Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lí luận:

 GVCN lớp ở trường THCS có một số nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm lớp và việc hoàn thiện trình độ nhân cách của bản thân để trở thành nhà sư phạm tốt.

 + Nắm vững mục tiêu của cấp học, lớp học và chương trình dạy dạy, giáo dục của nhà trường.

 + Tìm hiểu nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.

 + Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em, bao gồm đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm gia đình đối với con cái.

+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải tự hoàn thiện nhân cách của người thầy giáo.

 + Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy họ, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.

 + GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục.

2. Cơ sở thực tiễn:

Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên đều làm công tác

chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế

nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm

quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch,

những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học

sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội

đưara.

 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới

phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn

và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao

đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản

thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ

nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở

thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích

cực.

 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có

thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt,

hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng

giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học

sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong

trào thi đua của nhà trường đề ra.Tôi nghĩ rằng đề tài này không mới bởi vì nó

thường lặp đi lặp lại nhưng điều cần thiết đối với những giáo viên chúng tôi là

được tham gia bàn bạc kỹ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm

nâng cao hiệu quả giáo dục trong tình hình hiện nay.

 Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

doc 21 trang hoathepmc36 13751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: NGUYỄN DIỆU UYÊN
2. Sinh ngày 09 tháng 11 năm 1985
3. Nữ
4. Địa chỉ: tổ 18 – Ấp Suối Nhát – xã Xuân Đông- huyện Cẩm Mỹ – Đồng Nai 
5.Điện thoại: Cơ quan 0613713136; 
 DĐ: 01687212828
6. E-mail: dieuuyennq@gmail.com
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Ngô Quyền – Sông Ray- Cẩm Mỹ – Đồng Nai
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Đại học Sư Phạm 
Năm nhận bằng: 2011
Chuyên ngành đào tạo: Địa lí
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn : Địa lí
Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:
+ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học địa lí 7. 
+ Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn địa lí trung học cơ sở.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường ở môn địa lí 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
Ở trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, GVCN lớp có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy giáo viên đã qua trường lớp đào tạo. Song, trong thực tế nhiều giáo viên chưa hiểu hết vai trò trách nhiệm của mình, hay nói đúng hơn không biết bắt nguồn từ đâu và làm như thế nào để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình.
	Xuất phát từ những lí do trên tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nội dung công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, bên cạnh đó còn giúp cho giáo viên nắm được kĩ năng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm của mình. Đặc biệt là chất lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh sẽ từng bước nâng dần.
Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 9 đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên tục những năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn cao. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ quý thầy cô giáo.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
	GVCN lớp ở trường THCS có một số nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm lớp và việc hoàn thiện trình độ nhân cách của bản thân để trở thành nhà sư phạm tốt.
	+ Nắm vững mục tiêu của cấp học, lớp học và chương trình dạy dạy, giáo dục của nhà trường.
	+ Tìm hiểu nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.
	+ Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em, bao gồm đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm gia đình đối với con cái.
	+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải tự hoàn thiện nhân cách của người thầy giáo.
	+ Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy họ, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.
	+ GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. 
2. Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên đều làm công tác
chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế
nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm
quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch,
những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học
sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội
đưara.
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới
phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn
và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao
đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản
thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ
nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở
thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích
cực.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có
thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt,
hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng
giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học
sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong
trào thi đua của nhà trường đề ra.Tôi nghĩ rằng đề tài này không mới bởi vì nó
thường lặp đi lặp lại nhưng điều cần thiết đối với những giáo viên chúng tôi là
được tham gia bàn bạc kỹ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục trong tình hình hiện nay.
 Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Kế hoạch công tác của GVCN, là chương trình hoạt động của GVCN đối với việc chỉ đạo lớp chủ nhiệm, thực hiện các mục tiêu GD học sinh đối với một lớp. Hiệu quả GD học sinh của lớp phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của kế hoạch GD học sinh của GVCN. Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào những nội dung chính sau đây:
Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm :
 Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì GVCN phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. Đúng như K.Đ.Usinki đã nói rằng : “ muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó bất kỳ người GVCN nào cũng cần phải làm công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách.
 Để tìm hiểu học sinh, tiến hành với 07 biện pháp như sau :
 - Nghiên cứu lý lịch học sinh ( hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị em, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình, tình trạng sức khỏe.)
 - Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như : Học bạ, các biên bản họp nhóm, tổ lớp, các bản tự kiểm điểm, các sản phẩm do chính học sinh làm ra.v..v
 - Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp ( thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn tháo vát hay chậm chạp).
 - Trao đổi với GVCN và các GV bộ môn của năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
 - Trao đổi với các lực lượng GD khác nếu như cần : Ban giám hiệu,Tổng phụ trách đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
 - Thông gia việc tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung, về những cá nhân học sinh mà GVCN có ý định từ trước.
 - Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mình định nghiên cứu.
 Như vậy, tìm hiểu HS là việc làm liên tục, thường xuyên, vừa có tính cấp bách trong những khoảng thời gian nhất định, lại vừa có tính giai đoạn. Do vậy, GVCN cần có kế hoạch thực hiện ở việc xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp, thời gian tiến hành tìm hiểu HS. Có như vậy, việc tìm hiểu HS mới liên tục, GVCN cũng thu được những thông tin phong phú, cụ thể có độ tin cậy về thực trạng và diễn biến của tâm lý, hoàn cảnh của HS lớp mình. Cho nên, có thể nói tìm hiểu HS là một quá trình diễn ra liên tục suốt năm học. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào của năm học cũng tiến hành những biện pháp tìm hiểu HS nêu ở trên.. Điều quan trọng là phải phân chia những thời kì ứng với những biện pháp nào đề thu những thông tin về HS chính xác nhất, nhanh nhất, rõ ràng nhất, giúp GVCN nhanh chóng đề ra những tác động sư phạm có hiệu quả.Thông thường, việc tìm hiểu HS diễn ra theo các giai đoạn sau đây :
a1. Giai đoạn thứ nhất :
 Đó là những giai đoạn điều tra cơ bản về tình hình HS nói chung, về cá nhân HS nói riêng.
* Yêu cầu của giai đoạn này là :
 - Nhanh chóng nắm bắt được sơ bộ tình hình lớp ( tổ chức lớp,những thành tích và tồn tại của lớp,những cá nhân tiên tiến và những HS có vấn đề, xu hướng của lớp..v..v..)
 - Phân loại được đối tượng GD để bước đầu có thể đề xuất (dự kiến) những tác động sư phạm với tập thể lớp.
 * Cách thức tiến hành :
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: 
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp................................................. 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 	Ở đây trình bày cách tiến hành nói chung cho GVCN các lớp. Song, trong quá trình phân tích sẽ đề cập rõ hơn .
 Để tiến hành điều tra cơ bản về tình hình học sinh, thông thường thực hiện các công việc sau: 
- Phần của gia đình thì học sinh hỏi ý kiến cha mẹ để ghi cho chính xác. Cuối phiếu kê khai đều có chữ ký của học sinh và cha mẹ các em.
 - Đối với học sinh lớp THCS, cha mẹ nên để học sinh có thể tự ghi một cách thoải mái và hợp lí.
 - Sau khi đã có phiếu của học sinh, GVCN phân loại đối tượng của mình theo các nội dung mà mình định tìm hiểu. Chẳng hạn như : Về hoàn cảnh gia đình, thành phần gia đình, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình.về đặc điểm của học sinh ( kết quả học tập và rèn luyện của những năm học trước, về nguyện vọng, sở thích, về sức khỏe.về mong muốn của gia đình đối với nhà trường và về những kiến nghị khác). Kết quả phân loại học sinh được ghi vào sổ chủ nhiệm theo từng mục nội dung. Như vậy,GVCN có được những bức tranh hoàn toàn về tình hình học sinh của lớp cũng như của từng cá nhân học sinh.Trên cơ sở đó, GVCN dự kiến kế hoạch công tác GD đối với lớp và đối với từng cá nhân học sinh.
 - Trong khi phân loại, nếu có trường hợp nào chưa rõ thì GVCN cần có những biện pháp nghiên cứu tiếp, thu thập thông tin khách quan để có đánh giá, nhận định chính xác. Có thể trao đổi ngay với học sinh hoặc yêu cầu cha mẹ học sinh giải trình, nhất là đối với những học sinh có vấn đề.
 - Bản kế hoạch đó phải chứa đựng những nội dung công tác GD với những biện pháp khác nhau, được thực hiện theo những khoản thời gian nhất định. Bản kế hoạch đó cũng nên được trao đổi với GV bộ môn ở lớp nhằm thống nhất cách thức GD học sinh và đồng thời cũng nhận định những ý kiến bổ sung quý giá từ phía học sinh. Việc thực hiện bản kế hoạch sẽ được triển khai ngay sau khi có cuộc gặp gỡ với các GD bộ môn, với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
a2. Giai đoạn thứ 2:
 Là giai đoạn theo dõi và kiểm tra tính đúng đắn của sự phân loại đối tượng GD của giai đoạn nhất.
* Yêu cầu của giai đoạn thứ 2 là:
 - Kiểm nghiệm trên thực tế sự phân loại đối tượng GD đã thật sự đúng đắn chưa.
 - Tiếp tục điều chỉnh sự phân loại đó ( nếu có).
* Cách thức tiến hành:
 Bước tiếp theo của sự phân loại sơ bộ đối tượng GD, là GVCN tiến hành một vài loạt hoạt động tập thể, để học sinh bộc lộ tính cách, GVCN có thể kiểm tra lại 
độ chính xác của sự phân loại ban đầu. Nếu qua thực tế cho thấy nhận định không nhất quán là nhận định ban đầu thỉ cần có sự điều chỉnh. Ở bước này, GVCN có thể thực hiện một vài hoạt động sau đây:
 + Trò chuyện với học sinh, với GVCN cũ về một vài đối tượng GD cần phải nghiên cứu và xem xét lại. Qua trao đổi với học sinh, GVCN có thể hiểu biết thêm về đối tượng GD của mình về : quan hệ bạn bè, những nét cá tính đặc biệt, những khả năng và sở trường, hoàn cảnh gia đình. Với GVCN cũ, người GVCN mới có thể nắm bắt đượcc những thông tin bao quát về đối tượng GD cần xem xét.
 + Thăm gia đình học sinh nắm bắt cụ thể hơn, sâu sắc hơn về hoàn cảnh gia đình trong việc giáo dục con cái, về những nét tính cách của học sinh, đồng thời là dịp để bàn bạc với gia đình cùng những biện pháp GD con em của họ.
 + Quan sát đối tượng GD cần nghiên cứu thông qua các hoạt động tập thể để bổ sung cho những nhận định của giai đoạn thứ nhất. 
 + Điều chỉnh lại phân loại đối tượng GD cho hợp lí và đúng đắn hơn, đồng thời bổ sung thêm vào kế hoạch công tác GD những nội dung và biện pháp GD cần thiết.
 Kết thúc giai đoạn thứ 2, GVCN phải có những nhận định về từng học sinh, phân loại học sinh của lớp tương đối chính xác. Đó là cách để xác định nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động của lớp chủ nhiệm.
 Tùy theo đặc điểm, nội dung GD của lớp, GVCN phân loại.
 Ví dụ : Căn cứ vào trình độ nhận thức, vào năng lực học tập, vào phẩm chất đạo đức hoặc căn cứ vào năng lực hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội của học sinh. Qua thực tế,GVCN có thể phân học sinh của lớp mình thành 3 nhóm:;
 + Nhóm 1: Gồm những học sinh tích cực, ủng hộ các giải pháp giáo dục
 + Nhóm 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu, nhưng không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp.
 + Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém về học tập, tư cách đạo đức cần phải được quan tâm nhiều nhất.
 Kế hoạch công tác giáo dục thể hiện trong những nội dung và biện pháp GD cho từng nhóm đối tượng. Kết quả của việc tìm hiểu HS qua hai giai đoạn ( trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 ) là điều kiện cần thiết để GVCN làm tốt công tác GD học sinh.
a3.Giai đoạn thứ 3:
 Đây là giai đoạn diễn ra liên tục cho đến kết thúc năm học. Ở giai đoạn này, GVCN không nhất thiết phải tiến hành liên tục tìm hiểu học sinh, mà phân chia 
thành những thời kì khác nhau. Việc tìm hiểu học sinh ở giai đoạn này nhiều hay ít là tùy thuộc vào những tác động sư phạm có hiệu quả hay không, vào mức độ phấn
đấu của học sinh. Vì vậy, giai đoạn này là giai đoạn hoàn chỉnh việc tìm hiểu học sinh.
* Yêu cầu của giai đoạn này là :
 - Khẳng định việc tìm hiểu học sinh là việc làm liên tục, thường xuyên trong suốt năm học.
 - Giúp nâng cao trình độ sư phạm của GV trong công tác GD học sinh.
* Cách thức tiến hành
 Vì đây là giai đoạn với thời gian khá dài, nên việc tìm hiểu học sinh chia thành định kì và thường xuyên.
 + Nếu là thường xuyên thì tìm hiểu học sinh tiến hành dưới các hình thức sau : quan sát học sinh qua hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập của học sinh, qua sổ điểm, sổ ghi đầu bài, bài kiểm tra, các sản phẩm về học tập do tự tay các em làm, tham dự các cuộc họp tổ, lớp để tìm hiểu thêm về đối tượng.
 + Tìm hiểu học sinh định kì tức là đối tượng GD được nghiên cứu tại một thời điểm xác định, chẳng hạn như giữa học kì hoặc cuối mỗi tháng học tập.
b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 9, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. 
 - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào. 
 c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
 - Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 * Nhiệm vụ các tổ trưởng, tổ phó, sao đỏ, cờ đỏ, cộng tác viên thư viện cũng được phân công rõ ràng, cụ thể.
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc