SKKN Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân

Để có được những con người phát triển toàn diện đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy chúng tôi phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để có những biên pháp dạy học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Tôi cũng như các đồng nghiệp khác đều nhận thức rõ “ Sản phẩm đào tạo của chúng tôi không phải chỉ là những con người có tri thức, có tài năng mà phải là những con người phát triển toàn diện. Ẩn trong những khối óc đầy tri thức là những tâm hồn đầy xúc cảm và lòng nhân ái.

 Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành trong nhiều năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào.

 Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tôi thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với xu thế thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế bên ngoài, thế giới trên mạng internet.

 

doc 20 trang thuychi01 50533
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để có được những con người phát triển toàn diện đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy chúng tôi phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để có những biên pháp dạy học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Tôi cũng như các đồng nghiệp khác đều nhận thức rõ “ Sản phẩm đào tạo của chúng tôi không phải chỉ là những con người có tri thức, có tài năng mà phải là những con người phát triển toàn diện. Ẩn trong những khối óc đầy tri thức là những tâm hồn đầy xúc cảm và lòng nhân ái. 
 Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành trong nhiều năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào.
 Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tôi thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với xu thế thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế bên ngoài, thế giới trên mạng internet.
Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, văn hoá giao tiếp học đường hiện đang xuống cấp rất nghiêm trọng và tại các trường học vấn đề này cũng đang bị xem nhẹ. Nhà trường quá tập trung vào giảng dạy kiến thức mà quên đi việc giáo dục nhân cách, dạy làm người. Tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh vi phạm đạo đức học đường ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng đã đến mức báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân là do các em chưa được trang bị các kỹ năng sống cần thiết.
Với ý nghĩa đó, tôi thiết nghĩ, thời điểm hiện tại là một thời điểm thích hợp để tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân”. Nhằm mục đích chính là nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động.
- Xác định được: Hoạt động giáo kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược,vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, các cơ quan đoàn thể, của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài.
- Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội.
- Đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
- Giáo dục Kĩ năng sống góp phần đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làm người. 
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học; nghiên cứu cách hình thành kiến thức mới và vận dụng từng kĩ năng vào thực tế cuộc sống của trẻ; tiến hành thực nghiệm cho học sinh cho học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng linh hoạt một số phương pháp sau: 
 - Phương pháp ngiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Sưu tầm, tra cứu tài liệu, theo dõi các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát quá trình học tập trên lớp và ngoài lớp của học sinh. Đặc biệt là các biểu hiện bên ngoài của các em trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, người thân,  để làm cơ sở nhận xét, đánh giá.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành điều tra qua một số phiếu để nắm được tâm sinh lí của từng học sinh.
 - Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
 - Phương pháp thực hành: Tiến hành soạn giảng thực nghiệm kĩ năng sống tại lớp 4A, Trường Tiểu học Thọ Thanh.
 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN 
 	Đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã phát triển từ sáng kiến: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực ở lớp 3A, trường Tiểu học Thọ Thanh mà tôi đã thực hiện và đạt loại C cấp tỉnh năm 2014. Tuy nhiên, ở đề tài này có thêm những điểm mới sau:	
- Thu hút, huy động được nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục.
- Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
- Vai trò rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục.
- Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội,chính quyền đoàn thể, thể hiện đậm nét,có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục và rèn luyện của học sinh.
- Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này.
- Xây dựng được tập thể giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kỹ năng phối hợp công tác tốt, yêu mến trẻ, cùng nhau hỗ trợ nhau trong các hoạt động giáo dục.
- Dần hình thành lực lượng nòng cốt có năng lực trong học sinh của nhà trường làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	2.1.1. Cơ sở pháp lý:
	Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. 
Chỉ thị 40 - CT/TW cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu , là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”
Chỉ thị 40/2008 - BGD - ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường.
UNESCO đã đề xuất 4 trụ cột của việc học của thế kỷ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định”. Với mục tiêu học rộng như vậy, chúng ta thấy trong hành trang vào đời của các em học sinh còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt các kỹ năng sống.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Trong đó có đề cao vai trò của giáo dục kỹ năng sống.
Trong Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong phần mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục đến năm 2020 có nêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.
2.1.2. Những tài liệu có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Tài liệu nhà trường về Qui ước xây dựng Trường học có nếp sống văn hóa.
- Chỉ thị 40/2008 - BGD - ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
- Sổ tay THTT, HSTC - Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
- Tài liệu của Dự án Phòng chống buôn bán và bảo vệ trẻ em của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh. 
- Đổ Quốc Anh (chủ biên), Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam 2010.
- Nguyễn Công Khanh, Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường, Nhà xuất bản Thanh niên, 2007.
- Lưu Thu Thủy (chủ biên), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 2005.
- Lưu Thu Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành Kĩ năng sống lớp 4, 2013.
- Tổ chức thực hiện giáo dục qua các hoạt động cụ thể như: các tiết HĐNGLL, ngoại khóa.
	2.1.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện:
	Tham gia các lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên hiểu về vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. 
	Nắm được các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học, phương pháp rèn kỹ năng sống và đặc biệt lồng ghép với các bộ môn. 
	Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết. Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ 
Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống hàng tuần qua các tiết HĐGDNGLL và ngoại khóa. 
	2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
	2.2.1. Những thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Thọ Thanh đa số có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, yêu và tâm huyết với nghề.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến mọi hoạt động của nhà trường
Năm học 2016 - 2017 Trường tiểu học Thọ Thanh có 17 lớp. Nhìn chung các em học sinh đều ngoan ngoãn, chịu khó học tập. Được sự dìu dắt tận tình của các thầy, các cô các em đều chăm ngoan. Hơn nữa các em đều sống gần nhau nên có điều kiện giúp đỡ nhau trong việc học tập. Chính vì vậy ở lớp tôi giảng dạy các em đề có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác đinh rõ: Để các em thực hiện tốt nhiệm vụ năm học thì một trong những việc làm cần thiết nhất là phải giáo dục cho học sinh có kĩ năng sống tốt. 
2.2.2. Những khó khăn: 
Trường Tiểu học Thọ Thanh nằm ở phía trong của quốc lộ 47, kinh tế hộ gia đình học sinh đa số là thuần nông, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào con cái đi làm thuê, làm nghề tự do trên mọi miền tổ quốc nên có thu nhập không ổn định, vì vậy việc quan tâm đến chuyện học tập của con em mình là rất khó.
Điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, mạng internet còn hạn chế.
Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên trong trường, Hội cha mẹ học sinh, ban ngành đoàn thể chưa đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh của giáo dục cả nước thời kỳ đất nước ta đang hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
	Giáo viên bộ môn như Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Thể dục,  đã được tập huấn các địa chỉ, các bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tuy nhiên việc đề cập đến vấn đề này trong các tiết học còn nhiều hạn chế.
	Trong các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ việc lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng và hiệu quả đem chưa được như mong muốn.
	Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi: Nhà trường có phối hợp với Đội Thiếu niên Tiển Phong tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này còn ít trong đó việc xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức và đầy đủ.
	2.2.3. Thực trạng ở lớp 4A, trường Tiểu học Thọ Thanh: 
	Học sinh lớp 4 là lớp nằm ở giai đoạn 2 của bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu có sự thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và các mối quan hệ xã hội khác. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ,  nhưng các em lại chưa có khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong học tập, chưa có ước mơ hoài bão, định hướng trong tương lai còn rất mơ hồ, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đông còn rất kém, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa. Vì vậy các em rất cần có được sự giáo dục toàn diện và được rèn nhiều kĩ năng sống để các em thêm tự tin trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
	 	2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Tìm hiểu điều kiện sống, thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
	Ở sáng kiến này, tôi vẫn ưu tiên chọn công việc này cho biện pháp đầu tiên vì tôi thiết nghĩ , mỗi giáo viên, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả cao thì trước hết phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Vì vậy, sau khi nhận lớp, cũng như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để trao đổi về tình hình học sinh. Tôi ghi chép tỉ mỉ, cụ thể vào sổ tay để tiện theo dõi và có hướng giải quyết riêng với từng em. Ngoài ra, để xác định đặc điểm tâm lí của của từng đối tượng học sinh trong lớp, tôi mạnh dạn đưa ra phiếu trắc nghiệm như sau:
Phiếu tìm hiểu mức độ, hành vi đạo đức của học sinh theo nhận xét 
của cha mẹ.
Cách tiến hành: Đề nghị cha mẹ học sinh trả lời vào bản tự khai sau đây;
Câu 1: Trong gia đình học sinh có vâng lời và thực hiện công việc không?
Không bao giờ
Rất ít khi
Thường hay
Luôn luôn
Câu 2: Hành vi của học sinh khi ở nhà:
Thường xuyên tỏ ra hỗn láo, có hành vi xấu
Hay bộc lộ hành vi xấu, không quan tâm đến nhận xét
Bao giờ cũng nghịch ngợm nhưng có sửa chữa khi cha mẹ răn đe
Luôn luôn tốt, nghe lời
Câu 3: Về tính nhạy cảm và lòng vị tha đối với cha mẹ, họ hàng:
Thường xuyên hỗn láo, thô bạo
Hay tỏ ra thô lỗ, ích kỉ, nhẫn tâm
Không phải bao giơ cũng quan tâm, tốt bụng
Nhân hậu, quan tâm, tốt bụng
Câu 4: Về sự chăm chỉ lao động
Rất lười, lảng tránh việc nhà
Hay lảng tránh việc nhà, chỉ làm khi có yêu cầu
Không phải bao giờ cũng giúp người khác, chỉ làm khi có yêu cầu
Yêu thích công việc trong gia đình, giúp đỡ người lớn
Câu 5: Về đức khiêm tốn:
Rất kiêu căng, khoác lác, tự cao
Hay tỏ ra tự phụ, kiêu căng
Thỉnh thoảng tỏ ra kiêu căng
Bao giờ cũng tỏ ra khiêm tốn
Câu 6: Trẻ em có phê bình người khác không?
Chẳng phê bình ai, chỉ lựa theo ý kiến mọi người
Ít khi phát biểu ý kiến riêng của mình, ít khi phê bình người khác
Phê bình nhưng không phải bao giờ cũng đúng và hợp lí
Biết phê bình người khác đúng lúc và đúng chỗ
Câu 7: Về tự phê bình:
Dễ phản ứng khi người khác nhận xét
Không tiếp thu phê bình, nhận xét của người khác
Không chịu sửa chữa khi người khác phê bình hoặc nhận xét
Biết tự nhận thiếu xót, chú ý sửa chữa
Câu 8: Về học tập ở nhà:
Không chịu khó học bài, làm bài, tỏ ý không muốn học
Thiếu tinh thần trách nhiệm với bài tập về nhà
Không lo lắng đến việc học bài ở nhà
Tự nguyện và có trách với bài làm ở nhà
Câu 9: Thái độ với hoạt động xã hội:
Không thích hoạt động xã hội, không hoàn thành công việc xã hội
Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc của lớp, của trường, bố mẹ phải đôn đốc
Thường xuyên không muốn tham gia công việc của lớp, của trường
Tự nguyện tham gia và thích thú kể lại công việc đã làm
Câu 10: Thái độ với lớp học, với trường:
Không thích học ở lớp đó, có ý nghĩ không tốt về lớp, về trường
Thờ ơ với công việc của lớp, của trường
Thích lớp, thích trường nhưng ít tham gia hoạt động do lớp, trường tổ chức.
Thích trường lớp, có dịp là làm việc tốt cho trường lớp
Cách xử lí: Nhận được các bản trả lời của cha mẹ, tôi tổng kết lại, tính điểm cho từng em đạt được: a = 1 điểm; b = 2 điểm; c = 3 điểm; d = 4 điểm. Lấy tổng số chia cho 10 (10 câu hỏi)
Mức độ biểu hiện các hành vi đạo đức muốn khảo sát như sau:
	Từ 1 đến 1,4: Không thể hiện
	Từ 1,5 đến 2,4: Thể hiện yếu
	Từ 2,5 đến 3,4: Có thể hiện nhưng mờ nhạt
	Từ 3,5 đến 4: Thể hiện rõ
	Như vậy, bước đầu tôi đã nắm vững tình hình học sinh, nắm cụ thể đặc điểm tâm lí của từng học sinh, tôi phân chia lớp thành từng nhóm đối tượng theo đặc điểm tâm lí và theo lực học để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
2.3.2. Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trực tiếp trong tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	“Muốn có cuộc sống an toàn, hạnh phúc và có chất lượng, ngoài việc có tri thức, có sức khỏe, có đạo đức,  con người cần phải có các kĩ năng sống. Nhưng kĩ năng sống không phải là có sẵn, con người không phải sinh ra đã có kĩ năng sống. Kĩ năng sống chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, thực hành trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày ở trường, ở gia đình và ngoài xã hội” - Nhóm tác giả - Bài tập thực hành Kĩ năng sống 4 - Nhà xuất bản Sư phạm - đã viết.
	Bài tập thực hành Kĩ năng sống 4 chủ yếu giáo dục cho học sinh 7 kĩ năng sống cơ bản thuộc 7 chủ đề sau: 
	- Chủ đề 1: Kĩ năng Tự phục vụ.
	- Chủ đề 2: Kĩ năng Giao tiếp với mọi người và bạn bè.
	- Chủ đề 3: Kĩ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
	- Chủ đề 4: Kĩ năng Tự bảo vệ mình.
	- Chủ đề 5: Kĩ năng Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
	- Chủ đề 6: Kĩ năng Kiểm soát cảm xúc.
	- Chủ đề 7: Mục tiêu của tôi.
	Để giúp các em rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả, dựa vào tài liệu này, tôi đã thiết kế những dạng bài tập nhẹ nhàng, phong phú, đa dạng như: xử lí tình huống, đóng vai, vẽ tranh, nối tranh, chơi trò chơi,  
	Khi thực hiện các bài tập này, có bài các em sẽ thực hiện cá nhân, có bài sẽ thực hiện theo nhóm nhỏ, có bài thực hiện theo nhóm lớn, có bài các em phải thực hiện khi có sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo và những người khác.
	Cụ thể, tôi đã tiến hành giáo dục cho học sinh từng chủ đề như sau:
	Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ
	Đối với kĩ năng này, đầu tiên tôi đưa ra bài tập Xử lí tình huống nhẹ nhàng để học sinh dễ tiếp cận: Ví dụ:
“Ngay sau khi đi học về, em không tìm thấy áo khoác đồng phục của mình. Khi đó cả nhà đi vắng. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các lựa chọn dưới đây? (Khoanh tròn vào chữ cái trước cách giải quyết em chọn)
Khóc.
Gọi điện ngay cho bố mẹ / anh chị nhờ giải quyết.
Suy nghĩ xem có thể mình đã đánh mất ở đâu.
Chờ bố mẹ về.
Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ.
	Nếu em chọn (c) và nghĩ ra nơi đánh mất áo, em sẽ làm gì tiếp? (Khoanh tròn vào chữ cái em chọn)
Quay lại ngay nơi đó.
Gọi điện cho người có trách nhiệm quản lí nơi đó.
Gọi điện cho bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo.
Gọi điện cho bố hoặc mẹ chở đến nơi đó và lấy áo về.
Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo.”
	Qua bài tập này, các em sẽ được thoải mái đưa ra sự lựa chọn cho mình và giải thích cho các bạn hiểu vì sao mình lại lựa chọn cách giải quyết như vậy. Bước đầu các em biết tự quyết định một công việc đơn giản phục vụ cho bản thân.
	Tiếp đến, tôi giao

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc