SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn địa lý bậc tiểu học

SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn địa lý bậc tiểu học

 Để hoà nhập với xu thế phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước cũng như của thế giới, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải có sự đổi mới toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được xem là bước khởi đầu cho hoạt động chấn hưng giáo dục. Chính vì vậy, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục là một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên. Tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng trong xã hội và giáo dục ” [1].

 Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, ở các nhà trường Tiểu học đã và đang vận dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ cũng như đã sử dụng các phương pháp, các hình thức dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy như: Dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, trò chơi, tham quan, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Đồng thời giúp các em có thói quen tự giác tham gia vào các hoạt động học tập cũng như hoạt động cộng đồng.

 

doc 22 trang thuychi01 6291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn địa lý bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ BẬC TIỂU HỌC
Người thực hiện: Trịnh Thị Hạnh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Hưng
SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Tên nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5
Điểm mới của đề tài
4
2
NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lý bậc Tiểu học.
6
2.3.1
Giáo viên xác định được mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng cho từng bài dạy
6
2.3.2
Một số phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng phân môn Địa lí
7
2.3.3
Cách phát huy được tính tích cực, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh
15
2.3.4
Xây dựng cho học sinh môi trường học tập
16
2.3.5
Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh trong dạy học phân môn Địa lí
16
2.3.6
Phối hợp với các cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong dạy học.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Để hoà nhập với xu thế phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước cũng như của thế giới, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải có sự đổi mới toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được xem là bước khởi đầu cho hoạt động chấn hưng giáo dục. Chính vì vậy, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục là một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên. Tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng trong xã hội và giáo dục” [1].
 Tiểu học được xem là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, ở các nhà trường Tiểu học đã và đang vận dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ cũng như đã sử dụng các phương pháp, các hình thức dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy như: Dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, trò chơi, tham quan, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Đồng thời giúp các em có thói quen tự giác tham gia vào các hoạt động học tập cũng như hoạt động cộng đồng.
 Địa lí là phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, về đất nước, quê hương, dân tộc, về quốc gia và dân tộc khác trên trái đất. Qua việc dạy học phân môn Địa lí còn giúp giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, ý thức bảo vệ cũng như cải tạo tự nhiên và xã hội và rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, trong nhà trường phổ thông, Địa lí là một phân môn cần thiết mà việc giảng dạy cũng như học tập không thể không coi trọng. Nhưng thực tế dạy học phân môn Địa lí hiện nay ở nhà trường tiểu học đạt kết quả chưa cao. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong phương pháp dạy, cách hướng dẫn, tổ chức cho học sinh khai thác, tìm hiểu kiến thức. Vì vậy, việc tìm kiếm và vận dụng các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn này ở bậc tiểu học là rất cần thiết. Đó là lý do tôi đến với đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí bậc tiểu học”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Điều tra thực trạng việc dạy và học phân môn Địa lí bậc Tiểu học trong nhà trường hiện nay để nắm được những điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, hiệu quả được bản thân vận dụng trong thực tiễn quản lý và giảng dạy phân môn Địa lí ở nhiều năm học, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học phân môn Địa lí.
 - Phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp trong việc giảng dạy phân môn Địa lí ở nhà trường và trong địa bàn huyện đối với bậc Tiểu học.
 - Nhằm giúp giáo viên luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Năm học 2016-2017, trường Tiểu học Thành Hưng có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên văn hoá có 14 đồng chí. Trình độ đào tạo 100% đạt chuẩn trở lên. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm 70%. Hầu hết, giáo viên có năng lực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác. Về phía học sinh, nhà trường có 334 học sinh. Trong đó: Nữ: 171 em; Dân tộc: 40 em; Nữ dân tộc: 17 em; Khuyết tật: Không. Số học sinh khối 4 và 5 là 125 em được chia đều theo 4 lớp. Bình quân mỗi lớp có 32 học sinh. Hầu hết, các em học sinh của nhà trường là con nông dân, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà hoặc người thân nên điều kiện quan tâm, chăm sóc các em còn hạn chế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản chỉ đạo của các cấp về vấn đề giáo dục. 
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng các mẫu phiếu kiểm tra để điều tra, thu thập thông tin khái quát về thực trạng dạy và học phân môn Địa lý ở nhà trường. Điều tra thông tin thông qua việc báo cáo kết quả giáo dục học sinh của giáo viên, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn.
 + Phương pháp quan sát: Quan sát thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua công tác giảng dạy của giáo viên, thông qua các lần kiểm tra định kỳ, thông qua mọi hoạt động của học sinh trong nhà trường và trong việc tự học tại gia đình cũng như khi tham gia các hoạt động xã hội của học sinh.
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Sử dụng trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu thu thập, điều tra thực trạng và thu thập kết quả khi áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn nhà trường.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
 - Giúp giáo viên nắm được một số biện pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Địa lí như:
 + Cách giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ. Phương pháp rèn kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh tiểu học. 
 + Cách hướng dẫn sử dụng biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh trong dạy học phân môn Địa lí.
 + Phương pháp hình thành các mối quan hệ địa lí.
 - Biết vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học một cách phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh.
 - Xây dựng môi trường học tập để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học đối với các môn học nói chung và với phân môn Địa lí nói riêng.
 - Đưa ra được một số điều kiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí ở các trường Tiểu học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học. Trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh phát huy tính tích cực. tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; có niềm vui, hứng thú trong học tập [2].
 Địa lí là một phần của môn Lịch sử và Địa lí, được dạy ở lớp 4 và lớp 5. Mục tiêu quan trọng của dạy học phân môn Địa lí ở Tiểu học là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm địa lý và bước đầu hình thành, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng phân tích số liệu, giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh. Qua đó các em dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học chủ yếu còn tư duy trực quan hình tượng nên yêu cầu tri thức của dạy học phân môn Địa lí chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng địa lí, bước đầu hình thành một số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước con người, có ý thức bảo vệ môi trường, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 * Về mặt khách quan: 
 Thành Hưng là một xã thuộc vùng núi thấp giáp trung tâm huyện. Phần đông dân cư là nghề nông nên mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều. Kinh tế chủ yếu bằng nghề nông mà xã lại thuộc vùng sống chung với lũ nên cuộc sống người dân rất khó khăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con cái hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học phân môn Địa lý nói riêng.
 * Về mặt chủ quan: 
 - Đối với giáo viên: Trong thực tiễn dạy học nhiều giáo viên kiến thức địa lí chưa vững, chưa thực sự thấy được vai trò quan trọng của phân môn Địa lí. Giáo viên chưa nắm vững được phương pháp, cách hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh trong môn học này. Hầu hết giáo viên cho đó là trực quan dạy học để minh họa, mô tả mà không nắm được đây chính là kiến thức, nội dung giảng dạy thể hiện trong trực quan. Khi dạy học còn phụ thuộc nhiều vào bài soạn, lười suy nghĩ, chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để nắm vững kiến thức, tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và mục đích bài dạy. Điều này dẫn đến tình trạng dạy sơ sài, chệch trọng tâm của bài dạy. Ví dụ: Khi dạy bài “Châu Á” [3] giáo viên không biết cách chỉ vị trí địa lí Châu Á trên bản đồ, kiến thức bài dạy giáo viên chỉ dừng lại khai thác được kênh chữ ghi trong sách giáo khoa một cách máy móc. 
 - Đối với học sinh: Hầu hết học sinh ngại học phân môn Địa lý. Phần lớn học sinh chưa biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu rất nhiều. Qua dự giờ, tôi nhận thấy, các em thực hành trên bản đồ, quả địa cầu ít, học sinh tìm được các đối tượng địa lí trên bản đồ rất lâu, mất rất nhiều thời gian. Kiến thức địa lí mà các em nắm được rất máy móc như một bài học thuộc lòng, chủ yếu phụ thuộc vào thông tin kênh chữ trong sách giáo khoa. Với cách tiếp thu kiến thức như vậy nên các em nhớ kiến thức không bền vững chủ yếu chỉ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa dựa vào kênh chữ trong sách để trả lời mà không nhớ, không hiểu và nắm được kiến thức mà chương trình cần chuyển tải đến các em.
 Từ thực trạng nêu trên, vào thời điểm tháng 10 năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng dạy học phân môn Địa Lí qua dự giờ 5 giáo viên khối 4, 5 và khảo sát kết quả học tập của học sinh khối 4,5 của nhà trường đối với phân môn này. Kết quả cụ thể qua bảng số liệu 1,2 như sau: 
Bảng số liệu 1: Chất lượng giờ dạy của giáo viên
Khối
Số GV
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
3
0
0
1
33
2
67
0
0
5
2
0
0
1
50
1
50
0
0
Tổng
5
0
0
2
40
3
60
0
0
Bảng số liệu 2: Kết quả khảo sát chất lượng học sinh
Khối
Số HS
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
TL
SL
TL
4
62
42
68
20
32
5
63
46
73
17
23
125
88
70
37
30
 Từ bảng số liệu 1 và 2, ta nhận thấy: Chất lượng giờ dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh chưa cao. Tỉ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu, chưa nắm vững được kiến thức đối với phân môn Địa còn nhiều chiếm tỷ lệ 30%. Tâm lý học sinh rất ngại học phân môn Địa lí vì nhàm chán, buồn tẻ không gây được hứng thú học tập. Do đó chất lượng thấp là tất yếu.
 Đối với giáo viên thường né tránh phân môn Địa lí khi đăng ký thao giảng, dạy thực hành hoặc chưa tự tin khi dạy có Ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ. Do đó, chất lượng giờ dạy còn hạn chế không có tiết dạy đạt loại giỏi.
 Đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho phân môn Địa lí hầu hết ở các nhà trường Tiểu học còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của dạy học. Qua thống kê số liệu cụ thể trong thư viện đầu năm học 2016-2017 như sau: Đối với lớp 4: có 4 tranh, 2 bản đồ; Lớp 5 có 4 tranh, 5 bản đồ; quả địa cầu 1 quả. Từ kết quả thống kê ta nhận thấy với phương tiện dạy học như vậy chưa thể đáp ứng được cho việc nâng cao chất lượng dạy học. 
 2.3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí bậc Tiểu học.
 2.3.1. Giáo viên xác định được mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng cho từng bài dạy
 Đây là khâu quan trọng đầu tiên khi dạy bất kỳ một bài học nào. Việc xác định đúng mục tiêu bài học giúp giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức. Vì trong thực tế nhiều giáo viên khi dạy Địa lí còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu sách giáo viên, thiết kế bài dạy. Vì vậy, giáo viên chưa nắm vững kiến thức, chưa hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và mục đích bài dạy nên kết quả giờ dạy còn yếu. Để khắc phục tình trạng đó và để xác định đúng mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài dạy giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
 - Nắm chắc nội dung bài dạy.
 - Đối chiếu nội dung bài dạy với mục đích của bài để biết:
 + Cái đã có trong mục đích yêu cầu và trong sách giáo khoa.
 + Cái gì chỉ đề cập ở yêu cầu mà không có trong sách giáo khoa.
 + Cái gì có ở yêu cầu nhưng trong sách giáo khoa thể hiện không rõ ràng.
 + Cái gì đã có trong yêu cầu mà sách giáo khoa không thể hiện.
 Khi nào giáo viên giải quyết đầy đủ những vấn đề trên, giáo viên mới có cơ sở dạy đúng trọng tâm, truyền thụ kiến thức đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy.
 2.3.2. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Địa lý.
 2.3.2.1 Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí. 
 Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí là phương pháp, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,Để học sinh có được hình ảnh cụ thể về đối tượng đó. Quy trình thực hiện qua 4 bước:
 Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Tuỳ theo nội dung học tập giáo viên có thể lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
 Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Với mỗi đối tượng địa lí, giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát. Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng về con sông, giáo viên có thể cho học sinh quan sát qua thực tế hoặc trên băng hình để thấy được đặc điểm động của nó như hiện tượng nước chảy.
 Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh.
 Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả nhằm giúp cho các em có biểu tượng đúng về đối tượng. [2]
 2.3.2.2. Phương pháp sử dụng bản đồ và cách rèn kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh tiểu học.
 * Phương pháp sử dụng bản đồ: 
 Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc một bộ phận của bề mặt trái đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lí [2]. Bản đồ phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được. Theo các nhà khoa học địa lí cho rằng “Tất cả tri thức của địa lí đều được thể hiện trên bản đồ”, “Bản đồ là con mắt của nhà địa lí”. Do đó, bản đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học Địa lí, bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Phương pháp sử dụng bản đồ theo quy trình 5 bước: 
 Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
 Bước 2: Xem chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ.
 Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
 Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
 Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần địa lí như: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật,
 * Cách rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh:
 Trong chương trình dạy học phân môn Địa lí, ngoài một số bài học về bản đồ ở lớp 4, không có một bài học nào dành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Vì vậy, trong dạy học giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội tri thức với việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minh họa mà phải sử dụng nó như một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Để từ đó, học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đồng thời bản đồ được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học từ bài mới đến ôn tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh. 
 Trước hết giáo viên phải biết sử dụng bản đồ thành thạo. Cần sử dụng bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy, không sử dụng một loại bản đồ cho nhiều bài dạy, chỉ đúng, đọc đúng tên trên bản đồ, nắm vững các kiến thức địa lí của bài dạy và tất cả kiến thức địa lí của bản đồ. Việc giáo viên sử dụng bản đồ trong quá trình day học có thể coi như một thao tác làm mẫu cho học sinh để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ trong quá trình dạy học. Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên chú trọng hình thành và phát triển cho học sinh một số kỹ năng sử dụng bản đồ như sau:
 - Rèn kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ: Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản, quan trọng, nó giúp cho việc xác định vị trí địa lí hoặc mô tả một đối tượng địa lí trên bản đồ một cách thuận lợi. Việc rèn kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ cần được nâng cao dần qua các lớp. Đối với lớp 4 cần xác định 4 hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc trên bản đồ. Học sinh lớp 5 cần xác định thêm 4 hướng phụ nữa là: Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
 Muốn hình thành kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh, trước hết giáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. Người ta quy ước, phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Để rèn kỹ năng xác định phương hướng bản đồ cho có hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các loại bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền vào chỗ trống, nối, lựa chọn đúng, sai,
 Ví dụ: Khi dạy bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta [3]. Giáo viên có thể sử dụng hệ thống các bài tập như sau:
 1. Em hãy đọc tên lược đồ hình 1 và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
 2. Phần đất liền của nước ta thể hiện trong bảng chú giải như thế nào?
 3. Quan sát lược đồ hình 1, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống.
 Phần đất liền của nước ta phía Bắc giáp,phía Nam giáp, phía Đông giáp,, phía Tây giáp..
 4. Các đảo, quần đảo nước ta là:
 Với hệ thống bài tập như trên thì khi trả lời câu hỏi 1 tức là học sinh biết được nội dung của lược đồ và mục đích của việc làm. Khi học sinh trả lời câu hỏi số 2 tức là học sinh đã nhận biết được ký hiệu của đối tượng cần xác định trên bản đồ. Khi học sinh trả lời câu hỏi số 3 tức là học sinh phải xác định được phương hướng thì mới biết phần tiếp giáp là nước nào. Câu hỏi 4 giúp học sinh tìm được đối tượng địa lý trên bản đồ. Kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học địa lý. Chẳng hạn trong bài Châu Âu [3] khi học sinh lên xác định vị trí lãnh thổ của Châu Âu nên yêu cầu các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_phan.doc