Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu

1. Cơ sở lý luận

- Căn cứ vào các công văn hướng dẫn chữ viết tiếng Việt trong thời gian qua.

- Căn cứ vào yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.

- Căn cứ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là vấn đề bức thiết. Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh “Nét chữ - Nết người”; một trong những đức tính cần thiết của con người sau này khi trưởng thành. Việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là một việc làm cực kì khó khăn. Đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các khối, lớp. Rèn cho học sinh giữ được vở sạch- viết chữ đúng và đẹp còn góp phần quan trọng vào phong trào Vở sạch chữ đẹp cũng như việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

docx 28 trang hoathepmc36 8684
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
a. Lý do khách quan
 Trong nền giáo dục hiện nay, phát triển toàn diện là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn ngành và các cấp đặt ra và mong đợi. Cùng với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì việc dạy chữ và dạy người la vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học. Đối với trường có nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số như trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc rèn chữ giữ vở rất quan trọng, giúp các em hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở và đi vào cuộc sống lao động. 
 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe câu nói:“Nét chữ, nết người”, đúng vậy, nét chữ thể hiện tính cách con người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với bản thân, đối với thầy cô, thông qua rèn luyện chữ viết giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, viết đẹp, góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Rèn cho học sinh ý thức ngay từ trên ghế nhà trường.
b. Lý do chủ quan
Trong những năm học qua, phong trào Vở sạch chữ đẹp luôn được nghành giáo dục huyện nhà và các nhà trường tiểu học quan tâm, hằng năm thường tổ chức hội thi vở sạch chữ đẹp cho học sinh cấp tiểu học. 
 Đối với trường tiểu học Võ Thị Sáu. lãnh đạo trường cũng như giáo viên đã rất chú trọng khâu rèn chữ giữ vở, tổ chức hội thi Vở sạch chữ đẹp nhằm làm động lực và mục tiêu cho các em phấn đấu. Tuy nhiên trên thực tế việc rèn chữ giữ vở của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Số em ý thức được việc này ngay từ đầu năm học còn chưa nhiều, các em mau nhớ nhưng cũng chóng quên do vậy phải làm thế nào để góp phần vào thực hiện phong trào Vở sạch, chữ đẹp cho học sinh trong trường ngày một hiệu quả hơn? Với trăn trở đó nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu”.                 
. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 a. Mục tiêu
 - Góp phần nâng cao hiệu quả của phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
 - Học sinh nắm được một số kỹ năng rèn chữ, giữ vở mà các em chưa thực hiện tốt trong quá trình viết, giữ vở.
 - Rèn ý thức, tính kiên trì nhẫn nại trong việc rèn chữ, giữ vở.
 - Giáo viên chú trọng hơn trong việc rèn chữ, trình bày bảng cũng như lời phê trong vở học sinh.
 b. Nhiệm vụ của đề tài
 Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên, học sinh vận dụng vào việc rèn chữ giữ vở ngày một hiệu quả.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu.                 
 4. Giới hạn của đề tài:
 Giáo viên và Học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu, Huyện Krôngana trong các năm học 2014-2015; 2015-2016.               
 - Tham khảo thêm một số cán bộ quản lý .
 5 Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
 - Phương pháp hỏi đáp.
 - Phương pháp luyện tập, thực hành.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 II. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
- Căn cứ vào các công văn hướng dẫn chữ viết tiếng Việt trong thời gian qua.
- Căn cứ vào yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
- Căn cứ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là vấn đề bức thiết. Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh “Nét chữ - Nết người”; một trong những đức tính cần thiết của con người  sau này khi trưởng thành. Việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là một việc làm cực kì khó khăn. Đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các khối, lớp. Rèn cho học sinh giữ được vở sạch- viết chữ đúng và đẹp còn góp phần quan trọng vào phong trào Vở sạch chữ đẹp cũng như việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Thực trạng
 Trường tiểu học Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn 7 buôn: Buôn Năc, buôn Sha, Buôn Tdham, Buôn Kô, buôn Kruế, Buôn Lớt, Buôn Hma. Trường có tới 96,4 % là người đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề làm nông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo đông.
* Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm.
- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Một số giáo viên chữ viết đẹp, viết và trình bày bảng đẹp, đúng mẫu.
- Phần lớn giáo viên có đủ kiến thức và kĩ năng trong công tác rèn chữ, giữ vở cho lớp mình.
- Một số học sinh chữ viết và trình bày vở sạch sẽ.
- Học sinh viết đẹp hơn, trình bày vở cẩn thận, chu đáo; có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở. 
- Rèn tính kiên trì, cẩn thận.
- Nhận được sự tín nhiệm, quan tâm và hỗ trợ từ phía CMHS. Đó là động lực giúp cho thầy trò trường gặt hái được những kết quả nhất định.
- Các văn bản chỉ đạo được thông báo kịp thời. Cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến phong trào Vở sạch chữ đẹp các cấp.
* Khó khăn
 - Nhiều học sinh viết chưa đẹp, còn sai lỗi chính tả, kĩ năng viết còn chậm, chưa đúng kĩ thuật, việc giữ vở còn bẩn, nhàu nát, viết ẩu.
- Học sinh thiếu tính kiên trì, nhẫn nại trong việc rèn chữ, giữ vở. Việc rèn chữ chưa thường xuyên, ít được học sinh chú ý, đặc biệt là học sinh nam.
- Tư thế ngồi, việc cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đảm bảo.
- Có đến 96,4% là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Học sinh nhiều em phát âm chưa chuẩn, sai dấu thanh nhiều dẫn đến việc viết cũng sai theo.
- Hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 65 %.
- Mất nhiều thời gian cho cả giáo viên và học sinh.
- Một số giáo viên chữ viết chưa đẹp; viết bảng chưa thật đúng mẫu quy định.
- Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến vấn đề chữ viết của con em mình.
 - Số học sinh người Kinh ít (khoảng 3%), những em này cũng đa số hộ nghèo, bố mẹ chủ yếu làm thuê do vậy việc dành thời gian để nhắc nhở con học tập và rèn chữ rất hạn chế.
 Trong những năm học qua phong trào Vở sạch chữ đẹp cũng như việc Rèn chữ, giữ vở luôn được nhà trường quan tâm. Giáo viên đã chú trọng khâu rèn chữ giữ vở cho học sinh. Hằng năm nhà trường đều tổ chức hội thi vở sạch chữ đẹp cấp trường. Tuy nhiên trên thực tế ý thức về việc rèn chữ giữ vở của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có những biện pháp để rèn chữ, giữ vở cho học sinh, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi được những băn khoăn. Qua kiểm tra, giám sát và kết quả các hội thi, trong quá trình quản lí và chỉ đạo, bản thân nhận thấy: 
 Mỗi lớp chỉ có được một số ít em chữ viết, trình bày vở đúng, sạch đẹp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều em viết sai chính tả, các em chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc phát âm sai dấu thanh rất phổ biến dẫn đến viết sai lỗi chính tả nhiều. Cách trình bày vở cũng chưa thực sự khoa học; vở còn để quăn mép, nhàu bẩn,...đặc biệt mỗi lần ghi sai học sinh thường gạch bỏ không đúng cách làm cho vở viết thiếu phần thẩm mỹ. Một thực trạng nữa cho thấy một số em viết rất ẩu, chữ viết nguệch ngoạc nếu không được thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở thì việc đẹp trước, xấu sau rất dễ xẩy ra. Từ thực trạng đó mà tỷ lệ đạt tập thể lớp đạt vở sạch chữ đẹp còn ít. Cá nhân cũng chưa thực sự nhiều. Việc dự thi chữ viết đẹp các cấp cũng còn nhiều hạn chế.
 Ngoài nguyên nhân đó còn một nguyên nhân cũng góp phần không nhỏ làm ảnh hưởng đến việc rèn chữ, giữ vở của học sinh, đó chính là chữ viết của giáo viên. Thực tế còn một số giáo viên chữ viết chưa đẹp, chưa thực sự chuẩn so với mẫu chữ quy định, chính vì vậy mà chữ viết của học sinh đã không được đẹp như mong muốn. Cha ông ta thường bảo “thầy nào trò nấy”, học sinh giống như tờ giấy trắng nếu ta vẽ lên đó nét cong thì đó sẽ là nét cong, nếu là một đường thẳng nó cũng sẽ là một đường thẳng,...Một lời nhận xét rõ ràng với nét chữ đẹp mắt của giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến vấn đề rèn chữ, giữ vở và việc hình thành nhân cách của học sinh. 
 Tư thế ngồi viết của học sinh hiện nay cũng là điều chúng ta phải quan tâm, các em ngồi viết không đúng tư thế, khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, không đúng so với quy định. Chính điều này đã dẫn đến nhiều em bị cận thị quá sớm.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân về những thuận lợi:
 + Đội ngũ giáo viên và và một số học sinh có ý thức trong công tác tự học, tự rèn.
 + Nhà trường luôn tạo điều kiện, quan tâm, động viên kịp thời đội ngũ giáo viên và học sinh.
 + Học sinh được trang bị cơ bản đủ sách vở môn Tiếng Việt.
 + Lưa tuổi tiểu học, học sinh đa số ngoan, biết nghe lời, ưa lời động viên khuyến khích từ thầy cô, bố mẹ
 - Nguyên nhân về mặt khó khăn:
 + Một số học sinh chưa chịu khó, thiếu kiên trì trong việc rèn chữ, giữ vở.
 + Đời sống của số đông học sinh còn nghèo, đông anh em, các em còn phải đi làm, trông em cho gia đình.
 + Nhiều cha mẹ các em chưa quan tâm đến việc rèn chữ, giữ vở. 
 + Một số giáo viên chưa có biện pháp khả thi trong việc rèn chữ, giữ vở và phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh.
 + Một số giáo viên chữ viết chưa đẹp lại ngại rèn chữ.
 + Một số giáo viên lớn tuổi, thị lực giảm nên ngại luyện chữ và ngại phấn đấu.
 Qua khảo nghiệm, đầu năm học 2014-2015, trước khi thực hiện đề tài, số liệu cho thấy: 
Nội dung
Tổng số HS
Tỉ lệ
Ghi chú
Cách cầm bút chưa đúng
371/520
71,3%
Viết sai lỗi chính tả
375/520
72,1%
Viết ẩu, trình bày chưa khoa học
357/520
68,7%
Sai dấu thanh
397/520
76,3%
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp 
 Nhằm giúp giáo viên, học sinh vận dụng và thực hiện có hiệu quả phong trào rèn chữ, giữ vở trong nhà trường từ đó hình thành nhân cách cho học sinh.
 b. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp
 Quản lý hoạt động phong trào Vở sạch chữ đẹp	
	 * Biện pháp 1: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên có kĩ năng Xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho cả năm học.
 Ngay từ đầu năm với vai trò là người quản lý, tôi tổ chức cho các giáo viên trong toàn trường thảo luận xây dựng kế hoạch rèn chữ, giữ vở cho cả năm học: kế hoạch từng tháng, từng tuần. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ tổng hợp và đưa ra kế hoạch hợp lý nhất. Xây dựng kế hoạch hội thi Vở sạch chữ đẹp ngay từ đầu năm. Thời gian tổ chức chấm ở kì 2 của năm học. Điều quan trọng là vấn đề rèn chữ, giữ vở cho học sinh được đặc biệt quan tâm và nó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch hoạt động của nhà trường.
 Cụ thể “ Kế hoạch thực hiện phong trào rèn chữ giữ vở” theo từng tháng. 
 Ví dụ:
Tháng
Nội dung công việc
Mục tiêu đề ra
9
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho lớp
- Họp CMHS đầu năm kết hợp tuyên truyền vận động PHHS quan tâm đến công tác rèn VSCĐ của lớp, trường.
-Tổ chức họp khối thảo luận và đúc kết những kinh nghiệm trong công tác rèn chữ giữ vở.
- Tiến hành rèn theo tiến độ 
- Kiểm tra tiến độ (qua việc kiểm tra chuyên đề hàng tháng )
- GV xây dựng kế hoạch cụ thể
 cho lớp.
-CMHS hỗ trợ tích cực: trang bị sách vở, DDHT, nhắc nhở HS. 
- GV nắm được quy trình, đúc kết thêm một số kinh nghiệm.
 - Đạt được đúng tiến độ đề ra.
- Nắm tình hình, tư vấn thúc đẩy phong trào rèn chữ, giữ vở của học sinh. 
 Chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn hướng dẫn khối trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể ở khối, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân; đặc biệt tập trung vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng của phong trào rèn chữ giữ vở, xem đây là mảng cốt yếu thứ hai cần đạt trong năm học (Tùy tình hình từng lớp, GVCN tự đề ra kế hoạch của lớp mình nhưng phải hướng đến mục tiêu mà khối, nhà trường đã đề ra).	
 * Biện pháp thứ 2: Hình thành thói quen cho đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch rèn chữ, giữ vở tiến đến phong trào thi Vở sạch chữ đẹp cấp trường và các cấp.
 - Để hoàn thành kế hoạch đề ra, trong quá trình quản lý, tôi cùng Phó Hiệu trưởng, khối trưởng và tập thể giáo viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia hỗ trợ phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh. Cụ thể:
 - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn:
 - Như thường lệ, cứ đầu năm học khi giáo viên vừa nhận lớp xong, khối trưởng yêu cầu giáo viên tiến hành khảo sát chữ viết của học sinh lớp mình phụ trách. Bài khảo sát được giáo viên đánh giá và ghi nhận xét thật cẩn thận. Sau đó giáo viên tiến hành thống kê các lỗi sai phổ biến của lớp và tự đề ra cách khắc phục cho lớp mình. Để đạt hiệu quả tốt thì việc này phải tổ chức cho giáo viên thực hiện ngay khi vừa nhận lớp vì thực tế cho thấy đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để giáo viên chủ nhiệm nắm thực tại chữ viết của lớp và đề ra biện pháp khắc phục. 
 - Để nắm vững tình hình thực tại chữ viết của học sinh các lớp, tôi yêu cầu giáo viên thực hiện một số việc như sau:
 Trong quá trình thống kê các lỗi sai của học sinh cần chú ý các lỗi phổ biến như:
 + Cách cầm bút chưa đúng.
 + Khoảng cách giữa mắt nhìn bảng, nhìn giấy viết.
 + Tư thế ngồi viết.
 + Viết sai chính tả
. Thiếu nét
 Thừa nét
 Sai nét
 Sai dấu
 + Viết ẩu, trình bày chưa khoa học:
 Sai mẫu chữ
 Sai cỡ chữ
 Sau khi giáo viên chủ nhiệm thống kê xong nộp cho khối trưởng để tổng hợp các lỗi phổ biến của học sinh cần khắc phục và lỗi sai chung của từng lớp. Đây là việc làm cần thiết vì thực tế trong khối sẽ có giáo viên không quan tâm nhiều đến vấn đề rèn chữ viết hoặc ngại phát biểu khi họp; nếu như vậy thì giáo viên đó sẽ không cùng khối trao đổi biện pháp khắc phục khó khăn thậm chí lúng túng khi rèn chữ viết cho lớp mình. Để khắc phục tình trạng đó cần đặt câu hỏi trực tiếp đối với giáo viên đó hoặc đưa ra vấn đề đó nhờ những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ cách khắc phục lỗi.
 Giáo viên phân tích nguyên nhân và cách khắc phục. 
 Nội dung này vừa mang tính chất thực tiễn nhưng lại dựa trên lý luận khoa học. Do vậy tôi yêu cầu giáo viên phải dùng phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để thực hiện.
 Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
 Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
 Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
 Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
 Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
 Người quản lí cũng đã từng là giáo viên, từng làm khối trưởng do vậy cần lưu ý những chi tiết nhỏ để nhắc nhở đội ngũ giáo viên tìm hiểu nắm một số đặc điểm sau. Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:
 Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
 Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
 Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
 Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
 Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 - 10 g/cây bút là vừa).
 Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi - Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt.
 Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5 - 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
 Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhòe mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.
 * Về việc sử dụng bút, các thao tác chuẩn bị.
 Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhòe vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực.
 Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. 
 Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.
 * Cách viết:
 Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
 Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
 Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
 Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
 * Cần lưu ý học sinh biết sửa chữa các hỏng hóc thông thường như
 - Bút ra mực quá đậm
 Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.
 Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.
 - Bút ra ít mực hoặc không ra mực
 Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn. Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực
 Từ cách làm này sẽ giúp những giáo viên đó định hướng khắc phục cho lớp mình.
 Song song đó tôi phân công giáo viên có năng lực và kĩ năng về rèn chữ, giữ vở chịu trách nhiệm về phong trào chung cho toàn khối. Người chịu trách nhiệm về phong trào có nhiệm vụ hỗ trợ khối trưởng trong việc kiểm tra việc rèn chữ giữ vở và định hướng, tư vấn giáo viên hướng khắc phục. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ kiểm tra theo dõi và báo kịp thời về hiệu trưởng.
 Phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.
 Ngoài việc tổ chức thảo luận trong sinh hoạt tổ chuyên môn; tôi còn tiến hành tổ chức cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc rèn chữ cho lớp mình (hoặc đến rèn lớp đồng nghiệp nếu giáo viên có yêu cầu) để giáo viên trong khối cùng tham dự. 
 Thông qua các buổi họp chuyên môn, phụ trách chuyên môn định hướng cho giáo viên tiến hành khâu rèn chữ cho học sinh qua nhiều hình thức và rèn mọi lúc mọi nơi. 
 - Trong công tác giảng dạy, rèn chữ: Công tác rèn chữ giữ vở được thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy. Trong quá

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_trao_vo.docx