Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại Lớp 9

Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ những môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học Văn có chiều hướng giảm sút, học sinh không say mê, hứng thú với môn học. Đối với các tác phẩm văn học trung đại, việc tiếp cận của học sinh càng khó hơn. Bởi lẽ, những tác phẩm này đã có độ lùi hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Vậy làm sao để các em dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm này, đồng thời có sự thông cảm, hiểu được vấn đề nhanh nhất.

Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, phần Văn học trung đại ở học kì I có một số tác phẩm hay có giá trị như: Hoàng lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia văn phái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. nhưng không phải dạy toàn bộ tác phẩm; mà có những tác phẩm dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn. Hơn nữa, các tác phẩm với nhiều biến cố lịch sử khác nhau, đòi hỏi người dạy và học cần có cái nhìn xuyên suốt, tổng quát thì mới tiếp cận được một cách trọn vẹn được, rút gần khoảng cách giữa văn học trung đại với hiện đại, giữa những dòng lịch sử phong kiến với cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay.

 

doc 9 trang Trần Đại 27/04/2023 7424
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:..
 1.Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MỘT ĐOẠN TRÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 9
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn Ngữ Văn 9
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: 
Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ những môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học Văn có chiều hướng giảm sút, học sinh không say mê, hứng thú với môn học. Đối với các tác phẩm văn học trung đại, việc tiếp cận của học sinh càng khó hơn. Bởi lẽ, những tác phẩm này đã có độ lùi hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Vậy làm sao để các em dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm này, đồng thời có sự thông cảm, hiểu được vấn đề nhanh nhất.
Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, phần Văn học trung đại ở học kì I có một số tác phẩm hay có giá trị như: Hoàng lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia văn phái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu... nhưng không phải dạy toàn bộ tác phẩm; mà có những tác phẩm dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn. Hơn nữa, các tác phẩm với nhiều biến cố lịch sử khác nhau, đòi hỏi người dạy và học cần có cái nhìn xuyên suốt, tổng quát thì mới tiếp cận được một cách trọn vẹn được, rút gần khoảng cách giữa văn học trung đại với hiện đại, giữa những dòng lịch sử phong kiến với cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay. 
Dạy một đoạn trích trong tác phẩm nhưng thực chất là dạy một tác phẩm. Bởi lẽ, học sinh có nắm được toàn bộ tác phẩm nói chung, các đoạn trích khác nói riêng thì mới hiểu được giá trị nội dung, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và các giá trị khác của đoạn trích học.
Lâu nay có một số quan niệm: dạy đoạn trích thì chỉ cần cho học sinh nắm được giá trị của đoạn trích là đủ nên việc dạy các đoạn trích, học sinh nắm kiến thức không sâu sắc. Với học sinh, một số tác phẩm dài được trích học không có tài liệu đọc để tham khảo. Một số đông học sinh cũng không có điều kiện để đọc tác phẩm mà chỉ biết các trích đoạn trong sách giáo khoa nên không có cái nhìn khái quát về tác phẩm. Thực tế, trong một giờ dạy, nếu tiết dạy không hoặc ít gắn với tác phẩm và giáo viên không nhắc đến hoàn cảnh lịch sử liên quan đến tác phẩm sẽ làm cho bài dạy thiếu logic, học sinh nắm bài không hoàn chỉnh. Thậm chí, sau khi kiểm tra lại, học sinh không biết được các sự việc xảy ra trước và sau khi học đoạn trích là gì? Nó có vai trò và liên quan thế nào đến đoạn trích này? Cho nên dẫn đến kết quả bài dạy không cao, học sinh nắm kiến thức không toàn diện. 
Chính vì thế càng đòi hỏi giáo viên phải hướng học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến tác phẩm cũng như mối liên hệ giữa đoạn trích đang học với những đoạn trích khác hoặc những nội dung liên quan giúp các em nắm sâu sắc hơn bài học.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại lớp 9.
 3.2.2. Nội dung giải pháp:
 3.2.2.1. Tính “mới” của giải pháp: 
 Để giảng giải và giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện, đòi hỏi người thầy phải đầu tư thời gian, công sức tìm tòi nghiên cứu, tìm tòi vấn đề. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra cách nhằm nâng cao hiệu quả dạy một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại lớp 9. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện của học sinh nói chung.
 3.2.2.2. Mô tả chi tiết cách thức thực hiện giải pháp:
 * Phân tích đoạn trích trên cơ sở xác định giai đoạn lịch sử liên quan:
	Văn học bao giờ cũng là tấm gương phản ánh đời sống, gắn với những thăng trầm của lịch sử, chứa đựng yếu tố lịch sử. Nhà văn, nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Tất cả các tác phẩm văn học phải phản ánh cuộc sống hiện tại, ghi lại những con người, những sự việc trong xã hội ấy. Và, qua đó nhà văn, nhà thơ bày tỏ những chính kiến, những suy nghĩ, trăn trở về số phận con người. Chỉ có học sử, nắm sử mới có thể học văn và dạy văn hay được. Giảng dạy các văn bản văn học trung đại lớp 9, muốn cho học sinh dễ nắm được nội dung của từng văn bản này, giáo viên nên khái quát cho các em phần văn học trung đại, với hình thức liệt kê các triều đại Việt Nam ở giai đoạn này. Trong mỗi triều đại tồn tại từ năm nào đến năm nào, bao nhiêu đời vua, trong triều đại ấy có những nét gì nổi bật về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn có những nhà văn, nhà thơ nào tiêu biểu?
	Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, trong chương trình Ngữ Văn 9 chỉ học trích của hồi thứ 14 trong 17 hồi của tác phẩm, chỉ tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn. Vì vậy, trong bài dạy, chúng ta phải dẫn dắt cả một dòng lịch sử thời Lê để từ đó hướng dẫn các em hiểu vì sao lại có cuộc nổi dậy của Tây Sơn, vì sao Lê Chiêu Thống phải cầu viện quân Thanh? Từ cách nhìn tổng quát, chúng ta mới đi đến chi tiết, có như thế, việc cảm nhận các đoạn trích, các trang văn cũ của các em sẽ hay hơn, sinh động và dễ nhớ hơn. Người giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nắm được vấn đề sau: Tác phẩm tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khởi đầu là sự sa đọa thối nát của các tập đoàn phong kiến: vua Lê Chiêu Thống đê hèn trước giặc Mãn Thanh, chúa Trịnh hoang dâm vô độ, say mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ đã gây loạn, chém giết lẫn nhau. Rồi các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn - Nguyễn Huệ, đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, lập triều đại Tây Sơn, nhưng cơ nghiệp ngắn ngủi. Chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) phục hồi thế lực, dẹp Tây Sơn, lập triều đại mới (1802). Kết thúc tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là tình cảnh thảm hại, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nương thân ở nước ngoài
Trong VHVN thời trung đại, đây là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất và đạt được nhiều thành công về nghệ thuật.
Đối với Truyện Kiều, đây là tác phẩm có sự khái quát về tác giả - tác phẩm. Song, nó cũng cũng chỉ là những yếu tố phác thảo vấn đề. Giáo viên cần nhấn mạnh vấn đề: Thời đại của Nguyễn Du có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc; phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã: “Một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thành lập đã tác động tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực: “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Bên cạnh đó, người dạy cần giải thích cho học sinh về thuyết tài – mệnh. Vì sao con người Từ Hải lập nên cơ đồ “ Riêng một góc trời”, ung dung, tung hoành ngang dọc lại phải chết đứng giữa trận tiền. Có phải là Từ Hải chết hay tư tưởng Nguyễn Du không vượt ra được những ảnh hưởng từ thời đại của ông? ( trung – hiếu đối với Vua)
	Khi giảng văn học trung đại, điều khó nhất để học sinh tiếp cận là nó đã xảy ra cách chúng ta hôm nay quá xa. Người giáo viên phải hệ thống vấn đề, phải tái hiện lại những trang sử của dân tộc để các em dễ nắm bắt. Chúng ta phải làm rõ tư tưởng Nho giáo tồn tại suốt cả ngàn năm đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì các em mới hiểu được vấn đề. 
 Trong mỗi tác phẩm, người giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi ở phần tìm hiểu chung để gợi mở và dẫn dắt các em vào các chi tiết của câu chuyện và sau khi đã tìm hiểu xong phần nội dung, người giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi để khái quát vấn đề. Cách lặp đi lặp lại như vậy dẫn đến các em khắc sâu và nắm được bối cảnh để từ đó các em dễ dàng tiếp cận và phân tích vấn đề trong các câu hỏi ở bài kiểm tra. 	 
 * Phân tích đoạn trích trên cơ sở xác định mối liên quan giữa đoạn trích đang phân tích với các đoạn trích khác:
Bên cạnh việc dạy tác phẩm cần gắn với hoàn cảnh lịch sử. Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần giúp cho các em nhận thấy mối liên hệ giữa đoạn trích đang học với những đoạn trích khác hoặc những nội dung liên quan giúp các em nắm sâu sắc hơn bài học. 
Trước hết, muốn dạy tốt một đoạn trích trong một tác phẩm lớn, giáo viên phải nắm chắc tác phẩm đó, nghĩa là phải đọc và nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nắm được diễn biến tâm lí và hành động của các nhân vật chính, cũng như đoạn trích giảng. Tức là phải tóm tắt được nội dung của đoạn trích trước đến đoạn trích này, vị trí đoạn trích quan trọng như thế nào đối với các đoạn trước và sau đó, có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc đời của các nhân vật; tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả như thế nào với tác phẩm của mình.
 	Giáo viên khi dạy văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia văn phái (hồi 14- trích), phần đầu của hồi 14 này đã lược bỏ, nếu giáo viên không liên hệ thì học sinh sẽ không hiểu sâu hơn kết cục thê thảm của quân đội Mãn Thanh khi bị quân Tây Sơn tiến đánh: Khi qua xâm lược, bọn giặc đến kinh thành Thăng Long như vào chỗ không người (vì Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã biết trước nên cho dân lánh nạn). Quân Thanh chiếm kinh thành Thăng Long không hề tốn một mũi tên, hết sức thuận lợi, vì vậy bọn chúng có tâm lí chủ quan, coi thường quân Tây Sơn, quân lính ra ngoài thành vui chơi, buôn bán...Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thất bại thảm hại. 
	Dạy tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du: đây là tác phẩm lớn với 3254 câu thơ lục bát và cũng là một tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy được đánh giá là một kiệt tác văn học của dân tộc. Nhưng học sinh không được học trọn vẹn tác phẩm mà chỉ học các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích còn đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều trước đây học sinh được học nhưng hiện tại đã bỏ hẳn, học sinh chỉ tự đọc thêm. Các đoạn trích Chị em Thúy Kiều ( từ câu 15 đến câu 38, Cảnh ngày xuân (từ câu 39 đến 56) – đoạn trích này năm nay chuyển từ (học chính thức) sang (hướng dẫn học sinh tự học), nhưng giáo viên cần nhắc nhở để các em dễ theo dõi bài đang học và về nhà tự học tốt hơn. Đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( từ câu 1033 đến 1054). Ba đoạn trích giảng với 64 câu thơ trong tổng số 3254 câu Kiều. Học 64 câu Kiều, song học sinh phải có sự hiểu biết về cái hay, cái đẹp của từng đoạn cũng như cái hay cái đẹp của cả Truyện Kiều. Hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân có mối liên quan trực tiếp đến nhau. Sau đoạn trích Chị em Thúy Kiều là Cảnh ngày xuân. Giáo viên điểm qua sự việc để học sinh dễ dàng tiếp cận đoạn “Kiều ở lầu ngưng Bích”.
	Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( phần các em tự học) là bức tranh ngày xuân thiên nhiên trong trẻo, khoáng đạt, mới mẻ và một tâm trạng vui mừng, hồ hởi, phấn khởi của những người lần đầu tiên được đi trẩy hội giữa một mùa xuân kép: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của lòng người. Rồi gia đình Kiều gặp biến cố và nàng bán mình cứu cha và em ra sao? Tại sao Kiều lại rơi vào cảnh ngộ éo le này ? Sau đó giáo viên khắc sâu kiến thức: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, bắt phải tiếp khách lầu xanh, Kiều thấy quá đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng rút dao định tự vẫn. Tú Bà sợ Thúy Kiều chết thì mất cả vốn lẫn lời bèn tìm cách khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra ở tạm bên bờ biển Lâm Tri (Truy), thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn.
	Một vấn đề đặt ra nữa là khi phân tích một đoạn trích trong tác phẩm giáo viên cần cho học sinh biết so sánh đối chiếu với các đoạn trích học trước và sau đó; khi cần thiết để học sinh nắm hoàn chỉnh tác phẩm và hiểu được tài năng của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật để thể hiện nội dung hoặc những nét nội dung cơ bản của truyện về tính cách cao đẹp của các nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm. Qua đó, học sinh cũng thấy được giá trị tư tưởng cũng như ý đồ của nhà văn trong sáng tác tác phẩm.
	Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều, đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ hơn về phẩm chất của Thúy Kiều: một con người con gái đức hạnh nhưng gặp nhiều gian truân, trôi nổi. Tuy xã hội phong kiến đầy những xấu xa vẫn không làm thay đổi phẩm chất tốt đẹp của nàng. Thái độ của nhà thơ biểu hiện rất rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh... 
	Hay một tác phẩm khác mà cũng có khối lượng lớn trong chương trình Ngữ Văn 9 như Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó học sinh chỉ học một đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Dạy đoạn trích, giáo viên phải giới thiệu cho học sinh nắm được từ đoạn trích trước đến đoạn đó và vài nét về nhân vật Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên “ Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”, giỏi văn lẫn võ, vừa từ tạ thầy ra đi. Trên đường về nhà thăm mẹ - trước khi lên kinh ứng thí mong lập được công danh, cứu đời, giúp nước - chàng gặp đảng cướp hiệu Phong Lai cầm đầu đang hoành hành khiến dân chúng ở đây rất khổ sở. Bây giờ chúng lại ra tay bắt ở đâu được hai nàng con gái đẹp đẽ...Vân Tiên nghe nói vô cùng nổi giậnSau khi phân tích phẩm chất đẹp đẽ ở nhân vật Lục Vân Tiên: giúp người không cần báo đáp, đây là quan điểm “ Thi ân bất cầu báo” mà Nguyễn Đình Chiểu từng ca ngợi, giáo viên cần liên hệ phẩm chất nhân vật Vân Tiên với nhân vật Ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (đoạn trích này không dạy, học sinh tự nghiên cứu thêm): “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Đây cũng là những hình ảnh thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu.
Người giáo viên làm được như vậy ở những tác phẩm khác, học sinh sẽ thấy thích tác phẩm, sưu tầm để đọc, thích học văn hơn.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 3.3.1. Đối tượng của giải pháp: Giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9 ở các trường THCS. 
 3.3.2. Phạm vi áp dụng: Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường THCS trong cả nước.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 3.4.1. Mục tiêu bài học:
 - Về kiến thức: học sinh hiểu bài, hào hứng học tập, tiếp thu bài học tốt;
 - Về kĩ năng: giúp học sinh rèn luyện cách tư duy, tìm hiểu một tác phẩm, một đoạn trích của truyện trung đại;
 - Về thái độ: Bồi đắp cho các em tình yêu văn học trung đại, niềm tự hào dân tộc, sự nổ lực của bản thân trong học tập và cuộc sống.
 3.4.2. Kết quả bài làm kiểm tra năng lực của học sinh: Sau khi học xong phần chủ đề tích hợp ( phần “Truyện Kiều với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”, các em làm bài kiểm tra thường xuyên đạt được kết quả: trên 80% học sinh của lớp đạt điểm khá giỏi, còn lại là những bài làm đạt điểm trung bình, không có bài làm chưa đạt yêu cầu.
 3.5. Tài liệu kèm theo: Sách Ngữ Văn lớp 9, tập một NXB GD 2005. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_mot_doan_trich_t.doc