Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học

Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải kết hợp giáo dục nhân cách, giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, các kĩ năng cần thiết để học sinh thích ứng với những thay đổi diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó, giúp các em tích lũy thêm vốn hiểu biết từ những việc mà chính các em được tham gia, được trải nghiệm; biết cách giải quyết các vấn đề một cách tự lập; giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.

 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các buổi trong tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng các môn học, năng lực và phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

 

doc 18 trang Trần Đại 27/04/2023 4783
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang 
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Mục đích của Sáng kiến.
II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
III. Đóng góp của sáng kiến.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở BẬC TIỂU HỌC
	1. Vị trí xã hội của người giáo viên.
2. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học.
CHƯƠNG II: NHỮNG GIAI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ
I. Làm việc với HS.
1. Tìm hiểu để nắm vững tình hình đối tượng giáo dục.
2.Xây dựng và phát triển tập thể lớp.
3. Tổ chức các hoạt động cơ bản đối với học sinh.
II. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác.
1. Kết hợp với các GV khác.
2. Kết hợp với Đội" Sao đỏ" Thiếu niên Tiền phong.
3. Công tác với cha mẹ HS.
III. Vận dụng thực tiễn với từng lớp trong trường.
1. Nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng giáo dục.
2. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm.
3. Một số biện pháp chính.
CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI
1. Về bản thân.
2. Về chỉ đạo các lớp chủ nhiệm của BGH.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng được đề cập.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai.	
3. Kiến nghị.
1. Đối với gia đình:
2. Đối với nhà trường:
3. Đối với GVCN:
4.Đối với HS:
PHẦN IV. PHỤ LỤC
2
2
3
4
1
5
5
5
5
7
8
8
8-9
9
10
10
11
12
13
13-14
14
16
16
16
16
17
17
17
18
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Mục đích của Sáng kiến.
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải kết hợp giáo dục nhân cách, giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, các kĩ năng cần thiết để học sinh thích ứng với những thay đổi diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó, giúp các em tích lũy thêm vốn hiểu biết từ những việc mà chính các em được tham gia, được trải nghiệm; biết cách giải quyết các vấn đề một cách tự lập; giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
	Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các buổi trong tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng các môn học, năng lực và phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
III. Đóng góp của sáng kiến.
Giúp cho mỗi giáo viên chủ nhiệm nắm được cách quản lí lớp có hiệu quả hơn.
Giúp cho cán bộ quản lí nhà trường hiểu và chỉ đạo đúng hướng hơn về công tác chủ nhiệm của các lớp trong phạm vi toàn trường.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học”
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở BẬC TIỂU HỌC
	1. Vị trí xã hội của người giáo viên.
	Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:" Người thầy giáo tốt , thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người xứng đáng vẻ vang nhất . Dù tên tuổi không được đăng báo, không được thưởng huân chương song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh".
	Nhân dân ta vốn có truyền thống "tôn sư trọng đạo" và quan niệm rằng: "không thầy đó mày làm nên". Ở xã hội ta từ xưa đến nay chỉ có hai nghề được gọi là thầy , đó là thầy giáo và thầy thuốc.
	Nghề dạy học là một trong những nghề xuất hiện sớm nhất trong tiến trình lịch sử xã hội, do có nhu cầu phải truyền lại những kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt cho thế hệ sau. Trong các chế độ cũ, giáo dục là công cụ của giai cấp thống trị , đại đa số giáo viên phải truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị . Song giáo giới vẫn không ngừng dạy điều hay lẽ phải cho trẻ truyền bá những đạo lí làm người cho nhân dân. Với chức năng này, giáo giới là người của nhân dân, gắn bó với lợi ích của nhân dân. 
	Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, vai trò và trách nhiệm của mỗi giáo viên càng lớn, vì mỗi giáo viên phải phụ trách hoàn toàn một lớp. Trong xã hội mới, với việc phổ cập giáo dục, mọi trẻ em trước khi trưởng thành đều phải qua bậc Tiểu học. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc nhiều vào kết quả dạy học và việc giáo dục của người giáo viên Tiểu học.
2. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có các nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy các môn học, tổ chức giáo dục rèn luyện HS.
- Học tập nâng cao sự hiểu biết, đạt trình độ chuẩn, phấn đấu đạt trên chuẩn.
- Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh
- Gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối sử công bằng với học sinh.
- Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tuỵ sáng tạo trong lao động sư phạm.
- Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng nơi sinh sống.
- Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi , cởi mở , có tác phong mẫu mực.
- Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện để tự hoàn thiện nhân cách.
Như vậy, công việc của người giáo viên Tiểu học rất đa dạng: dạy các môn học, tổ chức và xây dựng tập thể lớp, tìm hiểu thăm nắm hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh, là anh (chị) phụ trách, làm việc với Chi đội , với Sao nhi đồng, làm việc với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội. Ngoài ra, giáo viên còn có các nhiệm vụ khác ở địa phương nơi trường đóng như: tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, góp phần tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 
CHƯƠNG II: NHỮNG GIAI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ
I. Làm việc với HS.
1. Tìm hiểu để nắm vững tình hình đối tượng giáo dục.
	Trong lớp, GVCN là người quan tâm đặc biệt đến học sinh của lớp mình phụ trách cho nên GV nghiên cứu hồ sơ học sinh lớp mình phụ trách để nắm chắc những đặc điểm của từng học sinh như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập. Từ đó GVCN nắm vững hơn về từng em học sinh trong lớp mình .
	Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên chăm nom đến hoạt động của học sinh, có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời. Đồng thời GVCN cũng quan tâm đến các hoạt động khác của các em để tổ chức, hướng dẫn các em tiến hành các hoạt động Đội,Sao nhi đồng, các hoạt động ngoài khoá khác. 
	Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thường xuyên và liên hệ trực tiếp với gia đình học sinh để tìm hiểu học sinh và giúp cha mẹ học sinh làm tốt công việc giáo dục con cái. Công tác này của người giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải có thái độ ứng sử khéo léo, tế nhị, có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh và đặc biệt là sự mong muốn cho các em ngày một tiến bộ hơn.
	2. Xây dựng và phát triển tập thể lớp.
a) Tổ chức bầu Hội đồng tự quản: 
 Việc bầu chọn và xây dựng Hội đồng tự quản lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Hội đồng tự quản lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng bây giờ các em tự ứng cử và đề cử rồi bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp. Tiến trình bầu chọn Hội đồng tự quản lớp được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch HĐTQ và Phó Chủ tịch HĐTQ.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Ban bầu cử phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. 
 - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (01 Chủ tịch và 02 Phó chủ tịch).
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
 * Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTQ:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch HĐTQ:
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
 - Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ do trường, lớp tổ chức.
 - Phối hợp với Chủ tịch HĐTQ giữ trật tự lớp. 
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Chủ tịch HĐTQ và 2 Phó Chủ tịch HĐTQ phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Chủ tịch HĐTQ và 2 Phó Chủ tịch HĐTQ báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Hội đồng tự quản lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
Chú ý đến việc hình thành mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh thông qua tập thể, GVCN chú ý giáo dục và quan tâm đến sự phát triển của từng cá nhân trong lớp. Để xây dựng và phát triển tập thể lớp mình trở thành một đơn vị vững mạnh , GVCN ở các lớp đã có kế hoạch cụ thể:
-Vạch ra mục tiêu phấn đấu của lớp (thi đua học tập, phấn đấu là lớp dẫn đầu trường về mọi mặt..)
	-Xác định yêu cầu đó với tập thể lớp và từng học sinh.
- Thông qua hoạt động tập thể mà GVCN biết được tình hình học tập, năng khiếu, sở thích của học sinh trong lớp. 
- Xây dựng và bồi dưỡng Hội đồng tự quản lớp trở thành điểm tựa cho việc thực hiện các nội dung yêu cầu giáo dục .
3. Tổ chức các hoạt động cơ bản đối với học sinh.
a)Hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động học trên lớp là hoạt động chủ đạo của học sinh. Các em phải ngồi hàng giờ trong lớp, phải chú ý xem thầy (cô) giáo đọc gì, viết gì, phải làm theo đúng diều thầy cô giáo yêu cầu, phải lĩnh hội những điều không phải lúc nào cũng thích thú công việc học tập đã đòi hỏi ở trẻ em trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định. Bởi vậy GVCN đã nhanh chóng giúp đỡ em nhỏ mau thích ứng được với các hoạt động mới để ngay từ đầu hình thành cho các em đức tính tự lập, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập đối với phương pháp đúng đắn, động cơ trong sáng. Một mặt vẫn làm cho trẻ vui mà học, song mặt khác cũng giúp trẻ quen dần với loại hình hoạt động căng thẳng, nghiêm túc.
b) Các hoạt động vui chơi:
Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻ cho HS là những hoạt động cần thiết. GVCN luôn tạo điều kiện, cơ hội để HS tích cực hoạt động, xây dựng các mới quan hệ có ý nghĩa tác dụng giáo dục tích cực nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS; khuyến khích, động viên các em tham gia các hoạt động của Đội, Sao Nhi đồng, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao
c) Hoạt động lao động:
GVCN tổ chức cho các em được tham gia nhiều loại lao động khác nhau: Thu nhặt rác bỏ vào thùng, vệ sinh khu lớp học sạch sễ, hướng dẫn làm đồ thủ công GVCN căn cứ vào kế hoạch của trường, tình hình của lớp để tổ chức lao động cho lớp thường xuyên, vừa sức, có kết qủa. Ngoài ra GVCN còn giáo dục các em có ý thức lao động để phục vụ bản thân và phục vụ gia đình.
Ngoài các hoạt động trên, GVCN còn tổ chức cho các em đi thăm, giúp đỡ gia đình liệt sỹ, neo đơn, góp quỹ nhân đạo,
II. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác.
1. Kết hợp với các GV khác.
GCVN vừa giảng dạy, vừa giáo dục, vừa quản lý lớp, có trách nhiệm giáo dục toàn diện HS. Do mối quan hệ giữa các tập thể lớp trong trường, GVCN phải biết kết hợp với các GV trong trường cùng khối lớp và GV dạy cùng lớp ở 2 môn tin học và ngoại ngữ , giáo viên dạy môn nghệ thuật để cùng phối hợp tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện HS của lớp.
2. Kết hợp với Đội" Sao đỏ" Thiếu niên Tiền phong.
GVCN lớp đồng thời cũng là cán bộ chủ lực, giúp đỡ Sao đỏ hoạt động trong lớp thường xuyên, nhịp nhàng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của lớp. GVCN kết hợp với Đội có kế hoạch giáo dục bồi dưỡng HS để được kết nạp Đội, đứng trong hàng ngũ của tổ chức này. GVCN có quan hệ thân thiết với BCH Liên đội, quan hệ với đội Sao đỏ.
3. Công tác với cha mẹ HS.
" Gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội". Cha mẹ HS là người thầy giáo đầu tiên của con cái họ, là những người xây dựng nền tảng nhân cách đứa trẻ. Trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên là từ gia đình. Gia đình tác động đến các em một cách trực tiếp , thường xuyên về mọi mặt .
Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường kết hợp với gia đình trong quá trình giáo dục HS của lớp mình, làm cho gia đình hiểu rõ lớp mình, hiểu rõ mục đích giáo dục, nội dung giáo dục với các hoạt động cụ thể như:
- Thông báo giúp cha mẹ các em nắm vững mục tiêu, ý nghĩa, tác dụng của việc phổ cập giáo dục ( cụ thể hoá ở từng học kỳ) để cùng thực hiện. 
- Trao đổi cung cấp thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con em họ để tìm biện pháp động viên hoặc uốn nắn, chấn chỉnh. Giúp phụ huynh HS có thể hướng dẫn thêm con em họ làm các bài tập và tự học ở nhà.
- GVCN thường xuyên thăm hỏi gia đình phụ huynh HS để tìm hiểu môi trường, hoàn cảnh giáo dục, qua đó kịp thời có các biện pháp, phương thức giáo dục thống nhất. 
- GVCN họp cha mẹ HS một năm 2 lần: Học kỳ I, Học kỳ II để thông báo những kế hoạch giáo dục ở từng học kỳ. Ngoài việc thông báo kết quả rèn luyện của năm học trước, còn phải đề ra nhiện vụ trọng tâm của năm học, thống nhất với cha mẹ HS về các khoản tiền thu trong năm học và bầu BCH Chi hội cha mẹ HS. Cuối học kỳ I, GVCN lại thông báo lại kết quả học tập và rèn luyện của HS, đề ra hướng phấn đấu cho học kỳ II. GVCN phổ biến và trao đổi các kinh nghiệm giáo dục, giúp cha mẹ HS hiểu được mọi hoạt động của trường của lớp, triển vọng của con em mình, xác định thêm trách nhiệm và vai trò của mình đối với việc giáo dục con. Từ đó cùng GVCN phối hợp giáo dục để đưa kết quả GD đạt được theo mong muốn.
Như vậy , vai trò và nội dung công tác của GVCN của bậc Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Trừng Xá B nói riêng rất quan trọng, nó đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, yêu nghề, vượt khó. Đối với tập thể HS, với các GV khác trong trường và với các lực lượng GD khác, người GVCN bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình GD HS lớp mình.
III. Vận dụng thực tiễn với từng lớp trong trường.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong một năm học, GVCN đã soạn thảo và tuân thủ theo một quy trình hoạt động chặt chẽ. Quy trình này thường trình bày theo trình tự thời gian, diễn biến của năm học.
1. Nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng giáo dục.
Vào đầu năm học, GVCN đã có sự khảo sát, điều tra mọi mặt của từng HS. Từ đó soạn thảo kế hoạch chung, kế hoạch riêng sát hợp với từng em. Cụ thể, GVCN tiến hành điều tra theo các bước sau:
1.1 Điều tra bằng phiếu:
a) Nội dung điều tra:
Họ và tên HS.. nam ( nữ) ..
Con ông: , Nghề nghiệp..
Con bà: , Nghề nghiệp.
Chỗ ở của gia đình:.
Số người trong gia đình:.
HS là con thứ mấy:..
Tình hình kinh tế gia đình:.
b) Mục đích điều tra: GVCN nắm được tình hình chung, hoàn cảnh gia đình và đặc điểm của từng HS trong lớp để tạo điều kiện tốt cho việc liên hệ GD HS giữa gia đình, nhà trường, xã hội. 
1.2. Điều tra qua học bạ:
GVCN sử dụng học bạ để tìm hiểu về khả năng nhận thức, học lực của học sinh, đặc điểm cá nhân và mức độ ý thức rèn luyền, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Đặc biệt là việc gặp gỡ, trao đổi với GVCN cũ để tìm hiểu kĩ vè học sinh của mình.
1.3 Điều tra đặc điểm tâm lí và ước mơ:
Câu hỏi điều tra là:
	Em thích học môn gì?
 Muốn học giỏi em phải làm gì?
	1.4Điều tra khảo sát chất lượng văn hoá của học sinh thông qua hai môn Tiéng Việt và Toán:
	1.5Quan sát thường xuyên trong các buổi học: 
	-Những thuận lợi chính là: 
 Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, có trách nhiệm với công việc được giao.
 Học sinh cùng độ tuổi , lực học đồng đều , đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện . Phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh.
 -Những khó khăn chính là:
 Giáo viên ở xa trường, nhiều giáo viên đã nhiều tuổi nên sự linh hoạt trong tiếp nhận đổi mới còn có sự hạn chế. Một số giáo viên trẻ mới ra trường thì kinh nghiệm trong gảng dạy và chủ nhiệm còn thiếu.
 Một số em ở nhà xa, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc đôn đốc con em học tập ở nhà. Và một số em ý thức học tập chưa cao.
	Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng giáo dục, GVCN đã xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm và đề ra một số biện pháp chính cho năm học.
 	2

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ket_hop_giao_duc_nhan.doc