Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp Một (Dạy ở các tiết phụ đạo)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp Một (Dạy ở các tiết phụ đạo)

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Lời dạy đó của Bác vẫn còn vang mãi và cho chúng ta thấy rằng công tác giáo dục là hết sức quan trọng.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi người giáo viên chúng ta đặc biệt là giáo viên Tiểu học cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ vinh quang của mình bỡi học sinh Tiểu học là thế hệ tương lai, góp phần không nhỏ đối với vận mệnh của đất nước.

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm , đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho học sinh nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà giáo dục Tiểu học đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội.

Có thể nói mỗi kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh được rèn luyện ở các môn học bậc Tiểu học sẽ định hướng những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Cũng như các môn học khác, môn Toán là một môn học chiếm vị trí rất quan trọng và then chốt. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và các lớp trên. Môn Toán góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho các em như: chăm chỉ, cẩn thận, ý chí vượt khó, ham hiểu biết, tự tin, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có tác phong nhanh nhẹn,.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, với mong muốn phấn đấu dạy tốt môn Toán cho học sinh lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường, tôi mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.

 

doc 49 trang Trần Đại 27/04/2023 7236
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp Một (Dạy ở các tiết phụ đạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP MỘT”.
 ( DẠY Ở CÁC TIẾT PHỤ ĐẠO )
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài:
1.1.1. Lý luận:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Lời dạy đó của Bác vẫn còn vang mãi và cho chúng ta thấy rằng công tác giáo dục là hết sức quan trọng.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi người giáo viên chúng ta đặc biệt là giáo viên Tiểu học cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ vinh quang của mình bỡi học sinh Tiểu học là thế hệ tương lai, góp phần không nhỏ đối với vận mệnh của đất nước.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm , đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho học sinh nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà giáo dục Tiểu học đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội.
Có thể nói mỗi kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh được rèn luyện ở các môn học bậc Tiểu học sẽ định hướng những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Cũng như các môn học khác, môn Toán là một môn học chiếm vị trí rất quan trọng và then chốt. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và các lớp trên. Môn Toán góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho các em như: chăm chỉ, cẩn thận, ý chí vượt khó, ham hiểu biết, tự tin, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có tác phong nhanh nhẹn,...
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, với mong muốn phấn đấu dạy tốt môn Toán cho học sinh lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường, tôi mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.
1.1.2. Thực tiễn:
Như chúng ta đã biết đạo đức, trí thức, tính cách của con người là trọng tâm của sự phát triển đất nước mà Tiểu học là bậc học quan trọng nhất là học sinh khối lớp Một. Việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn kĩ năng là điều cần được quan tâm. Từ nhiều năm nay, nhà trường luôn coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó môn Toán là môn học luôn được bàn tới. Chính vì vậy mà giáo viên khối lớp Một ngay trong năm học đầu tiên đã tổ chức, hướng dẫn học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Thế nhưng thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, tôi thấy học sinh rất khó khăn trong việc giải toán nhất là học sinh ở vùng cao như điểm trường của tôi đang dạy. Các em nhút nhát, thụ động, thờ ơ trong học tập, chưa làm quen với việc học theo hướng tích cực , chưa biết cách tự học dẫn đến kiến thức toán không có, kĩ năng tính toán chậm, các em lúng túng về cách trình bày, chưa thạo khi giải toán có lời văn,...dẫn đến chất lượng môn toán không cao.
Như vậy làm thế nào để giúp các em tiếp thu bài tại lớp, nắm kiến thức một cách vững chắc, có hệ thống, có kĩ năng tính toán nhanh, giải nhanh bài toán một cách chính xác, hiệu quả. Đây cũng là lý do mà tôi luôn trăn trở. Vì điều kiện, khả năng nghiên cứu có hạn, tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình qua đề tài:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một” ( Dạy ở các tiết phụ đạo).
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu 
- Góp phần đổi mới cách học , Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Tăng cường hoạt động cá thể phối hợp học tập giao lưu. Ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu “ Học mà chơi, chơi mà học ”.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tăng cường khả năng luyện tập thực hành nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức mà các em đã được lĩnh hội. 
- Tạo niềm tin, hứng thú học tập môn Toán. Rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. 
- Hình thành nhân cách cho học sinh. 
-Tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò .
- Giúp giáo viên khối lớp Một có thêm kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho lớp mình; đồng thời giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Toán lớp Một.
- Thực trạng dạy và học, tình hình chất lượng học toán của học sinh lớp Một.
- Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 1A ( Năm học: 2014 - 2015). Trường Tiểu học số 1 Tây Giang.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 1A (Năm học :2015 - 2016), lớp 1B (Năm học :2016 - 2017), Trường Tiểu học số 1 Tây Giang.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát: Dự giờ thăm lớp, khảo sát tình hình thực tế việc học toán của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa lớp Một, sách tham khảo. Đọc các tài liệu, sách báo, tạp chí Giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp điều tra: Điều tra nguyên nhân để tìm ra biện pháp khắc phục.
 - Phương pháp thực hành: Tổ chức và tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 /2015 đến tháng 4/ 2017.
2. NỘI DUNG
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Có thể nói việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao kĩ năng giải toán nhằm đem lại hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp Một không phải là một sớm một chiều mà là cả một quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh lớp Một, các em nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay vì các em không tập trung cao độ. Các em dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng, những hoạt động gây cảm xúc mạnh. Đặc biệt các em rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Môn Toán vốn là môn học khô khan vì vậy việc giúp cho các em nắm được kiến thức cơ bản, hình thành kĩ năng giải toán cho các em quả là khó bỡi vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn hạn chế. Các em chưa biết cách tự học, chưa học tập tích cực. Hiểu được vấn đề đó, bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy luôn mong muốn góp phần đem lại cho học sinh những giờ học thật sự bổ ích, phong phú và sinh động. Vì thế tôi đã không ngại đầu tư nghiên cứu nội dung, chương trình môn Toán lớp Một. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm để nắm bắt nhiều phương pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp tôi.
Chúng ta luôn hiểu rằng để hoàn thành tốt một công việc nào đó thì ta phải say mê hứng thú vào công việc ấy. Đối với học sinh lớp Một cũng vậy, nếu ta đem đến cho các em niềm say mê học tập thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được kết quả như mong muốn. Để khêu gợi niềm say mê, hứng thú học toán cho học sinh, tôi thường tổ chức ôn tập, rèn kĩ năng giải toán qua trò chơi nhằm lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực vì đây là hoạt động .các em hứng thú nhất.
Để khơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực, chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, cùng trao đổi ý tưởng, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau tôi thường tổ chức hình thức dạy học theo nhóm. Đây là hình thức dạy học đạt hiệu quả cao bỡi học sinh lớp Một các em phải tiếp nhận hình thức học tập mới nên các em dễ mất tập trung. Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện như đang trao đổi chứ không phải là gò ép học tập.
Ở lứa tuổi Tiểu học nhất là học sinh lớp Một dễ nhớ, mau quên. Các em bước đầu tập tính toán nên việc tính toán còn hay nhầm lẫn, chưa có kĩ năng trình bày. Vì vậy tôi luôn chú tâm đến việc ôn tập, rèn kĩ năng giải toán, cách trình bày cho các em; lập kế hoạch dạy học sát đối tượng kết hợp cho các em thực hành luyện tập thường xuyên với các dạng bài tập khác nhau để các em dần dần nắm vững kiến thức và có kĩ năng vận dụng thành thạo.
Học sinh lớp Một luôn bị chi phối học tập. Khả năng kiểm soát việc tập trung chú ý còn yếu, thiếu tính bền vững. Các em dễ bị phân tán bỡi những âm thanh, sự việc khác ngoài nội dung học tập. Các em thường quan tâm, chú ý đến những môn học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có nhiều tranh ảnh. Để phát triển tư duy và trí tưởng tượng của học sinh tôi luôn biến các kiến thức “ khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc hoặc ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy để thu hút các em, giúp cho quá trình nhận thức của các em được phát triển. Chất lượng học toán của học sinh có nâng cao hay không là nhờ phần lớn các em có ý thức học tập, luôn học bài và làm bài đầy đủ vì vậy việc hướng dẫn cách học, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh quả là cần thiết.
Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp Một, tôi đã tập trung nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Ta cần khẳng định rằng môn Toán lớp Một giữ vai trò rất quan trọng bỡi nó cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu, là cơ sở cho việc phát triển kĩ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy rằng các em rất ngại học môn Toán. Nhiều em rất khó khăn trong vấn đề tính toán dẫn đến kết quả bài làm không cao. Qua việc khảo sát kết quả bài làm của học sinh lớp 1A ( Năm học: 2014-2015 ). Tôi thấy các em còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
+ Đặt tính không thẳng cột.
+ Nhầm lẫn dấu lớn, dấu bé; số liền trước, số liền sau.
+ Chưa thạo khi thực hiện phép tính cộng, trừ.
+ Hay nhầm lẫn khi viết câu lời giải và phép tính đối với bài toán có lời văn.
+ Trình bày bài chưa khoa học. 
+...
Từ thực trạng trên khiến tôi phải lo lắng và luôn suy nghĩ tìm ra biện pháp khắc phục. Để tìm ra biện pháp khắc phục, tôi tiến hành thăm dò học sinh thông qua phiếu. 
( Mời quý thầy cô xem mẫu phiếu thăm dò ở phần phụ lục )
Từ phiếu thăm dò, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của từng em mà tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp các em học tốt hơn. 
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp 
2.3.1. Hướng dẫn học sinh cách học
Đây là việc làm tôi luôn chú trọng bỡi học sinh lớp Một các em mới vừa chuyển hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Các em chưa có ý thức học tập, khả năng tự học chưa cao. Để có thể giúp cho các em vừa ôn tập nắm vững kiến thức vừa tiếp thu được kiến thức mới. Tôi hướng dẫn học sinh cách học như sau:
a/ Trang bị một cuốn vở riêng: Để tiện sử dụng, tôi hướng dẫn học sinh chia cuốn vở này làm hai phần.
¯ Phần 1: Chia làm nhiều mảng như sau:
Trang 1 3: Ghi các kiến thức cần nhớ. Ví dụ: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 3,4,5,...
Trang 4 6: Ghi cách thực hiện để tìm kết quả cho một bài toán ( chọn lọc từ ngữ quan trọng, ngắn gọn - giáo viên hướng dẫn ). Chẳng hạn:
- Số liền sau của 40: lấy 40 + 1 là 41.
- Số liền trước của 9 : lấy 9 – 1 là 8.
Trang 4 6: Ghi các bước trình bày bài giải và cách trình bày bài toán có lời văn.
- Bài giải ( lùi vào 3 ô so với lề vở )
- Viết câu lời giải ( lùi vào 1 ô so với lề vở )
- Viết phép tính ( lùi vào 2 ô so với lề vở )
- Viết đáp số: ( lùi vào 3 ô so với lề vở )
... 
¯ Phần 2: Dành để làm lại các bài tập chưa đúng và làm thêm một số dạng bài tập các em chưa thạo ( các dạng bài tập này tôi soạn theo dạng bài tập ở trên lớp chỉ có thay số ).
b/ Xem trước bài mới : Tôi hướng dẫn học sinh xem trước bài mới để các em biết được kiến thức cần nắm trong bài, biết được phần nào liên quan đến kiến thức đã học thì xem lại, phần nào khó trong bài thì tập trung nghe giảng trên lớp để nắm vững nội dung bài học. 
c/ Học lại ngay bài vừa được học : Làm như thế sẽ tiết kiệm được thời gian. Ví dụ bài học của ngày thứ hai các em về nhà học lại ngay hoặc học vào ngày thứ ba thì các em sẽ nhớ và nắm vững nội dung bài nhưng nếu để lâu mới học thì chắc rằng các em sẽ quên và phải mất nhiều thời gian để nhớ lại kiến thức. Các em nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của các em thì các em phải tự làm đi làm lại nhiều lần những bài tập liên quan đến kiến thức đó. Việc ôn lại ngay và thực hiện các bài tập ( sau khi nghe giảng trên lớp ) để hiểu bài và ghi nhớ các kiến thức là rất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục . Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải bài tập nhiều lần. Bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng phần lý thuyết, bài tập sau nâng cao mức độ khó dần lên. 
d/ Cần có thói quen kiểm tra kết quả bài làm: Làm xong bài nào các em kiểm tra lại rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo. Sau khi làm xong hết các bài tập theo yêu cầu các em kiểm tra lại toàn bộ các bài tập đó.
2.3.2. Lập kế hoạch dạy học sát với từng đối tượng
Để việc dạy học toán đạt hiệu quả, tôi luôn quan tâm đến khả năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh rồi lập kế hoạch dạy học sao cho nội dung, biện pháp giáo dục sát với từng đối tượng.
Về nội dung: Tôi chuẩn bị nội dung kiến thức trong tuần các em bị hỏng và nội dung kiến thức các em cần nâng cao kể cả bài tập tương ứng để dạy theo từng đối tượng. 
Ví dụ:
Tuần
Họ và tên
Kiến thức cần rèn
Hình thức ôn tập
Bài tập tương ứng
14
Lê Gia Huy
 Ôn tập bảng cộng, trừ, luyện kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 9
Giao học sinh có năng lực kèm cặp, giáo viên giúp đỡ
1/ Tính:
7 + 2 = 5+2 + 2= 6 +0 + 3 =
2/ Viết số thích hợp vào ô trống:
7
2
8
5
9
4
3/ Viết dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm:
5 + 4  6 0 + 9  3 + 6
8 + 1  1 + 7
...
...
...
...
...
...
Tuần
Họ và tên
Kiến thức cần nâng cao
Hình thức ôn tập
Bài tập tương ứng
14
Nguễn Thị Tuyết Nhung 
Luyện kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 9
(nâng cao)
 Tự nghiên cứu, thảo luận tìm ra hướng giải. Giáo viên kiểm tra, chữa bài. 
1/ Viết số thích hợp vào ô trống:
8 + + 1 = 9 4 + 3 + = 9
2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 3 + ... > 8 4 + 4 + ... < 9 
 2 + 6 + ... = 1 + 8
...
29
Trần Khả Chi
Luyện kĩ năng làm tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
(nâng cao)
 Tự nghiên cứu, thảo luận tìm ra hướng giải. Giáo viên kiểm tra, chữa bài.
1/ Chữ số ? 
a) 4 7 5
+ + +
 5 5
 6 8 9 8 8
7 9 
 - -
 3 1
 1 5 5 1
...
...
...
...
... 
Ngoài ra tôi còn soạn thêm bài tập có dạng giống ở lớp chỉ thay số để giúp các em nắm vững kiến thức tiến tới đạt chuẩn ( đối với học sinh bị hạn chế về kiến thức ).
Bài ôn tập được thiết kế theo mức độ tăng dần. 
Ví dụ : Em Trần Nguyễn Tuấn Anh chưa thành thạo trong loại toán về nhiều hơn. Tôi có những minh họa trực quan theo mức độ sau:
* Dạng toán về nhiều hơn 
Mức 1:
Mức 2:
Mức 3:
 4
 2
...
* Dạng bài tập phép cộng trong phạm vi 6
Câu a) Tính
4 + 2 = ...
Câu b) Tính
 4 
 +
 2
Số ?
 ........
 Câu c) 
 4
+ 2
 Câu d) Nối phép tính với số thích hợp 
3 + 2
2 + 1
5 + 1
6
5
3
Câu e) Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ) :
6
4
5
3
1
2
Câu g) Số ?
6
0
2
5
3
+
1
+ 
Câu h) Số ?
 2
* Lưu ý: Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì các em sẽ làm bài được, còn nếu học sinh không tự nhận ra tôi sẽ gợi ý cho học sinh ( không làm thay ).
Về hình thức : Tôi có thể kết hợp xếp chỗ ngồi và tổ chức linh hoạt các hình thức sau:
* Hướng dẫn học sinh giải trên bảng con nhằm rèn luyện kĩ năng viết, khích lệ và thay đổi không khí học tập tạo sự thi đua trong học sinh.
* Hướng dẫn giải vào vở bài tập: Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Giúp học sinh cá thể học. Mỗi học sinh thực hành theo khả năng và tốc độ riêng của mình.
* Hướng dẫn học sinh giải trên giấy ( lập đề phù hợp với từng đối tượng )
* Những em có năng lực, vững kiến thức ngồi ở cuối lớp, thảo luận để giải quyết bài tập cô giao ( mức độ khó hơn ).
* Những em bị hạn chế về kiến thức ngồi ở các dãy bàn trên tập trung chú ý giáo viên ôn tập.
* Tập trung cả lớp ngồi vào vị trí như ở tiết chính khóa (những em bị hạn chế về năng lực, tiếp thu chậm, hỏng kiến thức ngồi cạnh những em có năng lực, tiếp thu bài nhanh, vận dụng tốt ) rồi tiến hành ôn tập dưới hình thức trò chơi như: Thi đua tổ, nhóm tìm kết quả nhanh,... 
Về thời gian ôn tập : Vào 15 phút đầu giờ, cuối buổi học, thời gian cuối của tiết sinh hoạt , vào buổi phụ đạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp,.... 
Về biện pháp : Giáo dục đúng, thích hợp với từng đối tượng học sinh là vấn đề tôi luôn chú trọng bỡi nó giúp tôi thành công trong việc dạy học môn toán cho lớp tôi đạt hiệu quả. Sau khi tìm hiểu rõ đối tượng, tôi đã vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt. Cụ thể:
Đối tượng
Biện pháp ôn tập
 Học sinh bị hỏng kiến thức, hạn chế về năng lực, tiếp thu chậm
 Giáo viên cùng các em có năng lực giúp đỡ từng cá nhân ôn tập và củng cố lại kiến thức . Giao bài tập cho học sinh có năng lực kèm cặp. Tôi luôn kiên trì, hướng dẫn tỉ mỉ. Vận dụng phương pháp trực quan, ví dụ thực tế, kiểm tra thường xuyên kèm với khích lệ, động viên, nhắc nhở.
 Học sinh tiếp thu bài được nhưng chưa chăm, chưa biết tự học.
- Tôi chú ý đưa ra những bài tập có nội dung mang tính củng cố kiến thức và nâng cao dần từ dễ đến khó để hình thành và luyện kĩ năng vận dụng ngày càng tốt hơn.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh hướng dẫn giúp đỡ, hình thành cho các em phương pháp tự học. Luôn kiểm tra nhắc nhở, uốn nắn, sửa chữa thói lười. Tôi luôn theo dõi nếu các em l

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc