Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Lớp 8 qua môn Ngữ văn
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục qua câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có thể hiểu “lễ” ở đây là lễ nghĩa, là đạo đức, là cách cư xử giữa người với người sao cho hợp đạo lí, hợp lẽ phải. Từ đó có thể thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, của những người đang trực tiếp giảng dạy ở các trường học.
Có câu nói “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Thật vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ngoài dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để các em được phát triển một cách toàn diện, hội đủ cả tài năng lẫn đạo đức như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác càng có ý nghĩa trong nền giáo dục hiện nay khi một bộ phận không nhỏ là giới trẻ sa đà vào các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, với mục đích giải trí, giao lưu kết bạn, mua bán hàng mà ít quan tâm đến việc học. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh còn mượn facebook để đăng những hình ảnh phản cảm hay bình luận những lời lẽ khiếm nhã không hay, kém văn hóa thậm chí là tục tĩu dẫn đến gây hấn rồi đánh nhau. Đó là thực tế đau lòng đối với những người làm công tác giáo dục hiện nay.
PHÒNG GD & ĐT THOẠI SƠN TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ., ngày 09 tháng 10 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ: - Họ và tên: Nam, nữ: - Ngày tháng năm sinh: . - Nơi thường trú: - Đơn vị công tác: . - Chức vụ hiện nay: . - Trình độ chuyên môn: - Lĩnh vực công tác: . II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ: 1. Thuận lợi: - Năm 2018, trường được UBND tỉnh An Giang trao quyết định công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ đã tạo tâm lí phấn khởi cho tập thể Cán bộ – giáo viên – nhân viên và học sinh của trường trong hoạt động giảng dạy và học tập. - Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan xanh – sạch – đẹp, nhiều sân chơi tạo điều kiện cho học sinh vui chơi thoải mái sau những giờ học tập căng thẳng. - Được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Thoại Sơn, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, đã tạo điều kiện và hỗ trợ để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên của trường trẻ khỏe, nhiệt tình luôn tận tâm và hỗ trợ lẫn nhau trong giảng dạy. Vì vậy chất lượng giảng dạy của trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ngày càng được nâng cao. - Sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú cho việc học tập các môn văn hóa nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng. - Phần lớn học sinh của trường đều chăm ngoan, lễ phép và có ý thức khá tốt trong học tập. 2. Khó khăn: - Công nghệ thông tin phát triển như huyền thoại, những mặt tích cực của công nghệ thông tin chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc lạm dụng CNTT cũng cản trở sự phát triển về đạo đức, nhân cách của giới trẻ hiện nay như: chơi game, hiện tượng học sinh chửi nhau trên facebook hay sử dụng CNTT với mục đích tiêu cực, mà không thiết tha đến học tập. - Sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với nhà trường cũng như GVBM chưa được thường xuyên và liên tục, khi có học sinh vi phạm, GVBM chỉ thông qua giáo viên chủ nhiệm nên đôi khi sự việc chưa được giải quyết một cách thấu đáo. - Do trường học thuộc địa bàn nông thôn nên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có điều kiện được tiếp xúc với các phương tiện thông tin, HS chưa có ý thức tìm thông tin, tư liệu phục vụ cho việc học tập. Mặc khác, khi giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết giảng mà ít cho học sinh hoạt động sáng tạo do áp lực về thời gian mà ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống học sinh dẫn đến đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp. - Tuy cơ sở vật chất của trường được trang bị khá đầy đủ nhưng đối với môn Ngữ văn thì đồ dùng dạy học vẫn còn hạn chế, tranh ảnh phục vụ cho bộ môn Ngữ văn chưa nhiều như một số môn học khác. - Phần lớn những đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn đã khá cũ, chưa được cấp mới nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc dạy học của giáo viên. - Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm mướn ở xa nên ít quan tâm đến việc học tập của các em mà giao hẳn cho nhà trường nên công tác phối hợp trong việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn. - Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 8 qua môn Ngữ văn - Lĩnh vực: Bộ môn Ngữ văn III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh. Các tệ nạn xã hội bắt đầu xâm nhập vào trường học với mức độ ngày càng nhiều và tinh vi hơn, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều hơn ở các trường học. Một thực tế hiện nay của giới trẻ khiến những người làm công tác giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở là tình trạng sa sút về đạo đức, nhân cách, lối sống của các em. Đến trường thì các em xem thường nội quy của nhà trường dẫn đến thường xuyên vi phạm có hệ thống. Khi thầy cô nhắc nhở thì các em tỏ thái độ bất cần, dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng thậm chí là tỏ thái độ khiêu khích với giáo viên. Giao tiếp với bạn bè thì ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, kém văn hóa, không phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS. Đôi khi một va chạm nhỏ hay một cái nhìn đểu vu vơ đều là nguyên nhân dẫn đến việc xô xát, ẩu đả trong trường học. Một số HS ăn mặc, đầu tóc thì chạy theo xu hướng thần tượng diễn viên, ca sĩ không phù hợp với tư cách của một học sinh, Tất cả những điều trên là những biểu hiện của sự sa sút về đạo đức, nhân phẩm của học sinh hiện nay. Mặc khác, tình hình dạy học ở các trường THCS vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn – một môn học mà học sinh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí là buồn ngủ mỗi khi đến giờ học. Mặc dù không ít giáo viên có chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy nhưng cũng không tránh khỏi những điều trên. Có thể nói nguyên nhân làm cho học sinh không thích học môn Ngữ văn một phần là do môn Ngữ văn thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình,) so với các môn học khác. Bên cạnh đó, giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học thật sự hiệu quả để khơi gợi sự hứng thú cho học sinh. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục qua câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có thể hiểu “lễ” ở đây là lễ nghĩa, là đạo đức, là cách cư xử giữa người với người sao cho hợp đạo lí, hợp lẽ phải. Từ đó có thể thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, của những người đang trực tiếp giảng dạy ở các trường học. Có câu nói “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Thật vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ngoài dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để các em được phát triển một cách toàn diện, hội đủ cả tài năng lẫn đạo đức như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác càng có ý nghĩa trong nền giáo dục hiện nay khi một bộ phận không nhỏ là giới trẻ sa đà vào các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, với mục đích giải trí, giao lưu kết bạn, mua bán hàng mà ít quan tâm đến việc học. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh còn mượn facebook để đăng những hình ảnh phản cảm hay bình luận những lời lẽ khiếm nhã không hay, kém văn hóa thậm chí là tục tĩu dẫn đến gây hấn rồi đánh nhau. Đó là thực tế đau lòng đối với những người làm công tác giáo dục hiện nay. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chưa được phát triển một cách toàn diện, các em đang trong giai đoạn phát triển về hình thể lẫn tính cách. THCS thường chưa có kỹ năng xử lý tình huống hay kiểm soát cảm xúc nên giải quyết vấn đề thường theo cảm tính, theo sự cổ xúy của số đông. Và bạo lực học đường, sa sút nghiêm trọng về đạo đức bắt nguồn từ những nguyên nhân trên. Vì vậy giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2019 – 2020. Trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, thì lứa tuổi của học sinh lớp 8 (13 - 14 tuổi) có nhiều thay đổi nhất về tâm sinh lí. Sự phát triển về mặt sinh lí làm cho các em trở nên vụng về, lóng ngóng, dễ bị kích động, hay cáu gắt với những người xung quanh. Các em có cảm giác mình đã là người lớn không còn là trẻ con nữa nhưng đôi khi lại nghĩ mình chưa thật sự là người lớn. Chính vì sự không ổn định này mà các giáo viên cảm thấy hơi ngán ngại khi được phân công giảng dạy hay chủ nhiệm học sinh lớp 8. Các nhà nghiên cứu tâm lí cho rằng đây là lứa tuổi “khủng hoảng” của tuổi dậy thì nên các em thường có những biểu hiện nổi loạn, bất cần và chống đối với những người xung quanh. Các em thường dễ mất bình tĩnh trước những lời nói khích của ai đó và điều này thường dẫn đến những hậu quả khôn lường. Các em thường muốn khẳng định mình, muốn người khác quan tâm đến mình bằng cách cố tình làm trái ý mọi người. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này các em khác giới thường quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau từ đó quan tâm nhiều đến vẻ ngoài của mình. Và đây cũng là lứa tuổi mà các em cũng đã bắt đầu yêu đương. Vì vậy nếu một người giáo viên khéo léo, tinh tế, nắm bắt được những đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này từng bước giáo dục đạo đức, lối sống cho các em một cách tự nhiên, hợp lí thì hiệu quả sẽ rất cao. Có người cho rằng, giáo dục đạo đạo đức là nhiệm vụ, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp còn giáo viên bộ môn thì chỉ cần truyền đạt kiến thức cho học sinh về môn học mình phụ trách là đủ. Với suy nghĩ như thế, tôi cho rằng đó là suy nghĩ của một người thiển cận, thiếu trách nhiệm của một người làm công tác giáo dục. Tôi thiết nghĩ, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả những người làm công tác giáo dục. Có khác chăng là biện pháp, cách thực hiện ở mỗi giáo viên không giống nhau nhưng tất cả là đều chung một mục đích là giáo dục cho học sinh về lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng thiếu thảo với ông bà cha mẹ, lòng yêu quê hương, đất nước,... Với đặc trưng của bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học qua các thời đại, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống con người qua các giai đoạn lịch sử của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế, môn Ngữ văn là môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm giúp học sinh từng bước hoàn thiện bản thân để bước vào môi trường mới, hòa nhập xã hội theo hướng tích cực. 3. Nội dung sáng kiến (tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức): 3.1/ Tiến trình, thời gian thực hiện - Sáng kiến được thực hiện từ năm học 2018 – 2019 và tôi vẫn tiếp tục thực hiện trong năm học 2019 – 2020 trong các giờ học Ngữ văn lớp 8. - Trong chương trình Ngữ văn 8 (đối với phần văn bản), học sinh được làm quen với nhiều thể loại văn học mới: Truyện kí Việt Nam, truyện nước ngoài, thơ trung đại, Thơ Mới, thơ hiện đại, văn nghị luận cổ, kịch, Mỗi một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng, vì vậy việc lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở mỗi thể loại, mỗi văn bản cũng khác nhau. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn cho HS lớp 8, tôi đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm, phương pháp dạy học có lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong các văn bản thích hợp và cũng đạt được hiệu quả đáng kể. Sau đây là những địa chỉ tôi đã thực hiện việc tích hợp lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tiết Bài Nội dung giáo dục 4,5 Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) - Giáo dục học sinh biết yêu quý và trân trọng hạnh phúc gia đình. - Biết kính trọng cha mẹ, thấu hiểu được những vất khó, khó khăn của cha mẹ. - Đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn,, thiếu tình yêu thương của cha, mẹ. 10,11 Lão Hạc (Nam Cao) - Hiểu được số phận cơ cực nhưng giàu tình yêu thương của người nông dân VN trước Cách mạng tháng Tám. - Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của người nông dân không bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. - Kính trọng, yêu quý, lễ phép với ông bà và những người lớn tuổi. 19,20 Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) HS hiểu được: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm là do sự vô tâm, thiếu tình thương của những người trong xã hội, Vì vậy phải: - Cảm thông với hoàn cảnh của những em bé bất hạnh, mồ côi, sống lang thang cơ nhở. - Chia sẻ, giúp đỡ những những em bé sống lang thang, thiếu sự quan tâm của gia đình, xã hội. 23,24 Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-téc) - HS hiểu được sự tương phản về tính cách của Đôn Ki-hô-tê và Xan Chô-pan-xa cũng chính là những ưu điểm, hạn chế trong tính cách của mỗi người, tuy nhiên mỗi người chúng ta phải biết tự hoàn thiện mình. - Sống phải có khát vọng, lí tưởng, không ích kỷ, vụ lợi và cũng không hoang tưởng viển vong. 29,30 Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri) -Giáo dục HS hiểu được tình bạn cao quý giữa Xiu và Giôn-xi; tình yêu thương giữa những người họa sĩ cùng hoàn nghèo khổ. - Tình thương yêu cao cả, sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men. 38 Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường bằng một hành động nhỏ nhưng có tính khả thi: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông. - Biết tái chế những bao bì ni lông, chai nhựa, ống hút, đã qua sử dụng thành những đồ vật trang trí bàn học, phòng khách ở gia đình. - Tuyên truyền, vận động người thân nâng cao ý thức, góp phần bảo vệ môi trường. 44 Ôn dịch, thuốc lá - Giúp HS thấy được những tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, tính mạng, đạo đức con người. Từ đó nói không với thuốc lá và các tệ nạn xã hội khác. - Tuyên truyền, vận động người thân từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của chính mình và của người thân. 75 Ông đồ (Vũ Đình Liên) - HS hiểu được giá trị những nét đẹp văn hóa trong ngày tết cổ truyền Việt Nam. - Biết trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa – hồn dân tộc. 78 Quê hương (Tế Hanh) - Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha của Tế Hanh khi sống xa quê. - Trân trọng, giữ gìn những nét đẹp bình dị của quê hương - Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng nhất của con người. 82 Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) - HS hiểu được tinh thần lạc quan, vui tươi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ. - Kính yêu, tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhân cách cao đẹp. Với những văn bản mà tôi đã nêu ở trên, giáo viên tùy theo nội dung, yêu cầu của bài học mà lựa chọn phương pháp giáo đục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách khéo léo và hợp lí. Sau đây, tôi xin nêu ra một vài biện pháp mà tôi đã thực hiện trong tiết dạy của mình. 3.2/ Biện pháp tổ chức: a) Đối với những văn bản truyện kí Việt Nam, nước ngoài Mỗi một tác phẩm tự sự dù là của Việt Nam hay nước ngoài thì đều là những câu chuyện về cuộc đời, số phận của một nhân vật mà thông qua đó nhà văn thường gửi đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Vì vậy, khi giảng dạy những tác phẩm tự sự, giáo viên cần cho HS hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và cuối cùng giáo viên giúp HS hiểu và trân trọng những vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của những con người lương thiện hay tránh xa những thói tầm thường, ích kỉ, độc ác của những nhân vật phản diện. * Chẳng hạn, khi dạy bài Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), giáo viên sau khi cho HS tìm hiểu về hoàn cảnh đáng thương của nhân vật chú bé Hồng (mồ côi bố, mẹ bỏ đi tha phương cầu thực, em phải sống với bà cô cay độc và ác nghiệt) thì cũng cần phải giúp HS hiểu thêm về cảnh ngộ của của người mẹ, vì sao người bà lại phải bỏ con của mình để đi nơi khác sinh sống (GV giúp học sinh liên hệ đến thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ mà các em đã được học ở lớp 7) sẽ giúp HS hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của người phụ nữ góa chồng bị những cổ tục đày đọa, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực là một điều mà không có người mẹ nào muốn. Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn HS phân tích, làm rõ tính cách lạnh lùng, tàn nhẫn, giả dối của người cô và tình thương yêu cháy bỏng của chú bé Hồng dành cho mẹ qua cuộc trò chuyện giữa người cô và chú bé Hồng, giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho HS bằng một vài câu hỏi như sau: [?] Hoàn cảnh của chú bé Hồng gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của những em bé xung quanh chúng ta? [?] Em có suy nghĩ, nhận xét như thế nào về thái độ ứng xử, cách trả lời của chú bé Hồng trước những câu hỏi đầy ác ý của người cô? Em học hỏi được điều gì từ thái độ, cách ứng xử này của chú bé Hồng? [?] Qua câu chuyện về tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ, giúp em hiểu thêm gì về tình mẩu tử ở mỗi người? Chúng ta phải có thái độ ntn đối với những đấng sinh thành của mình? Với những câu hỏi trên, giáo viên sẽ giáo dục đạo đức cho HS về thái độ, cách ứng xử với cha mẹ phải biết thương yêu, lễ phép, kính trọng; đối với những người người thân trong gia đình, những người xung quanh phải chuẩn mực, lễ phép. Đồng thời cũng giúp HS biết thấu hiểu, chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh kém may mắn. Từ đó HS biết yêu thương, trân trọng hạnh phúc gia đình, đặc biệt là đấng sinh thành của mình. * Văn bản: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) Trong những văn bản tự sự mà học sinh được học ở lớp 8, có lẽ truyện Cô bé bán diêm là một trong những truyện mà các em yêu thích nhất bởi nội dung của truyện mang tính nhân văn rất cao và nhân vật chính trong truyện cũng rất gần gũi với đối tượng học sinh lớp 8. Vì vậy, lựa chọn văn bản này để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Trình tự thực hiện việc lồng ghép giáo dục đạo đạo đức cho HS trong tiết dạy như sau: - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh của cô bé bán diêm bằng một vài câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu được: cô bé bán diêm mồ côi mẹ, từng có những ngày sống hạnh phúc bên bà nội hiền hậu. Nhưng sau khi bà mất, gia sản tiêu tán, gia đình cô bé lâm vào cảnh nghèo túng, cô bé phải đi bán diêm để kiếm sống. - Bước 2: Giáo viên cùng HS phân tích hình ảnh tương phản giữa hình ảnh cô bé bán diêm với không khí đêm giao thừa qua biện pháp nghệ tương phản của nhà văn An-đéc-xen: Giữa đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết rơi dày đặc, mọi nhà đang sum vầy thì cô bé bán diêm đầu trần, chân đất đang dò dẫm trong đêm tối giữa trời đông giá rét mà không ai mua giúp cho em một bao diêm hay bố thí cho em một đồng xu nào nên em chẳng dám về nhà. Với bước này, giáo viên giúp học sinh đồng cảm, thương xót với hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm và những em bé đang sống lang thang cơ nhở, bất hạnh xung quanh chúng ta. Giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh về những em bé sống lang thang, vô gia cư, không nơi nương tựa và cho học sinh nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình. (Hình ảnh về những trẻ em sống lang thang, vô gia cư - Ảnh internet) (Hình ảnh về những trẻ em sống lang thang, vô gia cư - Ảnh internet) Sau khi cho học sinh quan sát và bộc lộ những suy nghĩ về hình ảnh này, các em sẽ hiểu hơn về cuộc sống, về những mảnh đời bất hạnh đang hiện hữu diễn đâu đó xung quanh chúng ta. Từ đó giáo dục các em về lòng nhân ái, lòng thương người và biết sống sẻ chia với những người kém may mắn hơn mình. - Bước 3: Những mộng tưởng qua những lần quẹt diêm. Với phần này, GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu mộng tưởng của cô bé diễn ra theo một trình tự hợp lí, những mộng tưởng phản ánh những mong ước rất đỗi bình dị, rất đời thường của cô bé: muốn được sưởi ấm khi bị lạnh, muốn được ăn khi em đói, muốn đón giao thừa cùng gia đình và hơn hết em muốn được yêu thương. Nhưng tất cả những điều đó đối với em chỉ là mộng tưởng không có thật. Những bất hạnh mà cô bé phải chịu đựng là quá lớn, quá sức chịu đựng. - Bước 4: GV cùng HS phân tích ý nghĩa về cái chết của cô bé bán diêm ở cuối truyện bằng một vài câu hỏi: [?] Nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé bằng những chi tiết nào? Cách miêu tả đó cho thấy thái độ của nhà văn như thế nào đối với nhân vật của mình? [?] Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm? Cái chết đó giúp em hiểu thêm điều gì xã hội lúc bấy giờ? [?] Em bé nếu được sự quan tâm của mọi người xung quanh thì em bé có bị chết vì đói, vì lạnh không? [?] Với cái chết thương tâm của cô bé bán diêm ở cuối truyện, nhà văn An-đéc-xen đã gửi đến thông điệp gì cho người đọc? Với những câu hỏi trên, giáo viên giúp HS hiểu được rằng cô bé bán diêm có thể chết vì lạnh, vì đói nhưng trên hết là do sự vô cảm, lạnh lùng của con người trong xã hội bấy giờ. Cái chết của cô bé làm cho chúng ta phải xót xa, day dứt và trăn trở khi những trang sách đã khép lại. Để rồi chúng ta tự hỏi rằng vì sao con người có thể vô tình đến thế? Vì sao có thể đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn như thế với một bé còn quá nhỏ?... Và cứ thế bao nhiêu câu hỏi mà các em học sinh đặt ra cho tôi sau khi tiết học đã kết thúc, điều đó khiến tôi thấy vui sướng và hạnh phúc vì HS của
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_loi.doc