Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non

Việc tạo ham thích cho trẻ khi đến trường, đến lớp là vấn đề rất quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh tâm lý thoải mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hòa đồng nhanh với môi trường tập thể, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi mẫu giáo rất quan trọng, nếu không trẻ sẽ rơi vào những trạng thái khủng hoảng, sợ đi lớp, ngại tiếp xúc và nhất quyết không chịu đi học.

 Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của bộ giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ mỗi cấp học cần quan tâm chú ý đến môi trường tâm lý thân thiện cho học sinh.

 Theo một nghiên cứu ở Pháp năm 2000, có 2/3 trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể thích nghi được với môi trường học đường khi bắt đầu đi học, 1/3 còn lại có vấn đề khó khăn, 90% trong số đó có những rối loạn về tâm lý.

 Theo ý kiến của nhà phát triển giáo dục Eric Jensen, tác giả của “Teaching the Brain in mind” thì ông coi việc học là việc mà não bộ làm tốt nhất. Ông khuyến khích nhà trường và cả các bậc phụ huynh luôn tích cực, say mê trong việc làm giàu kiến thức cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, ông xem xét những ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau lên quá trình học tập và tầm quan trọng của việc sử dụng mọi khu vực của não bộ từ thị giác, thính giác đến ngôn ngữ. Riêng đối với trẻ nhỏ thì não bộ của các bé giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp chúng dễ bắt chước và tiếp thu nhanh hơn. Vì vậy môi trường mà bé được nuôi dưỡng và dạy dỗ là yếu tố tác động đến việc hình thành một nền tảng chuẩn trong cách phát âm của bé. Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 - 24 tháng, trẻ càng đi học sớm càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Đây là giai đoạn vàng để trẻ tiếp thu những kỹ năng kiến thức mới.

 

doc 43 trang thanh tú 22 64863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 - 36 THÁNG LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP MẦM NON
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ
Cấp học: Mầm non
Năm học 2017- 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của cả hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ, những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Do vậy phát triển giáo dục mầm non tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non. Nhiều trường mầm non đạt chuẩn được xây dựng, cơ sở vật chất khang trang, tỷ lệ trẻ đến trường ngày càng tăng.
 	Cho trẻ đi học sớm cũng mang lại lợi ích lớn cho trẻ, đi học sớm (từ 18- 36 tháng) giúp trẻ có điều kiện tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa sớm hơn, tạo bước đệm để phát triển khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tăng cường sự chủ động và khả năng tự tin khi bày tỏ suy nghĩ và nói chuyện trước đám đông. Để giúp trẻ phát triển khả năng thấu hiểu ngôn ngữ thì đây là giai đoạn các bậc phụ huynh cân nhắc gửi trẻ đi mầm non. Bởi lẽ trẻ em từ 1-3 tuổi là trẻ bắt đầu có những nhận thức nhất định về ngôn ngữ và khả năng bắt chước lời nói dần đi vào hoàn chỉnh. Tuy nhiên cho trẻ đi học mầm non sớm là bước ngoặt lớn đối với trẻ và cả gia đình. Việc gửi trẻ đi mầm non sớm sẽ khiến phụ huynh gặp phải một thử thách là trẻ sẽ khóc quấy, và liên tục đòi về nhà, có bé nôn trớvì các bé đang bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc và những người thân, nơi khiến trẻ luôn thấy cảm giác an toàn, nên thấy lạ lẫm. Do đó vai trò của giáo viên mầm non là rất quan trọng, các cô giáo phải thật khéo léo, nắm bắt tâm lý và theo dõi thời gian sinh hoạt của từng trẻ, một môi trường mầm non tốt giúp trẻ nhanh chóng làm quen với trường lớp.
 	Trẻ em khi bước vào độ tuổi đi mẫu giáo các em bắt đầu có sự tiếp xúc rộng bên ngoài, giao tiếp với người lạ, bạn bè ở trường mẫu giáo là một thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ. Nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho trẻ nhanh chóng làm quen với môi trường mới.
 	Ở trường tôi công tác, việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non luôn được quan tâm. Tôi là một giáo viên nhiều năm dạy trẻ lứa tuổi 24-36 tháng nên có nhiều kinh nghiệm trong việc đón cháu mới lần đầu đi học, chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Năm học 2017 - 2018 tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D, trong thời gian qua tôi luôn quan tâm chăm sóc trẻ còn chưa quen với trường lớp và tìm ra nhiều biện pháp giúp trẻ nhanh chóng làm quen với môi trường mới. Tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng làm quen với trường lớp mầm non", tại lớp nhà trẻ D1 năm học 2017 - 2018. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: 
 Việc tạo ham thích cho trẻ khi đến trường, đến lớp là vấn đề rất quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh tâm lý thoải mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hòa đồng nhanh với môi trường tập thể, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi mẫu giáo rất quan trọng, nếu không trẻ sẽ rơi vào những trạng thái khủng hoảng, sợ đi lớp, ngại tiếp xúc và nhất quyết không chịu đi học.
 	Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của bộ giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ mỗi cấp học cần quan tâm chú ý đến môi trường tâm lý thân thiện cho học sinh.
 	Theo một nghiên cứu ở Pháp năm 2000, có 2/3 trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể thích nghi được với môi trường học đường khi bắt đầu đi học, 1/3 còn lại có vấn đề khó khăn, 90% trong số đó có những rối loạn về tâm lý.
 	Theo ý kiến của nhà phát triển giáo dục Eric Jensen, tác giả của “Teaching the Brain in mind” thì ông coi việc học là việc mà não bộ làm tốt nhất. Ông khuyến khích nhà trường và cả các bậc phụ huynh luôn tích cực, say mê trong việc làm giàu kiến thức cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, ông xem xét những ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau lên quá trình học tập và tầm quan trọng của việc sử dụng mọi khu vực của não bộ từ thị giác, thính giác đến ngôn ngữ. Riêng đối với trẻ nhỏ thì não bộ của các bé giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp chúng dễ bắt chước và tiếp thu nhanh hơn. Vì vậy môi trường mà bé được nuôi dưỡng và dạy dỗ là yếu tố tác động đến việc hình thành một nền tảng chuẩn trong cách phát âm của bé. Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 - 24 tháng, trẻ càng đi học sớm càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Đây là giai đoạn vàng để trẻ tiếp thu những kỹ năng kiến thức mới.
 	Các chuyên gia giáo dục thuộc trường mầm non Goddard, Hoa kỳ đã tiến hành cuộc nghiên cứu gần 20 năm nhằm chứng minh việc đưa trẻ đến trường mẫu giáo. Nếu không được trải qua cấp học mầm non trẻ sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống và có nguy cơ không bao giờ đuổi kịp được bạn bè cùng trang lứa. Con đường bắt vào đời của trẻ bắt đầu sớm hơn chúng ta tưởng nhiều. Một nghiên cứu kéo dài suốt 2 thập kỷ chứng minh rằng năm đầu tiên của trẻ là quan trọng nhất, vì lúc đó trẻ học nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào trong đời. các chuyên gia cho rằng nếu trẻ 5 tuổi mới bắt đầu đi học là quá muộn, nếu không trải qua trường mầm non, trẻ sẽ gặp nhiều bất lợi, chậm phát triển khoảng 1 năm và nói chậm hơn nửa năm so với những trẻ có học ở trường mầm non. Những trẻ không học mầm non có thể không bao giờ đuổi kịp những đứa trẻ khác ở cấp học lớn hơn, lợi ích của việc học mẫu giáo sẽ được kiểm chứng khi trẻ bước sang tuổi 15. Cuộc nghiên cứu cho thấy1/2 trẻ không đi học mẫu giáo có nguy cơ bị ở lại lớp ở cấp bậc trung học, còn trẻ có đi học mầm non thì tỷ lệ này thấp hơn 1/3. Ở tuổi 21 những người có trải qua cấp học mầm non có khả năng vào đại học cao gấp 2 lần so với những người khác, những so sánh này được tiếp tục cho đến khi trưởng thành, những trẻ có đi học mẫu giáo sẽ trở thành những thanh niên năng động, sống có mục đích, hoài bão, ham học hỏi và có sức khỏe tốt.
 	Những vấn đề tâm lý trẻ dễ mắc phải khi lần đầu đi học là: Đi học là một bước ngoặt quan trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những học hỏi phát triển mới. Nhưng đó cũng là bước ngoặc mà bé phải đối mặt với những thay đổi lớn trong tâm lý. Vì thế nếu không được chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần bé sẽ rất khó khăn để thích nghi với môi trường mới này từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của chứng sợ đi học, có khoảng 5% trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. 
 	Ngoài ra bé còn có nhiều biểu hiện đa dạng khác liên quan đến sinh hoạt ăn ngủ như: Buồn ngủ, ngủ nhiều, mệt mỏi, bé thở nhanh cảm giác đau ở ngực. Về hệ tiêu hóa bé chẳng thiết ăn uống, buồn nôn, nôn thường xuyên và đôi khi tiêu chảy hoặc đau bụng tái đi tái lại, thường xuyên có những cơn hoảng sợ trầm trọng kể cả trong giấc ngủ khi bé liên tục nói “Không đi học đâu”. Tất cả những dấu hiệu trên là kết quả của sự lo âu bị xa cách quá mức với những người thân yêu của bé như ba mẹ, người thân, người gần gũi thường chăm sóc bé (như ông bà, vú nuôi)
2. Cơ sở thực tiễn: 
 	Với tiêu chí: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tôi và các đồng nghiệp phối hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đón cháu mới, khảo sát cơ sở vật chất, khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch đón và rèn nề nếp cho trẻ.
 	Việc tạo tâm lý thoải mái vui vẻ cho trẻ khi đến lớp vô cùng quan trọng, tâm lý thoải mái thì khả năng tương tác của trẻ với cô cũng cao hơn, trẻ tự tin hơn khi chơi, khi làm quen với môi trường cộng đồng. Nó đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt trong cách thực hiện, tổ chức các hoạt động hàng ngày một cách khéo léo tạo điều kiện tốt cho trẻ được tham gia và tham gia hứng thú để trẻ thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 	Có rất nhiều trẻ hứng thú với việc đến lớp vào mỗi buổi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường. Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có thầy cô, nhưng với các bạn vẫn luôn sợ tới lớp. Thậm chí có những trẻ thường kêu với bố mẹ đau bụng vào sang thứ hai, tuy nhiên triệu chứng này của các con cũng nhanh biến mất nếu như cha mẹ cho phép trẻ nghỉ học ở nhà buổi hôm đó. Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của những trẻ sợ đi học. Nguyên nhân chính đó là trẻ chưa tìm thấy hứng thú trong việc đi học, hoặc cảm thấy sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt, hoặc trẻ thấy buồn khi đến lớp. Thực tế đã khẳng định việc tạo tâm lý vui vẻ khi đến lớp mầm non thì trong ký ức của trẻ sau này, trường mầm non là ký ức tuyệt vời và rất nhiều kỷ niệm đẹp tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 đầy hứng thú và tự tin, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Cho nên các nhóm lớp, các trường mầm non phải thật quan tâm đến việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non. 
2.1 Thuận lợi:
- Uỷ ban nhân dân huyệntạo điều kiện quan tâm đến trường lớp, ủng hộ nhiều đồ chơi ngoài trời, trong lớp có giá trị. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc khi thực hiện. Bản thân tôi thường xuyên theo dõi chương trình “Làm bạn cùng con” để có kinh nghiệm khi đón trẻ, trò chuyện với trẻ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ.
- Nhà trường tổ chức đón cháu mới làm hai đợt, đợt hai cách đợt một 2 tuần, điều này hỗ trợ các cô rất nhiều trong việc chăm sóc trẻ, số lượng trẻ ít tạo điều kiện cho các cô quan tâm chăm sóc tận tình đến từng cháu, dễ nắm bắt tâm lý các con từ đó sẽ có những cách thức dỗ dành hiệu quả và dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động trong ngày. 
- Sân chơi, vườn trường được quy hoạch hợp lý, có cây bóng mát, cây cảnh, đặc biệt nhà trường xã hội hóa được 3 khu sân cỏ nhân tạo đảm bảo an toàn, xanh, sạch đẹp, gần gũi với trẻ.
- Trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp với lứa tuổi 24 - 36 tháng
- Lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, rất phong phú.
- Biên chế trẻ theo đúng quy định 8 trẻ/ cô.
- Đa số các phụ huynh tin tưởng ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình, cùng phối hợp với cô giáo trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ. Từ đầu năm nhà trường đã có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ như: 
- Tổ chức và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ hợp lý đảm bảo các hoạt động: Tổ chức giờ đón, trả trẻ, tổ chức giờ ăn, tổ chức chế độ ngủ cho trẻ, tổ chức vệ sinh các nhân cho trẻ.
 - Phát triển nhận thức, thể chất, thẩm mỹ cho trẻ nhà trẻ theo đúng yêu cầu, đảm bảo nhu cầu khả năng của độ tuổi. 
 - Tổ chức rèn luyện cho trẻ theo một hệ thống các phương pháp được áp dụng nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ, để trẻ khỏe mạnh, vững vàng. 
 2.2 Khó khăn:
 	Thời điểm chúng tôi đón cháu mới là tháng 8 hàng năm, thời điểm này chính là lúc mà lớp tôi phải đối đầu với thực trạng: Thời tiết giao mùa, không ít bé bị sốt, ho, ói, khóc liên tục, nhiều bé sụt cân, các bé cứ nghe đến hai chữ đi học là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm đã chọn biện pháp tiêu cực là cho con nghỉ học, có phụ huynh lại hù dọa để bé chịu đến trường, có bé hôm đi hôm nghỉ do bé bị ốm, hoặc phụ huynh quá xót con, do đó nề nếp của lớp khó đi vào ổn định.
Tâm lý của trẻ hay bị hội chứng đám đông là khi có bạn khóc thì cả lớp sẽ khóc theo.
Thể chất của trẻ: Trẻ phát triển không đồng đều, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin. Có 6 trẻ thấp còi, hai trẻ suy dinh dưỡng.
Lớp đón cháu mới nhiều đợt trong năm.
Một số phụ huynh chưa thực sự tích cực trong trong việc phối hợp với giáo viên để giúp con ổn định tâm lý.
 	Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy cần phải tạo cho trẻ một môi trường sống tràn đầy tình yêu thương và môi trường vật chất, thật phong phú, đa dạng để trong quá trình làm quen lớp trẻ có nhiều cơ hội hoạt động.
3. Các biện pháp: 
3.1 Biện pháp 1: Phân nhóm học sinh theo đặc điểm tâm lý để có biện pháp thích hợp.
 	Có rất nhiều trẻ hứng thú với việc đến lớp vào mỗi buổi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường. Ngoài việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là trọng tâm, giáo viên cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng tâm lý lây nhiễm cảm xúc trong cộng đồng chơi của trẻ. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ cô giáo đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoach bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
+ Tốp còn nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn.
Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ còn chưa thích đi họcbằng những hình thức trên giáo viên sẽ dần đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi từ đó trẻ sẽ hứng thú khi đến lớp.
3.2 Biện pháp 2: Phối hợp với giáo viên trong lớp xây dựng mục tiêu và nội dung cho trẻ làm quen với trường lớp mầm non.
Thời gian
 Mục tiêu
 Nội dung
Tháng 8/2017
-Trẻ hết khóc, bước đầu tham gia vào các hoạt động ở lớp .
- Bước đầu trẻ có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt.
- Làm quen cô và các bạn. Tạo tâm thế thoải mái, gần gũi, tin tưởng với các con.
- Dạy trẻ đi uống nước và đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định.
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi tự tạo, trang trí môi trường lớp phù hợp.
Tháng 9/2017
- Có 1 số nề nếp thói quen ăn uống, đi vệ sinh, ngủ tốt. 
- Nói được tên; tuổi của bản thân
- Biết tránh nơi nguy hiểm khi
 được nhắc nhở
- Dạy trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân
- Nói được tên 1 số đồ dùng, đồ chơi và công dụng của nó, 
- Lấy, cất 1 số được đồ dùng, đồ chơi. 
- Bước đầu khám phá về đồ dùng, đồ chơi, các bộ phận cơ thể bằng các giác quan: mắt, xúc giác, tai để nhận ra đặc điểm nổi bật.
- Thích hát múa và thích nghe cô hát. 
- Thích thú với hoạt động chơi với giấy và bút, thích vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy
- Trẻ hào hứng vui đón tết trung thu.
- Biết xếp hàng để cô rửa tay, lau mặt cho. 
- Trẻ xin cô lấy nước uống khi khát. 
- Luyện thói quen cho trẻ ngủ một giấc trưa: Đảm bảo điều kiện đầy đủ cho giấc ngủ, tách trẻ khó ngủ sang phòng riêng phân công cô chăm sóc.
- Tên của bản thân 
- Cô dạy trẻ không leo trèo cầu thang, không sờ vào ổ điện, không đến gần xô chậu nước đầy.
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi tự tạo, tạo môi trường lớp học phong phú đẹp mắt phù hợp lứa tuổi 24 – 36 tháng.
- Nhìn, nghe, sờ , nắn đồ dùng, đồ chơi để nhận biết 
-Mắt để nhìn, tai để nghe, da tay để sờ, nắn, miệng để ăn, mũi để ngửi 
- Cốc để đựng nước uống, khăn mặt để lau miệng, bút để vẽ, bát để đựng cơm, thìa...búp bê để chơi bế em...
Bước đầu biết hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát bài: Ru em; Cô và mẹ; Rước đèn - Thực hiện được các yêu cầu đơn giản.
- Cho trẻ chơi với giấy và bút
- Bước đầu biết đọc thơ cùng cô
Tháng 10/2017
- Bước đầu có một số nề nề nếp thói quen tốt dưới sự giúp đỡ của cô.
- Thích nghi với chế độ ăn cơm. 
- Biết tránh một số vật dụng nguy hiểm theo sự nhắc nhở của cô. 
- Biết nhìn, nghe, sờ, nắn để nhận biết tên, đặc điểm của sự vật.
- Biết các khu vực lấy và cất đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài sân trường.
- Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 hành động. 
- Trẻ lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của cô.
- Thực hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng mắt, 
- Thích giao tiếp với các bạn, biết bày tỏ tình cảm với cô giáo và các bác, các cô trong trường.
- Biết chào cô, chào bạn và mọi người theo sự gợi mở hướng dẫn của cô giáo.
- Biết thể hiện hành vi tích cực qua trò chơi: Bế em, cho em ăn, nghe điện thoại.
- Dạy trẻ biết xếp hàng khi cô rửa tay, lau mặt cho trẻ, biết xin cô lấy nước uống khi khát. 
- Tổ chức giờ ăn vui vẻ ấm cúng, động viên, xúc cho trẻ ăn
 - Luyện thói quen cho trẻ ngủ một giấc trưa: Đảm bảo điều kiện đầy đủ cho giấc ngủ, tách trẻ khó ngủ sang phòng riêng phân công cô chăm sóc.
- Đảm bảo điều kiện đầy đủ cho giấc ngủ, tách trẻ khó ngủ, sang phòng riêng phân công cô chăm sóc. 
- Không leo trèo cầu thang,không đến gần xô nước, chậu nước đầy, không sờ vào dao kéo.
- Nhìn, nghe, sờ, nắn đồ dùng, đồ chơi: Bát, đũa, thìa, cặp sách, cốc, đồ dùng lắp ghép, đồ chơi ngoài trời.
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi, trang trí môi trường lớp phù hợp.
- Một số nề nếp: chơi cùng bạn, lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Các đồ dùng nước uống, khăn mặt, khăn lau miệng, bút để vẽ, biết cầm, thìa...biết bế em..
- Cất đồ chơi rồi đi rửa tay, lau miệng xong đi uống nước...
- Một số yêu cầu cuả giáo: đi rửa tay, đi vệ sinh, lấy cho cô quả bóng...
- Giữ thói quen chào hỏi lễ phép (Chào cô,chào bạn,các bác khi đến lớp,khi ra về).
- Muốn trò chuyện với cô với các bạn
Thực hiện sự gần gũi quý mến các cô và các bạn, các cô bác trong trường.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ở góc bế em.
Tháng 11/2017
- Thích nghi với chế độ ăn khác nhau.
- Trẻ có thói quen nề nếp trong mọi hoạt động.
- Biết phòng làm việc của một số phòng ban, tên, và một số công việc đặc trưng của các cô bác trong trường mầm non của mình 
- Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi.
- Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của những đồ dùng mà các con và các bạn theo số đông.
- Biết và tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: Leo trèo, chơi nghịch vật sắc nhọn...
- Thực hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng mắt, hiểu câu cô nói.
- Thích giao tiếp với các bạn, bày tỏ tình cảm với cô giáo và các bạn, các cô trong trường.
- Biết chào cô chào bạn, và mọi người theo sự hướng dẫn của cô giáo.
- Biết thể hiện hành vi tích cực qua trò chơi: bế em, cho em ăn, nghe điện thoại.
- Tham quan nhà bếp, xem chế biến món ăn, tổ chức giờ ăn vui vẻ ấm cúng đầy đủ đồ dùng, đọc thơ, câu vè kích thích cảm giác thèm ăn trước giờ ăn.
- Tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đảm bảo điều kiện ngủ ngon cho trẻ.
- Cô nhắc nhở và giúp đỡ các con làm được một số nề nếp thói quen sau mỗi giờ hoạt động (Bê ghế, uống nướccất bát, thìa) 
- Tham quan tìm hiểu về các phòng ban: Bác bảo vệ ( Ông Thu,bác Đồng, bác Lật) trông trường lớp mầm non cho các con.
- Biểu lộ tình cảm của mình với các cô, các bác và với bạn bè trong trường 
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi tự tạo, trang trí môi trường lớp phù hợp
- Củng cố lại những ký hiệu cảnh báo nguy hiểm, nhắc nhở trẻ không leo trèo lên cửa sổ, cầu thang, mép mương không chơi gần bể nước, không nghịch nước.
- Trò chuyện về các cô giáo trong lớp của bạn.(Cô Hường, cô Hương, cô Loan, cô Xinh, cô Vinh ) Cô dạy các con học bài, xúc cho con ăn, ngủ..
- Lễ phép với cô giáo và người lớn biết dạ, vâng thưa gửi đúng mực với mọi người. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ở góc bế em.
Tháng 12/2017
- Trẻ có thói quen nề nếp trong mọi hoạt động
- Biết tránh một số vật dụng, đồ dùng nguy hiểm: xô nước, dao, kéo
- Thực hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết của mình với cô giáo và bạn bè.
- Thích giao tiếp với các bạn, bày tỏ tình cảm, gìn giữ thói quen với cô giáo và bàn bè. 
- Biết chào cô chào bạn, thích chơi cùng bạn.
- Biết thể hiện trạng thái vui buồn thông qua nét mặt.
- Mong muốn và sung sướng khi được cùng cô chào đón lễ noel
-Tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
- Tiếp tục phục vụ dưới sự giúp đỡ của cô: Lấy nướcc uống, đi vệ sinh, tự xúc cơm,
bê ghế
- Củng cố những biểu tượng cảnh báo nguy hiểm và không leo trèo lên cửa sổ, cầu thang mép mương, không chơi gần bể nước,không nghịch nước, dao kéo vật nhọn để cao hơn tầm với của trẻ.
- Lắng nghe và trả lời được các câu hỏi của cô, của người lớn, của bạn bè qua sự hiểu biết của mình.
- Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
- Tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc