Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm

Cơ sở lí luận của vấn đề

Tôi đã áp dụng một số kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp:

+ Kĩ năng lựa chọn một đội ngũ cán sự lớp đủ uy tín và có năng lực

điều khiển tập thể lớp: Có thể qua tìm hiểu trước mà giáo viên cử ra đội

ngũ cán bộ lớp hoặc cho học sinh đề cử, bỏ phiếu kín.

+ Kĩ năng tổ chức huấn luyện đội ngũ cán sự lớp: Việc huấn luyện,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn ra ngay sau khi tập thể lớp đã lựa chọn

được đội ngũ này

+ Kĩ năng phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán sự lớp: Giáo viên

họp tất cả đội ngũ cán bộ lớp, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm

cụ thể cho từng ban

+ Kĩ năng tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện

các kỹ năng tự quản của lớp chủ nhiệm: Ban đầu, giáo viên chủ nhiệm có

thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm giao

dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp

+ Kĩ năng thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp: Sau một

khoảng thời gian, giáo viên cho thay đổi nhiệm vụ của ban cán sự lớp một

lần để các em làm quen với nhiệm vụ mới.

+ Tạo điều kiện để ban cán sự lớp thể hiện bản lĩnh: Giáo viên chủ

nhiệm luôn động viên khích lệ đồng thời biểu dương khả năng điều hành

công việc của ban cán sự lớp để các em hào hứng, tự tin hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao.

+ Khéo léo, biết lắng nghe: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao

đổi với ban cán sự lớp về tình hình các mặt của lớp. Bên cạnh khen ngợi,

biểu dương cũng cần có khiển trách đối với những việc chưa tốt của ban

cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe; khuyến khích học

sinh mạnh dạn kiến nghị, đề xuất, hình thành tinh thần dân chủ trong tập

thể lớp

pdf 16 trang hoathepmc36 26/02/2022 19283
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 1
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Đất nước ta hướng tới trở thành nước công nghiệp, hội nhập với 
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực 
người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt 
bằng dân trí được nâng cao.Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ 
thông, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu giáo dục đào tạo 
như là xác định người học cần đạt được những gì sau một quá trình đào tạo. 
Nói chung phẩm chất và năng lực được hình thành song song, đầy đủ và 
chắc chắn. 
 Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của 
khoa học công nghệ thể hiện qua sự ra đời nhiều lý thuyết, thành tựu mới 
cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh buộc 
việc “trồng người ” luôn được xem xét, điều chỉnh. Xã hội đòi hỏi người có 
học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới 
dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, 
sử dụng các tri thức mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong 
cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Giáo dục phải 
phát triển hứng thú, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. 
 Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong 
bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn 
thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều 
hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy 
chục năm. Trong học tập, học sinh không thoả mãn với vai trò của người 
tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa 
ra. Như vậy ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: 
sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 2
Đang công tác tại một trường thuộc xã biên giới, dân cư phân bố 
không đồng đều và người dân tộc thiểu số chiếm phần đa dân số. Các em 
học sinh nơi đây đa số có vốn sống, cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn 
bè và người ngoài xã hội còn hạn chế. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi 
luôn trăn trở và mong muốn làm thế nào để các em học sinh của mình phải 
mạnh dạn hơn, tự tin hơn để học tập tốt hơn, bắt nhịp được với sự phát triển 
của xã hội. Trăn trở trước câu hỏi ấy, tôi nhận thấy bản thân mình cần phải 
có trách nhiệm ghi lại những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết từ thực tiễn 
giảng dạy để mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi đã chọn chuyên đề 
"Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự 
quản của lớp chủ nhiệm” để thực hiện, với mục đích, qua chuyên đề này tôi 
được trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm chủ nhiệm của mình 
trong việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng 
năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý 
để tôi nâng cao kinh nghiệm và chất lượng giáo dục học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Qua thực tế chủ nhiệm và có dịp tiếp xúc học sinh tại một số trường 
lân cận được biết các em rất hào hứng với các lớp học có đội ngũ cán bộ 
lớp năng động xây dựng được một lớp học tự quản của lớp chủ nhiệm. 
Nhưng một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự hiểu nên sử dụng phương 
pháp phát triển năng lực học sinh vào lúc nào, cho những hoạt động nào và 
áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Cá biệt có trường hợp giáo 
viên hiểu sai bản chất của phương pháp mà mình đang sử dụng dẫn đến mất 
thời gian, không thu được kết quả. Học sinh vì thế mà nảy sinh tâm lí ngại 
ngần với công tác chung của tập thể, lười tham gia các hoạt động, mang 
tâm lí cứ học giỏi là được. Cá biệt có em chưa phát huy được tính tích cực, 
tự giác, chủ động, năng động và sáng tạo. Vì thế tôi đã chọn chuyên đề này 
để thực hiện với mục đích qua chuyên đề tôi được trao đổi cùng đồng 
nghiệp những kinh nghiệm của mình về công tác của Giáo viên Chủ nhiệm. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 3
Bằng những hiểu biết của bản thân về công tác chủ nhiệm phát huy 
vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong việc xây dựng phong trào lớp tự quản 
của lớp chủ nhiệm, tôi đã có ý thức vận dụng vào công tác chủ nhiệm của 
mình. Phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ lớp là cần thiết ở những công 
việc như: Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi sinh 
hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động ngoại khoá... Trong những buổi đầu 
duy trì phong trào này rất cần sự quan tâm, theo dõi nhắc nhở của giáo viên 
chủ nhiệm. Một tập thể đoàn kết, tham gia tốt các phong trào rất hiếm khi 
tự dưng mà có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, 
để từ đó học sinh nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia 
những hoạt động ấy. Mỗi học sinh lại có một lợi thế, một năng lực khác 
nhau nên cách giao công việc cho các em cũng khác nhau. Có những học 
sinh phát huy được ít, có học sinh phát huy nhiều. Có thể những buổi đầu 
được giao việc các em làm chưa quen, kết quả chưa đạt nhưng sau nhiều 
lần các em sẽ thực hiện được. Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nề nếp, trở 
thành thói quen. Bởi vậy, thay vì việc có một bộ máy cán bộ lớp cố định, 
tôi đã cho học sinh trong lớp luân phiên giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau để 
từ đó giúp các em phát huy tính tự giác, chủ động, linh hoạt, tự tin, năng 
động, sáng tạo, có trách nhiệm trong học tập và trong đời sống xã hội hàng 
ngày. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3A3 trường TH Nguyễn Du 
với tổng số 31 học sinh là lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy để nghiên cứu 
thực nghiệm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Các phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích tổng 
hợp, phân tích, khái quát hoá. Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chính 
sách, chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 4
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các quan điểm, đường lối giáo dục của 
Đảng và Nhà nước; các phạm trù; khái niệm 
+ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đánh giá các hoạt 
động của giáo viên chủ nhiệm lớp và vai trò của đội ngũ cán bộ lớp. 
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến của đội ngũ cán bộ lớp đối với 
việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm tại trường tiểu học 
Nguyễn Du. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các báo cáo tổng kết 
năm học. Điều tra thu thập thông tin thực tiễn liên quan đến nội dung chính 
của đề tài 
+ Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học. Sử 
dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thống kê, so sánh, phân tích, 
tổng hợp để giải quyết vấn đề của đề tài. 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thông qua các giờ dạy trên lớp, 
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, hoạt động trải nghiệm... tôi thấy học sinh tự tin, 
chủ động tích cực, linh hoạt hơn, có trách nhiệm hơn với vai trò của mình. 
 + Phương pháp điều tra thực tiễn: Thông qua phản hồi từ phía gia đình 
học sinh, từ các thầy cô tham gia giảng dạy trong lớp đều nhận xét các em 
năng động hơn trong các hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống thực 
tiễn. 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
- Đề tài áp dụng đối với học sinh khối lớp 3 cũng như toàn bộ học sinh 
trong trường TH Nguyễn Du. 
- Đề tài góp phần phát hiện và phát triển một số năng lực vốn có của 
học sinh như: bao quát mọi hoạt động của lớp, văn hoá văn nghệ, thể dục 
thể thao, lao động vệ sinh,...giúp các em tự tin thể hiện, có trách nhiệm với 
nhiệm vụ được phân công. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 5
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
Tôi đã áp dụng một số kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp: 
+ Kĩ năng lựa chọn một đội ngũ cán sự lớp đủ uy tín và có năng lực 
điều khiển tập thể lớp: Có thể qua tìm hiểu trước mà giáo viên cử ra đội 
ngũ cán bộ lớp hoặc cho học sinh đề cử, bỏ phiếu kín. 
+ Kĩ năng tổ chức huấn luyện đội ngũ cán sự lớp: Việc huấn luyện, 
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn ra ngay sau khi tập thể lớp đã lựa chọn 
được đội ngũ này 
+ Kĩ năng phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán sự lớp: Giáo viên 
họp tất cả đội ngũ cán bộ lớp, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm 
cụ thể cho từng ban 
 + Kĩ năng tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện 
các kỹ năng tự quản của lớp chủ nhiệm: Ban đầu, giáo viên chủ nhiệm có 
thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm giao 
dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp 
+ Kĩ năng thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp: Sau một 
khoảng thời gian, giáo viên cho thay đổi nhiệm vụ của ban cán sự lớp một 
lần để các em làm quen với nhiệm vụ mới. 
 + Tạo điều kiện để ban cán sự lớp thể hiện bản lĩnh: Giáo viên chủ 
nhiệm luôn động viên khích lệ đồng thời biểu dương khả năng điều hành 
công việc của ban cán sự lớp để các em hào hứng, tự tin hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được giao. 
+ Khéo léo, biết lắng nghe: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao 
đổi với ban cán sự lớp về tình hình các mặt của lớp. Bên cạnh khen ngợi, 
biểu dương cũng cần có khiển trách đối với những việc chưa tốt của ban 
cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe; khuyến khích học 
sinh mạnh dạn kiến nghị, đề xuất, hình thành tinh thần dân chủ trong tập 
thể lớp 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 6
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Trường Tiểu học Nguyễn Du nơi tôi đang giảng dạy và làm công tác 
chủ nhiêm lớp là ngôi trường nông thôn vùng biên giới, cách trung tâm 
huyện hơn 20 km, kinh tế còn nhiều khó khăn. Phần lớn gia đình các em 
đều làm nương rẫy, bản thân các em ngoài việc học ở trường còn phải phụ 
giúp bố mẹ công việc nhà dẫn tới ít được tiếp xúc với xã hội hiện đại nên 
tâm lí nhút nhát, tự ti, khép nép, xấu hổ khi thấy người lạ, kĩ năng sống, 
giao tiếp của các em còn hạn chếKhi thấy có tình huống bất ngờ xảy ra ở 
nhà hay đi đường không biết xử lí như thế nào cho hợp tình, hợp lí. Đa số 
các em có vốn sống, cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người 
ngoài xã hội còn hạn chế. Một số em còn e dè, nhút nhát, có thái độ ỷ lại 
các bạn, ngại hợp tác, không dám làm đưa ra ý kiến cá nhân để giải quyết 
những tình huống, những vấn đề đặt ra trong lớp học nên còn một vài em 
khi học tập còn chưa tiến bộ, chưa phát triển nhiều các năng lực vốn có của 
mình. 
Đối với lớp 3A3 tôi trực tiếp làm công tác chủ nhiệm có tổng số 31 học 
sinh. Trong đó, nữ có 15 em, dân tộc thiểu số 10 em, nữ dân tộc thiểu số 8 
em, có 4 trường hợp được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo của xã. Đa số nhà 
các em xa trường học, xa trung tâm xã, bố mẹ làm nương rẫy vất vả từ sáng 
đến tối nên ít có thời gian quan tâm đầy đủ từ học tập cho đến các hoạt 
động khác của con. Các em ít được ra chỗ đông người nên còn nhút nhát, 
ngại giao tiếp. Hầu hết việc học của con em mình phó mặc cho nhà trường 
và các thầy cô giáo. Nhất là trong ba năm gần đây nhiều phụ huynh đi làm 
kinh tế ở một số tỉnh ngoài để con lại cho người thân nên việc học của con 
em phụ thuộc hết vào bản thân mỗi học sinh và nhà trường. 
Vốn ngôn ngữ của một số em còn nhiều hạn chế, đôi khi nói với người 
lớn còn cộc lốc thiếu chủ ngữ. Qua quan sát tôi thấy trong các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp các em còn bẽn lẽn, ngại ngùng không dám tham gia các 
trò chơi do cô tổ chức, nếu có tham gia thì cũng không được tự tin, còn 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 7
phải dò xét xem thái độ của cô như thế nào, có vừa ý cô không. Còn trong 
học tập các em ngại phát biểu ý kiến cá nhân. Một số em còn chưa mạnh 
dạn trong hợp tác nhóm. Khi cô giao nhiệm vụ cho các nhóm có em chỉ 
ngồi im không đóng góp ý kiến, không tương tác với các bạn. 
Bên cạnh đó, một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự hiểu nên sử dụng 
phương pháp phát triển năng lực học sinh vào lúc nào, cho những hoạt 
động nào và áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Có trường hợp 
giáo viên hiểu sai bản chất của phương pháp mà mình đang sử dụng dẫn 
đến mất thời gian, không thu được kết quả. 
 Qua kết quả khảo sát, kiểm tra trước khi áp dụng đề tài với 31 học 
sinh lớp 3A3 tôi thấy kết quả như sau: 
* Về học tập 
Điểm dưới 5 
Điểm 5 - 6 
Điểm 7 - 8 
Điểm 9 - 10 
SL % SL % SL % SL % 
1 3.2% 11 35.49% 10 32.25% 9 29% 
* Về hạnh kiểm: 
Cần cố gắng Đạt Tốt 
SL % SL % SL % 
0 3.8% 19 61.29% 12 38.71% 
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Để thực hiện việc "Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với 
việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm", tôi đã lựa chọn những 
giải pháp sau: 
2.3.1. Giải pháp 1: Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có 
năng lực điều khiển tập thể lớp: Có hai cách hình thành 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 8
- Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở 
của việc tìm hiểu học sinh. 
- Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán sự lớp trên thông qua 
hình thức bỏ phiếu kín. 
 Nhưng tốt nhất, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho tập thể lựa 
chọn, biến ý định các công việc của tập thể mình thành quyết định dân chủ 
của tập thể học sinh bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn, mục 
tiêu nội dung hoạt động của lớp để chọn được những học sinh có đủ tiêu 
chuẩn vào đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể hoặc tự mình lựa 
chọn rồi thông báo cho lớp biết, hoặc dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh 
rồi sau đó quyết định chính thức. 
 Nếu để tập thể học sinh tự lựa chọn thì phải tổ chức cho các em bỏ 
phiếu tín nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào cán sự lớp. Việc bỏ phiếu 
phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ, không áp 
đặt học sinh . 
2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp 
Việc huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn ra ngay sau khi 
tập thể lớp đã lựa chọn được đội ngũ này. Trình tự các bước huấn luyện 
như sau: 
 - Tập hợp đội ngũ cán bộ lớp, tổ ... nêu rõ mục đích của huấn luyện 
nhằm bồi dưỡng hiểu biết cho các em về ý nghĩa và tác dụng của việc xây 
dựng tập thể lớp vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong 
việc xây dựng tập thể lớp, về mối quan hệ công tác giữa các cán bộ lớp với 
nhau. 
 - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, cán bộ chức năng, yêu cầu 
các em hãy ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện. 
 - Cho các em thảo luận, bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác 
của lớp, định hướng vào công việc của từng loại cán bộ lớp. 
 - Giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức huấn luyện riêng cho từng loại cán 
bộ lớp. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 9
 2.3.3. Giải pháp 3: Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp 
 Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động 
học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do 
giáo viên chủ nhiệm đề ra hoặc do tập thể lớp bầu ra. Giáo viên chủ nhiệm 
xem xét, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp. 
* Cơ cấu của Ban cán sự lớp gồm: 
+ Lớp trưởng. 
+ Lớp Phó phụ trách học tập. 
+ Lớp Phó phụ trách văn thể. 
+ Lớp Phó phụ trách lao động. 
+ Tổ trưởng tổ 1, 2, 3. 
+ Nhóm trưởng. 
* Nhiệm vụ của ban cán sự lớp: 
+ Lớp trưởng. 
 - Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp. 
 - Theo dõi những trường hợp đi học muộn. 
 - Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép. 
 - Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần. 
+ Lớp phó Học tập. 
 - Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập như những trường 
hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập. 
 - Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 
+ Lớp phó Văn - Thể. 
 - Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục giữa giờ. 
 - Chuẩn bị các bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho sinh hoạt đầu giờ, 
giữa các tiết học. 
 - Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào 
cuối tuần. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 10
+ Lớp phó Lao động. 
 - Theo dõi việc thực hiện các buổi vệ sinh khu vực được phân công vào các buổi 
học. 
 - Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng bàn, báo cáo Giáo viên chủ 
nhiệm những bàn quét lớp không sạch. 
 - Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần. 
+ Các Tổ trưởng. 
 - Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên 
trong tổ. 
 - Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 
+ Các nhóm trưởng. 
 - Đôn đốc các hoạt động của nhóm, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của 
các bạn trong nhóm mình, đồ dùng học tập, đồng phục phục của nhóm. 
 - Tổng hợp hoạt động của nhóm và nộp cho tổ trưởng vào cuối tuần. 
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn 
luyện các kỹ năng tự quản của lớp chủ nhiệm 
Đây là bước quan trọng mà trong đó mọi thành viên của lớp đều được 
tham gia vào việc xây dựng tập thể lớp tự quản của lớp chủ nhiệm. Ban 
đầu, giáo viên chủ nhiệm có thể tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế 
hoạch hoạt động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động, điều khiển học 
sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng. Sau đó, giáo viên 
chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các 
hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ học sinh với tư cách là 
người cố vấn, điều chỉnh đúng hướng cho các em. 
Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp, qua 
đánh giá, các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho những hoạt động 
tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là dịp để tập thể học sinh 
trưởng thành. 
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp đối với việc xây dựng năng lực tự quản của lớp chủ nhiệm 
Nguyễn Thị Thu Phương Trường TH Nguyễn Du 11
2.3.5. Giải pháp 5: Thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp 
Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến 
nhóm trưởng, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng lại đổi nhiệm vụ sang các vị 
trí khác. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác 
nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách 
nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện các 
học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của 
mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công 
việc. 
2.3.6. Giải pháp 6: Tạo điều kiện để ban cán sự lớp thể hiện bản lĩnh 
 Mặc dù tăng cường giao nhiệm vụ cho ban cán sự trong các hoạt 
động, công việc chung của lớp, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò gợi ý, 
định hướng để các em thực hiện đúng công việc, đồng thời giúp đỡ các em 
khi các cảm thấy khó khăn vướng mắc.Giáo viên chủ nhiệm không trực 
tiếp làm thay cho ban cán sự, vì như vậy các em sẽ có tư tưởng ỷ lại và cảm 
thấy mình không thực tốt vai trò, từ đó sẽ trông chờ, không còn động lực 
thể hiện bản lĩnh của mình trước các nhiệm vụ được tin tưởng giao phó. 
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của 
ban cán sự lớp, không chỉ thông qua thành

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_vai_tro_cua_doi_ngu_can_bo_lo.pdf