Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra Lớp 1

Công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1 rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả giáo dục .Những trẻ 6 tuổi chưa ra lớp là sự thiệt thòi cho chính các em ,gia đình các em. Trong những năm học 2015-2016 đã có tình trạng trẻ 6 tuổi chưa được đi học nhưng đã kịp thời vận động các em đã ra lớp.

 Trong quá trình tìm hiểu tôi đã tự đặt câu hỏi :Tại sao các em không được ra lớp đúng tuổi ? Nguyên nhân các em không được ra lớp là gì ? mình phải có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp1 hiệu quả.

 Trẻ 6 tuổi chưa ra lớp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào của nhà trường,của ngành giáo dục huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của xã. Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác chuyên trách Phổ cập giáo dục tiểu học, tôi suy nghĩ rất nhiều: Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1

.Làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh,khi có hiện tượng học sinh bỏ học thì bằng biện pháp gì để mời gọi các em ra lớp kịp thời không để tình trạng các em bỏ học để thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

 Vậy làm thế nào để thực hiện tốt công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp đúng tuổi để trẻ không bị thiệt thòi cho bản thân, gia đình , ảnh hưởng đến công tác giáo dục tại địa phương ,xã hội nên thôi thúc tôi chọn đề tài này.

 

docx 13 trang hoathepmc36 9202
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm :Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1
 A /PHẦN MỞ ĐẦU
1/Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết Bác hồ đã nói :
“Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn ngủ ,biết học hành là ngoan”
Quả đúng như vậy trẻ em như búp trên cành nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó sẽ phát triển .cũng như con người nếu được chăm sóc ngay từ mới sinh ra ở trong gia đình cho đến khi đứa trẻ đó đến trường .Tình trạng trẻ 6 tuổi không chịu ra lớp 1vẫn thường xuyên xảy ra ở các trường Tiểu học trên địa bàn xã Phú Tân đó là một điều băn khoăn rất lớn đối với tôi .Một cán bộ chuyên trách Phổ cập giáo dục tiểu học.Từ đó tôi tìm tòi suy nghĩ để có hướng tham mưu đóng góp tìm ra các phương pháp tối ưu nhất để giúp cho nhà trường đảm bảo được công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt hiệu quả .
Công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1 rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả giáo dục .Những trẻ 6 tuổi chưa ra lớp là sự thiệt thòi cho chính các em ,gia đình các em. Trong những năm học 2015-2016 đã có tình trạng trẻ 6 tuổi chưa được đi học nhưng đã kịp thời vận động các em đã ra lớp. 
 Trong quá trình tìm hiểu tôi đã tự đặt câu hỏi :Tại sao các em không được ra lớp đúng tuổi ? Nguyên nhân các em không được ra lớp là gì ? mình phải có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp1 hiệu quả. 
 Trẻ 6 tuổi chưa ra lớp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào của nhà trường,của ngành giáo dục huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của xã. Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác chuyên trách Phổ cập giáo dục tiểu học, tôi suy nghĩ rất nhiều: Một vài biện pháp về công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1
.Làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh,khi có hiện tượng học sinh bỏ học thì bằng biện pháp gì để mời gọi các em ra lớp kịp thời không để tình trạng các em bỏ học để thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
 Vậy làm thế nào để thực hiện tốt công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp đúng tuổi để trẻ không bị thiệt thòi cho bản thân, gia đình , ảnh hưởng đến công tác giáo dục tại địa phương ,xã hội nên thôi thúc tôi chọn đề tài này.
 2/Đối tượng nghiên cứu	 
- Là trẻ 6 tuổi thuộc địa bàn trong xã Phú Tân huyện Định Quán
- Giải quyết được công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1đảm bảo thực hiện được công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi góp phần xây dựng xã hội Dân trí –Văn minh-Dân giàu –Nước mạnh.
 3/Phương pháp nghiên cứu 
- Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp được công tác mời gọi trẻ 6 tuổi ra lớp 1trong xã Phú Tân đạt hiệu quả .
- Quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ về vật chất ,tinh thần để các em có đủ điều kiện học tập.
 4/Số liệu thống kê 
Thống kê số liệu trẻ 6 tuổi ra lớp đạt được trong những năm học gần đây:
Năm học 
Số trẻ 6 tuổi 
Số trẻ 6 tuổi ra lớp 
Tỷ lệ
2014-2015
155
155
100%
2015-2016
188
188
100%
2016-2017
134
134
100%
 II / PHẦN NỘI DUNG
 1/Cơ sở lý luận
 Hiện tượng học sinh bỏ học như hiện nay nhìn chung là một thực trạng rất đáng lo ngại, là nỗi bức xúc của ngành giáo dục, nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền và cả cộng đồng xã hội.Học sinh bỏ học là mất đi quyền lợi học tập của bản thân, các em sẽ không đủ kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống với nền công nghiệp hiện đại ảnh hưởng đến trình độ dân trí của từng gia đình ,xã hội và đất nước sau này,có nguy cơ gây ra phiền toái trong cuộc sống như lang thang,trộm cướp và các tệ nạn xã hội khác đang rình rập các em .Vì vậy việc học sinh đi học là nghĩa vụ của toàn dân ,toàn hệ thống chính trị trong nhà nước cần thực hiện.
 2/ Thực trạng 
 Xã Phú Tân có hai trường Tiểu học : Tiểu học Phú Tân và trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm .Hàng năm có khoảng 36lớp,46 giáo viên khoảng 888 học sinh Tiểu học .Là xã miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn .Người đồng bào dân tộc Hoa,Tày Nùng chiếm khoảng 70%. Dân cư sống không tập trung địa bàn nơi các em sinh sống còn rất nhiều khó khăn đường đi học của các em còn sình lầy , nắng bụi có em còn cách xa điểm trường bốn , năm km đường rẫy .Bố mẹ các em có trìnhđộ học vấn còn thấp một bộ phận gia đình các em có kinh tế hoàn cảnh khó khăn bố mẹ chỉ lo làm thuê làm mướn không chú ý đến việc học hành của các em , mọi việc học tập đều phó thác cho nhà trường , thầy cô giáo. Có những lúc các em không đến lớp vì những lý do học yếu, chán học, theo bạn đi chơi hay đi lượm điều,làm thuê cho người khác để lấy tiền tiêu xài gia đình cũng không biết. Những việc bỏ học không lý do đó đã làm ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số học sinh .
 3/ Nội dung giải pháp 
a. Mục đích của giải pháp: 
 Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học,mời gọi được những học sinh đã nghỉ học ra lớp kịp thời không để các em nghỉ học dài ngày nhằm giữ vững, duy trì tốt sĩ số học sinh của các trường và góp phần thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục tiểu học tại địa phương.
 Tôi nhận thấy những giải pháp này đã giúp cho việc duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi đền trường,mời gọi hiệu quả học sinh bỏ học ra lớp đạt hiệu quả tốt ở đơn vị , giúp cho thành quả đã đạt được của công tác Phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương tôi được duy trì và phát huy có hiệu quả. Chính vì thế,tôi rất muốn giới thiệu, chia sẻ những giải pháp này đến với những giáo viên làm công tác Phổ cập giáo dục tiểu học như tôi ở các đơn vị bạn để cùng trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của mình.
b. Nội dung của giải pháp:
 Tham mưu ,lập kế hoạch cho Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục –Chống mù chữ xã về công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh bỏ học ra lớp.Từ đó Ban chỉ đạo sẽ có hướng chỉ đạo cho nhà trường phải chú ý đến học sinh có học lực yếu , học sinh lưu ban , học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vì đây là những em hay thường xuyên nghỉ học ,bỏ học .Trong năm học 2014-1015 có những em như Sỳ Cóoc Khìn lớp 5/2, Lỷ Thu Trang lớp 5/2,Huỳnh Chí Vỹ lớp 4/1 ở trường Tiểu học Phú Tân .Em Vòng Kim Long lớp 1A, em Nguyễn Văn Tốt lớp3B,em K Quy lớp 5C trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm là những em có học lực yếu, đã bị lưu ban , hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mất có nguy cơ bỏ học cao 
 (Những ngày nghỉ các em còn phải đi lượm điều thuê)
 (Hình ảnh những hộ gia đình nghèo cần giúp đỡ )
 Ngay từ đầu năm học giáo viên làm công tác Phổ cập phải liên hệ các trường Tiểu học trong địa bàn để nắm danh sách học sinh toàn trường , học sinh lưu ban của năm học trước , học sinh con gia đình hộ nghèo, cận nghèo .Tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-CMC , Biết kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh lớp, nhà trường các ban ngành đoàn thể như Đoàn Thanh niên,Hội Phụ nữ, hội Khuyến học, hội Cựu chiến binh, các Ban ấp phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp. Giáo viên Phổ cập của trường liên hệ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm rõ tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước xem các em đã thật sự ổn định học tập hay chưa đồng thời tìm hiểu, lập danh sách các đối tượng học sinh lười học, vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học trong năm học mới. Xác định nguyên nhân học sinh không đi học , bỏ học giữa chừng là do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân do học lực yếu kém đi đến chán bỏ học là nguyên nhân chủ yếu ngoài ra gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đi học thường xuyên của các em. Nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học tập để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp, gia đình học sinh kiểm tra việc đi học, tỉ lệ chuyên cần của các em,sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động phù hợp đưa các em tiếp tục đến trường, giúp các em tự tin và có tư tưởng, thái độ tốt hơn trong học tập.Tham mưu cho hội Khuyến học, hội Phụ huynh học sinh tặng quà những gia đình học sinh nghèo những phần quà như xe đạp,quần áo ,sách vở,đồ dung học tập như gia đình của em : Sỳ Cóoc Khìn lớp 5/2,em Tẩy Tâm Từ lớp 3/1, em Huỳnh Chí Vỹ lớp 4/1 
 (Hình ảnh tuyên dương những em đạt giải thưởng học giỏi )
 (Hình ảnh các nhà hảo tâm tặng xe đạp cho học sinh nghèo)
 Dựa trên thực tiễn những cách đã thực hiện, tôi đã xây dựng và thiết lập mô hình tích cực cho người giáo viên Phổ cập gồm một số giải pháp hữu hiệu mà theo tôi có thể duy trì hiệu quả sĩ số học sinh trong các trường Tiểu học. giải pháp tôi đưa ra thể hiện rõ tầm quan trọng của việc “phòng hơn chống” học sinh bỏ học và nhấn mạnh vai trò của giáo viên làm công tác Phổ cập quán triệt sự chỉ đạo của Đảng ủy ,chính quyền ,Ban chỉ đạo PCGD-CMC .Tích cực tham mưu, phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương, phụ huynh học sinh, đội ngũ các bộ, nhân viên và Ban giám hiệu nhà trường trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học bằng cả tinh thần và tấm lòng nhiệt quyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục thì mới có thể giải quyết vấn nạn bức xúc này một cách có hiệu quả.
Phối hợp tốt với nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên Chủ nhiệm lớp xây dựng các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến trường.
 Tham mưu cùng Ban Giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên Chủ nhiệm, giáo viên Bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi; sinh hoạt chủ điểm; tạo sự thu hút, tạo cho của các em niềm vui khi ở lớp, ở trường, giúp các em hăng hái hơn trong sinh hoạt và học tập, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ham thích đến trường. Trong quá trình dạy vừa tạo cho các em học vừa tạo cho các em vui chơi giải trí để các em thấy được đến lớp là niềm vui tạo động lực cho các em học tập
 Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, văn nghệ, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học, sinh hoạt Sao kết hợp tăng cường chú trọng việc tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh. Các hoạt động nói trên phải được tổ chức kết hợp đan xen trong chương trình học, một cách hợp lí sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để giảm bớt mệt mỏi căng thẳng cho học sinh do hằng ngày các em phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn khi đến trường. Đề xuất thực hiện một số phong trào nhằm giúp các em đi học đầy đủ như: phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào cùng bạn học giỏi vận động học sinh tích cực tham gia để giúp học sinh có ý thức và thái độ tốt hơn trong học tập.
 * Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cán bộ công nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường đối với công tác quản lí và giáo dục học sinh:
 Giáo viên Phổ cập kết hợp chặt chẽ với giáo viên Chủ nhiệm, giáo viên Bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát sự chuyên cần của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt để có biện pháp phối hợp giáo dục giúp đỡ.Phối hợp cùng giáo viên Chủ nhiệm nắm rõ số điện thoại gia đình ,số nhà khu dân cư của các em để tạo sự liên lạc thông tin trong suốt.Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập dẫn tới việc học nhanh chóng giảm sút. Các em dần dần sẽ mất căn bản thầy cô giảng bài không hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ học.Chính vì thế thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh giáo viên Chủ nhiệm nhắc nhở gia đình quan tâm đến việc học tập của con em mình. Học sinh chỉ cần vắng mặt một buổi học không lí do là giáo viên chủ nhiệm liên lạc với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, vắng mặt hai buổi không lí do là báo cáo ngay với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên Phổ cập để tìm biện pháp giải quyết.
 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và chính quyền địa phương thông qua Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục-Chống mù chữ của xã.Qua các cuộc họp giao ban hàng tháng nhà trường thông báo tình hình học của các em cho Ban chỉ đạo xã. Đối với những học sinh cá biệt có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy,vi phạm pháp luật phải được quản lý và có biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu đồng thời chúng ta cũng cần giáo dục nghiêm khắc ,bao dung độ lượng của giáo viên cùng các ban ngành đoàn thể trong xã hội . Đoàn thanh niên là lực lượng tiên phong trong công tác vận động trẻ em tham gia học tập, tổ chức các chương trình vui chơi giải trí tại các thôn ấp, nhà Trung tâm Văn hóa Thể thao-Học tập cộng đồng nhằm tạo sân chơi bổ ích, động viên các em tham gia học tập . 
 Đối với công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp mỗi khi đến nhà phụ huynh để vận động gia đình cho học sinh ra lớp tôi thiết kế mẫu như sau để có cơ sở làm bằng chứng cho gia đình và cơ quan quản lý để nắm được tiến trình quá trình vận động .
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập –Tự do-Hạnh phúc
 Giấy báo nhập học 
 Kính gửi : Gia ñình Ông (bà) .
Hiện cư ngụ tại số nhà.. khu Ấp Số Điện thoại ..
Là phụ huynh của em..  sinh năm 
Đã đến tuổi đi học lớp 1 Năm học ..
Đề nghị Ông (bà) đến ghi tên cho em nhập học tại Trường Tiểu học Điểm trường Ấp . 
Vào lúc  giờ.ngàytháng năm đến ngày .tháng năm . 
*Lưu ý Khi đi mang theo giấy báo này 
Nơi nhận : Ban chỉ đạo PCGD-CMC
-Như trên 
-Lưu V/t 
 Khi có học sinh nghỉ học tôi tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-CMC xã lên kế hoạch cùng với giáo viên Chủ nhiệm ,Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với hội Khuyến học,Đoàn Thanh niên cùng Ban ấp  đến gia đình các em cùng tìm hiểu nguyên nhân bỏ học để vận động các em ra lớp . 
 Từ tháng 9 năm học 2014-2015 đã có 5 trường hợp là em Huỳnh Chí Vỹ lớp 4/1,em Sỳ Cóoc Khìn lớp 5/2,em Lỷ Thu Trang lớp 5/2 ở trường Tiểu học Phú Tân .Em Vòng Kim Long lớp 1A, em Nguyễn Văn Tốt lớp 3B trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm nghỉ học đã được vận động ra lớp kịp thời.
 Qua thực tiễn đến vận động học sinh bỏ học khi các em đã nghỉ học từ bốn năm ngày trở lên thì công tác vận động các em nghỉ học ra lớp cực kỳ khó khăn như trường hợp của em :Lỷ Thu Trang học sinh lớp 5/2 trường Tiểu học Phú Tân gia đình tại Ấp 3 xã Phú Tân.Sau khi giáo viên chủ nhiệm không vận động được liền báo ngay cho nhà trường .Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm đến vận động gia đình tìm hiểu nguyên nhân bỏ học của em là do em lớn tuổi (hơn các bạn cùng trang lứa hai tuổi ) học lực em sa sút bắt đầu trong học kì II, em là con gái nên thường hay mắc cỡ với bạn bè và em cũng có tư tưởng “học thêm cũng chẳng làm được gì”.Đến lớp thường xuyên bị bạn bè trêu chọc em chán nản và nghỉ học .Gia đình đồng ý cho em đi học lại nhưng em không chịu đi học .Tôi tiếp tục phối hợp với anh Cẩm là Trưởng ấp,anh Tư là phó Chù tịch Hội Khuyến học ,anh Xướng là cán bộ Đoàn Thanh niên cùng hơn mười bạn lớp 5/3 cùng đến nhà vận động . Qua quá trình thuyết phục và sự động viên của các bạn. Các bạn của em hứa là từ nay không trêu chọc bạn nữa ,hai bạn ở gần sẽ giúp đỡ hướng dẫn cho bạn những bài học đã qua trong lúc bạn nghỉ học .Được sự động viên của thầy cô bạn bè đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, em từ từ đồng ý hứa ngày mai sẽ đi học lại .Tôi cùng bố mẹ em tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng trên vai các em vỗ tay mừng rỡ .Tôi phân công cho hai bạn gần nhà ngày mai đến rủ bạn cùng đi học.Kể từ ngày đó em Trang đi học đều đặn không nghỉ học nũa. 
 III/Kết quả 
 Từ việc xác định được nguyên nhân và phối kết hợp kịp thời các biện pháp để giải quyết được công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh ra lớp có hiệu quả.
Từ đầu năm học 2014-2015 đến giữa học kì II năm học 2014-2015 .Bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau
Năm học 
Đầu năm
Cuối học kì I 
Giữa học kì II
Tỷ lệ
2014-2015
864
864
864 
100%
 Có được kết quả như trên là thực hiện tốt vai trò của người giáo viên làm công tác Phổ cập giáo dục thực hiện công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh bỏ học ra lớp ở các trường xã Phú Tân đạt hiệu quả cao .
 IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Trong công tác xây dựng kế hoạch phải chú ý đến công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh bỏ học ra lớp kịp thời . Quá trình thực hiện công tác trì sĩ số và mời gọi học sinh bỏ học ra lớp không phải thực hiện trong ngày một ngày hai mà phải thực hiện thường xuyên phải chú ý đến từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu có tư tưởng ham chơi lười học ,học sinh lưu ban, nắm rõ hoàn cảnh của những em có kinh tế khó khăn để quan tâm giúp đỡ kịp thời liên hệ chặt chẽ với gia đình, tranh thủ sự ủng hộ của hội phụ huynh các đoàn thể nhà trường sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ban ngành đoàn thể,nhân dân trong xã, Sự phối hợp chặt chẽ trong Ban chỉ đạo PCGD-CMC
 V/KẾT LUẬN 
 Công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh bỏ học ra lớp là nhiệm vụ quan trọng phải quan tâm thực hiện thường xuyên phải vận dụng sáng tạo linh hoạt trong thực tế ,Nhà trường cần quan tâm nhiều đến chất lượng giáo dục để tỉ lệ học sinh lưu ban ngày càng thấp .Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tâm tư tình cảm của các em sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ với các em trong mọi hoàn cảnh khó khăn,nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tập vui chơi.Cấp ủy ,chính quyền địa phương hỗ trợ mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất ,tinh thần cho nhà trường 
 VI/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
 Với những kinh nghiệm của Tôi có thể giúp cho các đồng nghiệp nhất là các trường học còn có nhiều khó khăn có thể lựa chọn vào hoàn cảnh điều kiện của địa bàn mình để đảm bảo được công tác duy trì sĩ số và mời gọi học sinh ra lớp đạt hiệu quả cao .
 VII/TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định :Kiểm tra ,công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi .
 Điều lệ trường Tiểu học :Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010. 
 Phú Tân ,ngày 24 tháng 3 năm 2015
 Người viết sáng kiến 
 Lê Văn Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ve_cong_tac_moi_goi.docx