục.
 Từ mối quan hệ này GV- TPT phải tiếp cận rất gần với phụ huynh học sinh tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè góp phần trong việc bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa sức với mình trên địa bàn dân cư. 
3.3/ Khả năng áp dụng của giải pháp:
	Sáng kiến kinh nghiệm có thể ứng dụng triển khai cho tất cả các trường Tiểu học và THCS trong huyện. Nhưng khi áp dụng thì GV-TPT cần chú ý đến từng vị trí và sự phối hợp nhất là đừng phân biệt về trình độ nếu thế thì chúng ta dễ có khoảng cách. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến tổ chức Hội đồng Đội cơ sở, xã Đoàn để tạo mối thân thiện thì phải nói là “Muốn gì được nấy”.
	3.4/ Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Người TPT có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động Đoàn Đội ngày một đi lên. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm nên sự thành công của GV- TPT cũng như mọi hoạt động của Liên Đội trong nhà trường thì đòi hỏi nhận thức của Hiệu trưởng về vị trí vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường và năng lực của người GV – TPT quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Liên Đội. Nếu như Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của Đội TNTP thì họ sẽ quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát các hoạt động trong nhà trường. Cũng như GV-TPT phối hợp một cách chặt chẽ với Hội đồng Đội cơ sở và cũng sẽ được sự quan tâm đặc biệt về công tác này. Và ngược lại nếu như Hiệu trưởng, Hội đồng Đội cơ sở mà nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức Đội TNTP trong nhà trường thì hoạt động trong đơn vị đó gặp rất nhiều khó khăn và bản thân GV- TPT đó cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
 Bên cạnh đó, trình độ và năng lực của GV-TPT cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, nếu như người TPT có năng lực thực sự cộng với sự năng động, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm thì không những được Hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ của các mối quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều các hoạt động bổ ích cho các em học sinh. Vì vậy, bản thân TPT phải cố gắng học tập hết mình để biết tổ chức các hoạt động tập thể, làm thế nào để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia, tạo không khí thoải mái khi các em đến trường, có như thế chúng ta mới tranh thủ được mọi điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường, các mối quan hệ xung quanh chúng ta để mọi người đều thấy được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường. Nếu ai chưa làm được điều này thì chưa thực sự yêu nghề, yêu trẻ và có trách với công việc được giao.
 Trong những năm học gần đây, tôi đặc biệt quan tâm và chú trọng sự phối hợp giữa GV-TPT với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời được sự tin tưởng tuyệt đối của Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoạt động nên trong những năm học gần đây, đặc biệt là từ năm học 2008- 2009 đến nay tôi đã đưa hoạt động của Liên Đội trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Với sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, vì vậy Liên đội đạt được một số kết quả sau:
 a/ Giáo dục truyền thống:
	Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý nghĩa các ngày lễ trong năm từ đó nhằm định hướng cho các em có ý thức tốt và tự hào về những truyền thống vẽ vang của dân tộc để phấn đấu tốt trong học tập.
	b/ Phong trào:
 	+ Liên Đội có kế hoạch triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tổng số có 07 lượt tham gia lao động và có 02 lượt thi tìm hiểu lịch sử của di tích cho học sinh 02 khối 6,7 và chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ” có 13 tranh tham gia và 13 bài viết về ước mơ hoài bão của học sinh. Tổ chức phát giải và tặng quà cho 02 học sinh nghèo.Tổng kinh phí 840.000 đ.
	+ Liên Đội có kế hoạch, hướng dẫn tổ chức phát động nhiều hình thức thi đua học tập, với những mô hình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập cho thiếu nhi: Hội thi vui để học cho học sinh 02 khối 6,7. Tổng số có 07 đội tham gia khen thưởng 03 đội trị giá 320.000đ và hơn 200 học sinh tham gia cổ vũ. “Chùm hoa điểm mười”. Khen thưởng 09 học sinh có số điểm 10 cao nhất trị giá 245 000đ.. Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” có tổng số 22 bộ đạt giải 06 bộ khen thưởng trị giá 120.000đ ; Thi làm thiệp chúc mừng thầy cô giáo 13 bộ sưu tập khen thưởng 13 bộ tổng kinh phí 480.000đ.
	 	+ Triển khai và thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” qua hình thức tổ chức Hội thi “Măng non kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ” có 13 câu chuyện đăng ký dự thi. Đạt giải và khen thưởng 06 cá nhân: giấy khen và phần thưởng 250.000đ.
	 	+ Tổ chức “Ngày chủ nhật xanh” cho học sinh 02 khối 6,7: tập trung giáo dục môi trường và ô nhiễm môi trường, làm vệ sinh trục lộ 1 km từ trường đến cơ quan xã, tổ chức 04 trò chơi dân gian cho học sinh. Tổng kinh phí 320.000đ. 
 	+ Tổ chức “Chương trình trải nghiệm cuộc sống” cho học sinh khối 6, 7 ngày 13/04/2014 với nhiều hoạt động nhằm định hướng giáo dục cho các em về kỹ năng sống, kỹ năng yêu thương, biết quan tâm đến người khác, trân trọng tình bạn và có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Qua chương trình giúp cho các em trải nghiệm những khó khăn vất vả trong cuộc sống, những nổi vui buồn, nắng mưa, bão tố trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó giúp cho các em biết trân trọng những gì mình đang có, biết chia sẻ vui buồn với người khác 
 	+ Trong các phong trào lớn do TW Đoàn và Huyện đoàn phát động, Liên đội đã kết hợp các lực lượng giáo dục và chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: Các cuộc thi như phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, cuộc thi UPU 
 	+ Phong trào kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng và hoàn thành tốt chỉ tiêu của Huyện Đoàn đề ra. 
 	+ Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo chủ đề của tuần, tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu hút đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như cuộc thi.
 	+ Cũng trong năm qua, Liên đội đã kết hợp với Xã Đoàn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho các em vào các dịp hè, Tết nguyên đán, Tết trung thu, Quốc tế thiếu nhi, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ ....
 Từ những thành tích trên, năm học 2009-2010 đến nay Liên đội đã đạt được những kết quả sau đây :
 - Ủy ban nhân dân xã tặng 05 giấy khen hoàn thành xuất sắc công tác Đội hàng năm. 
	- Ủy ban nhân dân huyện tặng 01 giấy khen hoàn thành xuất sắc công tác Đội. 
	- Liên đội được công nhận Liên đội xuất sắc cấp tỉnh 05 năm liền.
 - Hội Đồng Đội huyện khen hoàn thành xuất sắc Công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 
	- Động viên kết quả đạt được của Ban phụ trách nhà trường, UBND xã biểu dương tặng giấy khen cho 39 giáo viên hoàn thành xuất sắc Công tác Đội địa phương trong 03 học từ 2010 đến nay.
	- GV TPT Đội cũng được HĐĐ huyện tăng 03 giấy khen hoàn thành xuất sắc Công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
	3.5/ Tài liệu kèm theo: 
	- Kế hoạch được thông qua xã đoàn
	- Quyết định mời xã đoàn làm Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi
	 Bến Tre, ngày16 tháng 7 năm 2014
(Kế hoạch minh chứng cách phối hợp giữa GV-TPT với xã Đoàn)
 ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
 LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS A  , ngày 22 tháng 8 năm 2013
 Số: 05 KH/BPT
KẾ HOẠCH
Hội thi “Tuổi trẻ học đường với văn hóa giao thông” 
Năm học: 2013 - 2014
Căn cứ vào kế hoạch triển khai và thực hiện an toàn giao thông năm học: 2013 – 2014 của Liên đội trường THCS ..;
Ban phụ trách Đội trường THCS .. xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ học đường với văn hóa giao thông” năm học 2013 - 2014 với mục đích và nội dung sau:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong đội viên, học sinh để tìm hiểu, học tập các luật về ATGT theo Nghị định 34 và Nghị Định 71 của Chính phủ. Qua đó nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức tự giác, tạo thói quen ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông trong đội viên, học sinh;
Phát huy tính hiểu biết, năng khiếu tuyên truyền của học sinh về pháp luật ATGT. Tạo được không khí vui tươi, giao lưu, học tập; 
Hội thi được diễn ra khách quan; các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả trên tinh thần tiết kiệm. 
II/ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
	1/ Thời gian: 13 giờ, ngày 19/9/2013. 
	2/ Địa điểm dự thi: tại Hội trường văn hóa UBND xã ..
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG THAM GIA HỘI THI:
1/ Đối tượng:
Đội viên, học sinh khối: 8,9 đang sinh hoạt và học tập tại trường THCS 
2/ Số lượng:
- Mỗi lớp thành lập một đội gồm có 06 thành viên (05 chính thức và 01 dự bị)
- Tổng số đội: 07
IV/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THAM GIA:
	1/ Thi trắc nghiệm:
	Mỗi đội trả lời 05 câu hỏi trắc nghiệm bằng cách giơ đáp án
	2/ Thi hát “Vè”:
	Tất cả đội dự thi chuẩn bị một bài vè về giao thông và cùng đồng thanh hát
	3/ Thi tiểu phẩm:
	Mỗi đội xây dựng một tiểu phẩm tuyên truyền với sự tham gia của 05 thành viên bắt buộc trong thời gian từ 10 đến 15 phút (có thể sử dụng 03 thành viên khác để tham gia diễn viên quần chúng minh họa) theo các chủ đề sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phoi_hop_giua_giao_vien_tong_phu_trach.doc