Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng làm kiểu bài tự sự cho học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng làm kiểu bài tự sự cho học sinh Lớp 6

Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, học sinh được tìm hiểu và thực hành viết các dạng bài khác nhau của kiểu bài tự sự. Trên cơ sở giúp học sinh tìm hiểu những đơn vị kiến thức cơ bản về văn tự sự và cách làm bài văn tự sự trong chương trình sách giáo khoa, tôi hướng dẫn cho học sinh phân biệt các dạng bài khác nhau của kiểu bài này.

Các dạng bài văn tự sự được sắp xếp theo yêu cầu từ dễ đến khó. Học sinh hình thành được kỹ năng kể lại một câu chuyện đã đọc cho đến kể lại một câu chuyện mình được chứng kiến, trải qua và kể lại được một câu chuyện trong trí tưởng tượng. Chính vì thế, hướng dẫn các em nắm được yêu cầu và cách thức để viết mỗi dạng bài là một việc làm rất cần thiết giúp cho học sinh chủ động, tự tin hơn trong mỗi bài viết.

* Dạng bài yêu cầu kể lại một câu chuyện đã học, đã đọc

- Yêu cầu của dạng đề này thường thể hiện dưới một số hình thức: kể lại một câu chuyện đã học bằng lời văn của em; kể lại một sự việc chính trong cốt truyện;

- Để làm tốt dạng đề này người viết cần tránh lạm dụng vào các văn bản đã có. Về cơ bản, vẫn đảm bảo giữ nguyên cốt truyện, không thay đổi hệ thống nhân vật, tình tiết chính làm nên chủ đề truyện; ngôn ngữ phù hợp với thể loại.

* Dạng bài kể về người thật, việc thật trong đời thường

Thông thường dạng đề này hay đặt ra yêu cầu kể về một người có mối quan hệ nào đó đối với người kể; hoặc nhân vật mà người kể được biết, được gặp, được giới thiệu(là một người thân có nhiều ảnh hưởng đối với em; là một người bạn học đã chuyển trường; về một người có thành tích cao trong học tập; người có số phận không may mắn;…); về một sự việc cụ thể nhất định đã diễn ra trong cuộc sống(mà em là người tham gia, chứng kiến hoặc nghe kể lại). Do đó, khi kể cần khai thác các tình tiết để làm rõ các mối quan hệ này cũng như những ảnh hưởng, ấn tượng mà nhân vật, sự việc đó để lại cho người kể chuyện.

doc 25 trang Mai Loan 08/05/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng làm kiểu bài tự sự cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng làm kiểu bài tự sự cho 
học sinh lớp 6.
 - Tác giả: Bùi Thị Vân Hà
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
 - Chức vụ: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn
 Hương Canh, tháng 02 năm 2019
 1 - Những câu chuyện đời thường và truyện tưởng tượng, hầu hết bài viết có 
cốt truyện đơn giản, kể nhàn nhạt, chưa biết xây dựng nhân vật, xây dựng tình 
huống, tạo sự kiện cho câu chuyện được kể.
 Dưới đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng khi giảng dạy kiểu bài tự sự - 
Ngữ văn 6 tại trường THCS Lí Tự Trọng:
 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh phân biệt các dạng bài khác nhau 
của kiểu bài tự sự
 Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, học sinh được tìm hiểu và thực hành 
viết các dạng bài khác nhau của kiểu bài tự sự. Trên cơ sở giúp học sinh tìm hiểu 
những đơn vị kiến thức cơ bản về văn tự sự và cách làm bài văn tự sự trong 
chương trình sách giáo khoa, tôi hướng dẫn cho học sinh phân biệt các dạng bài 
khác nhau của kiểu bài này.
 Các dạng bài văn tự sự được sắp xếp theo yêu cầu từ dễ đến khó. Học sinh 
hình thành được kỹ năng kể lại một câu chuyện đã đọc cho đến kể lại một câu 
chuyện mình được chứng kiến, trải qua và kể lại được một câu chuyện trong trí 
tưởng tượng. Chính vì thế, hướng dẫn các em nắm được yêu cầu và cách thức để 
viết mỗi dạng bài là một việc làm rất cần thiết giúp cho học sinh chủ động, tự tin 
hơn trong mỗi bài viết.
 * Dạng bài yêu cầu kể lại một câu chuyện đã học, đã đọc
 - Yêu cầu của dạng đề này thường thể hiện dưới một số hình thức: kể lại 
một câu chuyện đã học bằng lời văn của em; kể lại một sự việc chính trong cốt 
truyện; 
 - Để làm tốt dạng đề này người viết cần tránh lạm dụng vào các văn bản 
đã có. Về cơ bản, vẫn đảm bảo giữ nguyên cốt truyện, không thay đổi hệ thống 
nhân vật, tình tiết chính làm nên chủ đề truyện; ngôn ngữ phù hợp với thể loại. 
 * Dạng bài kể về người thật, việc thật trong đời thường
 Thông thường dạng đề này hay đặt ra yêu cầu kể về một người có mối 
quan hệ nào đó đối với người kể; hoặc nhân vật mà người kể được biết, được 
gặp, được giới thiệu(là một người thân có nhiều ảnh hưởng đối với em; là một 
người bạn học đã chuyển trường; về một người có thành tích cao trong học tập; 
người có số phận không may mắn;); về một sự việc cụ thể nhất định đã diễn 
ra trong cuộc sống(mà em là người tham gia, chứng kiến hoặc nghe kể lại). Do 
đó, khi kể cần khai thác các tình tiết để làm rõ các mối quan hệ này cũng như 
những ảnh hưởng, ấn tượng mà nhân vật, sự việc đó để lại cho người kể chuyện.
 Trong quá trình kể, cần sử dụng yếu tố miêu tả để giới thiệu hình dáng, 
tính cách, hành vi, thái độ của nhân vật, diễn biến của sự việc (cần chú ý thể 
hiện người-việc trong một cốt truyện cụ thể; tránh lạc sang văn miêu tả).
 Lựa chọn ngôi kể đúng với yêu cầu của bài văn.
 *Dạng bài kể một câu chuyện tưởng tượng
 - Các yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ở lớp 6:
 + Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian
 + Hình dung gặp gỡ các các nhân vật trong truyện cổ dân gian
 3 tương thân tương ái, giúp dỡ bạn bè nghèo thì cũng chỉ dừng lại một mức độ hợp 
lí: người tặng bạn quyển vở, người tặng bạn mấy quyển sách giáo khoa, có 
người góp tiền ăn sáng để giúp bạn, không thể tặng bạn những vật đắt tiền như 
chiếc xe đạp, máy tính
 - Khi xây dựng cốt truyện, phải biết xác định tình tiết chính /tình tiết phụ; 
biết nhấn vào tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ tạo nền để làm 
nổi bật tình tiết chính. Số lượng tình tiết chính không nên nhiều quá.
 - Trong diễn biến cốt truyện. phải biết tạo tình huống bất ngờ hoặc sự kiện 
gây thắt nút. Sự kiện trong văn tự sự rất quan trọng bởi giúp cho các nhân vật 
bộc lộ tính cách, suy nghĩ, thái độ trước con người và cuộc sống. Con người tốt 
hay xấu, sống tình nghĩa hay thờ ơ lạnh nhạt, tức giận hay vui mừng... thường 
qua một sự kiện nào đó sẽ thể hiện rất rõ, đồng thời chủ đề của câu chuyện cũng 
được hé mở. 
 Ví dụ: Tình huống Dế Mèn trêu chị Cốc trong trích đoạn “Bài học đường 
đời đầu tiên” đã cho thấy tính cách xốc nổi, ngông cuồng của Dế Mèn. Qua việc 
làm dại dột đó, Dế Mèn đã nhận ra bản thân mình và rút ra bài học đường đời 
đầu tiên: kiêu ngạo, hống hách không những gây hại cho mình mà còn làm hại 
người khác; sống phải biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ những người xung 
quanh.
 - Việc nêu tình huống và xử lí tình huống cũng đòi hỏi thật linh hoạt, khéo 
léo; chọn thời điểm giải quyết tình huống một cách thích hợp và bất ngờ, cuốn 
hút người đọc, người nghe. 
 Ví dụ: Cách giải quyết tình huống ở cuối truyện ngắn “Bức tranh của em 
gái tôi”- Tạ Duy Anh. Ở truyện ngắn này, tác giả đã dẫn dắt tình tiết cốt truyện 
một cách khéo léo, đẩy tâm trạng bực bội, khó chịu của người anh lên đến đỉnh 
điểm, để rồi kết thúc truyện với chi tiết bức tranh dự thi nhan đề “Anh trai tôi” 
của cô em gái. Tác giả đã giải tỏa tâm lí nặng nề của người anh trai, khiến cho 
nhân vật này sửng sốt, bàng hoàng, vừa xúc động vừa xấu hổ trước tấm lòng 
nhân hậu, độ lượng của em gái mình.
 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách xây dựng nhân vật trong bài 
văn tự sự
 Thông thường, khi làm văn kể chuyện, học sinh ít có kĩ năng và sự đầu tư 
xây dựng nhân vật. Do vậy, nhân vật xuất hiện trong truyện rất mờ nhạt, không 
rõ đặc điểm (kể cả ngoại hình lẫn tính cách). Trong bài tự sự của các em, diễn 
biến của sự việc được kể một cách tẻ nhạt, đơn điệu. Chẳng hạn, kể chuyện giúp 
đỡ chú thương binh, thì chỉ quan tâm đến địa điểm (gặp chú ở đâu?), thời gian 
(lúc nào?), hành động (đã làm gì để giúp chú?), diễn biến và kết quả (câu chuyện 
kết thúc như thế nào?). Hay kể về sự tiến bộ của một cậu học sinh thì cũng chỉ 
quan tâm đến biểu hiện ban đầu trong tính cách của nhân vật(học kém, hay đi 
học muộn, hay nói chuyện riêng, hay quên khăn quàng đỏ ,  khiến cho cả lớp 
bị trừ điểm thi đua); và điễn biến quá trình thay đổi (lớp tìm cách giúp đỡ, phân 
công người kèm cặp, chia sẻ, động viên khiến cậu học sinh cá biệt ấy cảm 
động,tự sửa mình thành một học sinh tốt). Người kể ít khi miêu tả hình ảnh chân 
 5 thấy việc hướng dẫn cho các em cách sử dụng yếu tố miêu tả đan xen trong 
mạch kể là rất cần thiết. 
 - Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả có thể được dùng để:
 + Dựng nên bức tranh tả cảnh thiên nhiên, những bức tranh tả cảnh sinh 
hoạt cụ thể, sinh động làm nền cho câu chuyện. 
 Ví dụ 1: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên tạo bối cảnh cho nhân vật chính 
xuất hiện:“Rét dữ dội. Tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa. 
Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đất đang dò dẫm trong 
bóng tối.” (Cô bé bán diêm- An-dec-xen).
 Ví dụ 2: Miêu tả bức tranh sinh hoạt của các loài ở một góc đầm lầy qua 
phép nhân hóa:“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước 
mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp 
nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ 
nông, mòng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để 
kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, 
có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, 
chẳng được miếng nào(Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài ). Cảnh vật 
được miêu tả qua sự cảm nhận của nhân vật Dế Mèn. Khung cảnh đó chuẩn bị 
cho sự xuất hiện của nhân vật chị Cốc và trò đùa dại dột của Dế Mèn.
 + Khắc họa chân dung nhân vật với những đặc điểm cụ thể, sinh động về 
hình dáng, tính tình, phẩm chất, thói quen, ngôn ngữ giao tiếp,.., những nét đặc 
điểm tính cách gắn với những tình huống, những tâm trạng cụ thể (buồn,vui, học 
tập, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn,) 
 Ví dụ1: Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả chân dung Dế Mèn thật khỏe mạnh, 
cường tráng: “ Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng 
dần và nhọn hoắtĐôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã thành cái 
áo dài kín xuống tận chấm đuôiĐầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai 
cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang 
làm việc. Sợi râu tôi dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”. (Bài học 
đường đời đầu tiên - Tô Hoài)
 Ví dụ 2: Cũng qua ngòi bút Tô Hoài, chân dung anh chàng Dế Choắt lại 
hiện lên thật ốm yếu, xấu xí, trái ngược hẳn với Dế Mèn: “Cái chàng Dế Choắt 
người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên 
rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần 
mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một 
mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”.(Bài học đường đời 
đầu tiên - Tô Hoài)
 - Theo đó khi làm một bài văn tự sự, ngoài những câu trần thuật để tạo cốt 
truyện chính, người viết nên chú trọng dùng những từ ngữ có sức gợi cảm (nhất 
là các từ láy tượng hình, tượng thanh) những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; 
các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ). Chẳng hạn khi kể về chuyến 
tham quan di tích lịch sử, ngoài việc nêu những sự việc chính liên quan đến cốt 
truyện (Chuyến tham quan diễn ra lúc nào? Ở đâu? Những ai tham gia? Chuyến 
đi diễn ra như thế nào? Có điều gì bất ngờ lí thú?...), người viết bài có thể xen 
 7 - Còn vô vàn cách mở đầu khác nữa cho câu chuyện của mình. Tuy nhiên, 
tôi cũng lưu ý cho các em dù mở đầu câu chuyện theo cách nào đi nữa thì cũng 
cần lưu ý vài điếm sau:
 + Mở đầu câu chuyện nên có sự xuất hiện của nhân vật trong hoàn cảnh 
thời gian hoặc không gian nào đó.
 + Mở đầu câu chuyện nên ngắn gọn, không nên viết dài, lòng vòng, ôm 
đồm.
 + Phần mở đầu câu chuyện có thể viết thành một đoạn văn ngắn nhưng 
cũng có thể chỉ là một , hai câu văn có tác dụng giới thiệu không gian, thời gian 
hoặc nhân vật. Ví dụ: “- Ê, ông Tư đến bay ơi!
 -Ông Tư đến kìa.”
 (Ông Tư – Thanh Quế)
Hay: “Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.
 Gió.
 Mưa.
 Não nùng.”
 (Anh xẩm – Nguyễn Công Hoan)
 + Những chi tiết giới thiệu ở phần mở đầu câu chuyện phải vừa đủ, cần 
thiết, có quan hệ mật thiết và có tác dụng chuẩn bị cho các sự việc ở những phần 
sau.
 Ví dụ: Phần mở đầu câu chuyện “Bà lái đò Việt Nam” (Nguyễn Công 
Hoan): “Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, 
chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái vì sẽ được nghỉ chân trên thuyền. Một 
người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh thằng bé chừng tám, chín tuổi, hướng 
mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn”. Trong phần mở đầu trên, tác giả 
đã giới thiệu nhân vật: khách đi đò, bà lái đò, em bé con nhà bà lái đò và hoàn 
cảnh không gian: ở bến đò, con sông khá rộng. Những chi tiết ở phần mở đầu 
câu chuyện có tác dụng chuẩn bị cho sự phát triển của các sự việc ở phần tiếp 
theo như: con sông khá rộng (mới có thể làm chết người khi thuyền đắm); bà lái 
hướng mặt ra sông (nên không quan sát khách đi đò, khi khách đến sát thuyền 
mưới biết, mới dễ gây hiểu lầm là lính thực dân Pháp), bà lái đò đang vót tre 
bằng con dao nhọn (con dao sẽ được bà dùng để xỉa thủng thuyền vì bà nghĩ 
những người nước ngoài trên thuyền là thực dân Pháp).
 Giải pháp 6: Giúp học sinh giải quyết tốt hơn dạng bài kể chuyện 
tưởng tượng ngoài những đối tượng đã có trong sách giáo khoa 
 Trong văn tự sự, dạng bài kể chuyện tưởng tượng thể hiện rõ nhất khả 
năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người viết. Vì thế học sinh rất 
thích được viết dạng bài này. Song trong thực tế các em còn gặp nhiều khó khăn 
vì vốn hiểu biết còn hạn chế, còn lúng túng trong cách diễn đạt và vụng về trong 
xây dựng cốt truyện và xử lý tình huống. Vì thế, trong quá trình hướng dẫn các 
em kỹ năng làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, ngoài luyện tập những đề bài 
trong sách, tôi cho học sinh tập làm thêm các đề bài ngoài yêu cầu trong sách 
giáo khoa như kể chuyện tưởng tượng dựa vào ý thơ, đoạn thơ, bài thơ đã biết. 
Cách làm này sẽ giúp ích dần hình thành cho các em về kỹ năng tạodựng cốt 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_lam_kieu.doc