SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân

Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển tư duy, trang bị các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.

Trong những năm qua, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi lớn. Nhất là giáo dục bậc Tiểu học, đã đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc biệt là cách đánh giá học sinh. Vì thế tất yếu đã có sự thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chương trình Tiểu học mới hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, từ đó tạo cho các em sự tự tin, tự học, tự khám phá tìm tòi tri thức, biết tương tác, hợp tác để phát triển năng lực của các em. Cá thể hóa hoạt động dạy học nhằm làm cho người học phát hiện được nội dung mới của bài học, tạo ra mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò và môi trường giáo dục.

Với xu thế chung ấy, việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Bởi mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 5 rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; tích lũy vốn sống, hành vi ứng xử có văn hóa, phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách cho học sinh.

Phân môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng học sinh được học theo từng thể loại văn. Một trong những thể loại văn đó là văn miêu tả, nó có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng, con người một cách sinh động cụ thể như nó vốn có.

Là giáo viên dạy lớp 4-5 nhiều năm, tôi nhận thấy một số học sinh rất khó khăn khi phải viết một bài văn hay mặc dù học sinh có thể thuộc lòng lí thuyết cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, cách mở bài, kết bài Kèm theo đó là vốn sống, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, cách chọn từ và dùng từ của các em chưa chính xác nên dẫn đến diễn đạt còn vụng về, lủng củng. Do đó một số bài văn của các em chưa đạt yêu cầu. Vì vậy cứu cánh của các em lúc này thường là những bài văn mẫu. Việc sao chép thuộc lòng văn mẫu đã thành thói quen của học sinh từ những lớp dưới nhưng không được một số giáo viên quan tâm nhắc nhở đã vô tình đánh mất tính sáng tạo của học sinh. Học sinh quen sao chép còn đánh mất tính trung thực (một phẩm chất quý giá của người học sinh mà chúng ta đang cố gắng giáo dục cho học sinh). Xã hội sẽ ra sao nếu “sản phẩm” của chúng ta thiếu đi tính trung thực?

 

doc 14 trang thuychi01 7204
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5
LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN CHINH,
HUYỆN THƯỜNG XUÂN
1.Mở đầu:
 1.1. Lí do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển tư duy, trang bị các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Trong những năm qua, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi lớn. Nhất là giáo dục bậc Tiểu học, đã đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc biệt là cách đánh giá học sinh. Vì thế tất yếu đã có sự thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chương trình Tiểu học mới hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, từ đó tạo cho các em sự tự tin, tự học, tự khám phá tìm tòi tri thức, biết tương tác, hợp tác để phát triển năng lực của các em. Cá thể hóa hoạt động dạy học nhằm làm cho người học phát hiện được nội dung mới của bài học, tạo ra mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò và môi trường giáo dục.
Với xu thế chung ấy, việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Bởi mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 5 rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; tích lũy vốn sống, hành vi ứng xử có văn hóa, phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng học sinh được học theo từng thể loại văn. Một trong những thể loại văn đó là văn miêu tả, nó có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng, con ngườimột cách sinh động cụ thể như nó vốn có.
Là giáo viên dạy lớp 4-5 nhiều năm, tôi nhận thấy một số học sinh rất khó khăn khi phải viết một bài văn hay mặc dù học sinh có thể thuộc lòng lí thuyết cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, cách mở bài, kết bàiKèm theo đó là vốn sống, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, cách chọn từ và dùng từ của các em chưa chính xác nên dẫn đến diễn đạt còn vụng về, lủng củng. Do đó một số bài văn của các em chưa đạt yêu cầu. Vì vậy cứu cánh của các em lúc này thường là những bài văn mẫu. Việc sao chép thuộc lòng văn mẫu đã thành thói quen của học sinh từ những lớp dưới nhưng không được một số giáo viên quan tâm nhắc nhở đã vô tình đánh mất tính sáng tạo của học sinh. Học sinh quen sao chép còn đánh mất tính trung thực (một phẩm chất quý giá của người học sinh mà chúng ta đang cố gắng giáo dục cho học sinh). Xã hội sẽ ra sao nếu “sản phẩm” của chúng ta thiếu đi tính trung thực? 
Xuất phát từ những lí do trên với vai trò là người trực tiếp giảng dạy cho các em, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập làm văn nói chung, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Xuân Chinh nói riêng. Qua quá trình thực tế giảng dạy tôi đã vận dụng những kinh nghiệm và sáng kiến này vào thực tế lớp mình, đây cũng chính là lý do tôi viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường Tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân”. 
Sáng kiến nhằm chỉ rõ cách hướng dẫn học sinh biết lựa chọn đối tượng miêu tả phù hợp, cách sử dụng từ ngữ gợi cảm tinh tế, giúp các em có cơ sở để sáng tạo nên bài văn của mình theo một phong cách và lối cảm riêng mà vẫn đảm bảo tính trung thực của bài văn. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập làm văn, đặc biệt là nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Các biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Xuân Chinh, Thường Xuân. Năm học: 2016-2017
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Bản thân đã linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp: 
 Phương pháp quan sát, thảo luận, thử nghiệm, hỏi đáp, gợi mở, đàm thoại, thực hành, kiểm tra, đánh giá	
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
 2.1. Cơ sở lí luận.
Chúng ta biết rằng các tác phẩm văn chương hay thường phải bắt đầu từ nguồn cảm xúc. Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ thường cũng phải đi thực tế để tìm nguồn cảm xúc cho mỗi bài viết của họ. Văn miêu tả là loại văn giàu cảm xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sức sáng tạo nhằm mục đích thẩm mĩ. Người đọc, qua văn miêu tả, nhận thức không những phải bằng con đường lí trí mà còn bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. Không có một văn bản miêu tả nào chỉ nhằm mục đích đơn thuần “ tả để mà tả”, thường để “ngụ tình”, để gửi gắm suy nghĩ đánh giá của con người. Dù miêu tả đồ vật, phong cảnh hay con ngườitất cả đều chứa đựng tình cảm yêu ghét, quý trọng và chính kiến của người viết với đối tượng đó. Trong văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả là mảng màu sắc chủ đạo, người viết còn đan xen các sắc màu khác như tường thuật, kể chuyện. Chính sự đan quyện này làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn, hứng thú hơn trong việc tiếp nhận văn bản.
Như vậy, muốn học sinh viết được văn hay thì ngay từ bậc Tiểu học, ngoài việc dạy lí thuyết tập làm văn cần thiết còn phải dạy các em biết cảm nhận, biết rung động, biết nuôi dưỡng cảm xúc,Điều này phải thực hiện bắt đầu từ quan điểm giảng dạy vì việc hướng dẫn học sinh về mặt kĩ thuật làm văn có thể chỉ giới hạn trong một số tiết học nhưng để giúp học sinh biết khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thì người giáo viên phải thường xuyên nhắc lại trong nhiều tiết dạy, nhiều môn học có liên quan và trong suốt quá trình dạy học. Làm thế nào để giúp các em có thể khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc, có thể sử dụng vốn từ diễn đạt bài văn theo ý mình một cách trôi chảy để bài văn phong phú, giàu trí tưởng tượng và hấp dẫn người đọc. Cần làm cho học sinh hiểu rằng cảm xúc của mỗi người là “sản phẩm riêng” của người đó. Vì vậy không có bài văn mẫu nào là “văn mẫu” cả mà chỉ mang tính chất tham khảo. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp học sinh có kĩ năng lựa chọn đối tượng miêu tả, kĩ thuật dùng từ, xây dựng câu, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, tạo điều kiện để các em có thể tiếp thu và làm bài tốt, kích thích sự sáng tạo, niềm say mê học tập và yêu cuộc sống, con người, thiên nhiên, quê hương đất nước.
 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 2.2.1. Thực trạng
 * Về phía giáo viên
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp về các tiết dạy Tập làm văn lớp 5 tôi nhận thấy:
- Giáo viên chuẩn bị bài tốt, giờ dạy đi đúng bước theo kế hoạch bài dạy đã chuẩn bị, học sinh tích cực xây dựng bài. Tuy nhiên đa số học sinh trả lời câu hỏi theo kiểu câu lệnh, rập khuôn máy móc theo sự gợi ý của giáo viên, ít có câu trả lời mở rộng, sử dụng từ còn khô khan chưa phong phú, thường chỉ có một hoặc hai đáp án.
 Nhận xét: Khi xây dựng giờ dạy, giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, chưa đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở địa phương. Giáo viên còn ít đưa ra các câu hỏi gợi ý phụ trợ cho các câu hỏi trong sách giáo khoa. Chưa có thêm tranh ảnh hoặc vật thật để minh họa thêm cho bài học. Giáo viên thường lấy cách cảm, cách nghĩ của mình làm khuôn mẫu cho học sinh. Trong sinh hoạt chuyên môn, có ít giáo viên thao giảng tiết Tập làm văn. Bên cạnh đó, giáo viên còn hạn chế trong việc đọc các tác phẩm văn học để tích lũy vốn kiến thức văn học của mình dẫn đến hiệu quả của việc dạy - học phân môn Tập làm văn chưa được cao.
 * Về phía học sinh
Mặc dù có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, bởi nó là một phân môn đúc kết trên cơ sở của việc học những phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, thế nhưng việc lựa chọn đối tượng, việc sử dụng từ ở văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều em làm bài tập còn rập khuôn, máy móc theo khuôn mẫu, thiếu sự sáng tạo. Một số em hiểu ý nhưng không biết cách diễn đạt, dùng từ sai mục đích, thiếu thực tế, thậm chí một số em còn chép nguyên cả bài văn mẫu hoặc chép lại bài của bạn.
 - Lựa chọn đối tượng còn rập khuôn, máy móc.
Ở những năm học trước, khi thực hiện dạy chương trình các tuần: 12, 13, 14,15, qua các tiết: quan sát và chọn lọc chi tiết, tả ngoại hình, tả hoạt độngcủa các tiết luyện tập tả người mặc dù tôi đã hướng dẫn cho học sinh các hoạt động học tập như trong sách giáo khoa và sách giáo viên nhưng khi làm bài kiểm tra viết ở tuần 16 đã có không ít học sinh lựa chọn đề số hai“ Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em) của em. Tôi nghĩ đề bài này rất hay vì nó mở và linh hoạt, nhưng học sinh lại chỉ nghĩ một chiều rằng người thân của mình là mẹ, bà, anh.. Điều đáng nói hơn ở đây là các em đã miêu tả người thân của mình theo cùng một chiều hướng, một mô típ : “Mẹ em rất đẹp. Mẹ có làn da trắng hồng, mái tóc đen mượt, óng ả. Đôi mắt bồ câu lúc nào cũng nhìn em âu yếm” 
Hoặc “Bà có mái tóc bạc phơ, nước da nhăn nheo, giọng nói trầm bổng” Hoặc “Anh trai em rất thông minh, có đôi mắt sáng. Có đồ ăn ngon anh đều nhường cho em hết” .
Khi thực hiện chương trình tuần 24, 25, cho nội dung “Ôn tập về tả đồ vật”. Mặc dù bài văn “Cái áo của ba”- trang 63, ít nhiều đã cho các em hiểu đồ vật gần gũi, thân thương không nhất thiết phải là mới và đẹp mà có thể là cũ kĩ, sờn bạc nhưng kèm theo đó là cả một tình thương yêu bao la, lòng kính trọng và sự mến mộẤy vậy mà khi học sinh thực hiện lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai; Cái đồng hồ báo thức; một đồ vật trong nhà mà em yêu thích; một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc (Bài tập 1- trang 66 - sách Tiếng Việt 5 tập hai) thì số đông các em đã lựa chọn lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức còn số ít các em lập dàn ý tả chiếc cặp và thường là còn mới với câu mở bài “Vào đầu năm học”. 
Đối với bài văn miêu tả con vật trang 123, 125 sách Tiếng Việt 5- tập 2 cũng tương tự như bài văn miêu tả người, bài văn miêu tả đồ vật. Khi làm bài kiểm tra viết “Hãy tả con vật mà em yêu thích”. Mặc dù trước khi làm bài tôi đã định hướng để các em thoát li bài văn mẫu, tìm đến với thực tiễn nhưng những chú mèo tam thể đẹp lộng lẫy trong chiếc áo ba màu vẫn là đối tượng miêu tả của các em.
 Nhận xét: Học sinh thường lựa chọn những đồ vật dễ tả, có nhiều bộ phận để tả và thường tả theo kiểu liệt kê các bộ phận. Bên cạnh đó, các em đang còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào bài văn mẫu. Với cách viết theo lối mòn và có phần xáo rỗng như thế nên bài viết của các em rất máy móc, thiếu cảm xúc.
 - Dùng từ ngữ chưa chính xác:
Khi tả hàm răng của một em bé, có em viết: “Mỗi khi em Hương cười để lộ ra hàm răng sữa lăn tăn nho nhỏ ”, hoặc tả hàm răng cô giáo: “ Cô nở nụ cười để lộ hàm răng trắng xóa”. Hoặc tả hình dáng em bé : “ Tuyết Mai là em bé khau kháu nhất xóm, khuôn mặt đầy đặn. Tuyết Mai hay chập choạng sang nhà em chơi”. 
Nhận xét: Học sinh chưa hiểu hết nghĩa của từ, dẫn đến các em dùng từ sai, chưa chính xác.
 - Sử dụng từ nghèo nàn:
Mặt khác tôi thấy ở sách giáo khoa lớp 5 hiện nay khi dạy một thể loại Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả thì nội dung môn Tập đọc, Luyện từ và câu tương ứng nhằm cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ để học thể loại này là rất ít, hơn nữa vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, các em còn trong giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh. Hơn nữa việc học cả ngày khiến các em không có thời gian để vui chơi, khám phá môi trường bên ngoài nhà trường và gia đình. Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả nhưng các em cũng chỉ biết đưa vào bài làm của mình một loạt những chi tiết quan sát được như: “ Nhặt rau xong mẹ vào bếp đun khoảng một phần ba nồi nước cho thật sôi, sau đó mới cho rau xanh vào. Rồi mẹ cho một thìa muối vào rồi mẹ đảo đều, rồi đậy nắp vung lại cho tới khi nước sôi lại ”
 Nhận xét: Do vốn từ ngữ nghèo nàn nên các em thường đưa vào bài văn mình một loạt những chi tiết quan sát, chưa biết chọn lọc, sử dụng từ ngữ sao cho sát thực, gợi tả và còn lặp từ nhiều dẫn đến câu văn nhàm chán.
 - Chưa có thói quen đọc sách.
Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 5 và ở các khối khác ở trường Tiểu học Xuân Chinh đều chưa có thói quen đọc sách hay nói cách khác là chưa biết đọc đúng sách cần đọc. Nếu có thời gian rỗi, các em thường xem phim hoạt hình hoặc đọc sách thường đọc truyện tranh với những ngôn từ nghèo nàn. Các em ít đọc sách tham khảo, sách truyện có nội dung bồi dưỡng tính nhân văn, bồi dưỡng cái đẹp và cung cấp từ ngữ phong phú cho các em.
Nhận xét: Do tình hình phát triển của công nghệ thông tin nên các em thích xem phim hoạt hình. Phim hoạt hình có hình ảnh đẹp, âm thanh sinh động cuốn hút các em. Mặt khác do điều kiện kinh tế, nhiều gia đình không mua sách cho các em đọc hoặc nếu có mua thì bố mẹ cũng chưa biết lựa chọn sách cho con chỉ cho con tiền mua sách theo sở thích của các em đó là truyện tranh. Hơn nữa giáo viên vẫn chưa quan tâm định hướng việc đọc sách cho các em. 
 2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Năm học 2016 - 2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của thực trạng trên. Cụ thể lớp 5A sĩ số 20 HS.
 Đề khảo sát: 
 Đề 1: Em hãy tả cánh đồng vào buổi sáng.	
 Kết quả khảo sát:
Nội dung khảo sát
Đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Chưa đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Bố cục bài văn
14
70.0
6
30.0
Lựa chọn đối tượng miêu tả 
14
70.0
6
30.0
Dùng từ ngữ
12
60.0
8
40.0
Tính trung thực
14
70.0
6
30.0
 Đề 2: Em hãy tả một người thân mà em yêu quý.
Nội dung khảo sát
Đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Chưa đạt yêu cầu
Tỉ lệ (%)
Bố cục bài văn
15
75.0
5
25.0
Lựa chọn đối tượng miêu tả 
14
70.0
6
30.0
Dùng từ ngữ
13
65.0
7
35.0
Tính trung thực
16
80.0
4
20.0
 * Kết quả phân loại học sinh như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
3
15.0
13
65.0
4
20.0
Nhận xét: Kết quả bài viết của học sinh chưa cao. Tôi nhận thấy ở học sinh có nhiều hạn chế về cách lựa chọn đối tượng miêu tả, đặc biệt là cách dùng từ ngữ chưa chính xác, sử dụng từ ngữ còn nghèo nàn. Bài viết của học sinh câu thường cụt, không diễn đạt được rõ ý, lủng củng dùng từ lặp lại nhiều lần, sai câu. Ngôn ngữ viết của các em giống như ngôn ngữ nói. Các ý rời rạc, chủ yếu mang tính liệt kê các bộ phận của sự vật. Bài văn khô khan, không sinh động, không có “hồn”, chưa thể hiện được dấu ấn riêng của từng em trong cách tả, cách bộc lộ cảm xúc. Nhiều em còn chép bài mẫu hoặc bài của bạn.
Từ thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng quan sát để tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn. Tôi xin đề xuất nội dung sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường Tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân” mà tôi đã thực hiện trong năm học 2016 - 2017, nhằm nâng cao hiệu quả môn Tập làm văn cho học sinh.
 2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
 2.3.1. Các giải pháp:
 - Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt cho giờ dạy.
 - Giải pháp 2: Cách lựa chọn đối tượng miêu tả. 
 - Giải pháp 3: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh.
 - Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ ngữ tinh tế gợi cảm và cách sử dụng một số biện pháp tu từ.
 - Giải pháp 5: Thói quen ham đọc sách.
 - Giải pháp 6: Chống sao chép.
 2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
 Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho giờ dạy.
Để giờ học trên lớp được thành công thì phần chuẩn bị bài dạy hết sức quan trọng. Tôi phải nghiên cứu bài, xác định rõ mục tiêu của bài dạy để có nội dung và phương pháp dạy hợp lý. Dự đoán các tình huống có thể xảy ra, các lỗi học sinh mắc phải cần xử lý. Chuẩn bị tốt các phương án trả lời, vốn từ ngữ phong phú và hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng từ trong văn miêu tả cho học sinh. Dự kiến thêm các cách trả lời mà học sinh có thể trình bày để sửa lỗi hoặc công nhận là đúng cho học sinh. Đó chính là sự chuẩn bị các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh, ảnh hoặc vật thật cho giờ dạy. Ví dụ: Chuẩn bị ảnh vườn cây, cánh đồng (máy chiếu) cho bài tập 2 – Trang 14, TV 5, tập 1. Qua tranh ảnh, vật thật tôi giới thiệu cho các em rõ hơn về đối tượng miêu tả đồng thời phù hợp với học sinh địa phương.
- Chuẩn bị tốt nội dung yêu cầu đối với từng đối tượng học sinh. Phần chuẩn bị này rất quan trọng bởi vì tôi đã phân loại đối tượng học sinh trong lớp. 
 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách lựa chọn đối tượng miêu tả.
Yêu cầu học sinh giới thiệu đối tượng miêu tả đã lựa chọn và giải thích sự lựa chọn đó. Sau đó tôi đưa một số ví dụ, học sinh nêu nhận xét từ đó các em có thể lựa chọn đối tượng miêu tả phù hợp.
Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả mà các em có ấn tượng mạnh. Bởi các em phải hiểu rằng: cái hay của bài văn là phải để lại ấn tượng cho người đọc. Muốn vậy, bài văn phải có điểm nhấn đó chính là điều mà các em ấn tượng nhất đối với đối tượng được tả đó sẽ là khơi nguồn cảm xúc cho các em.
Tiếp theo, tôi nêu một số ví dụ, cho học sinh nhận xét, chỉ ra điểm nhấn trong các đối tượng được lựa chọn để miêu tả đó.
Ví dụ:
 - Khi tả đồ vật: Học sinh có thể chọn đối tượng miêu tả là một cây thước kẻ không đẹp, không hiện đại mà đầy vết trầy xước do em không giữ gìn cẩn thận. Em cảm nhận được cái đau của cây thước, em hối hận, đó chính là nguồn cảm xúc và cũng là điểm nhấn của bài văn.
 - Khi tả con vật: Tôi đã đọc cho học sinh nghe bài “ Con gà què” để các em thấy được sự đáng yêu của đối tượng không phải chỉ ở hình thức mà còn ở phẩm chất. Trong bài miêu tả con gà có một lí lịch rất đặc biệt, đó là một con gà bị diều tha nhưng nhờ bọn trẻ chăn trâu xua đuổi nên diều đánh rơi. Cũng vì thế mà gà bị què và được một đứa trẻ chăn trâu đem về nuôi và chăm sóc rất chu đáo. Gà què lớn lên với đôi chân đi tập tễnh. Ấy vậy mà đến thì con gái Què ta cũng vẫn có sức quyến rũ bọn gà trống. Kết quả của mối tình qua đường ấy là gà con ra đời và thật đặc biệt khi không biết Què lấy sức mạnh ở đâu ra để chiến đấu chống lại bọn chó, mèo để bảo vệ đàn con cơ chứ. Thì ra đó là sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không giống chó, mèo nhà ở chỗ: phải tự kiếm mồi, tự chăm sóc, bảo vệ con, tự sinh tồn và đấu tranh bảo vệ sự sinh tồn ấy. Nó vất vả, nó xơ xác, đôi mắt nó nhìn đàn con háu ăn chan chứa niềm vui nhưng lại chính đôi mắt ấy lại vằn lên dữ dằn trước kẻ thù để bảo vệ con nóHọc sinh quan sát và nhận thấy tình mẫu tử của loài vật làm các em xúc động. Đó trở thành điểm nhấn của bài văn.
- Khi tả người: 
 + Các em có thể tả mẹ tại một thời điểm mà em ấn tượng nhất: Hình ảnh mẹ bên bếp lửa chờn vờn mỗi buổi sớm tinh sương, mẹ cũng như ngọn lửa hồng kia, là hơi ấm, là dấu hiệu đánh thức dậy mỗi ngày mới trong gia đình của em. 
 + Các em cũng có thể chọn tả bố trong hoạt động mưu sinh hàng ngày: Tối nào em cũng chờ đợi để nghe tiếng mở cổng kẹt, kẹt và cả những âm thanh loảng soảng quen thuộc và em biết, bố đã trở về sau một ngày đi mua sắt vụn kiếm sốngBố em móc túi đếm, rồi vuốt thẳng những đồng tiền và để vào ngăn tủ. Những đồng tiền nóng ẩm, mằn mặn vị mồ hôi của bố.
 + Các em cũng có thể chọn tả một em nhỏ có một hành động làm em ấn tượng: Một cô bé nhỏ nhắn, vai chưa mang khăn quàng, em cúi xuống nhẹ nhàng nhặt giấy kẹo, lá bánh, cho vào thùng rác. Gương mặt em rạng ngời bởi sự văn minh từ trong tâm hồn em.
Cuối cùng tôi khẳng định với học sinh một điều rằng: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
Như vậy, các ví dụ trên giúp học sinh định hướng, khoanh vùng và lựa chọn đối tượng miêu tả để bài văn có cảm xúc.
 Biện pháp 3: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:
Để cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh được tốt, trước hết tôi thấy cần phải dạy tốt các tiết Luyện từ và câu, đặc biệt là kiểu bài “ Mở rộng vốn từ và luyện từ”. Trong kiểu bài này tôi chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh một cách có hệ thống. Đặc biệt tôi luôn chú trọng đến việc giúp học sinh có vốn từ ngữ mang tính gợi tả, gợi cảm - mô phỏng âm thanh, hình dáng, màu sắcmặc dù trong nội dung chương trình và sách giáo khoa không có nội dung này. Thêm vào đó là việc rèn kĩ năng đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_lam_tot_van_m.doc