Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm định hướng thái độ sống tích cực cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm định hướng thái độ sống tích cực cho học sinh THPT

Lấy cảm hứng từ mô hình Happy Schoolcủa UNESCO, mô hình Trường học hạnh phúc bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở GD đào tạo các cấp. Tháng4/2019, Công đoànGD Việt Namcùng Bộ GD và Đào tạo phát động phong trào Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc nhằmlan tỏa những giá trị: yêu thương, an toàn và tôntrọng trong các nhà trường.Xây dựng, kiến tạo mô hình trườnghọc hạnh phúc đang được xác định là một nhiệmvụ trọng tâm, thể hiện mục tiêu, lý tưởng và là một điểm nhấn trong triết lý GD hiện đại mà các nhà trường không ngừng nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra.

Đối với HS,ngoài gia đình là tổ ấm của các em thì phầnlớn thời giancác em ở trường học. Trường học là nơi không chỉ học tập kiến thức mà còn là nơi hình thành nhân cách củacác em. Là nơi cácem cần được chia sẻ,thấu hiểu, đượcyêu thương, đượcđề đạt, được tôn trọng. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ xây dựng lớp học hạnhphúc – nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của HS, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho PH. HS đến lớp là niềm vui, không phải trách nhiệm, lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi HS làm thước đo chất lượng và hướng đếnđào tạo nên những ngườitự chủ, tráchnhiệm, có tâmhồn phong phú, sống tử tế, thân thiện, có khả năng sáng tạo và thích ứng cao với giai đoạn hội nhập hiện nay.

Nhưngthực tế, cùng với sự phát triển của xã hội mang tính toàn cầu hóa, HS khó có thể tránh khỏi sự tác động nhiều luồng: tíchcực và cả tiêu cực, áp lực bủa vây HS khi đến trường. Hàng loạt câu chuyệnkhông vui xuất hiện tronghọc đường vừa qua.Tìm kiếmtrên Google, chỉ trong 0,33 giây đã cho chúng ta 27,9 triệu kết quả cho cụm từ áp lực học đường. Tỉ lệ stresshọc đường tăng nhanh chóng,bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng ... để lại không ít những băn khoăn thậm chí là hậu quả đáng tiếc cho chính HS, cho nhà trườngvà cả xã hội. Nhữnghành vi khác nhau như lời nói đe dọa, vu khống, đánh đập…đã làm cho tình trạngbạo lực học đường hiện nay ở mức báo độngđỏ. Điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ, vô cảm của các em chứng kiến,khi chỉ xúm xùm vào quay phim và chụpảnh bạn tunglên mạng. Tấtcả những điềuđó được phảnánh thường xuyên qua các kênhtruyền thông, là một điềunhức nhối trongxã hội nói chung và nền GD nóiriêng. Vì vậy một trongnhững nhiệm vụ ưu tiên của GD là cần góp phần định hướng thái độ sống tích cực cho HS.

docx 82 trang Thu Kiều 12/09/2024 2891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm định hướng thái độ sống tích cực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
 NHẰM ĐỊNH HƯỚNG THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC
 CHO HỌC SINH THPT
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Tác giả: Mai Thị Thuận
 Chu Thị Tuyết
 Năm thực hiện: 2022 – 2023
 Số điện thoại: 0969 246 612 1.3. Đối với HS..............................................................................................................21
2. Biện pháp cụ thể để xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm định hướng thái độ sống tích 
cực cho HS....................................................................................................................21
2.1. Xây dựng lớp học hạnh phúc, định hướng thái độ sống thông qua tiết sinh hoạt lớp 
gắn với các chủ đề năm học...........................................................................................21
2.2. Tạo mối quan hệ gắn kết với gia đình PH HS .........................................................32
2.3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cuờng GD 
đạo đức, giá trị sống, thái độ sống, kĩ năng sống cho HS...............................................39
III. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................................42
1. Xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 11T1 và 12D trường THPT Nguyễn Duy Trinh 42
1.1. Mức độ hạnh phúc của HS......................................................................................43
1.2. Kết quả học tập và rèn luyện HS.............................................................................44
PHẦN III. KẾT LUẬN.................................................................................................47
I. Đóng góp của đề tài ................................................................................................47
1. Tính khoa học............................................................................................................47
2. Tính mới của đề tài .................................................................................................47
3. Tính hiệu quả..........................................................................................................47
II. Ý kiến đề xuất...........................................................................................................48
2.1. Đối với sở GD&ĐT ................................................................................................48
2.2. Đối với trường THPT Nguyễn Duy Trinh................................................................48
2.3. Đối với gia đình HS ................................................................................................49
2.4. Đối với xã hội:........................................................................................................49
PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................50
PHỤ LỤC ....................................................................................................................51 PHẦN I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO, mô hình Trường học hạnh 
phúc bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân 
rộng trong nhiều cơ sở GD đào tạo các cấp. Tháng 4/2019, Công đoàn GD Việt Nam cùng 
Bộ GD và Đào tạo phát động phong trào Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử 
sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc nhằm lan tỏa những giá trị: yêu 
thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Xây dựng, kiến tạo mô hình trường học 
hạnh phúc đang được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện mục tiêu, lý tưởng và 
là một điểm nhấn trong triết lý GD hiện đại mà các nhà trường không ngừng nỗ lực thực 
hiện nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra.
 Đối với HS, ngoài gia đình là tổ ấm của các em thì phần lớn thời gian các em ở trường 
học. Trường học là nơi không chỉ học tập kiến thức mà còn là nơi hình thành nhân cách 
của các em. Là nơi các em cần được chia sẻ, thấu hiểu, được yêu thương, được đề đạt, được 
tôn trọng. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ xây dựng lớp học 
hạnh phúc – nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – 
vui chơi của HS, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho PH. HS đến lớp là niềm vui, không 
phải trách nhiệm, lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi HS làm thước đo chất 
lượng và hướng đến đào tạo nên những người tự chủ, trách nhiệm, có tâm hồn phong phú, 
sống tử tế, thân thiện, có khả năng sáng tạo và thích ứng cao với giai đoạn hội nhập hiện 
nay.
 Nhưng thực tế, cùng với sự phát triển của xã hội mang tính toàn cầu hóa, HS khó có 
thể tránh khỏi sự tác động nhiều luồng: tích cực và cả tiêu cực, áp lực bủa vây HS khi đến 
trường. Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua.Tìm kiếm trên 
Google, chỉ trong 0,33 giây đã cho chúng ta 27,9 triệu kết quả cho cụm từ áp lực học 
đường. Tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối 
quan hệ thầy trò căng thẳng ... để lại không ít những băn khoăn thậm chí là hậu quả đáng 
tiếc cho chính HS, cho nhà trường và cả xã hội. Những hành vi khác nhau như lời nói đe 
dọa, vu khống, đánh đậpđã làm cho tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở mức báo 
động đỏ. Điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ, vô cảm của các em chứng kiến, khi chỉ xúm xùm 
vào quay phim và chụp ảnh bạn tung lên mạng. Tất cả những điều đó được phản ánh thường 
xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền GD 
nói riêng. Vì vậy một trong những nhiệm vụ ưu tiên của GD là cần góp phần định hướng 
thái độ sống tích cực cho HS.
 Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để HS có thái độ sống đúng đắn, tích cực, 
vui vẻ, để mỗi ngày các em đến lớp là một ngày hạnh phúc, để quan hệ thầy trò, bạn bè là 
động lực để HS vươn tới tri thức?
 Hiện nay đây cũng là vấn đề được cả xã hội quan tâm, báo chí đề cập, truyền thông 
xây dựng nhiều chương trình, sở GD đã có những buổi tập huấn. Đứng trên cương vị là 
những GV dạy học, người gần gũi nhất đối với các em HS, chúng tôi nhận thấy rằng mình 
cần thiết phải thay đổi cả trong suy nghĩ và hành động để thầy cô và HS cùng hiểu nhau, 
ăn khớp với nhau để trong suốt hành trình chinh phục tri thức cả thầy cô và HS đều được
 1 - Mối quan hệ tích cực/ truyền cảm hứng với cộng đồng, môi trường sống tích cực 
(mang tính tập thể, cộng sinh)
 - Khái niệm về hạnh phúc còn khá trừu tượng thế nhưng biểu hiện của những người 
đang hạnh phúc lại rất rõ ràng: Người hạnh phúc sẽ cảm thấy thoả mãn với cuộc sống của 
mình, luôn vui vẻ, thoải mái. Họ không thường xuyên than vãn, suy nghĩ tiêu cực, tâm 
trạng tích cực luôn chiếm phần lớn thời gian của họ.
 Hạnh phúc của HS THPT rất đơn giản và có thể thực hiện được như: luôn cố gắng và 
đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng cha mẹ; luôn được sự động viên, khen 
ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình; được sống 
và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, 
tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; được thầy cô và bạn bè 
yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời 
sống, làm hành trang cho bản thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình 
biết, được khẳng định và trải nghiệm....
 Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương 
tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện; là nơi mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn 
đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm Lớp học
hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều 
điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn Theo PGS- TS Đặng Quốc Bảo, lớp học hạnh
phúc: là nơi HS, thầy cô, cán bộ và nhân viên của nhà trường được an toàn; được tôn trọng; 
được yêu thương; được học tập và làm việc bằng sự tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ.
 Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm lớp học hạnh phúc, nhưng theo quan niệm 
của bản thân tôi: Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở nơi đó người tham gia giảng dạy, 
người học, PH đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là 
mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu: Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó GV hạnh phúc 
và HS được phát triển toàn diện, trở thành chính mình, trong một môi trường học tập an 
toàn, thân thiện và nhiều tình thương.
 1.2. Vì sao phải xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc?
 Nhiều nghiên cứu khoa học cũng như trải nghiệm thực tế đã cho chúng ta biết rằng: 
Hạnh phúc mang đến ý nghĩa tốt. Khi hạnh phúc, ta sẽ có những cảm xúc tích cực với cuộc 
sống, từ đó tăng sự thoả mãn và tạo dựng kỹ năng đối phó với mọi tình huống tốt hơn. 
Hạnh phúc khiến con người có khả năng phục hồi và chữa lành tổn thương tốt hơn khi đối 
mặt với khó khăn hoặc thất bại.
 Khi hiểu được khái niệm thế nào là trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, tất yếu 
ta cũng sẽ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát triển của 
HS, rộng hơn là sự vững mạnh của đất nước. Cần phải xây dựng trường học hạnh phúc, 
lớp học hạnh phúc vì nó sẽ giúp các em HS có một môi trường học tập tốt nhất. Mỗi HS 
đến lớp, đến trường vừa là để rèn luyện về kiến thức văn hóa, rèn luyện về các kĩ năng và 
còn cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè. Đến lớp để đón nhận niềm 
vui và nếu có nỗi buồn, khó khăn thì luôn được quan tâm, san sẻ. Lớp học hạnh phúc đối 
với mỗi HS còn là môi trường học tập mà các em có được hứng thú với việc đến trường 
hàng ngày, các em có được niềm đam mê và hứng thú học tập, có được sự chủ động, tích
 3 - Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lý, 
phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch 
của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
 - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng tạo hứng thú, 
phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, thể chất, hoàn cảnh của từng em.
 - Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho HS được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, được chủ động 
thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
 Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp
 - HS và GV biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao 
của lớp. - HS kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự phân biệt, 
đối xử kì thị.
 - Thầy cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình huống 
với cha mẹ HS và HS
 1.4. Vai trò của lớp học hạnh phúc trong định hướng phát triển nhân cách HS.
 Nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối 
với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính 
tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Lớp học hạnh phúc 
giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân cách HS, giúp các em có giá 
trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý.
 Lớp học hạnh phúc với phương pháp GD đúng đắn có thể bù đắp những thiếu hụt do 
khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn 
Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở thành GV, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng 
Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp GD đúng đắn mà trở thành tài năng 
ấm nhạc Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi 
Ngoài ra lớp học hạnh phúc còn giúp các em có tư chất tốt phát triển như các trường năng 
khiếu, trường đào tạo chất lượng cao
 Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu cực. Lớp 
học hạnh phúc có khả năng giúp HS phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, động 
viên được tính tự giác rèn luyện học tập. Lớp học hạnh phúc GD nhân cách không chỉ bằng 
lời nói mà bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi thái độ, lối sống đều có tác động trực 
tiếp đến hình thành nhân cách HS, từ đó ảnh hưởng tới tương lai các em. Được tham gia 
vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, 
định hướng thái độ sống đúng đắn, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí HS THPT, và các yếu tố ảnh hưởng
 a. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT:
 Độ tuổi HS THPT theo điều lệ nhà trường phổ thông là từ 15 - 19 tuổi. Đây là giai 
đoạn cuối của thời kỳ vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh mẽ về thể chất, 
nhận thức, sinh lý và cảm xúc xã hội, là thời kỳ chuyển tiếp từ đồng ấu sang trưởng thành 
nên các em luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. 
Các em có nhiều mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức 
bên ngoài, có mới nới cũ Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfChu Thị Tuyết, Mai Thị Thuận -THPT Nguyễn Duy Trinh - Chủ nhiệm.pdf