SKKN Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội

SKKN Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội

So với môn Toán và Tiếng Việt môn Tự nhiên và Xã hội cũng là một môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học hiện nay. Đối với môn học này gồm hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Không những thế mà môn học còn giúp học sinh nhận biết về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội, thực hiện được các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân và gia đình, trường học và quê hương.

Tự nhiên và Xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người, những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.

Là một môn học rất quan trọng như vậy, tuy nhiên nó lại không được sự quan tâm đúng mức của mọi người, nhất là các bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. Do vậy, học sinh thường không có hứng thú trong quá trình học môn này. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để tạo hứng thú cho các em khi học môn này? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và đã lựa chọn cho mình đề tài: “Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội”.

 

doc 21 trang thuychi01 50165
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
* Lý do chọn đề tài:
So với môn Toán và Tiếng Việt môn Tự nhiên và Xã hội cũng là một môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học hiện nay. Đối với môn học này gồm hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Không những thế mà môn học còn giúp học sinh nhận biết về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội, thực hiện được các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân và gia đình, trường học và quê hương.
Tự nhiên và Xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người, những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. 
Là một môn học rất quan trọng như vậy, tuy nhiên nó lại không được sự quan tâm đúng mức của mọi người, nhất là các bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. Do vậy, học sinh thường không có hứng thú trong quá trình học môn này. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để tạo hứng thú cho các em khi học môn này? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và đã lựa chọn cho mình đề tài: “Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội”. 
* Mục đích nghiên cứu: 
 Môn Tự nhiên và Xã hội tuy kiến thức không cao, không khó nhưng cũng rất đa dạng và hầu như giáo viên nào khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội cũng còn hời hợt qua loa. Bên cạnh đó Tự nhiên Và Xã hội góp một phần không nhỏ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, do thời đại ngày nay trẻ em được cha mẹ bao bọc quá nhiều, đôi khi các em bị ép học tập không còn thời gian cho vui chơi. Do đó kĩ năng sống của các em còn hạn chế, vì thế tôi đã đưa ra một số phương pháp dạy học để phù hợp với từng bài cụ thể và có kết quả giảng dạy ngày một chất lượng hơn để phù hợp với chuẩn kiến thức hiện nay.Cùng đồng nghiệp trong trường biết cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tạo một không khí lớp học nhẹ nhàng, vui tươi và hiệu quả. Từ đó “Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên Và Xã hội”. Tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự khám phá, mở mang kiến thức, nâng cao kĩ năng sống, để từ đó các em dễ dàng vận dụng vào cuộc sống.
* Đối tượng nghiên cứu: 
- Là hệ thống kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.Thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội của giáo viên khối 1, việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hermann Gmeiner.
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau: 
+ Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. 
+ Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. 
+ Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2, 3. Và cứ như vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các lớp cuối cấp. Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như: khen ngợi tuyên dương,  tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi. Vì thế giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát tri giác của học sinh để giúp các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức bài học. Tóm lại: Việc thay đổi các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học, nội dung học tập của môn học cần phải đi song song với quá trình tri giác, chú ý, tư duy của học sinh.
2. 2. Thực trạng
- Học sinh lớp Một giai đoạn đầu đa phần các em chưa biết chữ, do vậy việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cũng gặp khó khăn nhất định. 
- Đặc biệt ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích chơi hơn học, mau quên chóng chán. Do vậy để tạo hứng thú học tập cho các em tôi đã suy nghĩ và mạo muội đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em khi học môn học này.
- Phụ huynh học sinh có quan niệm rằng chỉ cần học môn Toán và Tiếng việt còn các môn phụ như môn Tự nhiên và xã hội thì không hề quan tâm đến. 
- Trong trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mặc dù thời gian biểu, cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng, nhưng ở môn Tự nhiên và Xã hội nhiều khi giáo viên coi là môn phụ. Bởi vì khối lượng kiến thức Toán, Tiếng Việt rất nhiều nên Tự nhiên và Xã hội bị lấn lướt và cắt giảm thời lượng. 
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho trò lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa đại khái. Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen với các hoạt động mới hoặc quá phấn khích gây mất trật tự trong lớp học. 
- Một số giáo viên chúng ta chưa coi trọng thiết bị dạy học của bộ môn hoặc ngại dùng, có chuẩn bị song thao tác còn vụng về, lúng túng. Do vậy khiến các em không thích thú với môn học, hiệu quả giờ học không cao. 
* Kết quả khảo sát
	Qua điều tra các tiết học Tự nhiên và Xã hội tại lớp 1A tôi thu được kết quả như sau:
Tổng Số học sinh
Hứng thú với tiết học
Thờ ơ với tiết học
29
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
10
34%
19
66%
2.3. Các giải pháp thực hiện:
	 Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Mỗi giáo viên đều phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy học sinh mới có hứng thu trong mỗi tiết học từ đó giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Sau đây tôi xin trình bày một số một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà tôi đã vận dụng và có hiệu quả trong mỗi tiết hoc. 
* Phương pháp quan sát:
 Có những câu nói mà tôi tin chắc rằng trong mỗi chúng ta ai cũng từng biết đến: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Lenin: “ Từ thực hiện khách quan đến tư duy trừu và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Điều này lại các đúng với quá trình giáo dục học sinh tiểu học. Chính vì vậy trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội phương pháp tôi lựa chọn hàng đầu đó là: Phương pháp quan sát”.
- Có thể nói phương pháp quan sát là 1 phương pháp đặc trưng khi dạy học môn TN và XH, có thể áp dụng trong tất cả các tiết học. Bằng trực quan HS nhận biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một số vấn đề, sự vật, sự việc đang diễn ra quanh mình.Tuy nhiên hướng dẫn HS quan sát một điều quan trọng ở người giáo viên cần chú ý đó chính là cần phải hướng dẫn các em bắt đầu từ sự quan sát tổng thể rồi mới đi vào quan sát bộ phận chi tiết bên trong, quan sát từ ngoài vào trong
- Đối với môn TN và XH ở lớp1 thì HS quan sát chủ yếu để nhận biết hình dạng, đặc điểm của cơ thể người, các vật xung quanh, một số cây cối và con vật, hoặc để tự nhận biết được các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên.
- Tuỳ vào tiết học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học khác nhau.
- VD: Đối với chủ đề: “Con người và sức khoẻ” Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh.
+ Tôi cho HS quan sát các vật thật có trong lớp, yêu cầu các em quan sát và nói màu sắc của các vật. Tôi cho các em hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe những vật xung quanh mà các em thấy. 
Ví như: Cái bảng màu đen, bông hoa màu đỏ, cái bàn màu vàng Sau đó tôi sẽ hướng dẫn để các em biết rằng nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà ta nhận biết được các vật xung quanh, nếu một trong các bộ phận đó bị hỏng thì ta không nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
- VD: Đối với chủ đề “Xã hội”, Bài: Nhà ở
+ Cho học sinh quan sát 4 bức tranh, trang 26.
+ Qua quan sát với sự hướng dẫn của tôi các em đã phân biệt được đâu là nhà ở thành phố, đâu là nhà ở nông thôn và các em còn biết được nhà minh đang sống giống hay không giống nhà trong bức tranh.
- VD: Đối với chủ đề: “Tự Nhiên”, Bài 23: Cây hoa.
+ Tôi cho HS quan sát chậu hoa hồng, cành hoa huệ  Yêu cầu HS nói lại những gì mình đã quan sát được. Đưa ra gợi ý: cây hoa được trồng ở đâu? 
+ Hãy chỉ bộ phận của cây hoa? Hãy kể tên các loại hoa mà em biết? Hoa được dùng để làm gì? 
* Phương pháp trò chơi học tập: 
- Để cho tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú với các hoạt động ta nên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học. Thực tiễn cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là nên tổ chức chơi như thế nào? Tiến hành áp dụng trò chơi ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là vấn đề cần quan tâm.
- Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp một với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới. 
- Vì vậy, có thể nói rằng trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học môn Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất kỳ phần nào của bài học đều rất quan trọng. vì chơi trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm cho lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Lúc đó quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức
- Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ những trò chơi và hình ảnh mà tôi đã từng tổ chức trò chơi cho các em học sinh ở lớp mình: 
1. Trò chơi: Tiếp sức. Áp dụng cho bài: Thực hành đánh răng rửa mặt. Thời gian: 3 phút
 Mục đích: Giúp HS nhớ lại các bước đánh răng rửa mặt. Luật chơi: là xếp thẻ hình theo thứ tự các bước đánh răng. Chuẩn bị : 2 bộ thẻ hình ( mỗi bộ gồm 5 thẻ hình )
H1: em bé lấy bàn chải và kem đánh răng
H2: Em bé cầm cốc và bài chải đánh răng
H3: Em bé đánh răng xong súc miệng và rửa mặt 
H4: Em bé rửa sạch bàn chải 
H5: Em bé cất bàn chải đúng nơi qui định 
Hình thức tổ chức: tổ 1, 2 chơi, tổ 3 là trọng tài.
 	Cách tiến hành: hai tổ quay về phía bảng. khi quản trò hô bắt đầu thì người đầu tiên sẽ chọn thẻ phù hợp với bước đầu tiên của việc đánh răng. Sau đó nhanh chóng quay về đập tay vào người thư hai. Người thứ hai sẽ tiếp tục chọn hình phù hợp với bước thứ hai của việc đánh răng. Và tiếp tục quay về đập tay vào người thứ ba. Cứ như vậy cho đến người cuối cùng. Đội nào có kết quả đúng và nhanh nhất đội đó là người thắng cuộc
2) Trò chơi: Làm theo tôi nói đừng làm theo tôi làm.
Áp dụng phần khởi động bài : Ăn uống hằng ngày. Thời gian: 5 phút.
Mục tiêu: Khởi động gây hứng thú trước khi vào bài mới.
 Cách tiến hành: 
- Khi GV hô : 
+ “ Con thỏ” : Người chơi sẽ để 02 bàn tay lên hai bên đầu và vẫy vẫy, tượng trưng cho hai tai thỏ.
+ “Ăn cỏ” : Người chơi phải chụm 05 ngón tay phải lại và đặt vào lòng bàn taytrái.
+ “ Uống nước” : Các ngón tay phải chụm lại và đưa lên gần miệng.
+ “ Vào hang” : Đưa các tay phải chụm lại vào tai
- Lúc đầu GV vừa hô vừa làm đúng các động tác để cả lớp làm theo. Sau vài lần GV bắt đầu hô nhanh và sai động tác. Nếu có HS nào làm sai theo GV thì bị bắt. Làm đi làm lại nhiều lần tương tự để bắt được một số HS. Những HS đó sẽ bị phạt theo qui định của GV Kết thúc trò chơi: GV nhắc lại con thỏ ăn gì? và giới thiệu bài học mới 
Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp chơi trò chơi
3. Trò chơi “Đi chợ giúp mẹ”Áp dụng cho bài “Ăn uống hằng ngày”.Thơi gian: 5 phút
Mục tiêu : HS chọn ra những thức ăn đồ uống cần dùng hằng ngày.
Chuẩn bị :
 - GV cùng HS chuẩn bị tranh ảnh các thức ăn ( thịt, cá, rau, quả ) hoặc các con giống, các loại rau quả làm bằng nhựa.
- Một vài giỏ nhựa đồ chơi trẻ em Cách tiến hành:
- Một số HS xung phong làm người bán hang, các nhóm còn lại hội ý cử ra 01 đại diện đi chợ và bàn xem nhóm mình nên mua loại thức ăn gì, dùng cho bửa nào( Sáng, trưa, chiều ) 
- Khi GV hô “ Bắt đầu” bạn được cử đi chợ sẽ đi thật nhanh đến hàng có bán thức ăn mà nhóm đã định chọn mua
- Hết thời gian đi chợ, đại diện các nhóm báo cáo những gì nhóm mình đã mua được và nói rõ so với dự kiến, nhóm mình đã mua được đủ hay thiếu, hoặc bạn đã có sáng kiến mua thức ăn nào thay thế. Dựa vào kết quả của từng nhóm, GV cùng cả lớp nhận xét xem nhóm nào đã mua đủ các thứ dự định và những thức ăn đó có phù hợp với với từng bữa ăn theo dự kiến không.
 Kết thúc trò chơi : GV tuyên dương đội chơi thắng cuộc và nhắc lại : “ Các em cần ăn uống đủ chất để chóng lớn, học giỏi và khoẻ mạnh. 
4) Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”Áp dụng cho bài: “Ôn tập con người và sức khoẻ” Thơi gian: 10 phút.
Mục tiêu: HS gọi được tên các bộ phận cơ thể và nói đúng được chức năng của các bộ phận đó.
Cách tiến hành: Chia lớp thành 02 đội. Hai đội hội ý chỉ định người nói trước, người nói sau.
Cách tiến hành: Hai đội trưởng ra “oẳn tù tì” đội nào thắng sẽ được bắt đầu trước Ví dụ : 01 bạn ở đội 1 nói “Mắt”, bạn ở đội 2 phải nhanh chóng nói “nhìn”. Bạn tiếp theo của đội 2 tiếp tục nói “Mũi”, bạn thứ 2 của đội 1 nói nhanh “ngửi”  trò chơi cứ tiếp tục diễn ra như vậy, nhưng được tiến hành với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu bạn nào trả lời chậm hoặc sai hay nêu trùng tên với các bộ phận đã được nêu thì bị thua. Người bị thua phải chịu phạt hát hoặc múa 01 bài.
Hai đội bắt đầu chơi
9/ Trò chơi nhà của em: Áp dụng cho bài gia đình.
 Mục đích: Củng cố hiểu biết về gia đình, giúp HS vui vẻ thoải mái thư giản. 
Thời gian: 5 Phút.
 Chuẩn bị: Sân chơi rộng, trên sân vẽ các vòng tròn nhỏ tượng trương cho nhà của các nhóm. 
Luật chơi: Tìm đúng nhất nhanh nhất. Hình thức tổ chức: Theo nhóm cách tiến hành: Chia mỗi nhóm 4 HS tượng trưng cho bố mẹ và 2 con.Vẽ các vòng tròn nhỏ tượng trương cho nhà của các nhóm trên sân. GV hướng dẫn cho HS đứng thành vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay và hát cả nhà thương nhau. Khi người điều khiển hô “Hãy về nhà” thì tất cả mọi người phải chạy thật nhanh về nhà của nhóm mình . nhóm nào chạyvề nhà nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc. 
Bên cạnh phương pháp trò chơi trên chúng ta cũng còn một vài phương pháp khi dạy môn TN và XH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp1.
* Phương pháp hỏi đáp:
- Là phương pháp trong đó việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được tiến hành trên cơ sở hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những kiến thức cần nắm. Nó có tác dụng tốt đối với việc huy động vốn tri thức và kinh ngiệm đã có ở HS vào việc tìm tòi kiến thức mới, đồng thời khơi dậy ở học sinh tính tích cực suy nghĩ.
- Đối với môn tự nhiên và xã hội lớp1 phương pháp hỏi đáp cũng là phương pháp giúp cho học sinh có hứng thú trong việc học tập. Thông qua câu hỏi của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm tòi và trả lời cũng đã giúp cho các em bước đầu hình thành tư duy trừu tượng.
VD1: Khi dạy bài “Con cá”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
+ Cá sống ở đâu?
+ Hãy nói tên các bộ phận của cá?
+ Hãy kể tên các loại cá mà em biết?
+ Bạn thích ăn loại cá nào?
VD2: Khi dạy bài “Con gà”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày: 
+ Mô tả con gà trong hình thứ nhất ở trang 54 SGK. Đó là gà trống hay gà mái?
+ Mô tả con gà trong hình thứ hai ở trang 54 SGK. Đó là gà trống hay gà mái?
+ Hãy mô tả con gà ở trang 55SGK?
+ Gà trống và gà mái giống và khác nhau như thế nào?(khác nhau về kích thước, màu sắc, tiếng kêu như thế nào)
+ Mô tả móng gà, móng gà dùng để làm gì?
+ Nuôi gà để làm gì?
+ Ăn thịt gà trứng gà có lợi ích gì?
VD3: Khi dạy bài “Con muỗi”. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em trình bày:
+ Muỗi thường sống ở đâu?
+ Vào lúc nào em nghe thấy tiếng muỗi và hay bị đốt nhất?
+ Bị muỗi đốt có hại gì?
+ Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết.
+ Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác?
+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?
* Phương pháp thảo luận nhóm.
- Đây cũng là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập của các em. Bởi vì: hoạt động nhóm giúp cho HS tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình cho các bạn trong nhóm. Từ hoạt động nhóm có thể rèn cho các em rất nhiều kĩ năng sống:
+ Hỏi lẫn nhau điều đó giúp cho các em phát triển kỹ năng giao tiếp.
+ Sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm giúp các em phát triển kĩ năng hợp tác. 
+ Ngoài ra còn giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng xây dựng niềm tin.
 Tuy nhiên khi chia nhóm tôi cũng rất chú trọng đến cách chia nhóm. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm tôi thường xuyên theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
 Việc vận dụng các phương pháp này vào trong tiết dạy HS của tôi có hứng thú hơn trong quá trình học môn này. Qua theo dõi hàng tháng tôi thấy trẻ chuyển biến rõ rệt.
VD1: Khi dạy bài “ Gia đình” 
 Ở Hoạt động 2: Tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Kể về gia đình gia đình của em cho bạn nghe?
+ Trong khi nghe có thể hỏi thêm về gia đình bạn những gì em muốn biết?
VD2: Khi dạy bài “Lớp học”
Ở Hoat động 1: “Quan sát” Tôi cho HS thảo luận nhóm 4. Học sinh quan sát các hình trong SGK trang 32, 33 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong lớp học có những ai và những thứ gì?
+ Lớp học của bạn gần giống lớp học nào trong các hình đó?
+ Bạn thích lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?
+ Kể tên cô giáo, thầy giáo và các bạn của mình?
+ Trong lớp em thường chơi với ai?
+ Trong lớp học của em thường có những thứ gì? Chúng được dùng để làm gì?
* Phương pháp "Bàn tay nặn bột":
 	Là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn TN&XH, tôi nhận thấy những ưu điểm sau: 
 - Kích thích  tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
 - Rèn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_mon_tu_nhien_v.doc