Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
STEM là chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục mới, rất được chú ý trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển (Mỹ, Đức, Anh, .) và đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng chính là định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây. Giáo dục STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn kỹ năng: kỹ năng Khoa học, kỹ năng Công nghệ, kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng Toán học. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể sử dụng trong cuộc sống tương lai, đặc biệt với môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM vào trường Mầm non để mang lại hiệu quả?
STEM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ. Con đường trải nghiệm STEM là con đường vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ.
UBND THỊ XÃ SƠN TÂY TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN TRẦM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON” Tên tác giả: Trần Thị Nhung Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung Sơn Trầm. Chức vụ: Giáo viên Năm học 2020 - 2021 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của sáng kiến STEM là chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục mới, rất được chú ý trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển (Mỹ, Đức, Anh, ...) và đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng chính là định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây. Giáo dục STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn kỹ năng: kỹ năng Khoa học, kỹ năng Công nghệ, kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng Toán học. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể sử dụng trong cuộc sống tương lai, đặc biệt với môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM vào trường Mầm non để mang lại hiệu quả? STEM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ. Con đường trải nghiệm STEM là con đường vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ. Vận dụng phương pháp giáo dục STEM trong các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những gì? mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động. Các kiến thức và kỹ năng này không nặng tính lý thuyết mà được tích hợp lồng ghép bổ trợ vào các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho trẻ mầm non bước ra đời sẽ rất năng động và dễ dàng hòa nhập với các môi trường mang tính quốc tế. Đầu năm học 2020-2021, phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây phối hợp cùng trường cao đẳng mẫu giáo Trung ương mở 2 lớp bồi dưỡng với 55 học viên là cán bộ quản lý và giáo viên tham dự tập huấn bồi dưỡng kiến thức ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Bản thân tôi cũng được nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ tham gia khóa học và được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn trên, tôi dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp vân dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” 2. Mục tiêu sáng kiến. Nhằm nâng cao kỹ năng thực hành trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi. Giúp cho trẻ có kỹ năng tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng. Giúp trẻ tự tin trong việc đưa ra các câu hỏi để nhằm giải đáp những thắc mắc, tìm ra hướng giải quyết tốt nhất khi trải nghiệm. Giúp trẻ có các kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Giúp cho phụ huynh tin tưởng khi gửi trẻ đến trường. 3. Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu. 3.1: Đối tượng nghiên cứu giải pháp: Vận dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Trung Sơn Trầm. 3.2: Thời gian nghiên cứu: Thời gian 7 tháng bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. 3.3: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Trung Sơn Trầm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Hiện trạng vấn đề 1.1. Thuận lợi: a. Về cơ sở vật chất Đối với lớp 5 tuổi A3 được nhà trường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ theo Thông tư 01. Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động cơ bản. b. Về giáo viên lớp A3 Tổng số có 03 giáo viên (Trong đó trình độ chuyên môn Cao đẳng 01 và 2 Đại học) Năm 2020-2021, tôi được phân công phụ trách chăm sóc, giảng dạy lớp 5-6 tuổi A3, tôi luôn yêu nghề, yêu trẻ, tìm hiểu những kiến thức mới, bổ ích, luôn sáng tạo trong công tác giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi được đi học lớp STEM do Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây tổ chức và cũng được đi kiến tập các tiết dạy STEM do cấp trên và nhà trường tổ chức, tôi đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp giáo dục STEM nên tôi cũng mạnh dạn vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào quá trình giảng dạy trên lớp. c. Về học sinh Tổng số trẻ là: 40 trẻ. 100% trẻ được học đúng độ tuổi. Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, có nề nếp học tập. d. Về phụ huynh Rất tin tưởng cho con em mình đến học tại lớp A3. Các bậc phụ huynh luôn có sự quan tâm hỗ trợ hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 1.2. Khó khăn a. Về cơ sở vật chất Đồ dùng đồ chơi phục vụ môi trường dạy học STEM còn hạn chế b. Về giáo viên Chỉ có một giáo viên có chứng chỉ học STEM. Đông thời, chưa có bộ tài liệu chính thống hướng dẫn cụ thể về phương pháp STEM, chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục STEM qua mạng Internet, qua các trương điểm của thành phố. c. Về học sinh Một số trẻ còn nhút nhát ngại giao tiếp, trẻ chưa mạnh dạn và tự tin trong giờ học. Trẻ vẫn còn thụ động chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. Nhận thức của trẻ không đông đều. Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ trong giờ học STEM còn chưa thành thạo đôi khi còn lúng túng. Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, thể hiện: Khi sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa biết nhường nhịn bạn, còn tranh dành đồ dùng đồ chơi của nhau, chơi riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi. Kỹ năng truy vấn còn mới mẻ, trẻ chưa bộc lộ được những kỹ năng này trong các hoạt động thường nhật. d. Về phụ huynh: Không Bảng khảo sát thực trạng đầu năm Tổng số trẻ: 40/40 (Phiếu điều tra trước khi thực hiện giải pháp, sáng kiến- có phụ lục 1 kèm theo) Tiêu chí đánh giá Đầu năm Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % 1. Khả năng sáng tạo 5/40 13% 35/40 87% 2. Tự tin thể hiện bản thân trong các hoạt động 3/40 8% 37/40 92% 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề 2/40 5% 38/40 95% 4. Khả năng khám phá, tìm tòi 3/40 8% 37/40 92% 5. Khả năng xây dựng bản thiết kế 5/40 13% 35/40 87% 6. Khả năng hợp tác nhóm cùng các bạn 4/40 10% 36/40 90% 7. Kỹ năng truy vấn, đặt câu hỏi 0/40 0% 40/40 100% 8. Cơ sở vật chất lớp 5 tuổi A3 Trang thiết bị dạy học đủ theo Thông tư 01 Chưa có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho vận phương pháp giáo dục STEM 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến: Giải pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cá nhân về phương pháp giáo dục STEM Tháng 9 năm 2020 tôi cùng một số đồng chí giáo viên trong nhà trường được cử đi tham gia lớp bồi dưỡng “Dạy học theo phương pháp giáo dục STEM” do Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây phối hợp cùng Trường Cao đẳng mẫu giáo Trung ương tổ chức. Sau khóa học, tôi cũng đã phần nào hiểu rõ được những đặc điểm nổi trội của phương pháp. Đó chính là phát triển tư duy, phát huy tính tự do sáng tạo của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ kiến thức, kỹ năng của con người thế kỷ 21. Qua đó tôi nhận thấy việc dạy học vận dụng phương pháp giáo dục STEM là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. ( Hình ảnh: Chứng nhận và thực tập tại lớp học STEM) Ngoài việc tham gia lớp bồi dưỡng, tôi còn tìm hiểu thêm các tài liệu trên các kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu, qua trang face book của trường, thực hành Hoa Thủy Tiên để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục này. Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia và giáo viên giảng dạy bằng cách vào các nhóm ứng dụng Phương pháp giáo dục STEM mầm non. Nhóm thường xuyên có những trao đổi về những hoạt động vận dụng phương pháp giáo dục STEM trong giảng dạy ở những cơ sở mầm non khác nhau, qua đó tôi có thể cập nhật và nắm bắt thông tin, kiến thức. Giúp tôi được hỗ trợ rất nhiều về các kỹ năng lưu loát trong lời nói, logic khi truyền tải kiến thức cho trẻ. Tôi luôn luôn học hỏi, tiếp cận với các tài liệu giáo dục chất lượng cao vừa cung cấp đủ kiến thức, vừa “thân thiện” và dễ hiểu đối với cả giáo viên và đối với cả trẻ. Giải pháp 2: Xác định những nội dung phù hợp với trẻ của lớp và xây dựng kế hoạch vận dụng các bài học 5E. Là năm học đầu tiên tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM và với thực tế tình hình của nhà trường, của lớp tôi nhận thấy việc triển khai các dự án trải dài trong nhiều tuần, theo tháng là chưa khả thi vì các kỹ năng của trẻ như kỹ năng Khoa học, kỹ năng Công nghệ, kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng Toán học còn rất hạn chế. Công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cũng chưa đi sâu vào việc dạy học dự án trong giáo dục STEM. Do vậy, tôi lựa chọn thực hiện các bài học 5E vào các tháng. Mỗi tháng áp dụng 1 đến 2 bài học 5E. Sau khi hoàn thành bồi dưỡng, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch để thực hiện ngay từ tháng 11. Kế hoạch giáo dục của lớp đã được lên dự kiến từ đầu năm học với 35 tuần và bám theo chương trình Khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt của từng lứa tuổi. Do đó, để xây dựng được các bài học 5E lồng ghép vào kế hoạch đã được xây dựng, tôi cũng gặp không ít khó khăn khi lựa chọn các bài học 5E để vận dụng mà vẫn tạo được sự liên kết với phiên chế năm học, không gây nên sự xáo trộn lớn trong phiên chế giảng dạy. Từ các chủ đề- sự kiện đã được xây dựng thành phiên chế và được Ban giám hiệu phê duyệt, tôi suy nghĩ tìm tòi ra các bài học gắn liền với sự kiện đó. Ví dụ như tháng 11 có sự kiện ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi lựa chọn bài học 5 E làm giỏ cắm hoa. Trẻ tạo ra sản phẩm là những giỏ hoa xinh xắn, tặng các cô giáo của mình. Hay như tháng 2 có sự kiện lớn là gày tết Nguyên đán, tôi cho trẻ thực hiện bài học 5E làm hộp đựng bánh kẹo ngày tết. Như vậy, trẻ rât hào hứng tham gia bài học và thỏa sức sáng tạo ra sản phẩm của nhóm mình và chào đón ngày tết cổ truyền của dân tộc với tâm thế háo hức, vui mừng. Tôi đã lựa chọn những bài học 5E phù hợp để lồng ghép vào trong các tuần của tháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tuần lồng ghép một bài học 5E phù hợp. Các bài học 5E này được lồng ghép vào tất cả các hoạt động xoay quanh tuần đó. Dự kiến các bài học 5E được lựa chọn vận dụng tại lớp 5-6 tuổi A3 năm học 2020 - 2021. STT Tháng Tuần Dự án 1 Tháng 11 (tuần 3) Thiết kế giỏ cắm hoa 2 Tháng 12 (tuần 5) Thiết kế nhà nổi 3 Tháng 1 (tuần 3) Thiết kế ống đựng bút 4 Tháng 2 (tuần 1,4) Làm hộp đựng bánh kẹo ngày tết 5 Tháng 3 (tuần 2, 5) Làm lọ cắm hoa. Làm khẩu trang 6 Tháng 4 (tuần 3) Làm ghế ngồi mini 7 Tháng 5 (tuần 2) Làm khung ảnh Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động để vận dụng phương pháp giáo dục STEM trong lớp học. Môi trường hoạt động STEM phải được xây dựng gắn liền với sự kiện để trẻ khám phá về sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành. Tương tự như xây dựng môi trường Giáo dục trẻ được học qua chơi, góc chơi hoạt động STEM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng. Trong góc chơi cách sắp xếp bày đồ chơi phải đảm bảo khi trẻ chơi xong trẻ cũng biết tự cất đi và lúc lấy ra dễ dàng. Trẻ được lựa chọn góc chơi. Đồ dùng cho góc STEM mầm non bao gồm các vật liệu rời, đồ xây dựng, blocks, đất nặn giấy, bút chì, giấy màu, đồ tái chế, đồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp,đồ khoa học. Đồ dùng STEM cũng có thể là các đồ hiện đại như: Robotics , Robot Dash, Lego Wedo . . .nhưng áp dụng thực tế điều kiện địa phương, trong trường mầm non hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi hơn như: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, các loại giấy màu, lá cây, túi bóng, que kem, dây vải.... mà các nguyên vật liệu này có thể sưu tầm không mất tiền mua. ( Hình ảnh: Môi trường lớp STEM) Ngoài việc sưu tầm các đồ dùng, dụng cụ nguyên vật liệu thiên nhiên thì cũng cần có những dụng cụ mang tính kỹ thuật như: Bộ dụng cụ kỹ thuật, bảng Bush board, máy tính tiền, bánh sinh nhật gỗ, chuông lò xo, keo nến nhỏ, súng bắn keo... Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm đồ dùng dụng cụ phục vụ STEM và đã được sự đồng tình của tổ chuyên môn, sự ủng hộ của ban giám hiệu và đồng chí hiệu trưởng đã nhất trí trang bị cho lớp một số đồ dùng dụng cụ STEM ( Hình ảnh: Các đồ dùng dụng cụ nhà trường đầu tư cho lớp) Giải pháp 4: Vận dụng các bài học 5E STEM vào dạy trẻ thông qua các bài học cụ thể như hoạt động học và hoạt động khác. Hoạt động học: Với giáo dục Stem, phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều các môn học như Tạo hình, Khám phá, Toán, Âm nhạc... mục đích chính là trẻ được tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động chơi mà học, học mà chơi, từ đó phát huy tối đa những khả năng tư duy, sáng tạo và những kỹ năng của con người thế thế kỷ 21. Khi đã lựa chọn được các bài học 5 E phù hợp với các tháng, tôi sẽ tiến hành lựa chọn các hoạt động phù hợp để thực hiện và lồng ghép các bước từ E1 đến E5 vào để tổ chức. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt vận dụng phương pháp giáo dục STEM để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những đề tài khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với đề tài đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình, khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập. Ví dụ, với bài học 5E về giỏ cắm hoa, với hoạt động Khám phá, trẻ sẽ được khám phá các chất liệu có thể hoặc không thể làm được giỏ cắm hoa đạt được các tiêu chí và yêu cầu mà cô và trẻ đã đề ra. Hoạt động Toán: trẻ sẽ được đo, đếm, nhận biết màu sắc, hình dạng.... các thông số liên quan đến giỏ cắm hoa mà trẻ đã thiết kế. Họat động Tạo hình, trẻ sẽ được thiết kế sản phẩm bằng bản vẽ, được thực hiện các thao tác, kỹ năng để tạo nên giỏ căm hoa như bản thiết kế.... Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt vận dụng phương pháp giáo dục STEM để đạt được hiệu quả cao nhất.Tùy theo những đề tài khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một ví du cụ thể tôi đã tiến hành. + Hoạt động khám phá: - Các tiết học khám phá thông thường thì: + Trẻ khám phá được trên định hướng của cô + Chưa thể hiện được sự chủ động + Giáo viên đặt câu hỏi + Trẻ luôn đóng vai trò là người trả lời. - Còn về phương pháp giáo dục STEM là sự tích hợp: + Trong hoạt động khám phá trẻ chủ động hơn + Trẻ được thoải mái không bị gò bó + Trẻ tự đặt câu hỏi truy vấn với nhau để giải đáp vấn đề. Chính vì vậy khi được hoạt động STEM thì trẻ đạt được hiểu quả học tập rất cao. VD: “ Thiết kế nhà nổi ” Mục đích: Trẻ được khám phá nguyên vật liệu và được vẽ thiết kế Trẻ biết nhà nổi được trở được người do nguyên liệu mình lựa chọn phải nổi được trên nước, không tan trong nước và do cách thiết kế kỹ thuật ngôi nhà phải chắc chắn và do cách để người lên phải cân đối không được để lệch sẽ bị nghiêng sang một bên sẽ bị lật nhà. Trẻ tạo nhóm, thiết kế, cho nhà vào nước và cho thêm người vào xem chứa được bao nhiêu người trong ngôi nhà. Trẻ giải thích được nhà nổi, nổi được trên nước là do nguyên vật liệu tạo ra nhà có thể nổi được trên nước. Cách làm ra ngôi nhà càng chắc chắn và càng to thì có thể chịu đựng được nước lâu hơn và chứa được nhiều người hơn. - Trẻ còn được tự mình phát huy tính sáng tạo. + Hoạt động tạo hình : Đây là bước cuối cùng trong bài học STEM (5E). Hoàn thiện sản phẩm theo bản thiết kế của bài học trước, sản phẩm tạo ra trong tiết học tạo hình có tính ứng dụng trong thực tế. Ví dụ: “Thiết kế nhà nổi vùng lũ” cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách cho trẻ được xem những video về các ngôi nhà ở các vùng miền quê thường xuyên có bão lũ. Song nếu các con ở trong những ngôi nhà như này ở các miền quê có bão lũ, các con cảm thấy như nào? các sẽ mong muốn điều gì khi ở trong ngôi nhà đó? Hoạt động tạo hình là qua trình trẻ chơi sáng tạo với các màu nước và vô vàn nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp với các nguyên liệu khi tạo ra sản phẩm, đây là tiền đề của trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kỳ mà trẻ thu lượm được khi tham gia các hoạt động của tiết trước. + Hoạt động làm quen với văn học: Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng đề tài mà cô giáo mong muốn. Những câu chuyện mang tính giải thích hiện tượng khoa học mang lại cho trẻ những trải nghiệm, sự tò mò thú vị và cơ hội để trẻ mang những kiến thức đó vào các hoạt động khác để trải nghiệm. + Hoạt động làm quen với toán: Hoạt động cho trẻ làm quen với toán với việc hình thành kĩ năng toán sơ đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động STEM. Trong mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau. Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEM. VD: Xây ngôi nhà vùng lũ: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện “đề tài nhà nổi”. Trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: Dựng khung nhà, khung đỡ để nâng nổi được ngôi nhà, trang trí xung quanh ngôi nhà... Ngôi nhà của bé thật đẹp: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho ngôi nhà theo sở thích của từng thành viên trong nhóm. Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tính toán của trẻ. So sánh độ dài, độ lớn, chiều cao..., kỹ năng đếm, kỹ năng đo... b. Hoạt động khác: * Hoạt động góc: Điều kiện vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa thể xây dựng được một phòng học STEM riêng biệt, do vậy tôi và đồng nghiệp tại lớp đã tiến hành thiết kế và setup 1 góc STEM nhỏ tại lớp. Tại góc này, tôi cho trẻ trải nghiệm các hoạt động khác nhau, đó chính là những kỹ năng nền cần trang bị cho trẻ trong các bài học 5E . VD: Tháng 11 gắn liền với chủ đề chính là Ngày nhà giáo Việt Nam, thì trong
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_van_dung_phuong_phap.docx