SKKN Giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị Trấn Lang Chánh

SKKN Giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị Trấn Lang Chánh

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức, tôn trọng pháp luật cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2013 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Luật giáo dục 2013).

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua môn GDCD đã được ngành giáo dục rất coi trọng, các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đã đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng

doc 29 trang thuychi01 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị Trấn Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG	 TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU 	 1
1. Lý do chọn đề tài 	 1
2. Mục đích nghiên cứu	 2
3. Đối tượng nghiên cứu	 2
4. Phương pháp nghiên cứu	 2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.1.Thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ 
sở trong giai đoạn hiện nay 4
2.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiện nay 6
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 8 
3.1. Giải pháp chung 8 
3.2. Giải pháp riêng 10 
4. Kết quả đạt được 14 
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 
1. Kêt luận	 17
2. Kiến nghị 18
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức, tôn trọng pháp luật cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2013 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Luật giáo dục 2013).
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua môn GDCD đã được ngành giáo dục rất coi trọng, các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đã đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng vi phạm đạo đức, pháp luật trong học sinh có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng của vấn đề, hành vi phạm pháp của các em trở nên thường xuyên hơn, đa dạng hơn, tạo nên những bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân..., nguyên nhân không chỉ là do thiểu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, mà còn là sự bất chấp pháp luật, thậm chí “lách luật” để vi phạm Thực trạng đó đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục, giảng dạy cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh. Đó là: chuyển mạnh quá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất cho các em, đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của các em; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh; tránh tình trạng chỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá, kiểm soát... dẫn đến sự đánh giá kết quả học tập không chính xác, khách quan...	
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn Lang Chánh, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị Trấn Lang Chánh"
2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Bước đầu tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục đạo đức và thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kịp thời, có hiệu quả trong học tập và rèn luyện để uốn nắn các em trở thành người công dân tốt.
 - Rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Nghiên cứu thái độ học tập, ý thức đạo đức và ý thức thực hiện những quy định của trường lớp, những quy định pháp luật của học sinh Trường THCS Thị Trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn về ý thức học tập, đạo đức của học sinh, cũng như thông qua học bạ, sổ điểm, sổ liên lạc để điều tra một cách khách quan không lựa chọn, không bắt buộc để thu thập các thông tin chính xác và sử dụng một số kết quả thu thập được sau khi điều tra.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các em trong giờ học, giờ ra chơi để biết thái độ đạo đức của các em, cách ứng xử của các em với bạn bè, thầy cô.
- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với học sinh qua việc tiếp xúc, nói chuyện với các em, đặt ra các câu hỏi có liên quan để tìm hiểu nhận thức của các em về đạo đức, pháp luật để cho các em trả lời đúng với suy nghĩ của mình.
- Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm: Nhằm tìm hiểu từng đối tượng học sinh để nắm bắt được tính cách, hành vi đạo đức của các em.
- Phương pháp trắc nghiệm: Dùng phiếu có ghi các câu hỏi và đáp án trả lời, trong đó có nhiều cách trả lời nhưng chỉ có một cách đúng nhất.
- Phương pháp thực nghiệm: Theo dõi, đánh giá xem học sinh có tiếp thu được bài trong các tiết học không. Tác động đến đối tượng học sinh bằng việc khống chế thời gian, không gian trong kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra 1 tiết.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục  “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm  “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" [5].
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh[5]..
Nhiệm vụ của giáo dục ngày nay, ngoài giáo dục đạo đức gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, các giáo viên còn có nhiệm vụ định hướng cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống. Giáo dục lí thuyết luôn gắn liền với kĩ năng thực hành, từ đó mới có thể tạo nên những con người phát triển toàn diện
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong đó con người mới xã hội chủ nghĩa là những con người có đạo đức và tri thức, là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa 8) đã khẳng định: “ Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục” trong đó đạo đức là cái gốc để con người phát triển toàn diện. Về mặt đạo đức, các em được giáo dục tốt sẽ biết đối xử có văn hoá với mọi người, biết tôn trọng nơi công cộng, các di sản văn hoá của dân tộc. Giáo dục đạo đức tốt làm giảm các vụ phạm pháp trong xã hội. Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh thì nhà trường ngoài việc giảng dạy học tập bộ môn văn hóa, học tập kiến thức còn phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử cho học sinh. 
Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm Giáo dục – Đào tạo ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường. Nền giáo dục sẽ đi về đâu khi đào tạo ra những học sinh không có tài cũng không có đức. Đó là lí do để giáo dục cần đẩy mạnh nội dung giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh. 
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm cuộc sống con người con người thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, con người sống đầy đủ hơn, đàng hoàng hơn. Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường đã chi phối làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức nhân cách con người, trong đó có những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn nhưng sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, mờ nhạt về lý tưởng.
Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Lang Chánh là một huyện nghèo miền núi - nơi có đường cửa khẩu biên giới qua Lào, dân cư thưa thớt, tiếp giáp với nhiều địa bàn phức tạp, các tệ nạn xã hội xảy ra nhiều như nghiện ma tuý, đánh cờ bạc, do đó dễ có điều kiện nảy sinh các loại tội phạm. Một số phụ huynh thường xuyên đi làm ăn xa, ít quan tâm dạy dỗ con cái, phó mặc cho ông bà, nhà trường. Các tụ điểm Internet mọc lên, hoạt động thường xuyên, thiếu sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức trách nhiệm về hành vi của mình dẫn đến vi phạm nội quy của nhà trường.
Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan vấn đề giáo dục đạo đức nhân cách của học sinh đã có lúc, có nơi trở thành vấn đề nóng của xã hội nói chung, của trường THCS Thị Trấn nói riêng. Trong điều kiện có thể tôi đã đúc rút thành những kinh nghiệm cho bản thân và mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong quá trình công tác, đặc biệt là giúp học sinh trường THCS Thị Trấn nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện Lang Chánh nói chung ý thức được những hành vi, việc làm của mình.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói, hiện nay trong trường học giáo dục đạo đức chưa được coi trọng. Do lượng kiến thức quá nhiều nên người giáo viên chỉ chú ý việc dạy chữ, lo hoàn thành những chỉ tiêu chất lượng trên giao. Trường học đã quá coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “ Học làm người”. Chương trình học quá tải, học kín lịch trong ngày, học nhiều nghỉ ngơi ít nên học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán trường, chán lớp. Tinh thần căng thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn, nên dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ.
Về phía học sinh: Ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại các em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Một bộ phận học sinh xưng hô với người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngôn thiếu văn hóa. Thật đáng buồn là một bộ phận học sinh gặp thầy cô trong sân trường, lên xuống cầu thang cũng không chào hoặc chào miễn cưỡng với thầy cô dạy môn mình mà thôi. Tệ hại hơn có học sinh còn vô lễ với thầy cô, xúc phạm danh dự người khác. Một bộ phận học sinh khi nhìn nhận sự việc là lảng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của mình. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần trong học tập. Một số học sinh có biểu hiện gian lận trong thi cử, thiếu trung thực với bạn bè. Thật đáng buồn khi ý thức cộng đồng của một số em rất kém, chưa có ý thức bảo vệ của công và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường còn bị viết bậy, bôi bẩn, ghi chép câu từ thiếu văn hóa, nhà vệ sinh thì ném đá, que vào bồn cầu, bẻ vòi nước.... Một bộ phận ăn mặc lố lăng, quần ngắn, khoét rách ở đầu gối, đầu tóc không phù hợp với tuổi học trò.
Về phía gia đình: Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ ly hôn, buông lỏng việc quản lý con cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy”  Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia đình quá nuông chiều con cái, luôn đáp ứng mọi yêu cầu khi các em đòi hỏi mà không cần biết đòi hỏi đó có thật sự cần thiết và phù hợp hay không. Nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử dụng vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn chải trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái...
Về phía xã hội: Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự ra đời của dòng điện thoại thông minh kết nối GPRS cùng các trang mạng xã hội phát triển mạnh như Facebook đã thu hút thời gian của các em ngoài thời gian trên lớp. Nền văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Có thể nói ở lứa tuổi này các em bắt chước làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, suy nghĩ và hành động chưa đúng đắn, chưa phân biệt được tốt xấu đúng sai rõ ràng, chưa tự chủ nên dễ bị lôi kéo.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ. Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”có cơ hội xâm nhập. Đâu đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng “sống nhanh, sống gấp”, thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số ít nhưng cũng chứng tỏ nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc làm cha, làm mẹ. Nó đã tác động xấu tới các gíá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn thiếu chặt chẽ, thiếu thường xuyên. Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynh còn giáo viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện. Sự liên hệ phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại, qua vnedu... điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh.
Về phía Nhà trường và giáo viên: Đôi khi nhà trường và giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện thiếu khách quan và chưa công bằng. Uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa. Một số giáo viên chủ nhiệm còn non về nghiệp vụ và chuyên môn. Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sự quan tâm đến trò còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa. Mặt khác, ở một số nhà trường sự luân phiên trong công tác chủ nhiệm cũng ít nhiều gây khó khăn trong cách quản lí lớp, thầy cô chưa hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng mắc trong cuộc sống chưa được chia sẻ.
Bài giảng của giáo viên chưa hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Một số học sinh vi phạm những điều cấm như nói tục, chửi thề, hỗn láo với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt. Kết quả là học sinh ý thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức chưa cao vẫn còn học sinh hạnh kiểm trung bình, yếu. 
2.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiện nay.
Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS đã được ngành giáo dục rất coi trọng; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Từ phía các cấp quản lí: Nội dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, tích hợp trong giảng dạy ở nhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp, lồng ghép, chuyên đề,... mà thiếu đi sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong xây dựng chương trình, quá nhiều nội dung tích hợp đưa vào môn Giáo dục công dân như tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, tích hợp kĩ năng sống, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh .... 
Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp giáo dục pháp luật ở các trường THCS còn có những hạn chế. Ban Giám hiệu ở các nhà trường chưa nhận thấy hết vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh, vẫn coi việc dạy học môn GDCD như bao môn học khác: chỉ hoàn thành tiết dạy theo thời khóa biểu, kiểm tra cho điểm đạt yêu cầu là xong. Môn GDCD, trong đó nội dung giáo dục pháp luật chiếm tới 1/2 thời lượng chương trình, mà giáo dục pháp luật là hoạt động giáo dục có ý thức, mục đích, kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho công dân tương lai những phẩm chất về tri thức, tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống cũng như những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này; là một quá trình giáo dục tiếp nối từ giảng đường đến đời sống, từ học lý thuyết đến kiểm soát hành vi. 
Nhiều trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài đơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật. Sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong giáo dục pháp luật chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đã xẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp giáo dục, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bên ... để tìm các giải pháp nhằm giáo dục hiệu quả. Cá biệt còn có trường hợp học sinh vi phạm pháp luật đã bị cơ quan công an xử lý nhưng không có thông báo đến các nhà trường, để có biện pháp phối hợp giáo dục.
Từ phía giáo viên: Phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức học sinh – mặc dù đã có những đổi mới bước đầu như: đa dạng hóa các hình thư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_dao_duc_ton_trong_phap_luat_nham_nang_c.doc