Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh đuối nước ở trẻ em

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh đuối nước ở trẻ em

Cơ sở lí luận của vấn đề:

- Việc thực hiện chuyên đề Thể dục theo hướng phổ cập bơi lội” phòng tránh đuối nước ở học sinh” vận dụng vào thực tế là định hướng mới phù hợp với phương pháp dạy học tích cực. Học sinh được học tập một hay một số kỹ năng cơ bản của động tác nào đó, sau đó ứng dụng vào trình diễn, trò chơi liên quan, thi đấu và cuộc sống

- Trong quá trình học tập, học sinh được giao quyền chủ động trong việc thiết kế một số nội dung bài học, được phân nhóm học tập, được kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Vai trò người thầy ở đây là định hướng, quan sát, góp ý, sửa sai cho các em

Thực trạng của vấn đề:

Việt Nam là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, có nhiều sông hồ chằn chịt. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều hành động mạnh mẽ để giảm thiểu nguy cơ đuối nước của môi trường sống. Ví dụ rất nhiều ngôi nhà gần sông ngòi, ao hồ không có rào chắn. Các giếng và bể nước không có nắp đậy hoặc nắp đậy không an toàn. Riêng trường Ngô Chí Quốc lại nằm trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh có nhiều sông gạch và chưa được quy hoạch làm bờ kè nên dễ gây ra nguy cơ đuối nước, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ. Do vậy để biết bơi là thật sự cần thiết, thiết thực đối với mọi người, đặc biệt là đối với các em học sinh.

Qua khảo sát số học sinh biết bơi tại trường THCS Ngô Chí Quốc chỉ chiếm khoảng 50,5% và có kiến thức về phòng tránh đuối nước thì cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.

 

doc 17 trang hoathepmc36 26/02/2022 21185
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh đuối nước ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
	Trang	
ĐẶT VẤN ĐỀ	 1 - 2 
Phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu	 3
Thời gian nghiên cứu	 4
Mục đích của đề tài	 5
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	 5	 	 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 5
	2.2 Thực trạng của vấn đề	 6
	2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 6,7,8,910
2.3.1 Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước 11-15
	2.3.2 Biện pháp hữu hiệu khi không biết bơi có thể sống sót 16
	2.4 Hiệu quả của sáng kiến	 17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu nhi, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “ cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì mới tự cường tự lập được” “Đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Bác còn thường xuyên nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trẻ em là mầm non của đất nước” Tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở Việt Nam nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã góp phần làm cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng nghiêm trọng, như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, trong đó có tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em là rất cao.Theo các cuộc khảo sát ở Việt Nam trẻ em bị đuối nước hầu hết đều là do thiếu kỹ năng bơi. Ngoài ra nhiều thực tế cho thấy rất nhiều trẻ em Việt Nam không biết bơi. Theo một cuộc đánh giá nhanh của UNICEF ở một số ngôi trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2007 dưới 40% học sinh trong trường có thể bơi được khoảng 25m chiều dài. Điều này cho thấy đây là nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước 
Cũng theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, mỗi năm tại Việt Nam, trên 2000 trẻ em tử vong do đuối nước và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Đặc biệt, thống kê năm 2015 của tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối nước mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới.
Năm 2017, theo kết quả điều tra của Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam ( UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối (chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước thì nhiều, nhưng chủ yếu vẫn do công tác tuyên truyền phòng ngừa ở các địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó là do các em không biết bơi nên khi gặp sự cố không biết cách xử lý nên dẫn đến những tai nạn thương tâm. 
Còn nhớ, cách đây vài năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trên cả nước triển khai công tác phòng, chống trẻ đuối nước và thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu, trung học cơ sở học giai đoạn 2010-2015. Thế nhưng, đến nay việc triển khai dạy bơi trong các trường học vẫn được thực hiện một cách cầm chừng và có những địa phương chưa thực hiện chỉ đạo này. Do vậy, kết quả của đề án vẫn là số không.
 	Đã đến lúc ngành Giáo dục - Đào tạo và các địa phương trong thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu đưa việc dạy bơi cho học sinh vào thành môn học chính khóa. Có như vậy, chúng ta mới có cơ sở để hạn chế được những tai nạn đuối nước xảy ra.
Đó là lí do tôi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh đuối nước ở trẻ em ”
Hình 1: trẻ em tắm sông không có sự giám sát của người lớn
Hình 2: Trẻ bị đuối nước
1. Phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn thể dục ở bậc THCS. 
- Vận dụng một số biện pháp, phương pháp, kỹ năng bơi, nhằm phòng tránh đuối nước cho học sinh THCS năm học 2015/2016 và 2016/2017 trường THCS Ngô Chí Quốc, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp phỏng vấn, phiếu thăm dò
 - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
 - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng bơi và kiến thức phòng tránh đuối nước
 - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
 3.Thời gian nghiên cứu .
­ Giai đoạn 1 (từ 30/ 9 đến 30/11 /2017)
 Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu đề tài.
 Xác định địa điểm và đối tượng nghiên cứu 
­ Giai đoạn 2 (từ 1/12/2017 đến 30/3/2018) 
 Phân tích tổng hợp tài liệu.
 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất
 ­ Giai đoạn 3 (từ 1/4 đến 13/10/2018)
 Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu 
 Thu thập và xử lý số liệu
­ Giai đoạn 4 (từ 14/10 đến 15/12/2018)
 Viết và hoàn thiện đề tài
 - Địa điểm:
Trường THCS Hiệp Bình và Hồ bơi Đỗ Quang, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
 4.Mục đích của đề tài 
- Nêu được thực trạng nhiều học sinh không biết bơi và thiếu kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về kỹ năng bơi cũng như kiến thức hiểu biết về phòng tránh đuối nước ở học sinh.
- Mục tiêu của tôi đó là góp phần hạn chế học sinh, trẻ em không biết bơi, giúp các em và phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc học bơi cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng sống về phòng tránh đuối nước ở học sinh.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Việc thực hiện chuyên đề Thể dục theo hướng phổ cập bơi lội” phòng tránh đuối nước ở học sinh” vận dụng vào thực tế là định hướng mới phù hợp với phương pháp dạy học tích cực. Học sinh được học tập một hay một số kỹ năng cơ bản của động tác nào đó, sau đó ứng dụng vào trình diễn, trò chơi liên quan, thi đấu và cuộc sống
- Trong quá trình học tập, học sinh được giao quyền chủ động trong việc thiết kế một số nội dung bài học, được phân nhóm học tập, được kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Vai trò người thầy ở đây là định hướng, quan sát, góp ý, sửa sai cho các em
. Thực trạng của vấn đề:
Việt Nam là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, có nhiều sông hồ chằn chịt. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều hành động mạnh mẽ để giảm thiểu nguy cơ đuối nước của môi trường sống. Ví dụ rất nhiều ngôi nhà gần sông ngòi, ao hồkhông có rào chắn. Các giếng và bể nước không có nắp đậy hoặc nắp đậy không an toàn. Riêng trường Ngô Chí Quốc lại nằm trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh có nhiều sông gạch và chưa được quy hoạch làm bờ kè nên dễ gây ra nguy cơ đuối nước, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ. Do vậy để biết bơi là thật sự cần thiết, thiết thực đối với mọi người, đặc biệt là đối với các em học sinh.
Qua khảo sát số học sinh biết bơi tại trường THCS Ngô Chí Quốc chỉ chiếm khoảng 50,5% và có kiến thức về phòng tránh đuối nước thì cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.
* Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cho môn giáo dục thể chất và hoạt động câu lạc bộ bơi lội học đường( tham gia các lớp học bơi tại các hồ bơi trung tâm quận)
- Bơi lội là môn thể thao phù hợp với nhiều lứa tuổi, già trẻ gái trai đều có thể tham gia và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là ở học sinh sau những giờ học văn hóa căng thẳng,
- Trên địa bàn quận có nhiều hồ bơi.
- Hồ bơi Nhà Thiếu Nhi Quận Thủ Đức, Hồ bơi Trung tâm TDTT quận Thủ Đức là những hồ đủ tiêu chuẩn về chất lượng nước và lực lượng cứu đuối.
-Bên cạnh đó Việt Nam của có nhiều vận động viên bơi lội có đẳng cấp châu lục như Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên giành 8 huy chương vàng tại Sea Game 28 là động lực lớn cho các em.
- Tập thể giáo viên bộ môn thể dục còn trẻ và nhiều nhiệt huyết với nghề
* Khó khăn:
- Cha mẹ học sinh chưa hiểu hết lợi ích và tầm quan trọng của môn bơi lội nên nhiều cha mẹ chưa động viên và khuyến khích con em tham gia đầy đủ các lớp học bơi do nhà trường tổ chức (đặc biệt là các lớp kĩ năng phòng tránh đuối nước do Câu lạc bộ bơi lội phối hợp với nhà trường tổ chức)
- Đoạn đường di chuyển từ trường đến điểm hồ bơi còn xa 
- Giờ học văn hoá nhiều có ảnh hưởng đến việc tập luyện thể thao, vui chơi giải trí nói chung và môn bơi lội nói riêng nói riêng của các em 
Một khó khăn phổ biến hiện nay được nhiều trường thừa nhận là thiếu người để dạy bơi. Mặc dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể dạy học sinh bơi.
® Bảng kết quả đánh giá khả năng biết bơi và có kiến thức về phòng tránh đuối nước ở học sinh trong các năm học vừa qua 
 Kỹ năng
 Năm
 Biết bơi và có kiến thức về phòng tránh đuối nước 
Chưa biết bơi và không có kiến thức về phòng tránh đuối nước
 2015
 48,7%
 52,3%
 2016
 47,9%
 52,1%
 2017
 50,5%
 49,5%
2.2.1 Chọn đối tượng.
Đối tượng tôi chọn ngẫu nhiên 4 lớp 8 với 168 học sinh, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bơi bình thường theo chương trình thể thao tự chọn bao gồm các lớp: 
 9.1 có 42 học sinh
	 9.2 có 39 học sinh
	*Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 81 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng các bài tập bơi kỹ năng và những biện pháp chống đuối nước. 
 9.3 có 44 học sinh
	 9.4 có 43 học sinh
 *Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 88 học sinh
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 * Biện pháp thực hiện các bài tập bơi kỹ năng và chống đuối nước ở học sinh
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các bài tập kỹ năng và kiến thức phòng tránh đuối nước cho học sinh với thời gian từ 20– 30 phút/2tiết (vào phần cuối của mỗi giáo án).
2.3.1 Nhóm các bài tập theo phương pháp bơi kỹ năng và những biện pháp chống đuối nước. 
- Học bơi: sẽ lần lượt theo 5 mức: 
- Mức 1: Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách chữa trị bệnh khó học bơi.
- Mức 2: Tập thở - kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội.
- Mức 3: Tập thả nổi.
- Mức 4: Tập bơi chìm đầu (Lặn).
- Mức 5: Tập bơi ếch cơ bản.
Trong quá trình học, nếu có khó khăn, thắc mắc gì, các sẽ được tư vấn mọi lúc, giải đáp qua mail, di động, với giáo viên, huấn luyện viên.
- Để đạt được một số kỹ năng chung về bơi lội và phòng tránh đuối nước cần xác định thông qua hệ thống chỉ tiêu thành tích, kiến thức để lựa chọn một số bài tập tương ứng phù hợp như:
*. Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách chữa trị bệnh khó học bơi
* Tập thở nước:( kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội)
 Đối với người chưa biết bơi thì thở nước sẽ là bài khó nhất. Hãy nhớ nguyên tắc luôn luôn hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũ
* Chuẩn bị:
 Cho học sinh đứng quanh bờ hồ hai tay vịn thành hồ.
* Cách tập:
Vẫn chọn vị trí nước cạn ngang ngực cho học sinh hai tay vịn thành hồ bơi, nín thở từ từ co chân thả người xuống cho đầu ngập trong trước, giữ nguyên khoảng 4 giây thở ra bằng mũi,  đứng lên lấy hơi nhanh bằng miệng lại cúi thả người xuống thở đều đặn. hãy tập nhiều lần cho đến khi không còn nhầm lẫn. 
 Tập trung vào việc lấy hơi càng nhanh càng tốt, canh miệng vừa rời khỏi mặt nước là lấy hơi ngay  xong lại thả đầu ngập trong nước cho đến khi chỉ cần nửa giây có thể lấy hơi được là xem như thành công.
Hình 3: Tập thở nước 
* Tập thả nổi:
Chuẩn bị: Bể bơi, kính bơi, kỹ thuật thở, thả lỏng, kiểm soát cơ bắp.
Cách tập: Cho học sinh đứng dưới hồ cạn có mực nước ngang ngực, nín thở từ từ ngả người ra phía trước, trườn lên nằm sắp lên mặt nước, tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế , cứ để cơ thể thả lỏng và nín thở cho đến hết hơi thì đứng lên và cứ lặp lại nhiều lần cơ thể sẽ nổi lên mặt nước và không ngã nghiêng. Tập 15 phút
Hình 4: Tập thả nổi
* Tập bơi chìm đầu( lặn) 
Chuẩn bị: Bể bơi, kính bơi,kỹ thuật thở, tai đeo.
Cách tập: Một tay vin bờ hồ, một chân đạp nhẹ vào thành hồ khi nghe hiệu lệnh học sinh buông tay cuối đầu xuống nước và đạp mạnh chân vào thành hồ để tạo đà lặn ra. Bơi theo kiểu bơi ếch .
Hình 5: Học sinh bơi lặn
* Tập thăng bằng trong nước 
Hình 6: Đứng và giữ thăng bằng trong nước
Chuẩn bị: Mũ trùm đầu. kính bơi, tai đeo 
Cách tập: Cho học sinh đứng dưới hồ cạn nước ngang ngực của mình, khi có hiệu lệnh thì các em nín thở từ từ ngả người tới phía trước, trườn lên nằm sấp lên mặt nước tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế. 
Đừng lo lắng vì mình đang ở chỗ rất cạn, cứ để cơ thể thả lỏng nín thở đến khi hết hơi thì đứng lên. Cứ như vậy làm nhiều lần sẽ thấy cơ thể nổi lên trên mặt nước, không ngả nghiêng tròng trành là thành công hãy tiếp tục thực hành trong 15 phút. 
Mục đích: giúp các em có thể đứng nước khi muốn quan sát xung quanh
*: Kết hợp động tác 
 Tuần tự động tác sẽ như sau, học sinh phải học thuộc để thực hiện : 
 " Chân đạp tay đưa tới, tay quạt nước ngẩng đầu lên... lấy hơi.... chân đạp tay đưa tới, tay quạt nước ngẩng đầu lên...lấy hơi..." 
Chu kỳ cứ để chậm rãi, 3 đến 4 giây một lần thả lỏng cơ thể. 
 Khi kết hợp sẽ dễ bị sặc nếu học chưa thuộc tuần tự động tác, vì vậy khi mới bắt đầu  nên nín hơi luôn, khi ngẩng đầu lên không nên lấy hơi, cứ thế lập lại động tác đến khi hết hơi thì ngừng để làm lại cho đến khi thành thục rồi bắt đầu lấy hơi. 
 Lưu ý : Tập bài kết hợp động tác hãy chọn bơi từ nơi sâu lên chỗ cạn, không nên hướng ra ngoài xa mà hãy đi ra bơi vào bờ.
Hình 7: Kết hợp động tác bơi ếch 
Song song với thực hành kỹ năng bơi giáo viên trang bị cho các các em về cao nhận thức của học sinh và về đuối nước ở trẻ em để trên cơ sở đó các em có thể truyền đạt cho phụ huynh hoặc người thân.
Vấn đề đuối nước ở trẻ em năm nào cũng được nhắc đến nhưng đuối nước ở trẻ em vẫn không hề giảm. Chính vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích trực tiếp, thiết thực và hiệu quả hơn.
Cần khẳng định rằng, vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ đuối nước ở trẻ em chính là ở các bậc làm cha, làm mẹ, bởi lơ là đối với trẻ đồng nghĩa với thảm họa đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các gia đình cần tạo môi trường an toàn cho trẻ bằng cách làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ, tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để con trong tầm quan sát của mình. Ngoài việc thường xuyên giám sát con cái, cha mẹ cần chủ động dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước. 
Bên cạnh đó, cần từng bước đưa môn bơi an toàn vào trong trường học một cách rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy bơi. Trong cộng đồng cần đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống đuối nước trẻ em với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
Mọi người trong cộng đồng cũng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu trẻ em bị đuối nước đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra .
* Cần trang bị kỹ năng sống cho trẻ:
Cần phải khẳng định rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích trẻ em. Đầu tiên, là do chính trẻ em không ý thức được mức độ nguy hiểm của môi trường, những trò chơi nguy hại mà chúng đang tham gia. Bên cạnh đó là do sự thiếu ý thức của người lớn. Bởi gia đình là nơi chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho trẻ, nhưng trên thực tế ý thức và kiến thức của nhiều ông bố bà mẹ còn hạn chế. Thêm vào đó là những ảnh hưởng từ môi trường xã hội, từ cộng đồng như việc trẻ em bị chết do sụt lún hố cát từ các công trình xây dựng, tử vong do tham gia giao thông, do bom mìn chiến tranh còn sót lại... Đây là những cái chết có nguồn gốc từ sự thiếu ý thức của người lớn.
 * Phổ cập kỹ năng bơi trong trường học
Bơi không chỉ là một môn thể thao rất tốt cho sự phát triển cơ thể một cách toàn diện mà bơi lội còn là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất phải trang bị cho trẻ nhỏ. Nhưng một số báo cáo lại cho thấy rằng, trong các tai nạn thương tích ở trẻ em thì đuối nước đang chiếm tỷ lệ gần như cao nhất. Thực tế này đặt ra một vấn đề đáng quan tâm đó là việc đưa môn bơi lội trở thành một trong những bộ môn giáo dục trong nhà trường. Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng tự giảm thiểu rủi ro cho bản thân là việc nên làm song song với việc trang bị kiến thức văn hóa cho tương lai của đất nước...
 	Một trong những nội dung hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, ngoại khóa và y tế trường học năm học 2011 - 2012 của Bộ GD&ĐT gửi các Sở GD&ĐT ngày 25/8 là việc thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương.
 	Theo đó, nội dung công văn nêu rõ tích cực triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, đặc biệt là triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi trong các nhà trường. Điều đó cho thấy các cấp lãnh đạo đã bắt đầu có hướng nhìn kịp thời và đúng đắn. Đây sẽ là cơ sở để đưa môn bơi thành một môn học được đầu tư quan tâm đúng mức trong giáo dục.
 	Đối tượng dạy bơi tập trung vào cấp tiểu học và THCS và mở rộng dạy cho học sinh THPT, sinh viên. Bể bơi được đầu tư xây dựng tại trường học, hoặc cụm trường...
 	Tiếp theo đó, các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn thương tích, giảm nhẹ thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế cho học sinh
2.3.2 Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước:
	Nếu không thể cứu người đuối nước được do không đủ sức, . . . thì cần “kêu cứu thật to” nhờ người hỗ trợ.
Người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giật mạng sống vô cùng quyết liệt, do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và ôm cứng tất cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuất hiện, họ liền tìm cách ôm chặt lấy. Vì thế, việc cứu hộ sẽ vô cùng khó khăn. Phải xác định là có đủ khả năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới tiếp cận nạn nhân, nếu không cả hai sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng.
	Và thực hiện các việc làm sau:
* Vớt người
Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu, ta phải biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm mọi cách để vớt họ lên. 
Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền chonạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.
- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéo vào bờ.
- Trường hợp nếu bạn bơi giỏi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn.
- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống nước.
Lưu ý: nên nhớ 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_va_ung_dung_mot_so_bien_pha.doc