Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn

Đẩy mạnh đổi mới toàn diện giáo dục:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Trong đó môn Ngữ văn là môn học được tích hợp từ ba phân môn là Văn, tiếng Việt, Tập làm văn, gồm hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi “ngôn ngữ là chất liệu làm nên văn học và văn học chính là nghệ thuật của ngôn ngữ”. Là môn học tích hợp, nhưng về cơ bản nó vẫn là môn học nghệ thuật , đồng thời nó lại là môn học thực hành.Trên đại thể, có thể xem Ngữ văn là môn học về cái đẹp với hai khâu liên hoàn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương ( Văn ), ngôn ngữ ( tiếng việt ) để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết ( Tập làm văn ). Đó chính là sợi dây liên kết gắn bó giữa môn học nghệ thuật và môn học thực hành trong môn Ngữ văn với hai hoạt động chủ yếu: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Như vậy, với những đặc trưng trên đây, môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng cho thế hệ trẻ: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.

 Vì thế cần tận dụng tốt môn Ngữ văn để trau dồi hai năng lực đó cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, Ngữ văn còn có thể góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề vốn là những “ năng lực bộ phận” tạo nên một số năng lực cốt lõi trên. Do đó, mỗi giáo viên cần phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn để nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 36 trang Trần Đại 27/04/2023 9526
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 , ngày  tháng 11 năm 2019
 BÁO CÁO 
 Kết quả thực hiện sáng kiến 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: . 	Nam, nữ: ..
- Ngày tháng năm sinh: ..
- Nơi thường trú: ..
- Đơn vị công tác: ...
- Chức vụ hiện nay: .. 
- Lĩnh vực công tác:..
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Thuận lợi:
 - Nhà trường được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ thuận lợi cho giảng dạy.
 - Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong phân công và giảng dạy cho GV
 - Phòng bộ môn riêng thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và học tập của học sinh.
 - GV có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
 - Học sinh được trang bị đầy đủ SGK và dụng cụ học tập.
 - Đa số HS ngoan, có ý thức học tập tốt, thực hiện khá tốt theo yêu cầu của GVBM.
2. Khó khăn:
 - Đa phần học sinh ở nông thôn sống chủ yếu nghề nông, một vài em gia đình còn khó khăn, phụ huynh đi làm xa, phải sống với ông, bà chưa quan tâm đến việc học của các em.
 - Một số em chưa tự giác trong việc học ít tham khảo sách thư viện để mở rộng kiến thức văn học.
 - Trình độ nhận thức giữa những học sinh cùng lớp, cùng khối không đồng đều nên việc tiếp thu bài chưa hiệu quả.
 - Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn
 - Lĩnh vực: chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
 1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 
 1.1. Thuận lợi:
 	Đẩy mạnh đổi mới toàn diện giáo dục:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong đó môn Ngữ văn là môn học được tích hợp từ ba phân môn là Văn, tiếng Việt, Tập làm văn, gồm hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi “ngôn ngữ là chất liệu làm nên văn học và văn học chính là nghệ thuật của ngôn ngữ”. Là môn học tích hợp, nhưng về cơ bản nó vẫn là môn học nghệ thuật , đồng thời nó lại là môn học thực hành.Trên đại thể, có thể xem Ngữ văn là môn học về cái đẹp với hai khâu liên hoàn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương ( Văn ), ngôn ngữ ( tiếng việt ) để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết ( Tập làm văn ). Đó chính là sợi dây liên kết gắn bó giữa môn học nghệ thuật và môn học thực hành trong môn Ngữ văn với hai hoạt động chủ yếu: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Như vậy, với những đặc trưng trên đây, môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng cho thế hệ trẻ: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.
 Vì thế cần tận dụng tốt môn Ngữ văn để trau dồi hai năng lực đó cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, Ngữ văn còn có thể góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề vốn là những “ năng lực bộ phận” tạo nên một số năng lực cốt lõi trên. Do đó, mỗi giáo viên cần phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn để nâng cao chất lượng giáo dục.
 1.2. Khó khăn 
 Thực tế hiện nay, có một bộ phận học sinh trong trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, lúng túng khi ứng xử trong cuộc sống. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức cư xử chưa phù hợp một số em học sinh. Do học sinh sống ở nông thôn, có nhiều phụ huynh đi làm xa để các em lại ở với bà, với cậu mợ nên không được giáo dục chu đáo. Nhiều học sinh học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Vài em có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kết hợp với gia đình để giáo dục. Việc học chưa tốt còn đối phó với thầy, cô không học bài, soạn bài, chép bàihay nói nói dối. Mỗi giáo viên có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh uốn nắn và chỉ dạy các em điều hay lẽ phải, giúp các em nhận thấy lợi ích của việc học mà phấn đấu. 
      Vì vậy, trong giảng dạy tôi luôn trăn trở làm sao để phát huy những năng lực cần thiết của các em để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. Đây là môn học giúp học sinh phát huy phẩm chất, năng lực cần thiết nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ hành vi và thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hằng ngày. Đây là lý do khi tôi chọn đề tài này.
1.3. Số liệu thống kê:
 Đầu năm học 2018 – 2019, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy môn Ngữ văn 7. Do các em sống ở nông thôn, vài em có hoàn cảnh sống khó khăn do cha, mẹ đi làm xa ít thời gian quan tâm các em, chưa có ý thức học tập còn ham chơi.
 Thực tế học sinh còn  những hạn chế sau:
  - Chưa tự tin trong giao tiếp.
  - Ngại nói, ngại bộc lộ chia sẻ.
  - Khả năng tư duy sáng tạo trong học tập còn hạn chế.
     * Kết quả thu được như sau:
 Học lực
 Học sinh
Giỏi 
Khá 
Trung bình
 Yếu
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
70
8
11.4%
28
40%
30
42.9%
4
5.7%
 2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: 
 Theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay, môn Ngữ văn cũng đang hòa vào tiến trình này một cách mạnh mẽ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này nhằm phát huy năng lực và phẩm chất học sinh qua môn Ngữ văn, đã giúp cho giáo viên sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh trong môi trường giáo dục thấy được nhiệm vụ quan trọng của việc dạy chữ đi đôi việc dạy người nhằm giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức.
 - Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn theo chương trình dạy học mới, chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của học sinh.
- Những biện pháp phát huy được năng lực, phẩm chất học sinh theo phương pháp dạy học hiện đại như đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh: phối hợp sử dụng kết quả đánh giá định kì thường xuyên và cả quá trình học cuối năm học; đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh ; đánh giá của nhà trường, gia đình và xã hội.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và tham gia tốt phong trào của trường.
3/ Nội dung sáng kiến :
 a/ Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn
 Đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt ( năng khiếu ) của học sinh.
 a1/ Năng lực tự quản bản thân:
 Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập kế hoạch và  làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
 Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
- Mỗi lớp giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động quản lí lớp học, các hoạt động vui chơi, nội quy nhà trường, không gian lớp học, .
- Không gian lớp học như: Góc mỹ thuật; góc sáng tạo; trang trí lớp, hoa điểm tốt 
 Phát huy năng khiếu học sinh qua trang trí lớp học: 
 Góc mỹ thuật của lớp Báo tập của lớp
 a2/ Năng lực giải quyết vấn đề:
 Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải quyết vấn đề 
( GQVĐ ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng GQVĐ là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
 Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khai các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập ( tiếp nhận và tạo lập văn bản ) của môn học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện tượng đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn học, quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải quyết vấn đề theo quy trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn có thể được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một chủ đề dạy học.
 VD1: Trong bài Sơn Tinh Thủy Tinh, ở Ngữ văn 6, tập I, giáo viên cho học sinh xem đoạn video clip, hình ảnh về hiện tượng mưa lũ, sau đó dùng câu hỏi gợi mở:
 Tác hại của lũ lụt, hạn hán Phòng chống lũ lụt
 ? Đoạn video clip, em cho biết hình ảnh trên muốn nói điều gì? 
	? Em hãy nêu ngắn gọn về hậu quả của hiện tượng lũ lụt, thiên tai qua đoạn video trên?
 ? Nhân dân ta làm gì để phòng chống thiên tai xảy ra hằng năm ?
	Qua hoạt động này, học sinh sẽ phát huy được năng lực quan sát, tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. 
 a3/ Năng lực sáng tạo:
 Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá.
 Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà môn học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tình huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn bản văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước một vẻ đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức. Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là người đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm ( khi có được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,).
 Với bài : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ở Ngữ văn 6, tập II, để thực hiện hoạt động khởi động, đầu tiên cho học sinh nêu tên vài tấm gương thầy thuốc, bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân. Tiếp theo, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về người thầy thuốc ở địa phương ( liên hệ thực tế ) để đi vào bài mới. 
 a4/ Năng lực hợp tác:
Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của quá trình hội nhập.
 	Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong bối cảnh mới.
 VD: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 – 7 dòng ) về việc học tốt của lớp, trong đó có sử dụng cặp từ đồng âm. Gạch chân từ đồng âm ấy. 
 Để thực hiện hoạt động này học sinh sử dụng hình thức thảo luận nhóm sau đó dùng bảng con để ghi nhận kết qua, cử đại diện nhóm để trình bày kết quả. Từ đó cũng tạo không khí sôi nổi cho học sinh trong giờ học.
 Phát triển năng lực thông qua khả năng hùng biện
 a5/ Năng lực giao tiếp tiếng Việt:
 Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên, phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội, trong từng bối cảnh/ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội. Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.
 Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội thoại theo nghi thức và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học. Đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
 Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
 VD2: Khi dạy bài Từ láy, Ngữ văn 7, tập I, giáo viên cho học sinh khởi động bằng cách cho học sinh tham gia một trò chơi “Kẻ giấu mặt” với thể lệ: một bạn dùng câu hỏi gợi ý về đặc điểm của con vật hay đồ vật ( bong bóng, bươm bướm, chuồn chuồn, châu chấu, ba ba), bạn còn lại sẽ đoán tên của đồ vật hay con vật đó. Qua đây, giáo viên có thể thấy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác của học sinh 
 a6/ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ:
 Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm thụ ( hay năng lực trí tuệ xúc cảm ) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.
 Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau:
 Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
 Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,.từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
 Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, ở Ngữ văn 7, tập I, học sinh biết thương hoàn cảnh của Thành và Thủy phải sống xa nhau. Vì bố mẹ li hôn, buồn cho đứa trẻ sống thiếu thốn tình cảm vì người lớn sống ích kỉ không nghĩ đến cảm xúc của trẻ thơCác em biết thông cảm, chia sẻ với những bạn không may rơi vào hoàn cảnh như thế. Biết trân trọng tình cảm trong gia đình, sống có trách nhiệm hơn biết kính trọng cha, mẹ, biết phụ giúp gia đình.
Khi dạy bài Ca Huế

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_qua_mon_ngu.doc