Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
I. Cơ sở lý luận:
Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp học lấy sự chủ động của người học làm trọng tâm, phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng và mang lại những thành công nhất định cho nền giáo dục nước nhà. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực cũng đang dần được phổ biến, thay thế cho cách thức giảng dạy và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như trước đây.
Việc giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, giúp các em có ý thức tự giác rèn luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Như Bác Hồ đã từng nói trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước khỏe mạnh ” vì thế “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”.Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “. đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực" trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của nguời học không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy; tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy học thụ động. Đặc trưng cơ bản của phương pháp học tích cực chính là:
- Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu.
- Chú trọng đến phương pháp tự học.
- Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể.
Cần nhấn mạnh rằng, tất cả các phần của giờ học có liên quan hữu cơ với nhau, các khâu lên lớp được thực hiện một cách có hệ thống và cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục thể chất. Vậy, để thực hiện được điều đó cần tận dụng mọi khả năng của nội dung chương trình, các hình thức tổ chức lớp, các mối quan hệ, yếu tố thể lực học sinh, các tình huống cụ thể của giờ học mà tiến hành hướng dẫn học sinh tự học.
Thời gian và nội dụng các phần của giờ học luôn thay đổi, bởi vì chúng phụ thuộc vào đặc điểm trạng thái của người học, nhiệm vụ đặc trưng của các bài tập, thời gian chung của buổi tập, điều kiện chủ quan và khách quan khác. Do đó, hướng dẫn học sinh tự học không nên hình thức và cứng nhắc.
MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Dạy học là hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của nhà trường. Chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết và trực tiếp vào chất lượng dạy học. Trong hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ phương pháp dạy học là công cụ có tổ chức, có kế hoạch, có hệ thống nhằm giúp cho học sinh học tập thuận lợi và có kết quả. Thực tiễn dạy học cho thấy muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả cần phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo hướng này, quá trình dạy học học sinh phải phát huy toàn bộ các chức năng tâm lý đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh nhằm thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của thầy và mục tiêu chung là giáo dục của nhà trường. Việc giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, giúp các em có ý thức tự giác rèn luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Bộ môn Thể dục thiên về hoạt động vận động nhưng cũng phải thường xuyên đổi mới cách dạy, cách học theo phương pháp hiện đại về nội dung, về phương pháp, về phương tiện dạy học. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn một cách tốt nhất thì giáo viên chính là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi tìm để lĩnh hội được kiến thức mới, chính vì vậy học sinh phải linh hoạt sáng tạo, chủ động tìm tòi kiến thức mới thông qua bài giảng của giáo viên trong từng tiết dạy. Muốn làm được điều này thì giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp chương trình, gây được hứng thú say mê học tập, cải tiến về cách dạy, cách học như: phân nhóm tập luyện, sử dụng đa dạng hóa các bài tập, cải tiến dụng cụ tập luyện,.mang lại hiệu quả cao trong từng tiết dạy. Đối Tượng Nghiên Cứu: Phương pháp dạy học Phát huy tính tích cực của học sinh Giới Hạn Đề Tài : Học sinh khối 8 của Trường THCS Lê Quý Đôn năm học 2016-2017; 2017-2018. Phương Pháp Nghiên Cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: + Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu. + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Là một giáo viên được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Thể dục, khiến cho tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm sao tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy tốt nhất. Khơi dậy được sự đam mê, hứng thú của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao đạt kết quả cao hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên để phát huy được tính tích cực của học sinh, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn”. Nhằm giúp cho các em phát triển được thể lực, cải thiện thành tích, giúp các em đạt kết quả cao hơn. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn thể dục. - Tiếp cận phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Đưa ra một số phương pháp tổ chức tập luyện để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Thể dục THCS. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lý luận: Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp học lấy sự chủ động của người học làm trọng tâm, phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng và mang lại những thành công nhất định cho nền giáo dục nước nhà. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực cũng đang dần được phổ biến, thay thế cho cách thức giảng dạy và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như trước đây. Việc giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, giúp các em có ý thức tự giác rèn luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Như Bác Hồ đã từng nói trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước khỏe mạnh” vì thế “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”.Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực" trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của nguời học không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy; tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy học thụ động. Đặc trưng cơ bản của phương pháp học tích cực chính là: - Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu. - Chú trọng đến phương pháp tự học. - Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể. Cần nhấn mạnh rằng, tất cả các phần của giờ học có liên quan hữu cơ với nhau, các khâu lên lớp được thực hiện một cách có hệ thống và cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục thể chất. Vậy, để thực hiện được điều đó cần tận dụng mọi khả năng của nội dung chương trình, các hình thức tổ chức lớp, các mối quan hệ, yếu tố thể lực học sinh, các tình huống cụ thể của giờ học mà tiến hành hướng dẫn học sinh tự học. Thời gian và nội dụng các phần của giờ học luôn thay đổi, bởi vì chúng phụ thuộc vào đặc điểm trạng thái của người học, nhiệm vụ đặc trưng của các bài tập, thời gian chung của buổi tập, điều kiện chủ quan và khách quan khác. Do đó, hướng dẫn học sinh tự học không nên hình thức và cứng nhắc. II. Thực trạng vấn đề: Qua quá trình giảng dạy chương trình Thể dục trong 2 năm tôi luôn trăn trở để hoàn thành nhiệm vụ một giờ học Thể dục, nếu giáo viên quan tâm chưa đúng mức đến khâu hướng dẫn tự học hoặc hướng dẫn học sinh học ở nhà quá cứng nhắc hay nói cách khác là chỉ dạy và xem đây là một tiến trình phụ, không quan trọng nên tiến trình này giáo viên chỉ sắp đặt trong giáo án ở phần cuối giờ dạy chưa tạo cho học sinh có được cơ sở vững chắc để hoàn thiện động tác, phát triển thể lực cần thiết cho mọi hoạt động, dẫn đến học sinh không nhớ lâu kĩ thuật động tác vừa học, không vận dụng được các mối liên quan các động tác, học sinh hoàn thiện động tác không chắc chắn, một số động tác bỗ trợ học sinh thực hiện chỉ mang tính đối phó, một số học sinh có thể lực kém lại không thực hiện được bài tập mà giáo viên giao tự luyện tập, dẫn đến khó phát triển các tố chất và chưa vươn tới thành tích cao trong vận động. Đặc thù môn Thể dục là thực hiện động tác và để hoàn thiện một động tác đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong quỹ thời gian 45 phút cho một buổi tập giáo viên chỉ trang bị cho học sinh hình thành động tác ở mức độ tạm thời, chưa sâu. Trường THCS Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn xã Đray Sáp có điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho các tiết dạy thể dục chưa đảm bảo, sân bãi chưa được quy hoạch, chưa bằng phẳng, sân tập còn thiếu bóng mát. Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn thì việc bố mẹ các em chưa chuẩn bị tốt các trang phục bộ môn ( quần áo, giày, mũ,...). Chính vì điều này đã làm cho các em chưa thoải mái khi hoạt động thể dục thể thao. Bên cạnh đó, thể trạng học sinh trong lớp không đồng đều nên trong quá trình thực hành các động tác thiếu sự đồng bộ, khả năng lĩnh hội kiến thức không đồng đều. Môn Thể dục được giảng dạy theo chuỗi chương trình, kĩ thuật động tác được bố trí theo mức độ tăng tiến từng tiết, nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự luyện tập ở nhà mà không chú trọng các mối quan hệ bài vừa học và bài sắp học thì hiệu quả tiết học này sẽ không hỗ trợ để giải quyết nhiệm vụ tiết học sau, từng tiết học sẽ có mối quan hệ mắt xích với nhau về mức độ phát triển kĩ thuật động tác, việc giáo viên bố trí sắp xếp các bài tập không khoa học, lượng vận động không phù hợp, tổ chức nhàm chán, yêu cầu bài tập không rõ ràng cũng là nguyên nhân làm cho học sinh không tự giác tập luyện. Do vậy, giáo viên phải nghiên cứu nghiêm túc, chính xác thời lượng tiết dạy để cho khâu hướng dẫn tập luyện ở nhà hiệu quả cả bài vừa học lẫn bài sắp học. Do đó việc phát huy tính tích cực của học sinh trong từng tiết học để giải quyết một cách có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà nội dung chương trình đề ra, là mục tiêu yêu cầu hết sức cần thiết trong việc giảng dạy. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Phương pháp mới hiện nay giờ học được thể hiện phong phú, đa dạng về nội dung, cấu trúc và đặc trưng của giờ Thể dục. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao giúp cho học sinh hứng thú, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận động tác cho mọi đối tượng, từ đó làm cho học sinh tự định hình được động tác và nhớ lâu hơn, hoàn thiện động tác chắc chắn trên cơ sở tự luyện tập, giáo viên phải chú trọng nhiều đến việc bố trí nội dung hướng dẫn cho học sinh tự học một cách khoa học trong từng nội dung và phải được kiểm tra đánh giá nghiêm túc, kịp thời. * Ví dụ: Tiết dạy 3 nội dung: (Nhảy xa, chạy nhanh, chạy bền) của học sinh lớp 8 Trong quá trình phân nhóm giảng dạy kĩ thuật động tác giáo viên phải có sự sắp xếp định trước phần hướng dẫn học sinh tự học trong từng động tác của mỗi nội dung (ở đây có thể là hướng dẫn tự tập luyện một động tác hoàn chỉnh hoặc một bài tập bỗ trợ để hình thành một then chốt kĩ thuật động tác chính). Sau quá trình học sinh luyện tập giáo viên có kế hoạch kiểm tra đánh giá, từ đó học sinh có được động cơ tự luyện tập để hoàn thiện động tác và động tác được hình thành một cách chắc chắn. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung tiết học, bố trí cách tập, nhóm tập, thời lượng trong tiết học sao cho học sinh nắm được kiến thức một cách nhiều nhất. Ngoài ra, qua từng nội dung giáo án giáo viên cần bố trí nội dung hướng dẫn bài tập về nhà cho thực sự thiết thực, bài tập về nhà phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, được tập đi tập lại nhiều lần (động tác được lặp đi lặp lại) và học sinh hình thành động tác bền vững hơn, chính xác hơn. Từng nhóm đối tượng đều có những bài tập phù hợp cho mình và làm kích thích được sự ham mê, hăng say, thích thú cho tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả việc giảng dạy kĩ thuật động tác được nâng cao hơn. Lựa chọn bài tập có ý nghĩa (đặc biệt các bài tập có liên quan đến thực tiễn, bài tập sáng tạo trong cách tập luyện), bài tập có yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự cố gắng cũng hoàn thành được yêu cầu giáo viên giao. Bài tập được nâng dần theo chất lượng và mức độ yêu cầu. Xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy và công tác huấn luyện trong suốt hai năm qua, bản thân tôi nhận thấy phát huy tính tích cực của học sinh trong từng tiết học cần có các phương pháp dạy học cụ thể cho từng nội dung trong chương trình. Trong chương trình môn học Thể dục 8 có các nội dung sau: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, thể thao tự chọn (Bóng chuyền) trong hai năm tôi mới nghiên cứu được 3 nội dung đó là đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung và nội dung nhảy xa, bởi ba nội dùng này yêu cầu kỹ thuật còn đơn giản, lượng vận động chưa cao nên bài tập còn đơn điệu chính vì thế tôi nghiên cứu thêm trò chơi vận động để tăng hứng thú tập luyện cho học sinh và đang cố gắng để hoàn thiện các nội dung còn lại của chương trình. 1. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học đội hình đội ngũ (ĐHĐN). + Một số phương pháp dạy học để học sinh dễ tiếp thu, tập luyện tích cực có hiệu quả. - Phương pháp làm mẫu kết hợp với dạy học. - Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh. - Phương pháp bắt chước. - Phương pháp lặp lại. - Phương pháp tập luyện nâng cao dần yêu cầu. - Phương pháp trò chơi và thi đấu. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp sửa sai. - Phương pháp giúp đỡ. - Phương pháp tập theo nhóm. 1. 1. Một số sơ đồ về hình thức lớp khi học nội dung ĐHĐN - Đội hình tập luyện nghỉ nghiêm, quay phải, quay trái, quay đằng sau, dồn và dàn hàng ngang – hàng dọc. Hình 1 (Đội hình hàng ngang một bên) Hình 2 (Đội hình hàng ngang hai bên) Hình 3 (Đội hình chữ U) Hình 4 (Đội hình chữ V) Hình 5 (Đội hình hai hàng đối diện (khi chia nhóm hoạt động) Khi áp dụng một số phương pháp tổ chức hợp lý nào đó, nên lưu ý một số điểm sau: + Phương pháp tổ chức lớp học đó đã mới lạ, hấp dẫn người học chưa? + Cơ sở vật chất của trường có đáp ứng được như mong muốn của bạn đưa ra chưa? + Người học là một yếu tố vô cùng quan trọng để lựa chọn hình thức tổ chức lớp học khi tập luyện cho hợp lý. + Những lần thử nghiệm dạy trên lớp là một lần có thể rút ra được những gì cần có trong quá trình dạy học. + Lớp học tập càng sôi nổi bao nhiêu thì buổi lên lớp càng thành công. 1.2. Các bước dạy học động tác mới: - Bước 1: Hãy giới thiệu tên và khẩu lệnh của động tác chạy đều - chạy. - Bước 2: Hãy làm mẫu động tác chạy đều - chạy và bạn nhớ hô khẩu lệnh to, rõ ràng, nhấn mạnh được những điểm cần thiết. - Bước 3: Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của động tác chạy đều - chạy. + Trước hết nên nêu khẩu lệnh của chạy đều - chạy. + Tiếp theo nên làm mẫu lại kỹ thuật chạy đều - chạy. - Bước 4: Bây giờ đã đến lúc chỉ huy cho học sinh của mình tập luyện. + Trước hết nên điều chỉnh đội hình tập luyện cho thật ngay ngắn và đúng cự ly. + Sau đó sẽ hô khẩu lệnh : “chạy đều - chạy” . + Đội hình chạy đều, chỉ chạy trên một đường thẳng không có vòng nên giáo viên phải chọn địa hình sao cho độ dài đủ để học sinh hình thành động tác. + Kết thúc phải có khẩu lệnh : “Đứng lại – Đứng”. + Sau khi cả lớp tập luyện một vài lần, giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 bạn tập luyện. - Bước 5: Bạn cần ghi nhớ là sau khi chỉ huy cho học sinh tập xong, bao giờ bạn cũng phải có nhận xét. Tóm lại : Cần tiến hành các bước dạy học động tác mới như sau : - Bước 1: Giới thiệu tên động tác. - Bước 2: Làm mẫu động tác. - Bước 3: Phân tích kỹ thuật của động tác. - Bước 4: Làm mẫu lại kỹ thuật đó. - Bước 5: Tổ chức học sinh thực hiện kỹ thuật của động tác, sau đó cho học sinh nhận xét cho nhau. Về phương pháp dạy học động tác mới: Khi dạy một động tác mới, giáo viên có thể làm mẫu hoàn chỉnh động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, đồng thời cho học sinh tập luyện theo kiểu bắt chước, như vậy sẽ dành được thời gian cho các em tập luyện. Việc cho học sinh xem tranh kỹ thuật, giáo viên cũng nên chọn thời điểm hợp lý, tránh làm mẫu, giải thích, xem tranh vào cùng một thời điểm làm mất quá nhiều thời gian, trong khi đó học sinnh chưa được tập, chưa có cảm giác động tác, việc tiếp thu có nhiều hạn chế. Nên sau một số lần học sinh tập, giáo viên cho xem tranh, các em sẽ hiểu sâu hơn đồng thời cũng là cách để các em nghỉ xen kẽ giữa các lần tập. Khi cần giáo viên có thể làm mẫu theo kiểu soi gương. Nên làm mẫu theo chiều chính diện, cùng chiều và theo chiều nghiêng, nhưng nên xen kẽ giữa các lần tập để tránh học sinh phải chờ đợi lâu quá. Cần chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ. Trước khi dạy học động tác mới, giáo viên cho học sinh ôn lại một số hoặc toàn bộ các động tác đã học theo hình thức ôn cũ, học mới, ôn cũ và mới. Trước khi tập từng động tác giáo viên nên nêu tên động tác, sau đó hô: “Nghiêm, dậm chân dậm” hoặc “ Nghiêm, bên trái ( phải ) quay, chạy đều - chạy” nghĩa là cần có lệnh rõ ràng để học sinh đồng loạt thực hiện. Sau khi học sinh tập một số lần hoặc một số động tác giáo viên nên chia tổ tập luyện để tổ trưởng điều khiển. Sau đó, cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn để giáo viên và học sinh đánh giá. Giáo viên nên chú ý phát huy vai trò của cán sự, bằng cách sau khi giáo viên làm mẫu hô nhịp một lần sau đó chuyển cho cán sự điều khiển. Cũng có thể giáo viên hô nhịp, cán sự làm mẫu (cùng chiều). Trong quá trình hướng dẫn cho học sinh tập sẽ xuất hiện một số hoặc nhiều học sinh thực hiện sai ở một động tác hay một nhịp nào đó. Giáo viên cần xử lý tình huống một cách linh hoạt, nhưng tránh để mất nhiều thời gian và đừng để giờ học căng thẳng. 1.3. Kết luận Các bài tập đội hình đội ngũ là một trong những nội dung quan trọng của thể dục cơ bản, để giúp học tập tích cực, không nhàm chán bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp thông qua bài dạy các nội dung đội hình đội ngũ với mục đích: - Kích thích học sinh tham gia học tập tích cực. - Kích thích học sinh tiếp thu tốt kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động. - Tạo lập ở học sinh một số tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Để dạy học các nội dung đội hình đội ngũ theo hướng tích cực giáo viên phải nỗ lực tìm tòi những phương pháp tổ chức lớp học sao cho học sinh được thực hiện một cách hứng thú, thoải mái, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, kích thích được tính sáng tạo của học sinh. 2. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong bài thể dục phát triển chung ( TD PTC ). 2.1. Để dạy học thể dục phát triển chung được tốt nhất có thể tham khảo một số kiến thức sau: - Trước hết cần xác định được phân công dạy bài thể dục phát triển chung lớp 8. - Hãy tiến hành dạy động tác lẻ (nhóm nhịp theo từng nội dung tiết học) theo các bước như sau: + Giới thiệu tên động tác. + Làm mẫu động tác thật đẹp và chính xác. + Hãy phân tích chậm từng chi tiết kỹ thuật động tác rồi nhấn mạnh yêu cầu từng nhịp của động tác đó. + Cho học sinh tập kỹ thuật động tác từ đơn giản đến phức tạp. +
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.doc