Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 3

Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những biện pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn Toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông ming, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức kĩ năng môn Toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy toán lời văn, có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1, đặc biệt ở học kỳ 2 của lớp 1 các em đã viết lời giải cho phép tính. Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp.

Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 3. qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp tôi đã rút ra được: "Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 3". Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng.

 

doc 32 trang thuychi01 7733
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
 A. LỜI MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài
2
 II. Mục đích nghiên cứu
2
 III. Đối tượng nghiên cứu
2
 IV. Phương pháp nghiên cứu
2
 B. NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
3
 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
 III. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
 1. Họp phụ huynh thống nhất biện pháp.
5
 2. Chuẩn bị cho việc giải toán
5
 3. Áp dụng qua các tiết dạy
7
 4. Khích lệ học sinh hứng thú học tập
12
 C. KẾT LUẬN 
 1. Kết quả kinh nghiệm 
13
 2. Bài học kinh nghiệm
14
 3. Ý kiến đề xuất
15
 * Lời kết
15
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những biện pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn Toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông ming, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức kĩ năng môn Toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy toán lời văn, có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1, đặc biệt ở học kỳ 2 của lớp 1 các em đã viết lời giải cho phép tính. Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp.
Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 3. qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp tôi đã rút ra được: "Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 3". Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của bản thân là góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh đồng thời rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 được tốt hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Đối tượng chung: Toàn thể học sinh khối 3
Đối tượng cụ thể: 17 học sinh lớp 3B, năm học 2015 - 2016
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp khảo sát tài liệu
Sách giáo khoa; sách giáo viên; vở bài tập toán lớp 3; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, Tạp chí Giáo dục Tiều học,...
2. Phương pháp khảo sát thống kê
Khảo sát tại lớp 3B	
B.NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận 
	Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được câu lời giải, phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
	Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần trao đổi nhiều đối với chúng ta những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
	Như chúng ta đã biết trước khi cải cách giáo dục thì đến lớp 4 các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu tiên của cải cách giáo dục thì đến học kỳ 2 của lớp 3 các em mới phải viết câu lời giải... Nhưng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải đây quả là bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1,2,3 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
2. Cơ sở thực tiễn.
Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgic. Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: "Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc".
Qua thời gian giảng dạy học sinh lớp 3 tôi nhận thấy các em khi giải bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số.
Việc đặt lời giải là một khó khăn lớn đối với một số học sinh. Các em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu ngay được đề bài và chưa trả lời được các câu hỏi như: Bài toán cho biết gì?, Bài toán hỏi gì?...Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng. Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh được mà phần lớn chính là do phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của người giáo viên.
Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng và môn toán lớp 3 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 3
a) Thực trạng chung của trường 
Đầu năm học 2015-2016, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 3B, đồng thời kiêm nhiệm khối trưởng khối 3. Ngay trong tháng đầu khảo sát và qua việc giảng dạy, tôi đã phát hiện ra khối mình đang gặp phải một vấn đề. Đó là sự không nhất quán trong ngôn ngữ cũng như trong phương pháp truyền thụ và giữa các giáo viên trong khối. Đặc biệt, trong môn toán, phần giải toán, các câu trả lời của HS không có sự thống nhất, em trả lời kiểu này, em trả lời kiểu kia. Rồi danh số, đáp số cũng ghi không hợp lí. Tất cả điều đó chứng tỏ, khi dạy mảng kiến thức này, giáo viên các lớp chưa thật sự đi sâu vào phương pháp tìm lời giải, mỗi cô lại hướng dẫn trình bày một kiểu, một cách khác nhau, dẫn đến sự bất hợp lí nói trên.
b) Thực trạng của lớp
Lớp 3B do tôi chủ nhiệm năm học này có 17 học sinh nhưng trong đó có 1 học sinh mồ côi, 2 học sinh hộ nghèo, các em thiếu sự quan tâm của gia đình. Bên cạnh đó, trong lớp cỏc em còn ở rải rác ở các thôn từ 1 đến 6, bố mẹ đều làm nghề nông hoặc đi làm ăn ở xa gửi con cho ông bà chăm sóc đời sống kinh tế khó khăn, một số em phải ở nhà giúp đỡ gia đình nhiều việc nên chất lượng học tập cũng bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà trình độ nhận thức của các em không đồng đều.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy.
+ Việc tóm tắt, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 3.
+ Thực tế trong 1 tiết dạy có 35 phút, thời gian dạy kiến thức mới nhiều, phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian tìm cách giải và cách trình bày bài giải khụng còn là bao, bởi vậy với vai trò là khối trưởng, tôi đã cùng với chị em trong khối xây dựng chuyên đề: Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 để tháo gỡ những khó khăn mà học đang mắc phải. 
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu
 	 Để nắm được tình hình cụ thể về khả năng giải toán có lời văn tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cả lớp và thu được kết quả như sau: 
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
17 em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
23,5%
7
41,2%
5
29,4%
1
5,9%
 Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong dạy học như sau:
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Họp phụ huynh thống nhất biện pháp giáo dục.
 	 Chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đến trường còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Các em chưa có ý thức tự giác học tập, chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp các em học tập tốt hơn.
 	 Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức của các em chưa cao. Để thực hiện được cuộc vận động "hai không" của ngành giáo dục và giúp phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con em mình, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, hướng dẫn các em cách tự học ở nhà, đặc biệt nhất là đối với các phụ huynh vào buổi tối cố gắng bớt đi một chút thời gian trò chuyện với bạn bè, tắt hoặc vặn nhỏ tivi, dành thời gian nhắc nhở và quan tâm các con học tập,... Rất mừng là đa số phụ huynh đều nhiệt tình hưởng ứng biện pháp nêu trên vì lâu nay các phụ huynh còn đang vướng mắc nhiều về cách dạy học các con. Các phụ huynh chưa rõ yêu cầu bài tập trong sách giáo khoa, nhiều ông bố bà mẹ ngại hướng dẫn con em mình...
 	Tuy nhiên cuộc họp phụ huynh lần này vẫn còn một số gia đình vắng mặt do có việc đột xuất, do chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học và do điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên phó mặc việc học của con cái cho giáo viên. Đối với phu huynh vắng mặt, tôi sẽ tìm cách gặp gỡ, trao đổi tại gia đình. Các gia đình này phần lớn trình độ văn hóa của bố mẹ còn hạn chế, thậm chí có phụ huynh mới đọc thông viết thạo nên chỉ biết nhắc con mình học bài đi rồi con học gì, làm gì ở trên bàn bố mẹ không hay biết... Đối với những em này tôi phải hướng dẫn nhiều trên lớp để về nhà các em tự học. 
2. Chuẩn bị cho việc giải toán
 	 Để giúp học sinh có kỹ năng thành thạo trong giải toán thì chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là luyện kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt. Để giúp các em mạnh dạn, tự tin khi phát biểu và trả lời câu hỏi của giáo viên thì giáo viên cần luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, giúp các em được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng Việt. Trong các tiết học khác các em có thể nhận xét và trả lời một cách tự nhiên nhanh nhẹn không rụt rè, tự ti. Bên canh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kỹ năng đọc cho học sinh đặc biệt là đọc nhanh, đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu có như thế các em mới hiểu được yêu cầu bài tập nêu ra.
 	 Tóm lại: để giúp học sinh giải toán lời văn thành thạo, tôi luôn luôn chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng đọc, nói, viết cho học sinh trong các giờ học khác, bởi học sinh có đọc thông viết thạo có nhanh nhẹn thì mới hiểu rõ được đề toán và tìm cách giải toán một cách thành thạo.
 	 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng suy luận của học sinh chưa tốt, chưa có kỹ năng phân tích, tổng hợp trước một đề toán. Khả năng chuyển bài toán hợp về các bài toán đơn còn yếu. Khi giải toán các em chưa tập hợp được kiến thức, nhiều em còn lúng túng. Điều đáng chú ý ở đây là cách đặt lời giải cho phép tính, rất nhiều em chưa biết cách đặt lời giải hoặc lời giải đặt chưa hợp lý. Do các em không được uốn nắn, luyện tập nhiều trong quá trình học tập.
 	 Như vậy nguyên nhân cơ bản dẫn đến các em không làm được bài là: Năng lực tư duy của các em phát triển không đồng đều, khả năng suy luận còn kém. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cho các em nêu đề toán, tìm hiểu đề, tóm tắt đề và gợi ý, nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau chuốt lời giải của các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót đó của các em, ở những tiết toán có bài toán giải tôi thường dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kỹ cách tìm hiểu đề bài qua tóm tắt và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kỹ năng.
 	 Ví dụ 1: Sau khi đọc đề toán ở trang 50 SGK toán 3 "Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?".
 	- Tôi yêu cầu học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán.
- Sau khi học sinh nêu được bằng lời để tóm tắt bài toán, tôi hướng dẫn học sinh tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 18 l
 Thùng thứ nhất 
 6l ? l
 Thùng thứ hai 
- Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm lời giải: 
+ Nhìn vào sơ đồ ta thấy muốn tìm số lít dầu ở cả hai thùng trước hết ta phải làm gì? (Tìm số dầu ở thùng thứ hai).
Yêu cầu học sinh nêu miệng lời giải:
Số lít dầu ở thùng thứ hai (Thùng thứ hai đựng được số lít dầu) là:
Học sinh nêu miệng phép tính 18 + 6 = 24 lít
Yêu cầu học sinh nêu miệng tiếp lời giải và phép tính thứ hai:
Số lít dầu ở cả hai thùng (Cả hai thùng đựng được số lít dầu): 18 + 24 = 42 lít
Tuy nhiên ở phép tính thứ hai tôi thấy có một số học sinh thực hiện tìm số dầu cả hai thùng bằng cách lấy 24 + 6 = 30 lít.
Đối với những em này, tôi nhận thấy các em có khả năng tư duy chưa tốt, chưa nắm vững yêu cầu đề toán. Tôi phải hướng dẫn các em để các em hiểu rõ muốn tìm số dầu cả hai thùng ta phải làm gì để các em nêu được lấy số dầu ở thùng thứ nhất cộng với số dầu ở thùng thứ hai và giúp các em hiểu được số dầu ở thùng thứ nhất là 18 lít và số dầu ở thùng thứ hai là 24 lít.
Ví dụ 2: Bài tập 3( trang 50 SGK toán 3) Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
 27 kg
 Bao gạo: 
 5 kg ? kg
 Bao ngô:
Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng rồi tóm tắt bài toán, nêu đề toán bằng lời theo yêu cầu:
Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu ki - lô - gam? 
 Sau khi nêu đề toán xong giáo viên cho học sinh luyện cách trả lời miệng
Bao ngô nặng số ki - lô - gam là: 27 + 5 = 32 kg
Cả hai bao nặng số ki - lô - gam là: 32 + 27 = 59 kg
Rồi tự trình bày bài giải
Áp dụng qua các tiết dạy
Với chương trình toán 3 bây giờ thường có các dạng sau: Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? ( bài 4 trang 103)
 Hoặc: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?.
 Hoặc Một đội trồng được 948 cây, sau đó trồng thêm được bằng số cây đã trồng. Hỏi đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây?( bài3 trang 106).
Dù dùng ở hình thức nào, dạng nào tôi cũng tập trung luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày bài giải được tiến hành cụ thể qua các bước sau:
bước 1. Tìm hiểu nội dung bài tập qua các cách tóm tắt bài toán.
 Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khóa quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: "gấp đôi", "tất cả",...
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: "Bài toán cho biết gi? Bài toán hỏi gì?" và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán,...
 Như chúng ta đã biết, phần tóm tắt bài toán không phải là một thành phần trong khâu trình bày bài giải, nhưng là phần quan trọng giúp HS có cái nhìn tổng thể về toàn bộ nội dụng bài toán, từ đó tìm được mối liên hệ cần thiết giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua đó, giúp các em biết lựa chọn phép tính thích hợp. Đối với lớp 3 (cũng như đối với häc sinh tiểu học nói chung), sử dụng sơ đồ đoạn thẳng (SĐĐT) để tóm tắt là hợp lí nhất. SĐĐT không những giúp các em có một cái nhìn khái quát về bài toán mà còn giúp các em nhận ra cái đã biết, cái phải tìm và mối liên hệ giữa chúng. Trong những trường hợp không thể sử dụng được SĐĐT thì ta mới nên dùng quy ước bằng lời để tóm tắt.
 Một điều giáo viên cần ghi nhớ là để học sinh làm tốt các bài toán hợp thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh rèn luyện tốt kĩ năng giải các bài toán đơn. Vì vậy, việc rèn cho học sinh thuần thục khâu tóm tắt các bài toán đơn là không thể thiếu. Việc thuần thục khâu tóm tắt bài toán đơn không những giúp học sinh nhanh chóng tìm ra lời giải, mà nó còn là cơ sở giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt và giải các bài toán hợp.
 Ví dụ 1: ( Bài 1 - SGK Toán 3 trang 12) Đội Một trồng được 230 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 90 cây. Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
 Với dạng toán này sẽ tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau: 
 230 cây
Đội Một : 
 90 cây
Đội Hai:
 ? cây
Ví dụ 2: ( Bài 2 - SGK Toán 3 trang 50) Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?.
 Ta cũng có dạng sơ đồ tóm tắt cho bài toán hợp tương ứng:
 18 l
 Thùng thứ nhất 
 6l ? l
 Thùng thứ hai 
 Khi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ, giáo viên cần lưu ý học sinh dóng thẳng các vị trí đầu mút có giá trị so sánh. Với các bài toán dạng chia phần hoặc gấp, giảm, các đoạn thẳng tỉ lệ được chia đều trên sơ đồ cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối (sử dụng thước có chia vạch cm hoặc dòng kẻ ô li). Còn những bài toán dạng hơn, kém ( hoặc nhiều hơn, ít hơn) thì các phần được chia ra chỉ mang tính ước lệ song cũng phải đảm bảo được sự chính xác tương đối (ước lượng bằng mắt). Khi đã hiểu được rõ gốc gác của sơ đồ như vậy thì học sinh sẽ chọn được ngay phép tính để giải bài toán.
Đối với những học sinh kỹ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa hoặc dùng quy ước bằng lời để tóm tắt giúp các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập. 
	Bước 2: Tìm cách giải bài toán
a. Chọn phép tính giải thích hợp:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn "phép chia" nếu bài toán yêu cầu "tìm", chọn "tính trừ" nếu bớt hoặc tìm "phần còn lại" hay là "lấy ra" chọn "phép nhân" nếu "gấp đôi, gấp ba"...
Ví dụ 1: ( Bài 2 - SGK Toán 3 trang 50) Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?.
 	- Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm lời giải: 
+ Nhìn vào sơ đồ ta thấy muốn tìm số lít dầu ở cả hai thùng trước hết ta phải làm gì? (Tìm số dầu ở thùng thứ hai).
 Số lít dầu ở thùng thứ hai (Thùng thứ hai đựng được số lít dầu) là: 18 + 6 = 24 lít
Số lít dầu ở cả hai thùng (Cả hai thùng đựng được số lít dầu): 18 + 24 = 42 lít
 Ví dụ: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m, đội đã sửa được quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu ki- lô- mét đường? (Bài 2 trang 119)
 Để giải bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý như:
 + Bài toán cho biết gì? (phải sửa quãng đường dài 1215m)
 + Bài toán còn cho biết gì nữa? (đã sửa được quãng đường)
 + Bài toán hỏi gì? (đội công nhân còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa)
 + Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa trước hết phải tìm gì trước? Nêu cách tìm? (tìm số mét đường đã sửa lấy 1215 : 3)
 + Sau khi tìm được số mét đường đã sửa ta tiếp tục tìm gì? (tìm số mét đường còn lại phải sửa) 
 + Nêu cách tìm? (lấy tổng số mét đường phải sửa trừ đi số mét đường đã sửa)
b. Đặt câu lời giải thích hợp.
 Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn nhất đối với một số 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giai_toan_co_loi_va.doc