Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ Luyện từ và câu Lớp 3
Cơ sở lí luận.
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ.Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp.Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học.Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh,cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng,tình cảm của mình một cách tốt nhất. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc,viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em; cung cấp một số kiến thức về từ và câu.Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS.
Cơ sở thực tiễn.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn luyện từ và câu ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn tiếng việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học.
I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài. Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình, có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói và viết của các em sau này. Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiếp tục thưc hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ trên lớp. Nhằm đổi mới căn bản về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, muốn dạy tốt phân môn LTVC ở lớp 3 người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.Trong đó trò chơi học tập là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn . Khi vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của HS - nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức " học mà chơi, chơi mà học " đang được khuyến khích ở Tiểu học và việc tổ chức trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp HS học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Luyện từ và câu.Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế cho nên tôi đã chọn và nghiên cứu SKKN : “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ luyện từ và câu lớp 3” Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từ đầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng. Cùng với việc nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phân loại học sinh cũng như mở rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù của môn học.Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngay trên thực tế giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số tiết của các lớp trong khối . 2. Mục đích nghiên cứu: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn luyện từ và câu ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn tiếng việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học. 3. Thời gian và địa điểm: a.Thời gian: - Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 : nghiên cứu và khảo sát chất lượng thu thập thông tin. - Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014: tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến. b. Địa điểm: - Tại lớp 3A trường Tiểu học Quyết Thắng. II.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Nội dung dạy học luyện từ và câu trước hết là xây dựng vốn từ mà HS cần lĩnh hội nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giáo dục nhân cách. Chương trình và SGK Tiếng Việt ở tiểu học xác định phạm vi vốn từ này theo từng cấp học. Việc cung cấp và mở rộng vốn từ cho HS được tổ chức theo từng chủ điểm. Hệ thống chủ điểm giúp quá trình phát triển vốn từ của HS dễ dàng gắn liền với ngữ cảnh và có tính hệ thống: Từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Bên cạnh vốn từ, kĩ năng tìm hiểu nghĩa từ và sử dụng phù hợp với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp cũng là một nội dung dạy học quan trọng của phần dạy học luyện từ và câu. 1.1: Cơ sở lí luận. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ.Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp.Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học.Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh,cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng,tình cảm của mình một cách tốt nhất. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc,viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em; cung cấp một số kiến thức về từ và câu.Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS. 1.2: Cơ sở thực tiễn. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn luyện từ và câu ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn tiếng việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học. 2.CHƯƠNG II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1: Thực trạng Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các trò chơi cho HS trong giờ dạy của một số GV chưa thành thạo, GV giao việc cho HS chưa rõ ràng cụ thể .Mặt khác GV ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi . Do đó HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, HS chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi.Chính vì những lí do đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và môn Luyện từ và câu nói riêng. Để tiến hành nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học luyện từ và câu .Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình 3A 35 20 = 57.1% 9 = 25.7% 6 = 17.2 % 3B 30 15 = 50% 8 = 26.7% 7= 23.3% Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy học tập nhưng rất dễ phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Muốn cho học sinh đạt hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở “Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người định hướng, tổ chức các tình huống học tập kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn cho các em học được trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Trò chơi học tập đòi hỏi các em phải huy động trí óc làm việc thực sự, nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích) học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho HS . Vì thế khi lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau: * Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình . * Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động học tập. *Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác. * Các dụng cụ chơi cần đơn giản để Hs dễ nhớ, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. *Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. *Tổ chức chơi vào lúc thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. Hoạt đông vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động của trò chơi. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy các kĩ năng học tập môn luyện từ và câu được đưa vào trò chơi. Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia các trò chơi, học sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. 2.2 Các nội dung nghiên cứu. 2.2.1. Nội dung chương trình: Cấu trúc nội dung các bài luyện từ và câu trong chương trình lớp 3 MRVT Theo chủ điểm Từ so sánh Nhân hóa Từ chỉ sự vật Từ loại Dấu câu LT & C Chấm, phẩy Từ chỉ hỏi, than HĐ/TT hai chấm Câu Từ chỉ Vì sao? Đặt câu TC/ĐĐ như thế nào? Ở đâu? Để làm gì? Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào? Khi nào? Bằng gì? Nội dung cụ thể của chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3: *)Bài tập về từ : các bài tập về từ có mục đích mở rộng vốn từ , nắm được ý nghĩa và cách dùng từ, rèn cách sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp. Cụ thể như sau : - Tìm từ ngữ trong chủ điểm và xếp loại chúng - Tìm từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm. - Giải nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm . - Tìm những từ ngữ có tiếng chung và xếp loại các từ ngữ đó. - Giải ô chữ để tìm từ ngữ thích hợp trong chủ điểm *)Các dạng bài tập về kiểu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? - Nhận diện (tìm) câu theo từng kiểu câu trong đoạn văn. - Tìm từng bộ phận của câu thuộc các kiểu câu trên. - Tìm các từ ngữ thích hợp để giới thiệu hay để nói về hoạt động , đặc điểm của các sự vật . - Đặt câu theo các mẫu câu . *)Các dạng bài tập về các bộ phận trong câu : - Cho câu sẵn, tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi (Ai? thế nào? khi nào?) - Cho câu có bộ phận in đậm, yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó. - Trả lời cho các câu hỏi về các bộ phận trong câu. *) Các dạng bài tập về dấu câu: - Chọn dấu thích hợp để đặt vào ô trống trong câu hay đoạn văn. - Nêu tác dụng của dấu câu trong một câu. *) Các dạng bài tập về biện pháp so sánh : - Nhận diện những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu. - Cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh . - Tập đặt câu có dùng so sánh . *)Các dạng bài tập về nhân hóa : - Nhận diện biện pháp nhân hóa : cái gì được nhân hóa ? Nhân hóa bằng cách nào ? - Nêu tác dụng của nhân hóa . - Tập đặt câu có dùng nhân hóa. 2.2.2. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn luyện từ và câu nói chung và môn luyện từ và câu lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo . - Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh. 2.2.3.Cấu trúc của trò chơi học tập. - Tên trò chơi. - Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. - Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. - Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi. 2.2.4.Cách tổ chức chơi: - Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút.( tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với mỗi loại kiến thức. - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi . - Chơi thật. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng - phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh,.Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò 2.3 Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình học luyện từ và câu: 1. Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM” * Mục đích: - Nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm. - Luyện trí thông minh nhanh tay,nhanh mắt. * Chuẩn bị: - 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ có các từ ngữ chỉ đặc điểm. *Cách tổ chức: Ví dụ : Bài 1/Tuần 14: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Bài 1 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau: Em vẽ làng xóm Tre xanh ,lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu . -Số đội chơi:2 đội.Mỗi đội gồm 5 em tham gia.(HS cả lớp cổ vũ và làm trọng tài) -Thời gian chơi từ 3-5 phút -Cách chơi: +Mỗi đội chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ trên: “Em vẽ làng xóm.mùa thu” +GV yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch một gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ.Em đầu tiên lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như nhau,đội nào xác định được đúng nhiều từ nhất thì được điểm cao.Mỗi từ xác định đúng được tính 2 điểm(VD: xanh,xanh, bát ngát,xanh mát,xanh ngắt),mỗi từ xác định sai bị trừ 2 điểm. Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. 2. Trò chơi: “ TIẾP SỨC” *Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ; rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh. *Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi sẵn bài giải để bổ sung một số từ sau khi trò chơi kết thúc mà các em chưa tìm được. *Cách tổ chức: -Tổ chức cho 2 đội thi đua,với số học sinh của 2 đội bằng nhau. - Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên nhóm từ,yêu cầu các em kể ra những từ thuộc nhóm đó. GV chỉ cần nêu tiếp sức bắt đầu: Lần lượt từng học sinh của 2 đội nối tiếp nhau ghi lên bảng mỗ em 1 từ. Hết thời gian chơi đội nào ghi nhiều từ và đúng thì sẽ chiến thắng. Trò chơi này tôi thường dùng khi dạy các bài: BT1 tuần 4;BT1 Tuần15; BT1 tuần 16, BT2 tuần 26, BT1 tuần 31, BT1 tuần 34, 3.Trò chơi :“TRẮC NGHIỆM” * Mục tiêu: - Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian. - Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội. *Chuẩn bị: - GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án. - HS: thẻ đúng , sai. *Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài. - Cách 1: GV lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, HS sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc. - Cách 2: GV cho HS tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, HS kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết. + Với trò chơi này, tôi có thể sử dụng vào tất cả các bài tập về so sánh, nhân hoá, ôn về các dấu câu, mẫu câu. Trò chơi này giúp HS biết đánh giá bài làm của mình, GV kiểm tra bài làm của HS một cách nhanh gọn hơn. 4.Trò chơi: “TRỔ TÀI NHÂN HÓA”: *Mục tiêu: Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hoá và tạo nhanh cụm từ có dung biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh. * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa và một số cách nhân hóa các đối tượng này (gọi tên như người, có hành động, đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trò như người). *Cách tổ chức: - Chia lớp thành hai đội (A,B), GV(hoặc mời 2 HS) làm trọng tài. - 1HS đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại. - Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng sẽ đạt được 10 điểm. - Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều điểm hơn đội đó tài hơn và thắng cuộc. - Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài Luyện từ và câu có nội dung về biện pháp nhân hoá như BT1 tuần 19, BT 1 các tuần 21,25,33, 5. Trò chơi: “ GIẢI Ô CHỮ” * Mục đích: - Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy. - Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở bằng các ô chữ cụ thể. * Chuẩn bị: - Gv chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học. * Cách tổ chức: - Gv có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân. - Gv gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì - Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời - Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện . và cứ lần lượt như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện. - Gv tuyên dương hoặc ghi điểm cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ. - Tôi thường sử dụng trong khi dạy các b
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tron.doc