Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học cá thể hóa môn toán cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học cá thể hóa môn toán cho học sinh lớp 5

 Trong những năm gần đây, ngành GD-ĐT đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức với nhiều biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục từ vùng có điều kiện thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa. Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục nước nhà, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nhằm đào tạo một lớp người lao động mới phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đồi hỏi bức thiết của xã hội.

 Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, những con người tự chủ, năng động, sáng tạo phù hợp với thời kì đổi mới nhất thiết phải đổi mới giáo dục cụ thể là đổi mới PPDH. Phải lựa chọn PPDH sao cho đạt được mục tiêu “Dạy người khác muốn học; dạy người khác biết học; dạy người khác kiên trì học tập và dạy người khác học tập có kết quả”. Thực hiện yêu cầu trên, ngành giáo dục nước ta đă và đang tiến hành đổi mới PPDH mà dạy học theo hướng cá thể hóa học sinh được coi là một quan điểm sư phạm tiên tiến.

 Thực trạng dạy học hiện nay ở trường Tiểu học, phần lớn giáo viên đều nhận thấy dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của HS không đồng đều. Đặc biệt với môn Toán là môn học có vị trí quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên việc dạy theo xu hướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số HS đông.

 Yêu cầu đặt ra cho các nhà giáo tâm huyết là phải tìm ra các giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với khả năng tư duy của từng học sinh, có như vậy mới phát huy hết năng lực của các em, chất lượng dạy và học cũng từ đó mà được nâng lên. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy học cá thể hóa môn Toán cho học sinh lớp 5.”

 

doc 21 trang thuychi01 17781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học cá thể hóa môn toán cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
=====================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA 
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
 SKKN thuộc lĩnh vực: Toán 
THANH HÓA NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
=====================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA 
MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
 SKKN thuộc lĩnh vực: Toán 
MỤC LỤC
 Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 
2. PHẦN NỘI DUNG 2
2.1. Cơ sở lí luận 2 
2.2. Thực trạng vấn đề 2
2.3. Các biện pháp dạy học cá thể hóa môn Toán cho học sinh lớp 5 3
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp dạy học cá thể hóa 15
Môn Toán cho học sinh lớp 5
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 17 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây, ngành GD-ĐT đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức với nhiều biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục từ vùng có điều kiện thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa. Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục nước nhà, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nhằm đào tạo một lớp người lao động mới phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đồi hỏi bức thiết của xã hội. 
	Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, những con người tự chủ, năng động, sáng tạo phù hợp với thời kì đổi mới nhất thiết phải đổi mới giáo dục cụ thể là đổi mới PPDH. Phải lựa chọn PPDH sao cho đạt được mục tiêu “Dạy người khác muốn học; dạy người khác biết học; dạy người khác kiên trì học tập và dạy người khác học tập có kết quả”. Thực hiện yêu cầu trên, ngành giáo dục nước ta đă và đang tiến hành đổi mới PPDH mà dạy học theo hướng cá thể hóa học sinh được coi là một quan điểm sư phạm tiên tiến.
	Thực trạng dạy học hiện nay ở trường Tiểu học, phần lớn giáo viên đều nhận thấy dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của HS không đồng đều. Đặc biệt với môn Toán là môn học có vị trí quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên việc dạy theo xu hướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số HS đông.
	Yêu cầu đặt ra cho các nhà giáo tâm huyết là phải tìm ra các giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với khả năng tư duy của từng học sinh, có như vậy mới phát huy hết năng lực của các em, chất lượng dạy và học cũng từ đó mà được nâng lên. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy học cá thể hóa môn Toán cho học sinh lớp 5.”
	1. 2. Mục đích nghiên cứu:
	Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán cho tất cả đối tượng HS lớp 5.
	1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
	Các biện pháp dạy học cá thể hóa môn toán cho học sinh lớp 5.
	1. 4. Các phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp đọc sách và tài liệu
	- Phương pháp trò chuyện
	- Phương pháp quan sát khách quan
	- Phương pháp thăm dò
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
	Dạy học cá thể hóa là phương pháp giảng dạy yêu cầu người giáo viên phải quan tâm tới từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân chứ không phải dạy theo số đông. Muốn vậy, GV phải nắm được năng lực tiếp nhận và cả đặc điểm tâm sinh lý của từng em. Bởi vì mỗi con người không ai giống ai mà có những đặc điểm khác nhau.
	Việc kết hợp giữa giáo dục đối tượng “đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng” với giáo dục đối tượng “năng khiếu” trong dạy học ở trường phổ thông cần được tiến hành theo các tư tưởng chủ đạo sau:
Trong việc dạy học phải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của HS trong lớp làm nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu thật cơ bản. Người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp.
	Sử dụng những biện pháp phân hoá đưa đối tượng HS ở mức độ dưới chuẩn kiến thức, kĩ năng lên trình độ chung.
Trong cùng một giờ dạy, GV có thể bổ sung những kiến thức ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng cho đối tượng HS năng khiếu sau khi đă hoàn thành xong những yêu cầu cơ bản của giờ học.
Yêu cầu xã hội đối với HS vừa có sự giống nhau về những đặc điểm cơ bản của người lao động trong cùng một xã hội, vừa có sự khác nhau về trình độ nhận thức, khuynh hướng nghề nghiệp và tài năng của từng người...
HS trong cùng một lớp học vừa có sự giống nhau vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển nhân cách, trong đó sự giống nhau là cơ bản. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các học sinh có thể có tác động khác nhau đối với quá trình dạy học. Sự giống nhau và khác nhau về yêu cầu xã hội và về trình độ phát triển nhân cách từng người đ̣òi hỏi một quá trình dạy học thống nhất cùng với những biện pháp phân hoá nội tại. Để đảm bảo giờ dạy học cá thể hoá đạt hiệu quả tối đa thì sự hiểu biết của người thầy về từng HS là hết sức quan trọng.
Dạy học phân hoá cần được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống, có mục tiêu.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA
Việc dạy học cá thể hóa HS ở trường Tiểu học Điện Biên 1 luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn
 Phần lớn học sinh chăm ngoan, đi học đều và đúng giờ, nhiều em có năng khiếu trong học tập. Phụ huynh đều quan tâm đến việc học của học sinh.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ công tác giảng dạy.
Tuy vậy, việc dạy học cá thể hóa học sinh vẫn còn gặp những khó khăn nhất định.
- Thời gian cho một tiết học chỉ có 35 phút, đối tượng học sinh không đồng đều do vậy còn có những khó khăn trong việc dạy học cá biệt hóa.
- GV dạy học cả ngày nên thời gian dành để nghiên cứu bài dạy phù hợp với từng đối tượng cũng khó vì dạy học cá thể hóa học sinh cần có sự chuẩn bị bài rất chu đáo.
- Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn nên thời gian chuyên sâu cho từng môn còn ít.
- Thời lượng dành cho các tiết thực hành của học sinh khối 5 rất ít (chỉ còn 1 tiết thực hành trong một tuần) .
- Một số học sinh khả năng chú ý trong tiết học chưa cao. Một số em cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập.
- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.
	2.3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
	2.3.1. Giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh trong lớp
Để thực hiện việc dạy học cá thể hóa cho học sinh đạt hiệu quả, việc nắm và phân hóa đối tượng học sinh trong lớp là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi có phân hóa được học sinh thì người giáo viên mới có thể chọn hệ thống phương pháp, hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng. Việc này giúp cho học sinh hứng thú trong học tập, hiệu quả của giờ học từ đó được nâng lên.
Để nắm rõ được các đối tượng HS trong lớp, GV tìm hiểu đối tượng thông qua các cách:
- Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, giáo viên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp năm trước để biết đặc điểm, lực học của từng em. Đồng thời tìm hiểu trình độ học sinh còn được giáo viên thực hiện qua việc tìm hiểu kết quả học tập năm học trước.
	- Quan sát việc học tập của HS trong các giờ học, qua việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà. GV cần thường xuyên chấm bài trên lớp.
	- Tăng cường hỏi – đáp trong các giờ học, ngoài giờ học. Thông qua hệ thống câu hỏi mở để phát hiện học sinh hoàn thành tốt nội dung môn toán.
	- Trao đổi với phụ huynh về việc học của HS ở nhà.
	- Trao đổi với học sinh trong ban cán sự lớp, trao đổi với HS khác trong lớp.
	- Ra đề kiểm tra với 4 mức độ theo thông tư 22 để phân hóa học sinh. Nội dung đề ra với 4 mức độ với tỉ lệ khoảng:
+ 30% đến 40% ở mức 1 (nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học)
+ 20% đến 30% ở mức 2 (hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân) .
+ 20 % ở mức 3 (biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài).
+ 10% đến 20% ở mức 4 (vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học một cách sáng tạo). 
Việc nắm vững đối tượng học sinh trong lớp đã được giáo viên coi là một nhiệm vụ và thực hiện nghiêm túc, chính vì vậy giáo viên đã dễ dàng thực hiện dạy học cá thể hóa trong môn toán.
2.3.2.Tổ chức dạy học cá thể hóa học sinh ở các tiết chính khóa. 
Thực tế trong các trường tiểu học hiện nay, học sinh không học thêm, giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh. Học sinh được học 5 tiết toán/tuần và chỉ có 1 tiết thực hành/tuần. Vì vậy việc tiếp thu kiến thức của học sinh chủ yếu trên các tiết học chính khóa. Vì thế, việc thực hiện dạy học cá thể hóa cho học sinh ở các tiết học chính khóa đặc biệt quan trọng. 
* Đối với dạng bài xây dựng kiến thức mới:
Dạy học theo hướng đổi mới, ngay trong tiết học chính khóa, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Để tổ chức dạy học theo hướng dạy học cá thể hóa học sinh, GV cần nghiên cứu kĩ chương trình toán lớp 5. Từ việc nắm chương trình, giáo viên nắm được mục tiêu cần đạt của cả năm học, của từng chương, từng bài. Dạng bài dạy kiến thức mới có vai trò cung cấp kiến thức cho học sinh. Đối với dạng bài này, giáo viên cần: 
	- Nắm vững mục tiêu tiết học. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho mỗi hoạt động dạy học. 
+  Hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học bằng việc học cá nhân, huy động những hiểu biết của cá nhân. Lập mối liên hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức đã biết, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề.
	+ Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm để tìm ra kiến thức hay cũng có thể tìm ra kiến thức mới trên cơ sở là hệ thống câu hỏi gợi ý, quan sát kênh hình trong sách giáo khoa,...Việc thành lập các nhóm học tập để tiếp thu kiến thức mới cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên hoặc chia nhóm cùng trình độ,...
-  Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết của HS, giúp các em lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất.
- Tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức mới học để học sinh được “học qua làm”, góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách sử dụng các bài tập trong SGK để tổ chức cho HS tự làm bài theo năng lực của mình.
	- Dự kiến hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh
	+ Đối với đối tượng học sinh hoàn thành tốt môn toán: Hệ thống câu hỏi của giáo viên không đưa ra nhiều, câu hỏi chỉ mang tính chất gợi ý.   Sau khi đã nắm vững lí thuyết, khuyến khích học sinh tự vận dụng để giải các bài tập.
	+ Đối với học sinh ở mức độ hoàn thành bài và hoàn thành còn chậm trong tiết học: Hệ thống câu hỏi phải được chẻ nhỏ ra, các câu hỏi mang tính cụ thể. Đối tượng này thường rụt rè nên giáo viên năng động viên khi học sinh có sự tiến bộ cho dù là nhỏ. Sau khi nắm vững lí thuyết, đến phần thực hành thì giáo viên cần yêu cầu nhắc lại lí thuyết trước khi làm mỗi bài tập để học sinh nhớ và vận dụng được.
- Học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học kiến thức mới ở nhà. Học sinh tiểu học hiện nay không phải làm bài tập về nhà. Song việc này không đồng nghĩa với việc làm bài tập ở nhà mà là, việc làm này giúp học sinh tăng khả năng tự học và luôn tự tin vào bản thân. Việc chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên yêu cầu các đối tượng học sinh như sau:
+ Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc sách giáo khoa, tìm cách thực hiện các ví dụ (ở phần bài mới) và trả lời được câu hỏi: “Vì sao lại làm được như thế?”.
+ Đối với HS ở mức độ hoàn thành nội dung môn toán: Học sinh đọc sách giáo khoa, bước đầu hiểu được vấn đề và nếu chưa hiểu thì có thể tham khảo ý kiến người trong gia đình. 
	Ví dụ: Dạy dạng bài hình thành kiến thức mới: Cộng hai số thập phân (Tiết 48– Môn Toán - Lớp 5)
	Mục tiêu tiết dạy: 
 Học sinh biết: - Cộng hai số thập phân.
 - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
 Phần xây dựng bài mới gồm hai ví dụ:
Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
Ví dụ 2: 15,9 + 8,75 = ?
	Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy học kiến thức mới, giáo viên tiến hành dạy học cá thể hóa như sau: 
	- Kiểm tra bài cũ: GV cho HS cả lớp thực hiện các phép đổi đơn vị đo độ dài với dụng ý áp dụng kiến thức cũ có liên quan này vào việc phát hiện kiến thức mới.
 1,25 m = ..... cm ; 34,7m = .... cm 
	- GV chia lớp thành nhóm HS ngẫu nhiên theo bàn (2 bàn chia vào 1 nhóm).
 	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm cách giải quyết ví dụ 1.
 	- Học sinh sẽ thực hiện như sau:
	+ Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt, các em sẽ dựa vào kiến thức bài cũ vừa được kiểm tra (đổi đơn vị đo độ dài) để đổi đơn vị đo từ mét ra xăng-ti-mét sau đó cộng như cộng hai số tự nhiên (đơn vị là xăng-ti-mét). Cuối cùng là đổi kết quả từ xăng-ti-mét ra mét:
	Đổi: 1,84m = 184 cm 2,45 m = 245 cm
+
184
245
429(cm)
	429 cm = 4,29 m. HS tìm được độ dài đường gấp khúc ABC là 4,29 m.
	+ Đối với đối tượng HS ở mức độ hoàn thành bài và HS hoàn thành bài chậm, HS sẽ lúng túng, nhưng nhờ sự thảo luận trong nhóm nên cũng hiểu ra. Nếu nhóm nào chưa giải quyết được thì giáo viên sẽ gợi ý cho nhóm đó bằng hệ thống câu hỏi:
	+ Để tìm được độ dài đường gấp khúc ABC, cần làm thế nào? (Thực hiện phép cộng: 1,84 m + 2,45 m = ? )
	+ Chúng ta đã biết cộng hai số thập phân chưa? (chưa biết)
	+ Chúng ta đã biết cách cộng hai số tự nhiên chưa? (đã biết rồi). 
	+ Vậy có thể đổi số đo thập phân có đơn vị mét ví dụ 1 sang đơn vị nào để có thể thành số đo là số tự nhiên? (xăng-ti-mét hoặc mi-li-mét)
	+ Với các số đo trong ví dụ 1, ta nên đổi từ mét sang xăng-ti-mét hay mi-li-mét thì thuận tiện hơn? Vì sao? (đổi thành xăng-ti-mét vì sẽ được số nhỏ hơn, dễ cộng hơn)
	Với hệ thống câu hỏi chẻ nhỏ như vậy, học sinh được đánh giá ở mức độ hoàn thành hoặc hoàn thành chậm sẽ có thể dễ dàng tự tìm ra kiến thức. 
	Yêu cầu học sinh kết luận lại: 1,84 m + 2,45 m = 4,29m
- Giáo viên chốt lại: 1,84 m + 2,45 m = 4,29m
 - Yêu cầu HS không đổi đơn vị đo, tìm cách cộng hai số thập phân 
1,84 m + 2,45 m = ?m
	- Có thể gợi ý cho học sinh: Quan sát vị trí các dấu phẩy ở các số hạng và tổng để có thể đặt tính. Học sinh thực hiện và nêu cách làm, giáo viên điều chỉnh và kết luận về cách cộng hai số thập phân.
+
184
+
1,84
245
2,45
429(cm)
4,29(m)
429cm = 4,29m
	Vận dụng GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện ví dụ 2 như sau: 
	+ HS làm bài cá nhân: đặt tính, tính kết quả.
	+ HS trình bày bài trên bảng lớp.
 Như vậy với cách tổ chức dạy học chia nhóm và cá nhân, học sinh đã tự tìm ra kiến thức. Tiết học nhẹ nhàng, gây được hứng thú đạt hiệu quả cao. Học sinh tiếp thu còn chậm đã tự tin hơn rất nhiều. Đối tượng HS ở mức độ hoàn thành tốt có điều kiện thể hiện kiến thức của bản thân trong quá trình trao đổi, hướng dẫn cho bạn mình. 
	* Đối với dạng bài luyện tập, luyện tâp chung, thực hành, ôn tập:
	Nếu như dạng bài dạy kiến thức mới có vai trò cung cấp kiến thức cho học sinh thì đối với dạng bài luyện tập, luyện tâp chung, thực hành, ôn tập lại có vai trò củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng trong bài học, giúp tất cả các đối tượng HS khắc sâu kiến thức. Đối với dạng bài này, giáo viên cần: 
	- Nắm vững mục tiêu tiết học và nắm được nội dung các bài tập luyện tập trong tiết học. Từ đó, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho mỗi hoạt động dạy học. 
	- Tốc độ làm bài, giải quyết vấn đề của mỗi HS khác nhau. Vì thế, GV cần quan tâm dạy cá nhân. Bên cạnh đó, GV có thể tổ chức dạy theo nhóm ngẫu nhiên để HS hoàn thành tốt có thể giúp HS hoàn thành bài chậm hoặc nhóm HS cùng trình độ để HS hoàn thành tốt có điều kiện mở rộng kiến thức còn HS hoàn thành bài chậm nắm bài tốt hơn.
	- Giúp HS tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học, từ đó lựa chọn, sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập.
	- Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em, không dạy học “đồng loạt”, “bình quân”. Khi tổ chức cho HS làm bài, chữa bài GV cần quan tâm đến từng đối tượng HS.
Ví dụ: Dạy dạng bài: Luyện tập ( tiết 135 - Môn Toán – lớp 5)
Mục tiêu tiết day:
Học sinh biết: - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
Ở tiết học trước, HS đã được học về quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động đều. Tiết học này giúp HS củng cố lại kiến thức đã học qua việc luyện tập các bài tập theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng. (Bài tập 1, 2, 3).
* Bài 1 và bài 3: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
S (km)
261
78
165
96
V ( km/giờ )
60
39
27,5
40
T ( giờ )
Bài 3: Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96 km/giờ. Tính thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72 km.
 Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy , giáo viên tiến hành dạy học cá thể hóa như sau: 
- GV cho HS làm bài cá nhân:
+ Đối với HS hoàn thành tốt : GV cho HS tự làm bài cá nhân.
+ Đối với HS hoàn thành bài và hoàn thành chậm: GV đưa ra các câu hỏi giúp HS nhớ lại kiến thức cũ để vận dụng làm bài. Chẳng hạn:
+ Để tính thời gian của một chuyển động đều cần làm thế nào? ( lấy quãng đường chia cho vận tốc)
+ Các đơn vị đo của hai đại lượng đã biết hợp lí chưa? (hợp lí vì vận tốc có đơn vị là km/giờ, quãng đường có đơn vị là km)
.................
- HS làm bài cá nhân xong, GV cho HS chữa bài trên bảng lớp. Qua việc thực hành bài tập này để giúp HS khắc sâu kiến thức đã học tính thời gian của một chuyển động đều .
	* Bài 2: Một con ốc sên bò với vận tốc 12cm/phút. Hỏi con ốc sên đó bò được quãng đường 1,08m trong bao lâu ?
Yêu cầu của bài tập này là tính thời gian của một chuyển động đều khi biết quãng đường và vận tốc đi với đơn vị đo chưa cùng dạng (vận tốc của ốc sên tính theo đơn vị cm/phút, còn quãng đường tính theo đơn vị mét). 
Để hướng dẫn HS ở bài tập này, GV thực hiện như sau:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm cách giải. 
- Đối tượng HS ở mức độ hoàn thành và hoàn thành chậm: HS dễ mắc lỗi sai phổ biến là không chú ý đến đơn vị đo của hai đại lượng đã biết nên kết quả bài tập sai. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý cho HS. Chẳng hạn:
+ Hai đại lượng đã biết có đơn vị đo hợp lí chưa? ( chưa hợp lí vì vận tốc của ốc sên tính theo đơn vị cm/phút, còn quãng đường tính theo đơn vị mét)
+ Trước khi tìm thời gian của chuyển động, cần làm gì trước? (đổi quãng đường sang đơn vị xăng-ti-mét)
+ Vì sao lại đổi quãng đường sang đơn vị xăng-ti-mét ? ( vì vận tốc tính theo đơn vị cm/phút)
+ Muốn tìm thời gian con ốc sên bò, chúng ta cần làm thế nào? ( lấy quãng đường chia cho vận tốc )
Cụ thể: Đổi: 1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò là: 108 : 12 = 9 (phút )
 Đáp số: 9 phút
- Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt: HS thực hiện bài tập như trên và làm cách khác sáng tạo bằng cách thực hiện phép đối đơn vị vận tốc từ cm/phút sang đơn vị m/phút : lấy vận tốc theo đơn vị cm/phút chia cho 100.
Cụ thể: Đổi 12cm/phút = 0,12 m/phút
 Thời gian ốc sên bò là: 1,08 : 0,12 = 9 (phút)
GV yêu cầu đối tượng HS hoàn thành tốt làm thêm bài tập còn lại (bài 4). GV tổ chức cho HS trình bày cách làm và kết quả trước lớp:
+ Bài 4: Một con rái cá có thể bơi với vận tốc 420m/phút. Tính thời gian để rái cá bơi được quãng đường 10,5 km.
Như vậy, với cách tổ chức dạy học như trên, HS được thực hành theo khả năng của từng em, giúp HS ở mức độ hoàn thành bài chậm và hoàn thành bài giải quyết các bài tập trong một tiết học, HS hoàn thành tốt làm thêm bài tập ở mức độ nâng cao.
2.3.2. Dạy học cá thể hóa thông qua việc hướng dẫn HS tự học ở nhà.
 	Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là biện pháp GV định hướng cho HS nội dung bài tiếp theo và giúp HS củng cố và mở rộng thêm kiến thức, tạo cho HS thói quen ham học, góp phần giúp GV trong việc dạy học cá thể hóa. Tùy từng đối tượng HS, GV hướng dẫn HS tự học sao cho phù hợp bằng các biện pháp:
	- Đối với đối tượng HS ở mức độ hoàn thành và chưa hoàn thành:
	+ Học thuộc các quy tắc, công thức toán.
	+ Đọc sách, đọc Tạp chí Toán tuổi thơ, báo Chăm học, Đề thi Tìm kiếm tài năng Toán trẻ, Bộ đề thi Toán Quốc tế lứa tuổi tiểu học,... 
	+ Sưu tầm các bài tập cùng dạng đã học qua mạng internet hoặc sách tham khảo.
	- Đối với đối tượng HS hoàn thành tốt: GV

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_ca_the_hoa_mo.doc