Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

Cơ sở lí luận của vấn đề

Luật Giáo dục đã quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006- QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Từ những quy định đã nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ mục tiêu giáo dục hiện nay là đang tập trung vào việc phát triển tính chủ động và sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh tăng thêm khả năng tiếp thu và giải quyết nhanh các vấn đề.

Để đạt được mục tiêu này, chúng cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm trong các hoạt động học tập chủ động và sáng tạo là điều rất cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giảng dạy hay đã và đang được sử dụng trong quá trình dạy ngôn ngữ và đều nhằm nâng cao chất lượng môn học. Trong số các phương pháp ấy, việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự đã mang lại nhiều kết quả hơn chúng ta mong đợi.

Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ thay đổi không khí căng thẳng, mệt mỏi trong tiết học mà còn giúp cho người học tự tin hơn trong giao tiếp. Vì vậy, để học sinh có thể đạt được những điều đó, điều cần thiết là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy một cách thường xuyên và phong phú về nội dung lẫn hình thức, phương pháp giảng dạy mới sẽ phát huy được tất cả các vai trò chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào thực tiễn nhằm tăng chất lượng của quá trình dạy và học.

 

doc 23 trang hoathepmc36 01/03/2022 12585
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 6000 ngôn ngữ được sử dụng, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ thứ ba được sử dụng rộng rãi nhất và là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia có chủ quyền trong đó có Việt Nam ta. Tiếng Anh là ngôn ngữ mang lại rất nhiều lợi ích và cơ hội cho chúng ta, thỏa mãn tất cả các tiêu chí về du lịch, kinh tế và ngoại giao quốc tế một cách thuyết phục nhất. Đối với một nước đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế như Việt Nam thì việc học tiếng Anh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh, ngành giáo dục Việt Nam đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ bậc tiểu học cho nên có thể xem Tiếng Anh như là môn học giữ vai trò chủ đạo trong chương trình giáo dục nhà trường và là một trong ba môn thi bắt buộc trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. 
	Tuy nhiên, Tiếng Anh thật sự là một môn học tương đối khó đối với học sinh THCS. Theo đặc thù riêng của môn học, Tiếng Anh không giống như các môn học khác, ngoài giờ học thì học sinh ít có thể nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Đặc biệt là ở các vùng sâu như tại xã Quảng Điền của chúng tôi, hầu hết các bậc cha mẹ đều xuất thân từ gia đình làm nông, không có hiểu biết nhiều về tiếng Anh. Hơn thế nữa, để học tốt môn Tiếng Anh thì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu về ngôn ngữ, cần cù, chăm chỉ và phải có lòng say mê, sự hứng thú trong học tập. Do đó, làm thế nào để dạy và học Tiếng Anh trở nên thực sự hiệu quả? Làm thế nào để học sinh có được niềm đam mê và hứng thú với môn học này? Đó là sự trăn trở đối với một giáo viên dạy Tiếng Anh như tôi.
Xuất phát từ mong muốn làm cho học sinh THCS giỏi tiếng Anh, có thể sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp cơ bản thì mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh không chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn hoặc kế hoạch bài dạy Tiếng Anh mà cần phải có phương pháp giảng dạy hấp dẫn, thú vị, liên hệ thực tế tốt, chú trọng việc dạy Tiếng Anh theo hướng giao tiếp, tránh tình trạng thiên về dạy ngữ pháp. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, các giờ học sẽ diễn ra rất căng thẳng, buồn chán và kết quả học tập sẽ không được cao. Do đó, tôi nhận thấy rằng việc giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Để có được điều đó, giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, sử dụng các trò chơi có nội dung phong phú, sử dụng ngôn ngữ hữu ích và thú vị phù hợp với nhận thức của học sinh. Thông qua các trò chơi, học sinh sẽ có được kiến ​​thức và sử dụng ngôn ngữ thành thạo để giao tiếp dễ dàng, cải thiện và khắc sâu kiến ​​thức một cách vững chắc, do dó sẽ mang lại cho học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập. Chính vì tầm quan trọng của phương pháp này nên tôi đã chọn đề tài: “Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Lê Đình Chinh” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018 - 2019.
II. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, việc học Tiếng Anh được xem là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số học sinh vẫn chưa thật sự yêu thích môn học này, chưa nắm được mục đích và tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh trong thời đại ngày nay. Học sinh chỉ mới có khả năng tiếp thu những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà chưa có các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ cho nên giáo viên chưa thể đạt được các mục tiêu giáo dục. Để giúp học sinh có sự yêu thích, say mê, bớt căng thẳng trong các giờ học tiếng Anh, tự tin hơn trong giao tiếp, tôi đã tìm ra phương pháp để tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Mục đích của tôi trong phạm vi nội dung đề tài này là giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ cơ bản nhằm cải tiến phương pháp dạy học để giúp giáo viên và học sinh tìm thấy hứng thú trong việc dạy và học Tiếng Anh, tạo được tính tích cực học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học. Xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy Tiếng Anh để tạo ra được không khí vừa học vừa chơi một cách sáng tạo và có hiệu quả cao. Giáo viên có thêm kinh nghiệm để thực hiện các trò chơi ngôn ngữ một cách linh hoạt, đa dạng và đạt được những mục tiêu giáo dục. 
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Luật Giáo dục đã quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006- QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Từ những quy định đã nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ mục tiêu giáo dục hiện nay là đang tập trung vào việc phát triển tính chủ động và sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh tăng thêm khả năng tiếp thu và giải quyết nhanh các vấn đề. 	
Để đạt được mục tiêu này, chúng cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm trong các hoạt động học tập chủ động và sáng tạo là điều rất cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giảng dạy hay đã và đang được sử dụng trong quá trình dạy ngôn ngữ và đều nhằm nâng cao chất lượng môn học. Trong số các phương pháp ấy, việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự đã mang lại nhiều kết quả hơn chúng ta mong đợi. 
Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ thay đổi không khí căng thẳng, mệt mỏi trong tiết học mà còn giúp cho người học tự tin hơn trong giao tiếp. Vì vậy, để học sinh có thể đạt được những điều đó, điều cần thiết là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy một cách thường xuyên và phong phú về nội dung lẫn hình thức, phương pháp giảng dạy mới sẽ phát huy được tất cả các vai trò chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào thực tiễn nhằm tăng chất lượng của quá trình dạy và học.
	II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù đơn vị tôi công tác là ngôi trường nằm trên địa bàn xã Quảng Điền, dân cư chủ yếu thuần nông, chuyên canh cây lúa nước, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng cha mẹ học sinh và học sinh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy và học Tiếng Anh. Hầu hết các bậc cha mẹ đã cố gắng để tạo điều kiện tốt trong học tập cho con em mình. Đa số các học sinh trong lớp đều thích thú với môn học Tiếng Anh và luôn chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn để giảng dạy môn học như bộ tranh, băng cassette, loa, âm thanh, bảng phụ, máy chiếu, phòng học thông minh Ngoài ra, chính quyền địa phương và các tổ chức trong và ngoài trường luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình làm việc. Hơn nữa, bản thân giáo viên luôn chủ động, học hỏi trau dồi kinh nghiệm và luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các đồng nghiệp khác. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên thì cũng có một số khó khăn mà chúng ta cần quân tâm đến. Đó là trình độ hiểu biết về Tiếng Anh của phụ huynh còn hạn chế nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn con em mình ở nhà. Môi trường giao tiếp Tiếng Anh chưa có trong khi đó một trong những nguyên tắc chính của giáo dục là học đi đôi với hành mà môi trường thực hành không có nên kiến thức mà các em đã được học sẽ dễ dàng bị quên lãng, học sinh không thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế. Sự phân bố thời gian học không đồng đều, có khi học sinh phải học hai tiết Tiếng Anh liên tiếp, phải tiếp thu một lượng kiến thức quá nhiều đã gây ra tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là chán nản. Bên cạnh một số học sinh có ý thức tốt trong học tâp, có không ít học sinh thường bỏ bê, ít quan tâm đến việc học ở lớp cũng như ở nhà và chưa thực sự cố gắng trong học tập. Một số học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, phải giúp đỡ bố mẹ những công việc đồng áng nên nhiều khi không có thời gian để học ở nhà. Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày
Mặc dù đã có nhiều giải pháp ngay từ đầu năm học nhưng tình hình học tập môn Tiếng Anh của học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ. Năm học 2017 – 2018 tôi được Lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6A3, 6A4, 7A1, 7A2. Ngay từ khi bắt đầu giảng dạy tôi đã tiến hành cuộc khảo sát chất lượng bộ môn Tiếng Anh khi chưa áp dụng nghiên cứu này và kết quả thu được như sau:
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A3
30
3
10%
7
23.3%
15
50%
5
16.7%
6A4
30
0
0%
10
33.3%
13
43.4%
7
23.3%
7A1
32
3
9.4%
12
37.5%
14
43.7%
3
9.4%
7A2
29
2
6.9%
9
31%
16
55.2%
2
6.9%
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh của các lớp nói trên, với kinh nghiệm thực tế và qua việc tìm tòi tham khảo thêm từ các nguồn tài liệu, trang web tôi xin trao đổi một vài giải pháp trong việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Lê Đình Chinh, cụ thể như sau:
Giải pháp 1. Chủ động nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo về cách tổ chức các trò chơi ngôn ngữ
Chúng ta có thể thấy rằng quan điểm cũng như chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở nước ta chủ yếu chú trọng vào dạy cấu trúc câu và ngữ pháp. Thậm chí đã có những thời điểm chúng ta còn cho rằng người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh, việc giảng dạy bị chi phối bởi quan điểm và phương pháp dạy truyền thống này. 
 Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được trao đổi, bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình. Vậy muốn nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy cũng như tính thực tiễn của bộ môn thì trước tiên, bản thân giáo viên phải luôn chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuyệt đối không có tâm lý bằng lòng, cần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, tham gia các buổi tập huấn về chuyên môn nhất là những phương pháp dạy học tích cực. Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi cho rằng tổ chức tốt cách tổ chức các trò chơi ngôn ngữ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng động cơ học tập cho học sinh, giúp và khích lệ đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh. Ngoài ra, các trò chơi ngôn ngữ cũng giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.
Riêng đối với bản thân tôi, ngoài việc tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn, các đợt bồi dưỡng, các tiết chuyên đề bộ môn do Ngành và cấp trên tổ chức, tôi còn nghiên cứu thêm một số sách, tài liệu cũng như tài liệu, bài viết từ một số trang web sau đây:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh - Nhà xuất bản Giáo dục.
Teaching English - Tác giả: Adrian Doff
How to teach English with technology – Gavin Dudeney
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Bộ Giáo dục và Đào tạo).
199 trò chơi rèn luyện ngôn ngữ và tư duy – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Website: Thư viện violet, British Council Viet Nam.
Giải pháp 2. Lựa chọn trò chơi phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện về cơ sở vật chất và đối tượng học sinh
Mặc dù là một trong 04 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 10 trường THCS của huyện nhà tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường mới chỉ đáp ứng cơ bản với yêu cầu công tác dạy học và giáo dục hiện nay (phòng học chỉ vừa đủ học 2 ca), nhiều hạng mục chưa đảm bảo chất lượng, còn thiếu thốn về phương tiện – trang thiết bị dạy học hiện đại, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Tuy nhiên, ban lãnh đạo nhà trường luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của môn Tiếng Anh đối với học sinh hiện nay cũng như tương lai của các em, nhà trường bố trí một phòng học thông minh, trang bị đầy đủ bảng tương tác, máy tính, loa... để giúp giáo viên và học sinh để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn này. Ngoài ra còn trang bị thêm laptop, loa cầm tay..., cho nên giáo viên chúng tôi khá chủ động trong công việc của mình.
Với tình hình thực tế về cơ sở vật chất như vậy cũng như đội ngũ học sinh đa số đều ngoan ngoãn, hiếu học, tích cực hào hứng trong quá trình tham gia các hoạt động học tập cũng là một trong những động cơ để chúng tôi cố gắng hơn nữa. Tôi xác định rõ yêu cầu của từng dạng bài học, kĩ năng muốn rèn luyện cho học đó lựa trò chơi phù hợp với tình hình thực tế của từng khối, từng lớp để thiết kế và tiến hành tổ chức các hoạt động. Tôi chủ động xác định dạng bài dạy liên quan đến mục đích, dạng bài cần rèn luyện để thiết kế, lựa chọn dạng các trò chơi ngôn ngữ phù hợp. 
- Trò chơi điền thông tin (Information- Gap Games): Big clock Games (thực hành nói giờ giấc), Bandits and Sheriffs (miêu tả đồ vật trong lớp học), Casanova’s Diary (Thực hành hỏi và kể về các sự kiện trong quá khứ và tương lai), Family Portrait (thực hành miêu tả người nào đó)
- Trò chơi đoán nghĩa (Guessing Games): Actions by One Person (thực hành kể lại một chuỗi sự kiện sử dụng thì quá khứ tiếp diễn), Guess the Jobs (nói về nghề nghiệp sử dụng thì hiện tại đơn), Hiding and Finding (thực hành đặt câu hỏi, và đưa ra gợi ý)
- Trò chơi kết hợp (Matching Games): Computer Dating (thực hành hỏi và nói chuyện về sở thích), Flat Mates (Hỏi và đáp về thói quen), Home, Sweet Home (Miêu tả về ngôi nhà hay căn hộ), My Home Town (Miêu tả nơi chốn)
- Trò chơi đóng vai (Role- Play Games): Animal Noise (Yêu cầu sự chỉ dẫn), Fashion Shows (Miêu tả người và quần áo), The Lost Property Office (Thực hành đưa ra lời đề nghị, yêu cầu và lời xin lỗi)
Giải pháp 3. Tiến hành một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh
Với đề tài này tôi xin giới thiệu các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng thường xuyên trong lớp để thúc đẩy sự tích cực, sáng tạo và chủ động của học sinh cũng như hứng thú của học sinh trong việc học Tiếng Anh.
Trò chơi 1. Simon says 
a) Mục đích:
- Phát triển kĩ năng nghe cho học sinh
- Tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới
b) Thời gian thực hiện: 3- 5 phút
c) Cách chơi:
Giáo viên đóng vai Simon. Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc to các câu mệnh lệnh, học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh khi trong câu có cụm từ “Simon says”. 
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói các câu mệnh lệnh thì giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải thật chú ý và phản xạ nhanh hơn.
*Ví dụ: 
Teacher: Simon says, “Stand up!” 
Students: Cả lớp đứng lên.
Giáo viên đưa ra câu mệnh lệnh: Simon says, “Stand up!”
 Teacher: Simon says, “Touch your head!”
 Students: Cả lớp sờ lên đầu của mình
Giáo viên đưa ra câu mệnh lệnh: Simon says, “Touch your head!”
 Teacher: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down!”
Students: Cả lớp vẫn đứng yên và không ngồi xuống vì lúc này giáo viên không nói “Simon says”
Giáo viên đưa ra câu mệnh lệnh: “Sit down!” 
 Trò chơi 2. Lucky pictures
a) Mục đích:
- Tạo cho học sinh không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học.
- Hướng cho học sinh vào chủ đề của bài học mới.
- Tạo cho học sinh sự tò mò muốn khám phá bài học mới.
b) Thời gian: 5- 7 phút
c) Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 số câu hỏi bám sát với nội dung bài học
d) Cách chơi:
- Giáo viên sử dụng 6 bức tranh và trong mỗi bức tranh có chứa một câu hỏi, trong đó có 5 bức tranh có chứa câu hỏi để học sinh trả lời còn 1 bức tranh còn lại là bức tranh may mắn không có câu hỏi mà sẽ nhận được điểm 10.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để bốc thăm xem đội nào sẽ có quyền lựa chọn trước.
- Trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn bức tranh nào cho nhóm trưởng nói. Nếu chọn bức tranh là 1 câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi đó và cả nhóm phải thảo luận để tìm ra câu trả lời và cử nhóm trưởng đứng lên trả lời, trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai đội kia được quyền trả lời. 
 - Lượt 2 đến đội kia chọn, nếu bức tranh đó là 1 ô may mắn thì sẽ được vỗ tay chúc mừng và sẽ đạt số điểm may mắn là 10. 
- Kết thúc trò chơi đội nào đạt được nhiều điểm hơn thì đội đó sẽ chiến thắng
* Ví dụ: Unit 6: Places- Part B: In the city (English 6)
1. Where does Minh live?
2. Is there a hotel near his house?
3. Is his house next to a store?
4. Lucky picture.
5. How many people are there in his family?
6. Where does his father work?
Trò chơi 3. Whispering 
a) Mục đích:
- Kiểm tra các mẫu câu
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói và phát âm
b) Thời gian: 3- 5 phút
c) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 số mẫu câu cần kiểm tra
d) Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành hàng dọc.
Học sinh chia thành 2 nhóm và xếp theo 2 hàng dọc
- Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên bảng và nói thì thầm 1 câu nào đó.
Giáo viên nói thì thầm vào tai của 2 học sinh đứng đầu mỗi nhóm
- Sau khi nghe rõ câu của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai của bạn thứ 2, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm vào tai của bạn thứ 3. Cứ như vậy cho đến bạn đứng cuối hàng
Học sinh thì thầm vào tai của bạn mình
- Hai bạn cuối hàng có nhiệm vụ viết lại câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong nhóm của mình lên bảng
Học sinh viết câu đã được nghe lên bảng
- Trò chơi sẽ được tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
- Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét và thông báo nhóm thắng cuộc.
Trò chơi 4. Slap the board 
a) Mục đích
- Giúp học sinh củng cố lại những từ mới qua kĩ năng nghe
- Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về nghĩa của các từ mới
b) Thời gian: 3- 5 phút
c) Cách thực hiện
- Giáo viên viết một số từ lên bảng không theo thứ tự, có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. 
Giáo viên viết các từ tiếng Anh lên bảng
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên trước bảng và yêu cầu đứng ở 1 vị trí xa bảng nhất định. 
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng
- Giáo viên đọc to một trong những từ trên bảng, nếu tiếng Việt thì giáo viên đọc tiếng Anh và ngược lại. Học sinh chú ý lắng nghe, nhận biết vị trí và sau đó dùng tay để đập chính xác vào từ đó.
Học sinh dùng tay để đập vào từ mà giáo viên đã đọc
- Trò chơi sẽ được tiếp tục với những từ khác cho đến khi hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
- Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét và thông báo người thắng cuộc.
Trò chơi 5. Kim’s game
a) Mục đích
 - Luyện tập khả năng ghi nhớ của học sinh.
 - Để áp dụng cho tất cả các kỹ năng.
 b) Chuẩn bị
- Giáo viên: đồ vật, tranh ảnh hoặc từ vựng.
- Học sinh: bảng phụ.
c) Cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo vên cho học sinh quan sát các đồ vật, hình ảnh hoặc từ vựng và yêu cầu học sinh không được ghi chép mà phải cố gắng ghi nhớ tất cả trong một thời gian nhất định (khoảng 30 giây). Sau đó, giáo viên lấy đi tất cả. Các thành viên của nhóm thảo luận và viết câu lại những gì đã được quan sát lên bảng. Nhóm nào nhớ được nhiều từ nhất thì nhóm 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_ngon_ngu_nham_nang_cao.doc