SKKN Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6

Cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, câu Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội . Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật- nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật. Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần

( linh hồn dân tộc ấy).

Vì vậy trong cuộc sống để người khác có thể hiểu và tiếp nhận được thông tin thì người nói (người viết) ngoài việc dùng những kí hiệu thuộc chuyên ngành nhất thiết còn phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt cho người khác hiểu không chỉ là những từ ngữ rời rạc mà phải là những câu rõ ràng, rành mạch biểu thị một tư tưởng trọn vẹn của người nói.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của học sinh còn chưa tốt. Nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi giáo viên yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết đúng hay sai, có mắc lỗi gì không ? Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục đích, giờ học không có kết quả.Từ thực tế trên cho nên tôi đã chọn đề tài: “ Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6” để nghiên cứu.

 

doc 18 trang thuychi01 9861
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, câu Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội . Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giaoCâu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật- nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật. Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần 
( linh hồn dân tộc ấy). 
Vì vậy trong cuộc sống để người khác có thể hiểu và tiếp nhận được thông tin thì người nói (người viết) ngoài việc dùng những kí hiệu thuộc chuyên ngành nhất thiết còn phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt cho người khác hiểu không chỉ là những từ ngữ rời rạc mà phải là những câu rõ ràng, rành mạch biểu thị một tư tưởng trọn vẹn của người nói. 
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của học sinh còn chưa tốt. Nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi giáo viên yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết đúng hay sai, có mắc lỗi gì không ? Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục đích, giờ học không có kết quả.Từ thực tế trên cho nên tôi đã chọn đề tài: “ Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh THCS, cụ thể là nâng cao khả năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6, từ đó giúp học sinh thực hiện quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 6C, 6E Trường THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trực tiếp qua giảng dạy, đọc tài liệu tham khảo, khảo sát đối tượng học sinh qua giảng dạy bằng những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài viết tập làm văn, tham khao ý kiến đồng nghiệp. Sưu tầm thông tin, viết đề cương, từ đó áp dụng vào để viết sáng kiến kinh nghiệm.
1.5. Thời gian nghiên cứu. 
Tháng 08/20167 đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm.
Tháng 10/2016 đến tháng 03/2017 nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm . 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1Về định nghĩa câu.
 Từ trước đến nay có trên 300 định nghĩa . Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aritote đã cho rằng: “Câu là một âm phúc hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó có ý nghĩa độc lập ”. Ở Việt Nam, trước cách mạng, các giáo trình cũng như tài liệu về Tiếng Việt phần lớn mô phỏng sách ngữ pháp tiếng Pháp nên việc định nghĩa về câu cũng chưa có gì đổi mới . Sau các mạng, vấn đề câu đã được chú trọng hơn, tuy vậy việc định nghĩa về câu cũng có những điểm cần xem xét lại . Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Lân đã định nghĩa về câu như sau : “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý dứt khoát về động tác, tính tình hoặc tính chất của sự vật gọi là câu”.Tác giả Nguyễn Kim Thản không đưa ra định nghĩa trực tiếp mà chọn định nghĩa về câu của V.V. Vinogadov: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các qui luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tư tưởng. Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực ”.
UB KHXH cũng đưa ra định nghĩa câu tương tự: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn là dùng từ ngữ pháp mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo; nó có ý nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập”.
 Định nghĩa về câu trên đây đáp ứng nhu cầu đầy đủ cả hai mặt nội dung và hình thức cấu tạo nên câu, tuy vậy còn rườm rà , chưa đáp ứng tính ngắn gọn, súc tích của định nghĩa . PTS Đỗ Thị Kiêm Liên đưa ra định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập , có ngữ điệu kết thúc”. 
Về thành phần câu được hiểu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu. Đó là những bộ phận được xây dựng dựa trên những mối quan hệ về ý nghĩ và ngữ pháp trong một ngôn ngữ nhất định. Vấn đề phân định các thành phần câu cũng là một vấn đề phức tạp và có một lịch sử lâu dài . Ngay từ thời cổ đại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã phân biệt chủ ngữ và vị ngữ. Trong Tiếng Việt, trong giai đoạn đầu, giai đoạn ngữ pháp kinh nghiệm, các học giả thường không đặt ra vấn đề phân loại thành phần câu thành phần chính và phụ Tuy nhiên khi mô tả thành phần câu, họ đều có xu hướng coi chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính. Từ những năm 1960 trở về sau, việc phân biệt thành phần chính phụ được các tác giả Việt ngữ thực sự quan tâm có thể khái quát thành ba nhóm chính.
a, Phân chia thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ và thành phần thứ yếu.
b, Phân chia ra thành phần chính, thành phần phụ và thành phần biệt lập.
c, Phân chia ra các thành phần chính và thành phần của câu.
Tóm lại: Thành phần câu trong Tiếng Việt tương đối phức tạp nên đã có nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy vậy các ý kiến đều thống nhất về hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ.
2.1.2.Chủ ngữ: - Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái .được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, hoặc Cái gì?. 
 - Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ, hoặc cụm động từ , cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có nhiều chủ ngữ.
2.1.3. Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc là gì?. 
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ . Câu có thể có nhiều vị ngữ.
Chủ ngữ và vị ngữ luôn có mối quan hệ khăng khít, có chủ ngữ thì phải có vị ngữ và ngược lại. Đây là kết cấu hai chiều. Vì vậy cần phải xác định đúng ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy hiện nay nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn Tiếng Tiệt nói riêng có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em có khả năng tư duy chính xác, có kỹ năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập. 
Qua việc thực hiện giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy có một số giờ dạy Tiếng Việt mà cụ thể là trong việc rèn kỹ năng đặt câu và sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Có những hoạt động dạy của giáo viên đôi khi còn thụ động, máy móc, hình thức. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng đặt câu cho học sinh vì thời gian trên lớp để thực hiện và tổ chức cho học sinh rèn luyện là không nhiều.
Mặt khác do học sinh khối 6 mới chuyển từ lớp 5 lên nên chưa có nhiều thời gian để thích nghi nhanh với các phương pháp học tập mới. Vì thế khiến cho một số giờ dạy đạt hiệu quả không cao. Một bộ phận học sinh còn chậm, năng lực còn hạn chế, các em học tập còn thụ động, chưa tích cực, việc chuẩn bị bài chưa tốt. Đặc biệt là khả năng nắm bắt về câu và cách chữa lỗi của không ít học sinh vẫn còn mơ hồ, chưa chắc chắn. Thực tế môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt là môn học khó mà các em thì chưa thực sự chăm học nên khi đặt câu còn lúng túng nhiều khi đặt câu sai thiếu chủ ngũ hoặc vị ngữ mà không biết .Tõ thùc tr¹ng trªn ®Ó c«ng t¸c gi¶ng d¹y vµ häc tËp cña häc sinh ®¹t hiÖu qu¶ tèt h¬n t«i ®· chän vÊn ®Ò nghiªn cøu ®ã lµ: “Rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6”. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp.
Sau khi nghiên cứu vấn đề này bằng kinh nghiệm và năng lực của bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây: 
Để việc đổi mới phương pháp về vấn đề trên có hiệu qủa cao thì trước tiên giáo viên phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy về việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Tích cực chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh qua việc tham khảo kiến thức ở các tài liệu có liên quan. 
Mặt khác giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu tầm các lỗi sai về đặt câu và chữa lỗi, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Từ đó có cơ sở cho việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp dạy để việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả tốt hơn. 
Học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ, và luyện kỹ năng về đặt câu và sửa lỗi, cũng như ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tập. 
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp cần tiến hành ứng dụng về việc rèn luyện kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6 trên cơ sở đưa ra những định hướng, những hoạt động cơ bản nhất đối với một tiết dạy để cho việc dạy và học về vấn đề trên tốt hơn. 
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
2.3.2.1. Rèn kỹ năng đặt câu.
 Để học sinh có khả năng đặt câu đúng, hạn chế những sai sót trong quá trình học sinh sử dụng việc đặt câu trong giao tiếp và luyện tập trong các giờ học đặc biệt là trong các tiết kiểm tra. Cần cho học sinh hiểu rõ việc đặt câu cần phải đúng quy tắc ngữ pháp.
a.Câu cần phải viết đúng với quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
Câu đúng ngữ pháp Tiếng Việt là câu có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với việc đặt câu là phải đặt câu đúng với qui tắc Tiếng Việt. Chẳng hạn, những câu như: 
(1) Trời / mưa.
 C V
(2) Nếu trời mưa / thì chúng ta / không đi cắm trại nữa. 
 C1 V1 C2 V2	
Đây là những câu được đặt đúng với qui tắc đặt câu Tiếng Việt. Câu (1) là câu có một kết cấu chủ- vị (C-V) được gọi là câu đơn; Câu (2) là câu có hơn một kết cấu C-V, trong đó không có kết cấu C-V nào bao hàm kết cấu C-V nào được gọi là câu ghép.
Tuy nhiên, các qui tắc ngữ pháp của Tiếng Việt trong quá trình sử dụng vẫn có sự linh hoạt uyển chuyển mà những trường hợp sau đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn để có nắm chắc hơn và vận dụng vào cách đặt câu và xác định câu chính xác. Vì vậy khi nắm chắc các trường hợp sau các em sẽ có những kỹ năng đặt câu, phân biệt câu cũng như chữa lỗi hiệu quả hơn. 
* Phần lớn các câu trong Tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy thế, tuỳ những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, người ta có thể dùng câu đặc biệt ( Câu không phân định thành phần hay không cấu tạo theo mô hình cụm C - V), câu rút gọn ( câu bị tỉnh lược đi một thành phần nào đó). 
Ví dụ những câu đặc biệt: - Mưa.
- Mưa xuân...vv. 
Hoặc những câu rút gọn sau (thành phần bị tỉnh lược).
Ví dụ:(1)	- Anh đi đâu đấy?
	- Đi học. ( Tỉnh lược chủ ngữ)
(2)	- Ai là chủ nhà đây?
	- Tôi. ( Tỉnh lược vị ngữ)
(3)	- Anh ấy đi hôm nào?
	- Hôm qua. ( Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
* Trong phạm vi câu: 
+ Trật tự giữa hai thành phần nòng cốt thông thường là chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
 Ví dụ:- Em / học Tiếng Việt.
 C V
 + Trật tự các thành phần khác: 
- Trạng ngữ của câu có vị trí tương đối tự do ( tuỳ theo điều kiện khách quan và dụng ý của người nói).
	* Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu.
Ví dụ:- Ngày mai, tôi nghỉ học.
	* Trạng ngữ có thể đứng ở giữa câu.
Ví dụ: Tôi, ngày mai, nghỉ học.
	* Trạng ngữ có thể đứng ở cuối câu.
Ví dụ:Tôinghỉ học, ngày mai.
- Đề ngữ của câu thường có vị trí đứng đầu câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Phần chuyển tiếp thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ: (...) Nói tóm lại, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.
- Phần hô - đáp ở trong câu thường có hai vị trí là:
 * Đầu câu: - Nam ơi, lại đây.
 *Hoặc cuối câu: - Lại đây Nam ơi.
- Phần phụ chú thường đi kèm ngay với từ mà nó bổ sung, giải thích.
Ví dụ: Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, là nhà thơ lớn của dân tộc.
b..Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt.
Trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc lưu ý đến yêu cầu viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt, còn phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu. Chẳng hạn, những câu như: Cái bàn tròn này vuông; Cái bàn gỗ này làm bằng sắt... là những câu có quan hệ ngữ nghĩa nội tại không hợp lôgic nói chung vì những câu này mâu thuẫn nhau về các nét nghĩa. Cho nên khi viết câu phải chú ý sao cho các nét nghĩa trong câu không được mâu thuẫn nhau. Tính không mâu thuẫn giữa các nét nghĩa của từ ngữ trong câu thể hiện ở ba điểm sau:
 b.1- Câu phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Những câu phản ánh không đúng hiện thực khách quan là những câu sai.
Ví dụ: “ Truyện Kiều” là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.(là một câu sai).
b.2 - Quan hệ giữa các thành phần câu, về các câu phải hợp lôgic. Những câu có quan hệ không hợp lôgic là những câu sai.
Ví dụ: Vì trời nắng nên đường lầy lội.( là một câu sai).
b.3 - Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại. Những câu có các thành phần này thuộc các loại khác nhau là những câu sai.
Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương, một vết ở bên đùi trái và một vết ở Quảng Trị ( là một câu sai).
c.Câu phải được đánh dấu câu phù hợp.
Hẳn người Việt Nam còn nhớ câu chuyện tiếu lâm về một quan huyện phê đơn li dị “ Cho về nhà, lấy chồng mới không được ở với chồng cũ”.Nội dung của câu này rất khác nhau tuỳ thuộc vào việc, vị trí đặt dấu phẩy trong câu. Chẳng hạn: “ Cho về nhà, lấy chồng mới, không được ở với chồng cũ” thì nội dung của câu hoàn toàn ngược lại so với “ Cho về nhà, lấy chồng mới không được, ở với chồng cũ”.
 Vì thế đối với học sinh thì việc xác định và hiểu rõ về tác dụng của các dấu câu là điều rất quan trọng vì nếu nắm chắc tác dụng của các dấu câu thì khi đặt câu và sử dụng câu sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu. Do vậy học sinh sẽ có kỹ năng xác định và đặt câu chính xác tránh cho người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu.
 * Trong Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số loại dấu câu chủ yếu sau: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu chấm than, dấu ngang cách, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu phẩy. Mỗi dấu có những công dụng khác nhau. Chúng ta cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững công dụng của các dấu đó.
 d . Một số thao tác rèn luyện câu.
Để học sinh thành thạo và đạt được kỹ năng đặt câu đúng theo quy tắc ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa phù hợp thì cần phải giúp học sinh rèn luyện câu. Vì đối với các em thì nếu như càng được rèn luyện về các phương pháp đặt câu thì càng làm cho các em có điều kiện hoàn chỉnh khả năng của mình đối với việc đặt câu và sử dụng câu trong giao tiếp tốt hơn. Do vậy cần thực hiện các thao tác sau đây;
d.1. Đặt câu- mở rộng và rút gọn câu:
* Đặt câu và mở rộng câu:
- Đặt câu : Nông dân gặt.
- Thêm các từ ngữ mở rộng chủ ngữ.
Ví dụ: Nông dân xã tôi gặt.
	-Thêm các từ mở rộng vị ngữ.
Ví dụ: Gió thổi -> Gió thổi mạnh.
	- Thêm các từ mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Nông dân gặt -> Nông dân xã tôi gặt lúa mùa.
- Thêm các từ ngữ làm thành phần trạng ngữ, đề ngữ của câu.
Ví dụ: Gió thổi -> Hôm nay, gió thổi mạnh.
	 - Hôm nay, gió mùa đông bắc thổi mạnh.
*Rút gọn câu: Biện pháp làm cho câu chỉ còn lại hai thành phần chính ( C-V).
Ví dụ: Con tàu xinh xinh trườn đi trong đêm tối.-> Con tàu / trườn đi .
 C 	 V
d.2) Tách vế ghép câu:
* Tách câu: Biện pháp làm cho một câu ( có nhiều vế, nhiều bộ phận) trở thành nhiều câu riêng biệt. 
Ví dụ:Thầy giáo xem báo còn học sinh đọc sách.
-> Thầy giáo xem báo. Học sinh đọc sách.
* Ghép câu: Biện pháp ( ngược lại với tách câu) làm cho nhiều câu đơn trở thành một câu. 
Ví dụ:- Ông nội đến. Mọi người ra đón ông.
-> Ông nội đến, mọi người ra đón ông.
2.3.2.2. Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Trước hết để học sinh nắm được cách chữa lỗi, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được câu đúng quy tắc ngữ pháp như phần kỹ năng đặt câu đã nêu ra.Nghĩa là câu phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ mới được chấp nhận. Đó chính là cơ sở và yêu cầu đầu tiên để học sinh có kỹ năng cơ bản đối với việc chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. Vậy để giúp học sinh chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tốt cần thực hiện một số biện pháp sau đây;
a. Phải xác định được thành phần chủ ngữ , vị ngữ và rút ra lỗi sai của câu.
Đối với học sinh thì đây là một thao tác cơ bản nhưng cần thiết bắt đầu cho việc chữa lỗi.Vì chỉ khi nào học sinh đã xác định được câu mà mình cần sửa đã có đầy đủ thành phần chủ - vị chưa, câu đó có thiếu thành phần nào không, nếu thiếu thì thiếu thành phần chủ ngữ hay vị ngữ thì lúc đó học sinh mới có cơ sở để tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo về chữa lỗi một cách hiệu quả. Mà muốn xác đinh được chủ ngữ và vị ngữ trong câu thì cần phải vận dụng kỹ năng . Đặt câu hỏi để kiểm tra và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ 
( Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, Con gì?,... Còn vị ngữ thì trả lời cho các câu hỏi: Là ai?,Là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm sao?...) 
Ví dụ; (1)	- Anh / đi đâu đấy ?	(2)	- Ai / là chủ nhà đây ?
 C V C V
 (3)- Em / học Tiếng Việt.
 C V
Ví dụ: Để thực hiện việc sữa lỗi về chủ ngữ hoặc vị ngữ cho các câu sau: 
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện. 
c) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
* Yêu cầu
- Học sinh xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
- Xác định lỗi sai của câu là do thiếu thành phần nào trong câu.
* Kết quả
 a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 Tr V
( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ)
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện. 
 Tr C V 
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ , vị ngữ) 
c) Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 C V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ)
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. 
 C
 (Đây là câu thiếu thành phần vị ngữ) 
b. Xác định được nguyên nhân mắc lỗi.
Đối với học sinh thì đây là bước tiếp theo để rèn kỹ năg chữa lỗi sau khi đã xác định được chủ ngữ và vị ngữ cũng như xác định được lỗi sai. Qua việc này học sinh sẽ thâý được các câu trên thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ là do đâu? hay vì sao lại bị mắc lỗi như thế? từ đó học sinh sẽ có cơ sở và căn cứ để thực hiện việc chữa lỗi. 
 Ví dụ khi học sinh đã xác định được lỗi sai ở các câu trên thì học sinh tiếp tục xác định nguyên nhân mắc lỗi đó là:
Câu a. Nguyên nhân: Do nhầm trạng ngữ với chủ ngữ .
Câu d. Nguyên nhân: Do nhầm Định ngữ với Vị ngữ. 
 c . Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Đây là bước quan trọng cuối cùng nhằm rèn luyện cho học sinh ôn lại cả kỹ năng đặt câu từ các cách sửa khác nhau. Tuy nhiên sau khi chữa lỗi thì có nhiều cách khác nhau miễn là cách sửa lỗi đó phù hợp nhất. Vì vậy cần căn cứ vào nội dung, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của câu đó như thế nào để có cách phù hợp và dể hiểu nhất mà câu vẫn đúng với quy tắc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa của câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_dat_cau_va_chua_loi_v.doc