SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hải Long học tốt giải toán có lời văn

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hải Long học tốt giải toán có lời văn

Ở Tiểu học, phần lớn thời gian của học sinh dành cho việc học bốn phép tính (toán số) và giải toán có lời văn (toán đố), trong đó việc học bốn phép tính thường không khó với đại đa số học sinh còn việc học giải toán (có lời văn) lại không dễ đối với hầu hết các em. Vì sao vậy? Đó là vì trong các bài toán có lời văn, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia không hiện ra một cách rõ ràng, mà chúng ẩn náu đằng sau các câu chữ mô tả những tình huống trong đời sống, sinh hoạt, lao động và học tập thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu, thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số học sinh Tiểu học thường sợ các bài toán đố (toán có lời văn), nhất là các em tiếp thu bài chậm.

Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức được học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc Tiểu học. Đây là mạch kiến thức khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập. Muốn học sinh học tốt được mạch kiến thức này thì ngay từ lớp 1 các em phải học tốt giải toán có lời văn.

Với học sinh lớp 1, khi tiếp cận với giải toán có lời văn ở thời điểm này đa số học sinh đọc bài toán chưa thạo, chưa hiểu rõ được nội dung bài toán, chưa biết xác định yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?, chưa nắm vững cách trình bày bài toán. Vậy làm thế nào để học sinh học lớp 1 học tốt mạch kiến thức này? Đó là câu hỏi mà mỗi giáo viên dạy lớp 1 phải trăn trở tìm câu trả lời, trong đó có bản thân tôi.

Trong nhiều năm dạy học lớp 1, tôi đã có cho mình một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng giải toán có lời văn. Vì vậy, tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hải Long học tốt giải toán có lời văn”. Đây là đề tài đã được tôi áp dụng thành công trong nhiều năm qua.

 

docx 19 trang thuychi01 6863
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hải Long học tốt giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ở Tiểu học, phần lớn thời gian của học sinh dành cho việc học bốn phép tính (toán số) và giải toán có lời văn (toán đố), trong đó việc học bốn phép tính thường không khó với đại đa số học sinh còn việc học giải toán (có lời văn) lại không dễ đối với hầu hết các em. Vì sao vậy? Đó là vì trong các bài toán có lời văn, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia không hiện ra một cách rõ ràng, mà chúng ẩn náu đằng sau các câu chữ mô tả những tình huống trong đời sống, sinh hoạt, lao động và học tập thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu,thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số học sinh Tiểu học thường sợ các bài toán đố (toán có lời văn), nhất là các em tiếp thu bài chậm.
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức được học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc Tiểu học. Đây là mạch kiến thức khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập. Muốn học sinh học tốt được mạch kiến thức này thì ngay từ lớp 1 các em phải học tốt giải toán có lời văn.
Với học sinh lớp 1, khi tiếp cận với giải toán có lời văn ở thời điểm này đa số học sinh đọc bài toán chưa thạo, chưa hiểu rõ được nội dung bài toán, chưa biết xác định yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?, chưa nắm vững cách trình bày bài toán. Vậy làm thế nào để học sinh học lớp 1 học tốt mạch kiến thức này? Đó là câu hỏi mà mỗi giáo viên dạy lớp 1 phải trăn trở tìm câu trả lời, trong đó có bản thân tôi.
Trong nhiều năm dạy học lớp 1, tôi đã có cho mình một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng giải toán có lời văn. Vì vậy, tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Hải Long học tốt giải toán có lời văn”. Đây là đề tài đã được tôi áp dụng thành công trong nhiều năm qua. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích để việc dạy và học đạt chất lượng tốt nhất, góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 1, giúp các em có được nền tảng giải toán có lời văn vững chắc để tự tin khi lên lớp trên. Cụ thể giúp các em nắm vững những vấn đề sau:
- Nhận biết được cấu tạo của một bài toán có lời văn ở lớp 1.
- Các bước cần thiết khi giải toán có lời văn: Đọc đề - Hiểu đề - Tóm tắt - Trình bày bài giải.
- Giải bài toán đơn thêm ( bớt) bằng một phép tính cộng hoặc trừ.
- Trình bày đúng cấu trúc của một bài giải: Câu lời giải - phép tính - đáp số.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Từ cơ sở lí luận và thực trạng của việc dạy giải toán có lời văn tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp thiết thực và hiệu quả giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
b. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Toán học có vị trí rất quan trọng đối với mỗi học sinh, nó phù hợp với cuộc sống thực tiễn và cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác, giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục đức tính nhẫn nại, vượt khó của học sinh.
Việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:
+ Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.
+ Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.
+ Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch ... Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: Các số, các phép tính, các đại lượng ... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm ...
+ Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm; suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra ... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo ...
Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Vì vậy, giáo viên phải khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo ra không khí sẵn sàng học tập và chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Ở lớp 1 các em được làm quen với giải toán có lời văn nhưng ở dạng đơn giản. Tuy nhiên việc học tốt giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1 lại là nền tảng, tiền đề để các em tiếp tục học tốt dạng toán này ở lớp trên. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
	Trường Tiểu học Hải Long nằm ngay trung tâm xã Hải Long và gần trung tâm huyện Như Thanh, giao thông đi lại thuận tiện. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. 
Sân khấu trường Tiểu học Hải Long
Trường có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, nhiệt tình, yêu nghề, luôn có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến tập thể giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Học sinh được học 2 buổi/ ngày, các em học sinh chăm ngoan, có nhiều cố gắng trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Phần lớn phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	Lớp 1 là nơi các em bắt đầu được làm quen với việc học chữ, học số, hầu hết cô và trò cùng phụ huynh của các em đều phấn khởi, tuy còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn bởi học sinh còn rụt rè, phụ huynh còn ngại ngùng, cô giáo chưa mạnh dạn đưa phụ huynh của các em hòa chung vào công tác dạy học.
Đa số học sinh là con gia đình làm nghề nông nghiệp, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên học sinh phải ở với ông bà, cô bác. Sách vở được mua đầy đủ nhưng các em chưa biết giữ gìn, bảo quản. Học sinh đi học còn thiếu đồ dùng học tập, quần áo, điều kiện học tập ở nhà không đảm bảo, việc học tập còn nhiều bỡ ngỡ. 
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, cộng với sự trao đổi kinh nghiệm của nhiều giáo viên cùng khối tôi thấy rằng hầu như các giáo viên đều phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn lớp 1. Giáo viên mất rất nhiều thời gian khi dạy đến phần này. Học sinh thường mắc vào những lỗi như sau:
- Đa số các em rất lúng túng khi quan sát tranh viết phép tính.
- Khi đọc đề không biết bài toán hỏi gì? Cho biết gì?
- Chưa nêu được lời giải của bài toán hoặc nêu sai câu lời giải.
-Viết sai phép tính, sai đơn vị hoặc thiếu đơn vị, viết sai đáp số.
- Nhiều học sinh không biết tóm tắt bài toán hoặc tóm tắt không đúng.
- Cách trình bày bài giải chưa đẹp, chưa khoa học.
- Các em hoàn thành, hoàn thành tốt làm bài còn rập khuôn.
Năm học 2017-2018, tôi trực tiếp giảng dạy lớp 1A, lớp có 34 học sinh, trong đó có 14 học sinh nữ và 20 học sinh nam. Các em sống rải rác ở các thôn trong xã. Hầu hết các em đều ngoan, lễ phép, đoàn kết. 
Các em học sinh lớp 1A trong giờ học toán
Nhìn chung các em có ý thức học tập cao, có tinh thần xây dựng tập thể, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các em được cấp sách vở đầy đủ, được mang về nhà phục vụ cho việc học tập, người thân các em tương đối quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viên. Tuy nhiên vẫn gặp một số hạn chế như các em tiếp thu chậm, chưa sáng tạo trong cách học, việc đọc đề và tìm hiểu đề còn nhiều khó khăn do kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, các em chưa biết bảo quản sách vở, đồ dùng học tập, chưa thật sự tự tin khi tham gia các hoạt động chung của lớp, một số phụ huynh chưa thật sự sát sao với việc học tập của con em mình. 
Trước thực trạng chung đó tôi đã tiến hành khảo sát môn toán dạng: “Giải toán có lời văn” giữa HKI năm học 2017-2018 ở lớp 1A.
ĐỀ KHẢO SÁT
Bài 1: Số? (2 điểm)
-
=
+
=
-
=
Bài 2: ( 2 điểm) Nối hình vẽ với phép tính thích hợp
4
-
2
=
2
 5
-
3
=
2
 3
+
2
=
5
5
-
2
=
3
2
+
1
=
3
 5
-
1
=
4
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ( 2 điểm)
	Phép tính thích hợp là:
 ?
 5 – 2 = 3 B. 5 + 0 = 5 C. 5 – 3 = 2 D. 3 + 2 = 5
Bài 4: Viết phép tính thích hợp (2 điểm)
 a) 
 ? 
 b) 
Bài 5: ( 2 điểm) Nhìn tranh vẽ hãy viết các phép tính thích hợp:
Kết quả thu được trước khi thực nghiệm như sau:
TSHS
HS đạt điểm 9-10
HS đạt điểm 8- 7
HS đạt điểm 5- 6
HS đạt điểm dưới 5
34
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Kết quả
khảo sát
2
5,9%
6
17,6%
15
44,1%
11
32,4%
2.2.2. Đánh giá thực trạng.
a. Nguyên nhân từ phía giáo viên.
	Nhiều giáo viên chưa dạy tốt cho các em những bài học tiết trước. Các bài tập nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp đa số giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà thường chú trọng dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên đi mục đích biên soạn của chương trình SGK là làm bước đệm, bước khởi đầu của giải toán có lời văn sau này. Hơn nữa giải toán có lời văn là một nội dung dạy học mất rất nhiều thời gian, lại thường ở cuối giờ mà giáo viên lại muốn tiết học phải giải được nhiều bài toán. Do vậy giáo viên thường nói trước cách giải hoặc chỉ cho học sinh luôn phép tính để tìm ra kết quả mà chưa quan tâm đến việc khai thác hết tiềm năng của bài toán yêu cầu. Một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp dạy học tích cực, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống ăn sâu vào lối mòn giảng dạy hằng ngày. Một số khác giáo viên ngại đầu tư làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học, ngại hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng hình vẽ hoặc sơ đồ đoạn thẳng, dẫn dắt học sinh phân tích bài toán tìm hướng giải diễn đạt còn khó hiểu. Có giáo viên có nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học nhưng ngại không dám “ thoát li” các gợi ý trong SGK, sách tham khảo vì sợ tốn nhiều thời gian.
b. Nguyên nhân từ phía học sinh.
	Do tư duy của học sinh lớp 1 còn mang tính trực quan là chủ yếu nên lần đầu tiên làm quen với dạng toán có lời văn khi nhìn vào tranh vẽ các em không xác định được phép tính cần điền là phép tính gì? Mặt khác ở giai đoạn này các em đọc còn đánh vần, chưa đọc thông viết thạo dẫn đến đọc xong bài toán rồi nhưng không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có nhiều em đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh làm sai bài toán là điều dễ hiểu. Ngoài ra học sinh còn gặp khó khăn trong vấn đề tìm phương pháp giải toán. Khi gặp một bài toán giải dễ hay khó còn phụ thuộc vào việc học sinh đã giải bài toán nào tương tự hay chưa. Nếu khi giải một bài toán mới các em biết dẫn dắt về một bài toán mà các em đã biết thì vấn đề trở nên khá dễ dàng. Nhưng nếu gặp bài toán mà trước đó các em chưa giải những bài toán tương tự thì các em lại không làm được. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nắm được cách giải bài toán có lời văn một cách chắc chắn và chính xác?
2.3. Một số biện pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu và nắm bắt nội dung chương trình.
	Muốn dạy tốt giải toán có lời văn lớp 1 yêu cầu đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình SGK. Môn toán lớp 1 nói chung và giải toán có lời văn nói riêng kiến thức đưa ra còn khá đơn giản vì thế nhiều người cho rằng ai cũng dạy được. Đôi khi chính giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng chủ quan và có suy nghĩ tương tự như vậy dẫn đến dạy bài nào chỉ nhằm khai thác kiến thức của bài đó mà quên đi những kiến thức của bài học trước có liên quan. Phải thấy được mạch kiến thức của giải toán có lời văn lớp 1 mà SGK biên soạn ta mới thấy được cái hay của giải toán và giúp HS từng bước khắc sâu cách giải toán, đem lại hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học.
Nghiên cứu SGK ta nhận thấy trong chương trình toán lớp 1 do giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ, tư duy còn mang tính trực quan nên chưa thể đưa dạy ngay “ Bài toán có lời văn”. Mãi đến tuần 22 học sinh chính thức được học cách giải “Bài toán có lời văn” song chúng ta đã có bước đệm chuẩn bị từ bài “Phép cộng trong phạm vi 3”- Luyện tập tuần 7.
	* Bắt đầu từ tuần 7 đến tuần 16 trong các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi 10 đều có các bài tập thuộc dạng “ Nhìn tranh vẽ nêu phép tính”. Qua dạng bài tập này học sinh được thực hiện các yêu cầu sau:
	+ Quan sát tranh vẽ.
	+ Tập nêu bài toán bằng lời.
	+ Nêu câu trả lời.
	+ Điền phép tính thích hợp với tình huống tranh vẽ.
Ví dụ minh hoạ: ( Bài 4: Phép cộng trong phạm vi 4).
	Viết phép tính thích hợp: 
Với dạng bài tập này GV tiến hành như sau:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi:
+ Trên cành cây có mấy con chim? GV kết hợp chỉ tranh.
+ Có mấy con chim đang bay đến? GV kết hợp chỉ tranh.
- GV cho HS nhìn tranh nêu lại bài toán.
+ HS nêu: Có 3 con chim đậu trên cành cây, 1 con chim bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
+ Gọi 1 số HS nêu bài toán - cả lớp đọc đồng thanh.
- Gọi HS nêu phép tính - GV nhận xét.
- GV cho HS viết phép tính vào ô trống 1 + 3 = 4 hay 3 + 1 = 4
*Đến tuần 17 học sinh được làm quen với tóm tắt bằng lời. Ở dạng bài này yêu cầu cao hơn, không còn tranh vẽ nữa thay vào là phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Cùng với khả năng đọc cao hơn học sinh từng bước làm quen với lời thay hình vẽ, học sinh thoát ly khỏi hình ảnh trực quan dần dần tiếp cận với đề bài toán.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung ( SGK trang 89 - Bài tập 5a) 
Viết phép tính thích hợp.
 Có : 5 quả
 Thêm : 3 quả
 Có tất cả: quả?
Với bài tập này GV có thể liên hệ giúp HS hiểu bài hơn: Có thể ở đây là mẹ có, bà có hay chị có, còn quả có thể là quả cam, quả lê, quả táotừ đó hướng dẫn các em nêu bài toán. Chẳng hạn: Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi mẹ có tất cả mấy quả cam? Hoặc Chị có 5 quả táo, mẹ cho thêm chị 3 quả táo nữa. Hỏi chị có tất cả bao nhiêu quả táo?
Giáo viên có thể cho HS các nhóm thi nêu bài toán dựa vào tóm tắt. Sau đó giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.
Với dạng này tiến hành cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Yêu cầu vài em nêu tóm tắt bài toán.
Bước 2: Hướng dẫn HS nêu đề toán hoàn chỉnh.
Bước 3: Hướng dẫn HS nêu phép tính thích hợp.
Bước 4: Hướng dẫn HS viết phép tính vào ô trống.
Thông qua đó các em được làm quen dần và là cầu nối với bài toán có lời văn ở tuần 22.
* Tiếp đó trước khi chính thức học “ Giải toán có lời văn” học sinh được học bài “ Bài toán có lời văn”, giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của bài toán có lời văn gồm 2 bộ phận: 
+ Cái đã cho (dữ kiện)
+ Cái phải tìm (câu hỏi)
Ví dụ:
Bài 1: trang 115 SGK.
	Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có bạn, có thêm bạn đang tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
( Bài toán còn thiếu cái đã cho)
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. (GV kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu ghi trên bảng lớp)
+ Bạn đội mũ đang làm gì? ( đang giơ tay chào)
	+ Còn 3 bạn kia? ( đang đi tới)
	+ Vậy lúc đầu có mấy bạn? ( có 1 bạn)
	+ Về sau có thêm mấy bạn đang đi tới? ( 3 bạn đang đi tới)
- GV cho HS điền số rồi đọc bài toán hoàn chỉnh ( cá nhân, đồng thanh)
Có 1 bạn, có thêm 3 bạn chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? 
- GV đặt câu hỏi để tìm dữ kiện của bài toán.
	+ Bài toán cho biết gì? ( Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa)
	+ Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn)
	+ Để tìm có tất cả bao nhiêu bạn ta phải làm gì?
- GV chốt: Bài toán có lời văn bao giờ cũng có 2 phần.
Bài 3: SGK trang 116.
	Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
 Hỏi ?
( Bài toán thiếu câu hỏi)
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và đọc bài toán.
+ Bài toán còn thiếu gì? ( Bài toán còn thiếu câu hỏi)
- GV cho HS nêu câu hỏi của bài toán ( khuyến khích HS nêu nhiều câu hỏi khác nhau). Chẳng hạn: 
+ Hỏi có tất cả mấy con gà?
+ Hỏi có bao nhiêu con gà tất cả?
+ Hỏi cả đàn gà có bao nhiêu con?
+ Hỏi cả gà mẹ và gà con có bao nhiêu con?
Bài 4: SGK trang 116.
	Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có con chim đậu trên cành, có thêmcon chim bay đến.
	 Hỏi.?
( Bài toán thiếu cả cái đã cho và cái phải tìm)
* Tuần 22 học sinh được học bài toán có lời văn hoàn chỉnh. Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế của cuộc sống hằng ngày. Cái khó ở chỗ làm thế nào để lược bỏ đi những yếu tố lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán để tìm câu trả lời và phép tính thích hợp.
	Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng bước giải để học sinh hiểu và làm được bài.
2.3.2. Hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài toán có lời văn theo các bước chung.
Bước 1: Đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
Đọc đề toán là một khâu rất quan trọng. Học sinh cần đọc đề bài toán từ 2-3 lần để hiểu rõ đề bài và nắm được một số từ “chìa khoá” ở trong bài như: “ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả”
Trình bày một cách ngắn gọn cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của đề toán để làm nổi bật phần trọng tâm của bài toán. Thể hiện bản chất toán học của bài toán. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn và biết phân tích ý nghĩa thực tiễn bài toán tạo điều kiện cho việc tóm tắt bài toán. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tóm tắt bài toán theo các cách khác nhau phù hợp với đề bài toán cho.
- Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn.
- Tóm tắt dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng.
Ví dụ: Bài 3 trang 124 SGK phần Luyện tập chung.
	Một hộp có 12 bút xanh và 3 bút đỏ. Hỏi hộp đó có tất cả bao nhiêu cái bút?
Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn:
 Bút xanh: 12 bút
	Bút đỏ : 3 bút
 	Có tất cả : cái bút?
Tóm tắt dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng 12 bút 
	Bút xanh: 
	 3 bút bút? 
 Bút đỏ: 	
Tóm tắt đề toán không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kĩ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ và chính xác.
Bước 2: Đặt câu lời giải thích hợp.
Qua qúa trình giảng dạy tôi nhận thấy đối với học sinh lớp 1 việc đặt được câu lời giải và câu lời giải đặt đúng là khó khăn với các em nhất. Sau khi đọc đề bài toán và xác định được các dữ kiện bài toán giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải. Tuỳ từng đối tượng học sinh tôi lựa chọn 5 cách hướng dẫn đặt câu lời giải.
	Ví dụ : Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
 Tóm tắt
Có : 5 con gà.
Thêm : 4 con gà.
 Có tất cả: con gà?
	* Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán bỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1a_truong_tieu_hoc_h.docx