Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường THCS Thiệu Vân

Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường THCS Thiệu Vân

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, để phát triển đất nước, giáo dục cần phải đi trước. Với quan điểm đúng đắn đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về đổi mới và phát triển giáo dục. Xong để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó không thể thiếu yếu tố về đầu tư cơ sở vật chất trường học. Bởi cơ sở vật chất trường học có đảm bảo và được đầu tư ngày càng hiện đại hơn thì mới có điều kiện thuận lợi đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, mới có điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

 Là một cán bộ quản lý, là hiệu trưởng nhà trường, được tiếp nhận quản lý một đơn vị trường học vùng ven mới được tháp nhập về địa bàn Thành phố Thanh Hóa tháng 7 năm 2012, cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn cần phải được khắc phục mới đảm bảo cho công tác dạy và học của nhà trường. Vì vậy cùng với việc xậy dựng kế hoạch phát triển các hoạt động dạy và học trong nhà trường nói chung, cá nhân tôi đã trăn trở làm thế nào để cải thiện nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường để phục vụ cho công tác dạy và học. Với mục tiêu đó từng bước tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể ở địa phương, của hội đồng giáo dục nhà trường, của các bậc phụ huynh để làm công tác xã hội hóa giáo dục và bước đầu đã thu được kết quả đáng mừng, cơ sở vật chất nhà trường hàng năm phần nào được cải thiện, cảnh quan trường lớp được sạch đẹp hơn, phương tiện thiết bị dạy học được bổ sung thêm, giáo viên và học sinh phấn khởi và nhiệt tâm hơn trong công tác dạy và học, kết quả các hoạt động giáo dục được nâng lên rõ rệt. Từ cách làm mang lại hiệu quả thiết thực đó nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục” ở trường THCS Thiệu Vân.

 

doc 23 trang thuychi01 6521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường THCS Thiệu Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 1.5. Những điểm mới của sáng khiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng khiến kinh nghiệm
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
 - Kết luận
 - Kiến nghị
1-2
1
1
1
2
2
2-14
2-3
3-6
7-10
10-14
14-15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM
LÀM TỐT CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THCS THIỆU VÂN
1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài 
 Giáo dục là quốc sách hàng đầu, để phát triển đất nước, giáo dục cần phải đi trước. Với quan điểm đúng đắn đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về đổi mới và phát triển giáo dục. Xong để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó không thể thiếu yếu tố về đầu tư cơ sở vật chất trường học. Bởi cơ sở vật chất trường học có đảm bảo và được đầu tư ngày càng hiện đại hơn thì mới có điều kiện thuận lợi đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, mới có điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
 Là một cán bộ quản lý, là hiệu trưởng nhà trường, được tiếp nhận quản lý một đơn vị trường học vùng ven mới được tháp nhập về địa bàn Thành phố Thanh Hóa tháng 7 năm 2012, cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn cần phải được khắc phục mới đảm bảo cho công tác dạy và học của nhà trường. Vì vậy cùng với việc xậy dựng kế hoạch phát triển các hoạt động dạy và học trong nhà trường nói chung, cá nhân tôi đã trăn trở làm thế nào để cải thiện nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường để phục vụ cho công tác dạy và học. Với mục tiêu đó từng bước tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể ở địa phương, của hội đồng giáo dục nhà trường, của các bậc phụ huynh để làm công tác xã hội hóa giáo dục và bước đầu đã thu được kết quả đáng mừng, cơ sở vật chất nhà trường hàng năm phần nào được cải thiện, cảnh quan trường lớp được sạch đẹp hơn, phương tiện thiết bị dạy học được bổ sung thêm, giáo viên và học sinh phấn khởi và nhiệt tâm hơn trong công tác dạy và học, kết quả các hoạt động giáo dục được nâng lên rõ rệt. Từ cách làm mang lại hiệu quả thiết thực đó nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục” ở trường THCS Thiệu Vân. 
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tìm được cách làm nhanh chóng, thiết thực, mang lại hiệu quả cao nhất an toàn nhất, huy động sự tham gia hỗ trợ của cá lực lượng xã hội vào việc cải thiện nâng cấp và bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong nhà trường, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Đồng thời qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để những năm học tiếp theo có cách làm hiệu quả hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu là các quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của những năm trước đây. Là các lực lượng trong cộng đồng  các tổ chức các cá nhân có điều kiện có tâm huyết với công tác giáo dục có thể tham gia xã hội hóa giáo dục.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp nhiều phương pháp xong chủ yếu là phương pháp điều tra khảo sát và phương pháp thống kê. Phương pháp vận động
- Phương pháp điều tra khảo sát: Dùng phương pháp này điều tra tình hình kinh tế địa phương, thu nhập bình quân của các bậc phụ huynh học sinh, điều tra khảo nắm số các gia đình phụ huynh ở địa phương và các gia đình xa quê có điều kiện kinh tế làm ăn phát đạt. Các doanh nghiệp, các tập thể cá nhân trên địa bàn có khả năng về nguồn lực tài chính, có tấm long hảo tâm và tâm huyết với công tác giáo dục của địa phương để đưa vào kế hoạch tranh thủ vận động các thành phần tham gia hỗ trợ. 
- Phương pháp thống kê: Thống kê những trang thiết bị những điều kiện cơ bản còn thiếu trong phục vụ dạy học. Thống kê những việc bức thiết cần giải quyết trong năm học để đưa vào kế hoạch xã hội hóa giáo dục.
- Phương pháp vận động: Thành lập ban vận động trong đơn vị gồm có đủ các thành viên đại diện cho các tổ chức Đảng chính quyền và các tổ chức đoàn thể tham gia, xây dựng kế hoạch vận động, đặt mục tiêu và phương pháp, thời gian vận động phù hợp để mang lại kết quả.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Không chỉ thực hiện công tác xã hôi hóa về cơ sở vật chất mà còn huy động tham gia vào công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm đáp ứng đôi mới giáo duc toàn diện
- Không chỉ huy động về mặt tài chính mà còn huy động vế sức lao động ngày công tham gia của các lực lượng khi có thể.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bàn về công tác giáo dục đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ IX đã xác định và ra nghị quyết : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nhằm chuẩn bị tốt nhất về nguồn lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, “đổi mới giáo dục phổ thông nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị nguồn lực về con người, nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chuẩn bị tiềm lực để xây dựng nền kinh tế tri thức”. 
Văn kiện Đại hội X, báo cáo Chính trị tiếp tục chỉ rõ: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - coi trọng hàng đầu việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dạy và học... Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2010 năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ các nước trong khu vực và đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp”. 
Giáo dục THCS cùng với các bậc học khác là bậc học quan trọng, giáo dục THCS tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, phẩm chất năng lực của công dân, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai theo hướng toàn diện, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức và ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.
Công tác xã hội hóa giáo dục là một phần có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu, yêu cầu và tốc độ phát triển của giáo dục ngày càng nhanh và mạnh trong khi điều kiện ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn nhiều khó khăn. Vì vậy Đảng ta đã xác định: Sự nghiệp giáo dục không chỉ là của nhà nước mà còn là của toàn dân, từ đó cho thấy công tác xã hội hoá giáo dục càng có tầm quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải tiến nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 Là người cán bộ quản lý trường THCS, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc dạy và học của một nhà trường . Kết quả giáo dục của nhà trường một phần sẽ phản ánh vai trò trách nhiệm, phương pháp lãnh đạo chỉ đạo của người đứng đầu. Từ đó tôi càng thấy mình cần xác định rõ hơn trọng trách, không ngừng đầu tư hơn về công sức, trí tuệ, tâm huyết, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường? trong khi điều kiện cơ sở vật chất đã xuống cấp và còn thiếu nhiều chưa đảm bảo được yêu cầu dạy và học. Để có đáp án cho câu hỏi trên cùng với việc chú trọng xây dựng các kế hoạch cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã chú trọng xây dựng mục tiêu kế hoạch cho công tác xã hội hóa giáo dục phải thực hiện trong năm học. Đến nay năm học 2018-2019 đã gần kết thúc, một trong những hoạt động đã góp phần làm thay đổi rõ rệt cảnh quan diện mạo của nhà trường, làm thay đổi thái độ tình cảm của giáo viên và học sinh yêu trường lớp hơn, góp phần không nhỏ đến nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THCS Thiệu Vân chúng tôi đó chính là công tác xã hội hóa giáo dục. 
2.2Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường
- Tình hình địa phương.
Xã Thiệu Vân nằm phía tây thành phố Thanh Hóa, trước đây thuộc huyện Thiệu Hóa mới được tháp nhập về thành phố Thanh Hóa năm 2012. Thiệu Vân vốn là địa phương có truyền thống hiếu học, nhưng hiện nay cũng có một bộ phận không nhỏ số người dân nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của việc học hành nên thường cho con em hoàn thành cấp THCS rồi đi làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Thiệu vân là một xã thuần nông, dân số ít toàn xã chỉ có gần 6000 dân, trong số đó có nhiều hộ đi làm ăn xa ( Tỉ lệ chiếm gần 40%), kinh tế địa phương còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người quá thấp tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo mặc dù giảm so với các năm trước và đạt nông thôn mới tháng 3 năm 2019, nhưng nhìn chung mặt bằng thu nhập và kinh tế địa phương còn thấp nhiều so với các xã lân cận như Thiệu Dương, Thiệu khánh. Vì vậy công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực nói chung, xã hội hóa giáo dục nói riêng rất khó khăn. Thực tế cơ sở hạ tầng của địa phương khi tháp nhập về thành phố đang còn thiếu thốn nhiều, hệ thống đường, trường, trạm y tế hầu như đã xuống cấp. Thành phố đã và đang từng bước đầu tư hạ tầng cơ sở, địa phương đang quyết tâm hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhưng để đạt được mục tiêu này đúng tiến độ thì phải nhà nước và nhân dân cùng làm. Như vậy một vai người dân cùng lúc tham gia xã hội hóa nhiều lĩnh vực, chính vì vậy công tác xã hội hóa vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. 
- Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
Trong những năm trước đây công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương xã Thiệu vân nói chung của đơn vị trường THCS Thiệu Vân nói riêng đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao. Điều đó được thể hiện rõ ở các mặt sau:
+ Về cơ sở vật chất:
Trường lớp phòng học đã xuống cấp như tường phần thì bị hoen ố rêu mốc, chỗ thì bị rạn nứt tróc lở, nền phòng học gạch bị kênh sứt vỡ nham nhở chưa được khắc phục. (Nếu có điều kiện làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì đã khắc phục được sự xuống cấp này). Sân trường chưa được bê tông hóa còn lầy lội kéo dài khi mưa và quanh năm học sinh phải lao động dọn cỏ dại. Cổng trường còn tạm bợ chưa có tác dụng bảo vệ an toàn. Nhà bảo vệ, nhà xe của giáo viên và học sinh còn sập sệ dột nát, tường rào bị đổ vỡ trống trãi chưa có điều kiện xây vá. Nhà vệ sinh của học sinh xuống cấp không đảm bảo vệ sinh
( Chèn 1 số hình ảnh minh chứng csvc xuống cấp như nền phòng học cửa sổ sân trường)
Hình ảnh nền phòng học – gạch bị vỡ
Nền phòng học sau khi sửa sang
Hình ảnh hệ thống điện trước khi làm xã hội hóa giáo dục
Hình ảnh cửa phòng học bị xuống cấp
Bàn ghế quá lâu năm không chuẩn ( 4-5 chỗ ngồi) đã cong vênh lại mối mọt ọp ẹp thường xuyên phải tu sửa. Thiết bị dạy học còn thiếu thốn
+ Về các hoạt động giáo dục:
Trong công tác giáo dục nhà trường đã có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục đã có kết quả cao hơn so với những năm trước đây xong vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục cố gắng như việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ( Do một số gia đình hoàn cảnh quá khó khăn, và còn do nhận thức của một bộ phận phụ huynh và nhận thức của một bộ phận học sinh còn hạn chế nên thường để cho con em bỏ học giữa chừng theo bố mẹ anh chị đi làm ăn xa phát triển kinh tế gia đình). Việc phối hợp giáo dục nhận thức, giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả chưa được như mong muốn. Vì vậy các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn vệ sinh thân thể, kĩ năng ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản chung còn hạn chế Nhiều em ngại giao tiếp, hoặc trong giao tiếp sử dụng ngôn từ còn chưa chọn lọc phù hợp ( Nhiều học sinh còn nói tục nói bậy thản nhiên như không vấn đề gì)
Từ các năm học trước va tiếp năm học 2018-2019 này cá nhân tôi đảm nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường THCS Thiệu Vân. Quản lí một đơn vị trường học có thực trạng như trên tôi đã đặt ra mục tiêu cần phải tìm biện pháp dần khắc phục để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
* Nguyên nhân.
 Thứ nhất: Do cách làm công tác xã hội hóa giáo dục còn phiến diện mới chú trọng tới việc huy động hỗ trợ nguồn lực tài chính từ phụ huynh, từ sự đầu tư của chính quyền địa phương để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, chưa chú trọng việc huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục khác như phối hợp giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng phòng ngừa tai nạn thương vong, kĩ năng lao động và các kĩ năng kháccho học sinh.
Thứ hai: Do địa phương mặt bằng kinh tế còn nghèo, vốn là một địa phương thuần nông nhân dân chỉ trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm nên thu nhập bình quân đầu người thấp kinh tế chậm phát triển, kinh tế hộ gia đình khó khăn. Vì vậy việc huy động xã hội hóa bằng nguồn lực tài chính hiệu quả chưa đạt được như mong muốn mặc dù mong muốn cũng rất khiêm tốn dựa trên điều kiện thực tế kinh tế chung của các gia đình học sinh.
Thứ ba: Do số lượng học sinh nhà trường quá ít từ nhiều năm nay(Toàn trường chỉ có 117 học sinh) trong khi đó số học sinh thuộc con em các gia đình khó khăn, nghèo và cận nghèo lại chiếm tỉ lệ cao nên huy động xã hội hóa giáo dục rất hạn hẹp và khó khăn.
Thứ tư: Việc huy động nội lực của nhân dân để tham gia đóng góp trong công tác xây dựng cơ sở vật chất kết quả rất thấp mà nguyên nhân căn bản vẫn là tính trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của nhà nước còn dai dẳng của thời kỳ bao cấp sót lại mà chưa bứt phá lên được trong tư tưởng của đa số các bậc phụ huynh và nhân dân. Công tác xã hội hoá vì thế mà còn kém phát triển.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết ván đề. 
 - Các giải pháp: Được hiểu chính là cách làm, cách giải quyết vấn đề. Là cách làm cụ thể, tìm nguyên nhân chính dẫn đến công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị hiệu quả chưa cao. Từ đó tìm phương pháp, tìm đối tượng, tìm lĩnh vực để tác động huy động hiệu quả hơn các lực lượng, các nguồn lực tham gia xã hội hóa giáo dục.
 Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết phải xuất phát từ mục tiêu của công tác này trong năm học. Căn cứ mục tiêu đó, tìm hiểu thực trạng của vấn đề, tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó tìm hướng giải quyết, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp với đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương Đảng ủy UBND xã, ban văn hóa xã, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên và cộng đồng xã hội  Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Qua thực tế làm công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Thiệu Vân năm học 2018-2019 tôi rút ra một số việc cụ thể sau
- Trước hết tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương và nhà trường. 
- Thứ hai phải tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tình hình địa phương. Nhất là về kinh tế, văn hóa, nhận thức tư tưởng của nhân dân, truyền thống học tập của địa phương.
- Thứ ba phải xác định rõ mục tiêu của nhà trường trong năm học về công tác xã hội hóa giáo dục : Đó là xác định xã hội hóa những vấn đề gì trong năm học? Trong đó vấn đề nào là nhu cầu bức thiết nhất ưu tiên làm trước, vấn đề nào làm sau, vấn đề nào giải quyết trong một thời điểm, vấn đề nào giải quyết trong thời gian dài
- Thứ tư phải xác định phương pháp, làm bằng cách nào cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương huy động được nhiều nhất sự tham gia của cộng đồng đối với công tác giáo dục để mang lại hiệu quả?
- Thứ năm là xác định đối tượng tham gia xã hội hóa giáo dục là những đối tượng nào ? 
 Từ đó xây dựng kế hoạch phương án và tổ chức triển khai làm công tác xã hội hóa giáo dục 
Giải pháp chung: Chú trọng huy động xã hội hóa giáo dục một cách toàn diện chứ không phiến diện. Huy động các nguồn lực phù hợp với điều kiện nhân dân địa phương và căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của nhà trường. 
Thứ nhất: Huy động bao gồm cả nguồn lực tài chính và huy động cả đóng góp ngày công lao động phù hợp với khả năng điều kiện của từng đối tượng tham gia (Người có nguồn lực tài chính thì huy động đóng góp tài chính. Người không có khả năng tài chính nhưng có thể đòng góp ngày công thì huy động đóng góp ngày công lao động, hoặc ủng hộ cải tạo cảnh quan trương do đặc thù vùng nông thôn nông dân thường nhàn dỗi sau khi xong mùa cấy và mùa gặt)
 Thứ hai: Huy động các nguồn lực một mặt nhằm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, mặt khác kêu gọi vận động các lực lượng phối hợp tham gia vào các hoạt động giáo dục như giáo dục đạo đức, quản lí đôn đốc nhắc nhở học sinh ý thức học tập lao động. nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện và nâng cao hiệu quả giáo dục.
Thứ ba: Đối tượng huy động không dừng lại ở phụ huynh mà huy động toàn thể các lực lượng xã hội các tổ chức đoàn thể, các cá nhân tham gia. 
Giải pháp cụ thể:
- Đối với công tác xã hội hóa nhằm cải tạo nâng cấp bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị trường học.
Mục tiêu trong năm học: Cải tạo nâng cấp đường vào trường, cổng trường. sân trường. Khắc phục trắm vá tường rêu mốc tróc lở, nền phòng học gạch kênh vỡ, tu sửa hệ thống điện, tu sửa bàn ghếvì vậy để đạt mục tiêu trên nhà trường đã huy động đóng góp cả nguồn tài chính và nguồn nhân lực ngày công lao động.
- Xác định giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, cơ sở vật chất trường học không thể trông chờ ỷ lại nhà nước mà phải chủ động và xác định nhà nước và nhân dân cùng có trách nhiệm cải tạo, nâng cấp bổ sung thì mới nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học của giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy căn cứ điều kiện của địa phương về công tác giáo dục xã hội hóa giáo dục, căn cứ vào cơ sở vật chất của nhà trường, vào yêu cầu bức thiết của công tác dạy và học trong năm học qua nhà trường đã xây dựng kế hoạch, thực hiện xã hội hóa giáo dục đối với các hạng mục sau:
Thứ nhất: Đối với việc nâng cấp sân trường, nhà trường chủ động đặt vấn đề nhờ hội phụ nữ và đoàn thanh niên của xã, hỗ trợ huy động ngày công lao động, tổ chức cùng với giáo viên và học sinh dọn sạch cỏ dại san lấp tạo mặt bằng. Trao đổi đặt vấn đề với các doanh nghiệp phát đạt của địa phương xin hỗ trợ cát để tạo mặt bằng lát gạch Bloc tận dụng (nguồn gạch tận dụng từ giải phóng mặt bằng của thành phố) để học sinh có nơi xếp hàng chào cờ đầu tuần và vui chơi
Hội phụ nữ và đoàn thanh niên xã hỗ trợ lao động nâng cấp sân trường
 được sạch sẽ không bị bụi bẩn đất cát khi trời nắng, không bị lầy lội khi mưa. 
Thứ hai: Đối với việc khắc phục trong phòng học, nhà trường đã trao đổi đặt vấn đề kêu gọi sự hỗ trợ của số phụ huynh có nghề nề, nghề mộc tổ chức huy động xoa trát trắm vá nền phòng học và tường bị tróc lở đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tu sửa và gia cố lại bàn ghế bị mối mọt, ọp ẹp cho chắc chắn để đưa vào sử dụng.
Thứ ba: Đối với tường bị rêu mốc hoen ố nhà trường đã phối hợp vận động nhờ đoàn thanh niên của xã quét vôi ve nhằm đảm bảo vệ sinh và mỹ quan phòng học.
Bàn ghế và tường phòng học trước khi tu sửa
Nền hành lang trước khi tu sửa
Hình ảnh phụ huynh trồng cây cho nhà trường
Phụ huynh đến cắt tỉa cây cho nhà trường
Thứ tư: Đối vối trang thiết bị dạy học, trong năm học nhà trường tuyên truyền vận động nguồn lực tài chính từ các phụ huynh có điều kiện trên tinh thần tự nguyện và đã mua sắm thêm máy vi tính để phục vụ học sinh học tập và luyện thi như thi Tiếng anh IOE, Giải toán trên mạng.
- Đối với các mặt hoạt động giáo dục 
 Từ yêu cầu thực tế đồng thời rút kinh nghiệm của công tác xã hội hóa những năm trước cùng với quan điểm không làm công tác xã hội hóa giáo dục một cách phiến diện nên nhà trườ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_xa.doc