Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4-5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4-5

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.

Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác. Tuy âm nhạc không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.

 Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một sự hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.

Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy, thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Vì vậy, việc tìm ra biệp pháp giúp các em tiếp thu bài một cách tốt hơn là một điều rất cần thiết.

 

doc 30 trang cuonglanz2a 15612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
-----------------
MÃ SKKK
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC 
CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5
Lĩnh vực: Âm nhạc
Cấp học: Tiểu học 
Năm học 2014 – 2015
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Âm nhạc là món ăn tinh thần của mỗi con người. Trong chiến tranh, âm nhạc như một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại khơi dậy lòng dân tinh thần lạc quan, ý chí đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trong cuộc sống hòa bình, âm nhạc như một người bạn chia sẻ, động viên, cảm thông khi ta vui cũng như lúc ta buồn ”
	Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. 
Có thể nói, âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.
	Ở lớp 4 – 5, ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài Tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó, việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, tôi nhận thấy rằng trước một bài Tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5 ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	- Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học nhằm đề ra một số phương án góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập đọc nhạc giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt hơn, mang lại giờ học vui mà hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trong trường tiểu học.
	- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp học sinh phát triển toàn diện.
	- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
	- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học, bản thân tôi luôn bám sát nội dung chương trình và vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để học sinh nắm bài một cách tốt nhất.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
	 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
- Đánh giá thực trạng về công tác dạy và học Âm nhạc tại trường trong 3 năm học 2012 – 2013, 2013-2014 và 2014 – 2015.
	- Đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
VI. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5.
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các hoạt động dạy - học âm nhạc trong trường Tiểu học.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến 2015.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp quan sát
	- Phương pháp vấn đáp.
	- Phương pháp thực hành.
VI. ĐIỂM MỚI TRONG PHƯONG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5 ” thì kết quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng tích cực. Các em không còn cảm thấy e ngại mỗi khi đọc bài Tập đọc nhạc, việc xác định tên nốt, hình nốt trong bài không còn là một việc khó khăn đối với mỗi học sinh. Sau mỗi tiết học Âm nhạc, các em luôn có một tinh thần thoải mái, phấn chấn để học tốt các môn học khác.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác. Tuy âm nhạc không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
	Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một sự hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc. 
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy, thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Vì vậy, việc tìm ra biệp pháp giúp các em tiếp thu bài một cách tốt hơn là một điều rất cần thiết.
	Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
	1. Thuận lợi: 
	- Trường đạt chuẩn Quốc gia, lớp học khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ các phòng chức năng, có đầy đủ các đồ dùng dạy học các bộ môn nói chung và Âm nhạc nói riêng.
	- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên ngành môn Âm nhạc của Trường CĐSP Nhạc họa Trung ương (nay là Trường ĐHSP nghệ thuật).
	- Có nhiều năm liên tục dạy lớp 4, 5.
	- Có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, thích sáng tạo, có mong muốn trẻ được hoạt động.
	- Có chuyên môn vững vàng trong giảng dạy.
	- Luôn được sự giúp đỡ của BGH nhà trường và đồng nghiệp.
	- Học sinh rất yêu thích môn học này.
	2. Khó khăn: 
	- Dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 là rất khó khăn vì ở lớp 3 các em mới chỉ làm quen với các hình nốt, tên nốt, biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhưng lên lớp 4, 5 kiến thức nhạc lý yêu cầu các em ở mức độ cao hơn. Các em phải đọc những tên nốt, hình nốt thành một nét giai điệu. Để đọc được, các em phải nhớ được tên nốt và hình nốt các nốt nhạc đó. Vì vậy, nhiều em con rất bỡ ngỡ, rụt rè và chưa tự tin đọc bài tập đọc nhạc.
	- Thời gian dành cho phân môn tập đọc nhạc không nhiều (15 – 20 phút/1 bài TĐN trong 1 tiết). Với khoảng thời gian ngắn như vậy, việc truyền thụ những kiến thức, kĩ năng âm nhạc cho các em rất hạn chế.
	- Trong giờ học, một số học sinh chưa hăng hái, tham gia học một cách thụ động không tích cực. Do đó, khả năng sáng tạo và khả năng cảm thụ âm nhạc của các em có phần hạn hẹp.
	- Một số học sinh học theo cách tự do, các nốt nhạc ngân nghỉ không đúng, nhận biết nốt nhạc chưa chính xác, không có sự cảm nhận về cao độ của các nốt nhạc.
	- Một số học sinh còn xem nhẹ môn học, coi đây chỉ là môn phụ nên các em học theo kiểu chống chế, không nhiệt tình tham gia, hoạt động học hời hợt không tích cực, thụ động.
	- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4, 5 rất năng động, khi học nhạc chưa biết kìm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.
	- Mức độ cảm nhận âm nhạc của học sinh không đồng đều.
- Học sinh Tiểu học hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Đứng trước thực tế đó, người giáo vên phải nắm bắt tâm lý của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất để truyền đạt cho học sinh. Có như vậy, giờ học tập đọc nhạc mới trở nên sinh động và đầy hứng thú đối với trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
	Là ngôi trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào trong đó đạt nhiều thành tích cao về Văn hoá văn nghệ. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy, để các em học tốt, có được những thành tích trong phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp và các em có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học.
1. Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh.
Trên cơ sở lý luận cùng với thời gian giảng dạy, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinh qua 2 lớp. Tôi nhận thấy, việc tiếp thu kiến thức âm nhạc chủ yếu rơi vào những em học sinh có năng khiếu còn những em khác có sự e ngại, rụt rè. Một số em còn tỏ ra không thích hay không tự tin khi đứng đọc một bài Tập đọc nhạc. Từ thực tế đó, tôi thấy việc giúp cho học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc là một điều hết sức cần thiết. 
2. Khảo sát trình độ học sinh:
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm học, kết quả đạt được như sau: 
Năm học
2014- 2015
Khối 4
(114 HS)
Khối 5
(113 HS)
Chất lượng đầu năm
Hoàn thành 
96
97
Hoàn thành tốt
16
14
Từ thực tế đó đã cho ta thấy, học sinh rất thích học môn âm nhạc, các em cũng xem đây là môn học vui chơi thoải mái, nhẹ nhàng, không nặng nề về tính toán, không hiểu sâu như hai môn Toán và Tiếng Việt. Tuy nhiên những em học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt chưa nhiều. Điều đó, chứng tỏ khả năng tiếp thu âm nhạc của các em còn nhiều hạn chế.
III. NGUYÊN NHÂN.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã nói ở trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Học sinh.
- Xem nhẹ môn học, coi đây là môn phụ nên thái độ học chưa nghiêm túc, về nhà thường lười ôn luyện.
2. Giáo viên.
- Giáo viên chưa gây hứng thú trong các tiết học, khi dạy mới chỉ hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể và chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
- Giáo viên chưa nắm được cụ thể trình độ “đọc” của học sinh, chuẩn bị bài dạy thiếu chu đáo.
- Giáo viên chưa coi trọng việc rèn đọc nhạc cho học sinh nên khi dạy mới chỉ hướng dẫn cách đọc chung chung, chưa cụ thể và không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
.- Khả năng ứng dụng và sự sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Phụ huynh: Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn khác, còn xem nhẹ môn Âm nhạc. 
Tài liệu và phương tiên giảng dạy.
- Tài liệu: Phần hướng dẫn dạy Tập đọc nhạc trong SGV một số bài còn chung chung chưa cụ thể.
- Phương tiện giảng dạy: Phòng học âm nhạc chỉ được trang bị đồ dùng dạy học như: Đàn, Nhạc cụ gõ. Hiện tại chưa có Máy chiếu, loa đài, do vậy cũng một phần làm giảm sự hứng thú cho học sịnh cũng hạn chế khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong bài giảng của giáo viên.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh, người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Biện pháp 1: Tìm hiểu tài liệu dạy Tập đọc nhạc.
- Người giáo viên, ngoài kiến thức âm nhạc đã được lĩnh hội, cần nghiên cứu kỹ tài liệu dạy Tập đọc nhạc như: Sách hướng dẫn giáo viên, học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước, tham khảo trên mạng internetđể từ đó nắm chắc được quy trình dạy một bài Tập đọc nhạc.
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học gắn với việc xác định rõ chức năng của việc giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học.
Việc nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của học sinh là một điều rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, hồn nhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn chế, thích phát hiện những điều mới lạ, thích hoạt động và chơi trò chơi. Chính vì vậy, người giáo viên cần giúp các em được bày tỏ ý kiến, tạo cơ hội cho các em được bàn bạc, được phát huy vai trò sáng tạo của bản thân, được thể hiện tài năng của mình trước đám đông. Đặt các em vào vị trí trung tâm của hoạt động, không áp đặt suy nghĩ đối với các em, người giáo viên đóng vai trò là một người bạn lớn, hướng dẫn các em thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Người giáo viên Âm nhạc trong trường Tiểu học chính là người mang đến cho các em tiếp thu bước đầu về văn hoá Âm nhạc, đó không phải nhằm mục đích đào tạo ra những người hoạt động Âm nhạc chuyên nghiệp như ca sĩ, nhạc sĩ, mà là góp phần mang đến cho tâm hồn các em luồng gió mới của “Văn hoá Âm nhạc”, đưa các em bay cao hơn, xa hơn trên con đường phát triển toàn diện, con người mới của xã hội chủ nghĩa.
3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập.
3.1. Nề nếp về chuyên cần.
Ngay từ buổi học đầu tiên của năm học mới, người giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ được nội quy quy định của môn học, xác định rõ thái độ, nhiệm vụ, ý thức học tập cũng như thấy được ý nghĩa của bộ môn Âm nhạc để từ đó, các em phấn khởi, học tập chuyên cần, hăng say.
3.2. Nề nếp về học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của bộ môn Tập đọc nhạc là gì? Học sinh cần học ra sao và học như thế nào? Cụ thể: 
Lớp 4: Ngoài những kiến thức nhạc lý đã học ở lớp 3 như: Các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, một số kí hiệu âm nhạc, học sinh bắt đầu làm quen với phân môn Tập đọc nhạc. Các em chính thức học về cao độ và trường độ, biết đọc 8 bài tập đọc nhạc, cao độ trong pham vi quãng 6. Ngoài ra, các em biết tự chép bài tập đọc nhạc vào vở và tập đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
Lớp 5: Học sinh em phải đọc được 8 bài Tập đọc nhac, tuy nhiên, yêu cầu đòi hỏi ở mức độ cao hơn, các bài tập đọc nhạc có tiết tấu khó hơn, cao độ trong phạm vi một quãng 8. Ngoài ra, các em biết tự chép bài tập đọc nhạc vào vở và tập đặt lời mới cho bài Tập đọc nhạc.
Có thể nói, việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh không những giúp các em định hướng được nhiệm vụ học tập của mình mà bên cạnh đó còn giúp các em tự tin hoàn thành tốt môn học.
4. Biện pháp 4: Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Khóa Son, Khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, Đặc biệt, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh. Vì vậy, để cho dễ nhớ, tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng cách sau:
3.1.Ghi nhớ vị trí, tên nốt nhạc trên khuông bằng lời ca.
3.1.1 Học sinh nắm vững kiến thức nhạc lý.
* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
'&=======u=======w=======y==========!
 Pha La Đô 
 (Khe 1) (Khe 2) (Khe 3) 
	* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên: 
'&=======t=======v=======x=========!
 Mi Son Si 
 (Dòng 1) (Dòng 2) (Dòng 3) 
	*Những nốt nhạc không nằm trên dòng kẻ chính:
'&======r===========s================!
 Đô Rê 
(Nằm trên dòng kẻ phụ) (Nằm sát dòng kẻ 1) 
3.1.2. Ghi nhớ tên nốt, vị trí nốt nhạc trên khuông bằng lời ca: 
'&==r===s===t====u====v====w====x===y=!
 Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô
 Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa hoa trái. 
Giáo viên thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông bằng các lời ca kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3.2. Học sinh biết phân biệt âm thanh Cao – Thấp.
3.2.1 Kiến thức nhạc lý môn Âm nhạc lớp 4.
Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc nên yêu cầu đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng. Các bài Tập đọc nhạc với tiết tấu đơn giản, phạm vi cao độ trong quãng 6, những nốt nhạc sử dụng là (Đồ - Rê - Mi - Son - La). Các em chủ yếu là thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu. Vậy nên, muốn học sinh đọc chính xác cao độ, giáo viên cần:
- Thường xuyên cho học sinh ôn luyện cao độ của thang 5 âm: 
'&=====r======s======t======v======w======!
 Đô Rê Mi Son La 
- Hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt âm thanh cao - thấp. 
Ví dụ:
'&======r=====t===!======v======y=!========!
 Đô Mi Son Đô . \
 ( Quãng 5) (Quãng 4)
3.2.2 Kiến thức nhạc lý lớp 5.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc trong đó có 7 bài viết ở nhịp 2/4 và 1 bài viết ở nhịp ¾, phạm vi bài Tập đọc nhạc trong một quãng 8. Để các em đọc bài Tập đọc nhạc tốt, giáo viên cần:
- Thường xuyên cho học sinh ôn luyện cao độ của thang 5 âm: 
'&=====r======s======t======v======w======!
 Đô Rê Mi Son La 
- Hướng dẫn học sinh biết cách phân biệt âm thanh cao - thấp nhưng ở những quãng khó hơn:
Ví dụ:
'&======r=====s===!======v======w=!========!
 Đô Rê Son La . 
 ( Quãng 2) (Quãng 2)
Phân biệt được âm thanh cao thấp góp một phần không nhỏ giúp học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt hơn, đúng cao độ hơn.
5. Biện pháp 5: Dạy bài Tập đọc nhạc theo đúng quy trình.
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho.doc