Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề

Như chúng ta đã biết trong trường học, người giáo viên ngoài nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy thì họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ với những vai trò khác nhau. Trong đó làm giáo viên chủ nhiệm lớp là công việc mà có lẽ bất cứ người giáo viên nào cũng trải qua trong cuộc đời đi dạy của mình.

GVCN lớp là nhà giáo được hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí mọi hoạt động của 1 lớp học, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Chính vì thế GVCN lớp là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người dìu dắt học sinh phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi có đủ đức, đủ tài để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bản thân họ, hơn ai hết không chỉ làm với trách nhiệm mà cả với tình thương dành cho con trẻ. Họ không chỉ dạy văn hoá mà còn dạy cách làm người.Tuy nhiên trong tình hình hiện nay để làm tròn vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm là điều không hề dễ dàng.

Đó là xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của mạng xã hội. Việc tiếp cận quá dễ dàng với những thông tin trên mạng xã hội một mặt nó có những tác động tích cực rất lớn nhưng cũng có những tiêu cực không nhỏ. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THPT, mặc dù đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm sinh lý. Song về mặt nhận thức, thái độ, hành vi còn dễ dàng bị chi phối bởi những tác động từ bên ngoài. Vì vậy khi tiếp cận với những thông tin không mấy lành mạnh đã làm ảnh hưởng nhận thức của các em, trong đó những nhận thức về tình bạn, tình yêu ở lữa tuổi học trò đã ngày càng sai lệch để rồi dẫn đến những hiểu lầm và hậu quả đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình học tập, tu dưỡng và trưởng thành của các em.

Bản thân làm giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm, làm thế nào để giúp các em phát triển toàn diện, có những tình cảm đẹp trong sáng ở lứa tuổi học trò là điều mà chúng tôi luôn trăn trở.Việc tận dụng mọi thời gian với nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục học sinh đã mang lại hiệu quả rất cao. Trong đó tiết sinh hoạt lớp, có thể nói là khoảng thời gian quý giá để người giáo viên chủ nhiệm đạt được mục tiêu của mình. Lâu nay tiết sinh hoạt lớp đã chú trọng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh song về nội dung và hình thức còn nhàm chán và hiệu quả không cao. Việc thay đổi nội dung, hình thức cho tiết sinh hoạt lớp là điều cần thiết đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà ngành giáo dục của chúng ta đang thực hiện đổi mới toàn diện theo chương trình giáo dục phô thông 2018.

docx 61 trang Thu Kiều 20/09/2024 781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN
 ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU 
THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ 
 (LĨNH VỰC CHỦ NHIỆM) MỤC LỤC
 Thứ tự Nội dung Trang
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
 4 Gỉa thuyết khoa học 3
 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
 6 Phương pháp nghiên cứu 4
 7 Những luận điểm cần bảo vệ 5
 8 Đóng góp mới của đề tài 5
 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 Cơ sở lý luận 6
 1 Một số vấn đề về chung về tầm quan trọng, vai trò của tiết sinh 6
 hoạt lớp trong nhà trường THPT
 2 Một số vấn đề chung về tình bạn, tình yêu 7
 2.1 Quan niệm về tình bạn 7
 2.2 Quan niệm về tình yêu 7
 3 Vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp trong việc nâng cao nhận 8
 thức về tình bạn, tình yêu của học sinh THPT
Chương 2 Cơ sở thực tiễn 9
 1 Thuận lợi – Khó khăn 9
 1.1 Thuận lợi 9
 1.2 Khó khăn 9
 2 Thành công – Hạn chế 9
 2.1 Thành công 9 3 Đối tượng khảo sát 42
 4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 43
 pháp đề xuất
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46
 1 Kết luận 46
 2 Khuyến nghị 46
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHẦN I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết trong trường học, người giáo viên ngoài nhiệm vụ chủ 
yếu là giảng dạy thì họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ với những vai trò khác nhau. 
Trong đó làm giáo viên chủ nhiệm lớp là công việc mà có lẽ bất cứ người giáo viên 
nào cũng trải qua trong cuộc đời đi dạy của mình.
 GVCN lớp là nhà giáo được hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng 
để quản lí mọi hoạt động của 1 lớp học, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. 
Chính vì thế GVCN lớp là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người dìu dắt học 
sinh phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi có đủ đức, đủ tài để trở thành người 
công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bản thân họ, hơn ai hết không chỉ làm với 
trách nhiệm mà cả với tình thương dành cho con trẻ. Họ không chỉ dạy văn hoá mà 
còn dạy cách làm người.Tuy nhiên trong tình hình hiện nay để làm tròn vai trò của 
một người giáo viên chủ nhiệm là điều không hề dễ dàng.
 Đó là xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của 
công nghệ thông tin, của mạng xã hội. Việc tiếp cận quá dễ dàng với những thông 
tin trên mạng xã hội một mặt nó có những tác động tích cực rất lớn nhưng cũng có 
những tiêu cực không nhỏ. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THPT, mặc dù đã đạt 
được sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm sinh lý. Song về mặt nhận thức, thái độ, 
hành vi còn dễ dàng bị chi phối bởi những tác động từ bên ngoài. Vì vậy khi tiếp 
cận với những thông tin không mấy lành mạnh đã làm ảnh hưởng nhận thức của 
các em, trong đó những nhận thức về tình bạn, tình yêu ở lữa tuổi học trò đã ngày 
càng sai lệch để rồi dẫn đến những hiểu lầm và hậu quả đáng tiếc xảy ra, ảnh 
hưởng đến quá trình học tập, tu dưỡng và trưởng thành của các em.
 Bản thân làm giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm, làm thế nào để giúp các em 
phát triển toàn diện, có những tình cảm đẹp trong sáng ở lứa tuổi học trò là điều mà 
chúng tôi luôn trăn trở.Việc tận dụng mọi thời gian với nhiều biện pháp khác nhau 
để giáo dục học sinh đã mang lại hiệu quả rất cao. Trong đó tiết sinh hoạt lớp, có 
thể nói là khoảng thời gian quý giá để người giáo viên chủ nhiệm đạt được mục 
tiêu của mình. Lâu nay tiết sinh hoạt lớp đã chú trọng vào việc giáo dục đạo đức 
cho học sinh song về nội dung và hình thức còn nhàm chán và hiệu quả không cao. 
Việc thay đổi nội dung, hình thức cho tiết sinh hoạt lớp là điều cần thiết đặc biệt 
trong tình hình hiện nay, khi mà ngành giáo dục của chúng ta đang thực hiện đổi 
mới toàn diện theo chương trình giáo dục phô thông 2018.
 Với mong muốn nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT 
chúng tôi đã nghiên cứu và đúc rút được một số kinh nghiệm để làm tốt vai trò của 
một người giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh 
nghiệm “Nâng cao nhận thức về tình bạn, tình yêu thông qua tiết sinh hoạt lớp theo 
chủ đề” để chia sẻ với các đồng nghiệp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
 2 - Đánh giá thực trạng nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh THPT hiện nay..
 - Đánh giá những hậu quả do nhận thức sai lầm về tình bạn, tình yêu mang lại 
và tác động của nó đối với bản thân học sinh và xã hội.
 c.Đề xuất và giải pháp
 - Để nâng cao hiệu quả của các tiết sinh hoạt lớp ở trong trường THPT, nâng 
cao nhận thức cho học sinh về tình bạn, tình yêu, nhóm tác giả đề xuất một số giải 
pháp sau:
 + Xây dựng chủ đề cho tiết sinh hoạt lớp với nội dung phong phú phù hợp với 
lứa tuổi học sinh.
 + Xây dựng hình thức sinh hoạt lớp gắn với chủ đề.
 + Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm theo yêu 
cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
 + Xây dựng kế hoạch và thiết kế giáo án cho tiết sinh hoạt lớp.
 + Tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề.
 5.2. Phạm vi nghiên cứu
 - Về nội dung: trong đề tài này nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu một số 
vấn đề sau đây.
 + Đề tài tập trung nghiên cứu một số tiết sinh hoạtt lớp cuối tuần ở lớp 11K, 
áp dụng một số lớp khối 10,11 12 tại đơn vị tôi đang công tác.
 + Nghiên cứu nhận thức về tình bạn, tình yêu của học sinh lớp 11K và học 
sinh trường THPT Đặng Thai Mai.
 + Các giải pháp đề xuất: Đa dạng hoá hình thức tiết sinh hoạt lớp với chủ đề 
“Thanh niên với tình bạn, tình yêu”. Cụ thể các hình thức như: Sinh hoạt lớp với 
“Chiếc hộp bí mật”, Sinh hoạt lớp với “Dự án”, sinh hoạt lớp với phương pháp 
“đóng vai’ và sinh hoạt lớp với “Những câu chuyện kể”.
 - Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được nhóm tác giả nghiên cứu từ tháng 09 
năm 2022 đến hết tháng 03 năm 2023
 6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng những 
nhóm phương pháp sau:
 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
 - Phương pháp phân tích, phân loại, so sánh.
 - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Một số vấn đề chung về tầm quan trọng, vai trò của tiết sinh hoạt lớp 
 trong nhà trƣờng THPT
 Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra không chỉ 
giáo viên mới có quyền giải quyết. Sức mạnh thực sự của tiết sinh hoạt lớp không 
chỉ nằm ở tiếng nói của giáo viên mà còn có sự đóng góp của các thành viên trong 
lớp. Khi cả giáo viên và học sinh có thể nói lên được ý kiến và suy nghĩ trong một 
bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng, công bằng thì học sinh sẽ nhận ra lớp học là của 
các em và các em sẽ được nắm quyền sơ hữu, quyền đưa ra quyết định và quyền tự 
hào về điều đó. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị các em tự biết mình phải 
sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của mình và tập thể lớp.
 Vì thế tổ chức tiết sinh hoạt có hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo 
viên và học sinh. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được tiết sinh hoạt lớp là 
vô cùng quan trọng trong quản lý lớp học cũng như giáo dục nhân cách cho học 
sinh của mình.
 Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình 
thức: Lồng ghép trong quá trình dạy học trên lớp, lồng ghép qua môi trường giáo 
dục,qua các hoạt dộng ngoại khoá, qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuầnTrong đó tiết 
sinh hoạt lớp cuối tuần đóng vai trò to lớn trong việc làm phong phú thêm chương 
trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh.
 Cụ thể:
 - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần được tiến hành để đánh giá các hoạt động, các 
công việc của lớp diễn ra trong tuần, tháng, học kỳ, kết hợp giáo dục học sinh về 
nhiều mặt. Đồng thời phổ biến kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường đề ra một cách 
kịp thời.
 - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh 
thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tự quản của 
học sinh.
 - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp các em bộc lộ khả năng nhận thức thái độ 
hành vi của mình, tự đánh giá và đánh giá các bạn. Từ đó có sự so sánh sự tiến bộ 
của mình so với các bạn để có ý thức phấn đấu vươn lên.
 - Tiết sinh hoạt lớp cũng là nơi bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương 
gắn bó, sự sẻ chia cảm thông với bạn bè với mọi người xung quanh. Có trách 
nhiệm với công việc chung của tập thể, hình thành nhân cách đúng đắn cho các em 
sau này.
 - Tiết sinh hoạt lớp cũng là nơi để thầy trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, 
giúp cho người thầy đưa ra các phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh phù hợp.
 6 Tuổi học trò được biết đến chính là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất và tuổi học 
trò cũng không tránh khỏi những rung động đầu đời. Tình yêu tuổi học trò là cảm 
xúc đầu đời, xao xuyến, bâng khuâng. Đó là mối tình thuần khiết và lý tưởng, tình 
cảm của các em trong sáng lành mạnh, giàu cảm xúc, đầy mơ ước. Các em yêu 
nhau, cuốn hút lẫn nhau một cách mãnh liệt từ những cảm tình bên ngoài. Tuy 
nhiên nếu các em không tỉnh táo khi yêu thì chắc chắn tình yêu tuổi học trò cũng sẽ 
để lại những hậu quả khôn lường, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai, sự 
nghiệp của các em sau này.
 3. Vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp trong việc nâng cao nhận thức về 
tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao nhận thức cho các em về mọi 
mặt của đời sống xã hội có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong trường học. 
Trong các buổi ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, trong đó việc sử dụng quỹ thời gian 
sinh hoạt lớp cuối tuần, theo hướng đa dạng hoá hình thức, nội dung là một giải 
pháp hữu hiệu. Sau một tuần học tập căng thẳng thì tiết sinh hoạt lớp, trong không 
gian lớp học, trong mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Trò, sự gần gũi tạo cảm giác 
thoải mái, tự tin. Các em sẽ mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình, chia 
sẻ những vấn đề mà mình đang mắc phải. Tiết sinh hoạt lớp là dịp để mỗi học sinh 
tự đánh giá và đánh giá hoạt động hoặc tập, rèn luyện cá nhân, tập thể sau mỗi tuần 
học. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp là điều kiện tiên quyết để giáo viên kịp thời 
điều chỉnh ý thức thái độ học tập, tình cảm và rèn luyện đạo đức học sinh, ngăn 
chặn những nhận thức sai lầm, tình trạng suy thoái đạo đức học sinh; giúp các em 
nâng cao nhận thức về các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
 Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH, 
HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 
đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ cũng như đương đầu 
với sự biến động, cám dỗ trong cuộc sống. Tuy nhiên trong những năm gần đây, 
trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập, bên cạnh những thời cơ lớn là những 
thách thức không nhỏ. Một vấn đề lớn gây nhiều lo lắng cho nhà trường, gia đình 
và xã hội là đạo đức, lối sống, nhân cách của nhiều thanh thiếu niên bị xuống cấp 
trầm trọng. Bạo lực học đường gia tăng, dễ dãi trong các mối quan hệ trong đó có 
tình yêu dẫn đến kết hôn sớm, nạo phá thai. Những hiện tượng này góp phần làm 
méo mó nhân cách học sinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh.
 Người giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người cha, người mẹ thứ hai ở 
trường phải luôn luôn gần gũi nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Phải 
kịp thời phát hiện ra những sai lầm trong nhận thức hành vi của các em để kịp thời 
uốn nắn, chỉnh sửa. Tuy là thế nhưng thời gian để dành cho cả cô và trò là không 
nhiều. Chính vì vậy khoảng thời gian sinh hoạt lớp là vô cùng quý giá để người 
giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục của mình.Trong đó có giáo dục nâng cao 
những hiểu biết về tình bạn tình yêu, khắc phục những hiện tượng nêu trên, giúp 
học sinh ngày một phát triển toàn diện hơn.
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nhan_thuc_ve_tinh_ban_tinh_ye.docx
  • pdfLê Thị Lương Thoa, Đinh Xuân Bắc - Trường THPT Đặng Thai Mai - Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf