Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn Lớp 3

Như chúng ta đã biết thì dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Mà phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên. Môn Tập làm văn là một trong những môn học rất quan trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ, tư duy. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ linh hoạt sáng tạo khi dùng từ. Từ đó hình thành và phát triển các phẩm chất cần thiết cho con người như: cần cù, cẩn thận, nền nếp của các em.

Mục đích, yêu cầu dạy môn Tập làm văn là trang bị cho học sinh về kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn và nó cũng góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và hình thành tính cách cho học sinh

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.

 

doc 19 trang Trần Đại 28/04/2023 7635
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 LongAn, ngày 06 tháng 12 năm 2017
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN
Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn lớp 3
I. Sơ lược lý lịch tác giả:	
- Họ và tên: Phạm Thị Mừng Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 19/5/1993
- Nơi thường trú: Tổ 1 - ấp Tân Hậu A1 – Tân An - Tân Châu - An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An 
- Chức vụ hiện nay: Chủ nhiệm lớp 3C
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Tiểu học
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
Tình hình:
 - Trường Tiểu học B Long An nằm trên địa bàn xã Long An diện tích trường khá rộng lớp học được mở rộng thu hút nhiều học sinh trên địa bàn và một bộ phận nhỏ học sinh trái địa bàn. Năm 2016-2017 xã được công nhận là xã nông thôn mới và như vậy trường cũng được công nhận là trường Chuẩn Quốc Gia. Tạo điều kiện cho sư quan tâm giúp đỡ chính quyền địa phương, của ngành trường còn được sự ủng hộ nhiệt của quý cha mẹ học sinh đưa phong trào giáo dục được phát triển mạnh.
b) Thuận lợi: 
- Với sự quan tâm của nhà trường. Các em vào học lớp 2 thì các em có đầy đủ đồ dùng học tập, có một số em chuẩn bị bài trước khi đến lớp và khá thuận lợi đa số có cùng một độ tuổi trong cùng địa bàn.
- Đa số các em nhà gần trường nên tạo điều kiện cho các em tỉ lệ đi học đều khá cao.
- Trường chuẩn bị đạt chuẩn thì cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, lớp học rộng rãi cũng tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
c) Khó khăn:	
- Phần lớn học sinh là con của nông dân nên việc quan tâm của cha mẹ còn hạn chế nên việc học của học sinh hoàn toàn dựa vào giáo viên là nhiều. Nên việc học ở nhà các em ít tự học.
- Khi đến môn Tập làm văn các em đọc đề một cách qua loa chứ các em không phân tích đề kĩ nên các dễ bị lạc đề.
- Ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu. Khi làm bài các em thì có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm chưa đảm bảo về số câu hoặc viết không đủ ý.
-Tên sáng kiến:Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn lớp 3 
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.
Trong quá trình nhận lớp thì thực tế học sinh lớp tôi còn một số em làm tập làm văn khi làm bài còn lúng túng, chưa đạt yêu cầu khi làm bài, lặp lại từ và dùng từ sai. Các em rất sợ học phân môn này. Mà môn tập làm văn vừa giúp các em trao dồi ngôn ngữ khi giao tiếp, vừa giúp việc dạy tốt môn tập làm văn là điều cần thiết mà là giáo viên rất cần quan tâm đến.
Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy lớp 3C. Với 31 học sinh. Do điều kiện hoàn cảnh sống còn khó khăn cha mẹ các em đều làm nông nên việc chị dẫn, nhắc nhở các em còn chưa được quan tâm nhiều. Còn hay phó mặc cho nhà trường và giáo viên. Nên trong giờ học Tiếng Việt đặt biệt là môn tập làm văn thì chất lượng làm bài còn chưa cao. Những tuần đầu vào lớp tôi vừa dạy vừa ổn định nề nếp và xem chất lượng học của lớp như thế nào và đi tìm hiểu tình hình học tập của từng em và cùng trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới. Từ đó để có cơ sở nắm rõ học lực của lớp. Và tôi đã nắm tình hình đầu năm học các em như sau:
Năm học
Học sinh Hoàn thành
Học sinh chưa Hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ (%)
 Số lượng
Tỉ lệ(%)
2016-2017
21
70%
9
30%
2017-2018
21
67,74%
10
32,25%
 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Như chúng ta đã biết thì dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Mà phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên. Môn Tập làm văn là một trong những môn học rất quan trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ, tư duy. Nó góp phần phát triển  trí thông minh, cách suy nghĩ linh hoạt sáng tạo khi dùng từ. Từ đó hình thành  và phát triển các phẩm chất cần thiết cho con người như: cần cù, cẩn thận, nền nếp của các em.  
Mục đích, yêu cầu dạy môn Tập làm văn là trang bị cho học sinh về kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn và nó cũng góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và hình thành tính cách cho học sinh  
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
* Nguyên nhân dẫn đến học sinh không thực hiện tốt môn Tập làm văn :
- Vì phụ thuộc vào sách giáo khoa quá nhiều nên giáo viên quá bám sát nội của dung sách mà quên đi tình hình thực tế,  không chú ý đối tượng học sinh thuộc trình độ nhận thức khác nhau.
-  Quy tắc bài học giáo viên trang bị cho học sinh còn áp đặt sẵn, không để các em tự chiếm lĩnh qua các thao tác tự suy nghĩ. Nên các em làm bai còn lan mang, cẩu thả.
- Giáo viên hay sợ học sinh làm không được nên đã gợi ý gần hết bài, không để học sinh tư duy.
-  Học sinh ít được luyện đọc nhiều loại sách khác nhau khi ở nhà kể cả đi học nên ngôn ngữ dùng từ còn hạn chế.Vì vậy, cứ hay làm bài không được hay, kể cả còn làm sai đề.
Từ những nguyên nhân trên là một giáo viên tôi cũng băn khoăn làm thế nào để các em có thể đạt được mục tiêu đề ra. Tôi cố gắng tìm ra phương pháp dạy phù hợp với các đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do để tôi chọn nội dung sáng kiến “Những biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn lớp 3”.
 3. Nội dung sáng kiến
a) Tiến trình thực hiện
Ngay từ lúc đầu nhận lớp tôi đã đề ra mục đích yêu cầu nhằm dạy dỗ các em theo mục tiêu đào tạo.
 Việc dạy cho học sinh nắm được cách nghe, kể lại được nội dung câu chuyện và kể hay nói, viết về một chủ đè có hiệu quả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Dạy tốt vấn đề này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh hoạt để biết kể lại câu chuyện đã nghe hay làm bài văn kể hay nói, viết về một chủ đề cho trước có hiệu quả. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích học văn. Vậy mục đích nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
 Tìm hiểu các bài tập về nghe, kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề có trong chương trình tập làm văn lớp 3.
 Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của hoc sinh về phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.
 Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học tập làm văn ở lớp 3 với dạng bai: Nghe- kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề
Để việc dạy học đạt hiệu quả, ngay từ lúc đầu, tôi đã khảo sát và theo dõi việc làm bài của học sinh, nhưng chất lượng không cao. Từ đó, tôi lên kế hoạch phânh hóa ngay với các em hoàn thành và chưa hoàn thành nhằm nắm rõ năng lực học tập của các em. 
Lớp tôi có các em như sau: Nghĩa, Nam, Thái, Ý, Trọng, Tuyết, Hạnh, Ly, Khang, Nhi, chiến, Vy, Trân. Là những em viết bài tập làm văn còn yếu. Các em hay sợ đến tiết tập làm văn. Các em hay viết lung tung, viết lại câu hỏi, sai nhiều lỗi chính tả, lời văn rời rạc. Thấy vậy tôi luôn động viên khuyến khích các em để các em chăm học, tích cực viết bài, các em tự tin vào khả năng của mình để sử dụng ngôn ngữ trong làm bài thì bài văn sẽ hay hơn.
Tôi cũng tìm hiểu cách đọc của các em qua giờ tập đọc hay độ viết sai lỗi là bao nhiêu qua tiết chính tả của các em. Khi đó kịp thời khắp phục những lỗi sai của các em cũng tạo tiền đề cho các em văn sau này không còn sai nữa.
b) Thời gian thực hiện:
Thì chúng ta đã biết, trong chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt, đặt biệt là môn Tập làm văn xuất hiện xuyên suốt từ đầu năm cho đến cuối năm học. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ phong phú là hết sức cần thiết và phải được thực hiện từ đầu năm học. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu, tôi đặc biệt chú trọng và quan tâm đến việc hướng dẫn và rèn luyện cho các em cách nhận biết việc sử dụng ngôn ngữ và từ sao cho phù hợp và phong phú hơn. Những biện pháp trên đã được tôi áp dụng từ năm 2016 – 2017 cho đến năm học này và nhận được nhiều kết quả khả quan.
 c) Những biện pháp và quá trình tổ chức:
 c.1 Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt:
Với thể loại nói – viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia đình, người lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường
 Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói – viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ “Kể lại việc em đã làm để bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “ trên đường đi học, em thấy một cây xanh còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Trưa tan học về thấy cây xanh tốt, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn sống. 
Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình. 
Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
c.2. Tìm hiểu nội dung đề bài:	
 c.2.1 Xác định rõ yêu cầu các bài tập:
Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.
c.2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
c.2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý:
Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn. 
c.2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. 
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. 
 c.3. Hướng dẫn tìm ý:
 Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn nói – viết hoàn chỉnh về nội dung với những ý tuởng trong sáng giàu hình ảnh và ngây thơ chân thật. Để thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động. Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn. Trong một tiết Tập làm văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việcmà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn đạt. Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. 
 c.4. Hướng dẫn diễn đạt:
 Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp Ba tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính xác, ý trùng lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
 c.4.1 Hướng dẫn sửa chữa từ:
Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phươngví dụ: ‘thầy em rất chăm chỉ trong giảng dạy ”, “ cô em thường bận đồ xanh ” khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Bác ba là người hàng xóm của em, bác ba rất tốt với em, bác ba luôn giúp em học bài”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.
 c.4.2 Hướng dẫn sửa chữa đặt câu:
Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.
 c.4.3 Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn:
Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo. 
Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết;vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh hoàn thành làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo.
c.5. Dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” ; Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” giáo viên cần tiến hành:
c.5.1. Dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” 
 Đây là một đạng đề khá khó trong chương trình tập làm văn lớp 3. Ngữ liệu học tập của dạng đề này phần lớn là các chuyện vui nên năm học này. Trong sách giáo viên, hầu hết các tiết dạy dạng đề này được triển khai theo cùng một hướng như sau:
 - Giáo viên kể chuyện 2 hoặc 3 lần
 - Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý chi tiết để học sinh làm điểm tựa nhớ lại nội dung truyện.
 - Một vài học sinh kể: Học sinh kể theo nhóm ; Đại diện vài nhóm học sinh kể lại chuyện trước lớp.
 Để hoạt động của tiết học dạng đề trên đa dạng hơn, học sinh vui và tích cực học hơn, giờ học có hiệu quả hơn nhất là những học sinh hoàn thành- chưa hoàn thành. Tôi xin đề nghị thêm một số phương án dạy học như sau:
 Cách 1:
 - Cho học sinh xem tranh và đoán nội dung truyện. Giáo viên ghi vài điều cơ bản (nhân vật, một vài sự kiện) mà học sinh đoán được lên bảng (cho học sinh làm viẹc toàn lớp hay nhóm ).
 - Học sinh nghe giáo viên kể chuyện hai lần.
 - Học sinh đối chiếu giữa nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán để điều chỉnh những điều đã đươc ghi trên lớp (cho học sinh làm vào phiếu học tập).
 - Học sinh trao đổi về một vài điều thú vị trong truyện hay ý nghĩa của truyện.
 - Học sinh kể lại chuyện theo cặp ( theo nhóm)
 - Đại diện vài nhóm học sinh kể lại chuyện trước lớp (có thể nhập vai kể)
 - Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.
 Ví dụ: Nghe kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi (TV tập 1A)
Nội dung câu chuỵên trong Sách giáo viên như sau : “Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẻ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nóí:
 - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
 Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ”.
1.Chuẩn bị 
- Tranh vẽ ở SGK phóng to
- Phiếu bài tập: Em hãy xem tranh và đoán thử xem nội dung chuyện theo bảng sau và điều chỉnh lại khi nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc