Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở

- Vì trường thuộc địa bàn nông thôn nên phần đông gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình không đủ sống nên ba mẹ thường đi làm ăn ở xa, các em phải ở với ông bà hoặc người thân trong gia đình đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

- Bên cạnh những học sinh có tinh thần và ý thức học tập tốt thì vẫn còn một bộ phận học sinh không có thức học tập, thường xuyên vi phạm nội quy của trường.

- Do thiếu sự kiềm cặp của gia đình nên một số học sinh thường xuyên tụ tập ở một số nơi (quán cà phê, tiệm nét, ) nên các em dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào những việc xấu.

- Một số gia đình vì hoàn cảnh nào đó mà chưa có sự quan tâm sát sao đến việc học tập của con em, thậm chí là phó mặc cho nhà trường, cho các em tự quyết nên ngày qua ngày lực học của các em ngày càng giảm sút.

 

doc 31 trang Trần Đại 28/04/2023 6404
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THOẠI SƠN
TRƯỜNG THCS . 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại Sơn, ngày 28 tháng 10 năm 2018 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến
I. SƠ LƯỢC LI LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên:  , Nữ: 
- Ngày tháng năm sinh:..
- Nơi thường trú: 
- Đơn vị công tác: 
- Chức vụ hiện nay: .
- Trình độ chuyên môn: 
- Lĩnh vực công tác: 
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nên trường học ngày càng khang trang, thoáng mát, cảnh quan sư phạm đẹp tạo tâm lí phấn khởi, thoải mái cho giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư khá đầy đủ, các phòng bộ môn: tin học, tiếng Anh, thư viện,. hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Trường có sân bóng chuyền, sân cầu lông nên giáo viên và học sinh có điều kiện vui chơi, luyện tập để rèn luyện sức khỏe sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng với các đoàn thể của trường luôn quan tâm đến hoạt động chuyên môn và đời sống đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường tạo nên tập một tập thể vững mạnh và đoàn kết.
- Đội ngũ giáo viên của trường đều là những người trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có chuyên môn vững. 
- Đa số học sinh của trường đều có tinh thần và ý thức học tập khá tốt. Nhiệt tình tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường tổ chức.
2. Khó khăn
- Vì trường thuộc địa bàn nông thôn nên phần đông gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình không đủ sống nên ba mẹ thường đi làm ăn ở xa, các em phải ở với ông bà hoặc người thân trong gia đình đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Bên cạnh những học sinh có tinh thần và ý thức học tập tốt thì vẫn còn một bộ phận học sinh không có thức học tập, thường xuyên vi phạm nội quy của trường.
- Do thiếu sự kiềm cặp của gia đình nên một số học sinh thường xuyên tụ tập ở một số nơi (quán cà phê, tiệm nét,) nên các em dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào những việc xấu.
- Một số gia đình vì hoàn cảnh nào đó mà chưa có sự quan tâm sát sao đến việc học tập của con em, thậm chí là phó mặc cho nhà trường, cho các em tự quyết nên ngày qua ngày lực học của các em ngày càng giảm sút.
- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở
- Lĩnh vực: Giảng dạy Ngữ văn
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN:
1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 Đất nước chúng ta đang trên đà phát triển và hội nhập đòi hỏi mỗi người chúng ta cũng phải phát triển toàn diện từ trình độ, tài năng đến nhân cách, phẩm chất, đạo đức. Có thể nói chưa bao giờ mà ngành công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, tuy nhiên nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Trước thực trạng này, đòi hỏi gia đình và nhà trường phải chú ý và quan tâm đến việc học của các em học sinh đặc biệt là giáo dục đạo đức cho các em.
Dạy học ngày nay không chỉ là dạy về kiến thức, lí thuyết suôn mà cần phải dạy cho học sinh những kỹ năng, đạo đức để giúp học sinh phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ và nhân phẩm. Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giản Vũ Khoan (nguyên là Phó thủ tướng chính phủ nước Việt Nam) đã khẳng định:“ Lớp trẻ Việt Nam ngày nay cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi vào nền kinh tế mới”. Và để làm được điều đó thì người giáo viên phải đóng một vai trò quan trọng – người trực tiếp giáo dục, hướng dẫn học sinh nhận ra được những ưu điểm và hạn chế của học trò mình và rèn luyện cho các em những những kỹ năng, những phẩm chất đạo đức cần phải có khi bước vào nền kinh tế mới. 
Hiện nay, tình hình dạy học ở các trường THCS vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn – một môn học mà học sinh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí là buồn ngủ mỗi khi đến giờ học. Mặc dù không ít giáo viên có chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy nhưng cũng không tránh khỏi những điều trên. Có thể nói nguyên nhân làm cho học sinh không thích học môn Ngữ văn một phần là do môn Ngữ văn thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình,) so với các môn học khác, mặt khác là do giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học thật sự hiệu quả để khơi gợi sự hứng thú cho học sinh. 
2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Dạy học có tích hợp, lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được Bộ giáo dục – Đào tạo đưa vào chương trình dạy học cũng đã khá lâu. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn hẹp của một tiết dạy, người giáo viên cùng lúc phải thực hiện quá nhiều việc như: vừa hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học, vừa liên hệ thực tế, giáo dục kỹ năng sống, tích hợp môi trường và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh v...v. Chính vì vậy, giáo viên thường thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ mà chưa thật sự quan tâm một cách đầy đủ, nghiêm túc việc tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học nên hiệu quả và chất lượng bộ môn chưa cao.
Ở ngôi trường tôi đang công tác, tuy là một trường nông thôn nhưng hiện tượng học sinh bấm lỗ tai, nhuộm tóc, nói tục, chửi thề, gây gổ thậm chí đánh nhau và gần đây là hiện tượng các em học sinh dùng lưỡi lam để gạch tay, xăm hình, khắc tên đang có xu hướng gia tăng (kể cả học sinh lớp 6). Điều này làm xã hội, phụ huynh có cái nhìn không tốt về học sinh, về giáo dục của nhà trường. Vì vậy, làm thế nào để giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả nhất là câu hỏi và cũng là nỗi trăn trở của Ban giám hiệu và tập thể giáo viên của trường từ nhiều năm nay. Cuối cùng, tôi cũng đã lựa chọn cho mình một phương pháp giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả nhất là tăng cường lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ học Ngữ văn. Đây là một phương pháp dạy học rất thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong nền giáo dục của nước ta hiện nay. Lựa chọn việc giáo dục đạo đức học sinh bằng biện pháp lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết ngữ văn vì tôi thiết nghĩ hình tượng Bác Hồ luôn bất tử trong lòng của những ai đang mang trong người dòng máu Lạc Hồng, dòng máu của nòi giống Rồng Tiên. Nhắc đến Bác Hồ thì từ người già đến trẻ em đều một lòng tôn kính, ngưỡng mộ và biết ơn Bác. Vì vậy hình tượng mẫu mực để thầy và trò cùng học tập, cùng rèn luyện không ai khác đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhân vật kiệt xuất của thế kỉ XX, một danh nhân văn hóa của thế giới với những phẩm chất đạo đức tuyệt vời mà khó có ai sánh kịp. Vì thế việc lồng ghép những bài học về đạo đức có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ tạo được sự hứng thú, tò mò đối với các em học sinh ở lứa tuổi THCS.
Việt Nam của chúng ta ngày nay đang không ngừng phát triển và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình đối với bạn bè quốc tế. Vì vậy, thế hệ trẻ mà đặc biệt là các em học sinh sẽ là thế hệ kế thừa, gánh vác trọng trách mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng và ủy thác “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Để làm được điều này thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường THCS, người giáo viên không chỉ truyền đạt cho các em những kiến thức về văn hóa mà quan trong hơn là cần phải bồi đắp cho các em cả về đạo đức, nhân cách bằng việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học. Trong đó, môn Ngữ văn sẽ giữ vai trò chủ đạo, vì thông qua mỗi tác phẩm, mỗi bài giảng người giáo viên có thể giúp cho học sinh của mình biết và hiểu thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và đối tượng mà tôi lựa chọn trong bài viết này chính là học sinh Trung học cơ sở. Theo các nhà tâm lý học, lứa tuổi Trung học cơ sở là lứa tuổi thiếu niên – lứa tuổi mới lớn – nên các em dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của cuộc sống. Nhưng bù lại các em rất nhạy bén, nắm bắt vấn đề rất nhanh. Vì vậy, nếu người giáo viên có những định hướng kịp thời, giúp các em có những nhận thức và suy nghĩ đúng đắn về các vấn đề thì các em sẽ có sự phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ và đạo đức.
3. Nội dung sáng kiến (tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức)
3.1. Khảo sát thực tiễn
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập. Vì vậy việc giao lưu trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Trong đó giới trẻ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hiện nay, đi đến bất kì nơi đâu chúng ta đều có thể bắt gặp hình ảnh các em học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau với cách ăn mặc và chải chuốt kì quặc, lố lăng, phản cảm (các em nữ thì mặc quần đáy ngắn bó sát người, nam thì quần đáy xệ ống rộng thùng thình, mang dép tổ ong đủ màu sắc, tóc thì vàng hoe, ...). Còn miệng thì lúc nào cũng nghêu ngao những bài nhạc Hàn, nhạc Thái với những ca từ nghe mà tôi chẳng hiểu được gì. Khi tôi hỏi thì các em trả lời đó là phong cách, là bài hát của “thần tượng” mà các em yêu thích. Lí giải về vấn đề này các em cho rằng đó là cách thể hiện sự yêu thích của mình đối với thần tượng. Và khi hỏi các em về tên tuổi hay bất kì vấn đề nào có liên quan đến thần tượng thì các em trả lời không sót một ý nào. Vậy mà khi hỏi về các nhân vật lịch sử của nước ta như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung thậm chí là khi được hỏi về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thì các em chỉ ú ớ, cười trừ không biết trả lời thế nào. Đơn cử cho trường hợp này là chính bản thân tôi khi dạy bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trong chương trình Ngữ văn 7 của tác giả Phạm Văn Đồng, trước khi giảng bài mới tôi có gợi dẫn cho các em bằng một vài câu hỏi như: 
- Giả sử em được đến tham quan viện bảo tàng Hồ Chí Minh và có một vị khách nước ngoài hỏi em về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì em sẽ giới thiệu với vị khách đó như thế nào về Bác Hồ?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, vậy em biết được gì về cuộc đời, con người của Bác hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết?” 
Tôi gọi khoảng bốn em trả lời hai câu hỏi trên nhưng không có em nào trả lời được một cách hoàn chỉnh. Có em thì trả lời: “Dạ, em không nhớ”, hoặc có em thì trả lời một cách chung chung như: Bác là người yêu nước, Bác từng đi nhiều nước trên thế giới và kể được một số tên gọi khác của Bác ngoài ra các em không nói thêm được gì về gia đình, về tuổi thơ, về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác thậm chí các em còn nói không đúng về năm sinh năm mất của Bác. Trước sự vô tâm, sự thiếu hiểu biết của các em về một vị lãnh tụ đáng kính của nhân dân Việt Nam, một người đã làm cho cả thế giới phải ngả mũ cúi đầu. Vậy mà thế hệ trẻ Việt Nam, tương lai của đất nước, lại không mấy hiểu biết về Bác. Thật đáng buồn biết bao!
Thiết nghĩ việc giao lưu hội nhập là cần thiết, đặc biệt là khi khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Các em có cơ hội được học tập, được tiếp xúc với nền văn hóa của các nước trên thế giới là cách để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. Nhưng trước khi tiếp thu nền văn hóa của các nước bạn thì bản thân các em cũng phải có những hiểu biết nhất định về văn hóa và lịch sử đấu tranh anh dũng của đất nước mình. Trong đó, nhân vật đầu tiên các em cần phải biết, phải tìm hiểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc tăng cường tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức trong dạy học trong đó có môn Ngữ văn là vấn đề rất cần thiết. Đây là phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. 
	Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức, đặc biệt là tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học là nhằm giúp cho các em có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Vì vậy, vào tháng 8 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về vấn đề này. Đây là một động thái rất có ý nghĩa trong ngành giáo dục vì đây cũng là lúc cả nước ta đang cùng nhau thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đến nay, năm 2018 thì cuộc vận động và học tập cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
	Bản thân là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi càng thấy được tầm quan trong và ý nghĩa của vấn đề này. Bởi khi học văn, các em không chỉ được tiếp cận với những tác phẩm văn chương xuất sắc của mỗi thời đại từ đó bồi dưỡng tâm hồn của các em. Và nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho học sinh nhận thức về cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm. Qua đó rút ra được những kinh nghiệm, những bài học quý giá cho bản thân trong cuộc sống. Người giáo viên dạy Ngữ văn có phần thuận lợi hơn so với các giáo viên bộ môn khác. Bởi trong quá trình học tập, các em được tiếp xúc trực tiếp với những tác phẩm do Bác Hồ sáng tác và cả những tác phẩm viết về Bác. Dưới sự dẫn dắt, thuyết trình hay kể chuyện về Bác Hồ, người giáo viên giúp cho học sinh hiểu thêm phần nào về con người, cuộc đời và trên hết là tấm gương đạo đức của Bác. Cứ như vậy, dần dần người giáo viên sẽ bồi đắp tình yêu thương, lòng kính trọng của các em đối với vị lãnh tụ một cách tự nhiên, chân thành mà sâu sắc. Đó không còn là những lời nói suôn mà sẽ trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
	Sau đây là những địa chỉ và nội dung cần Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của môn Ngữ văn cấp THCS (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
Lớp
Tên bài
Nội dung tích hợp
1
6
Con Rồng, cháu Tiên
(Truyn thuyết)
Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
2
Thánh Gióng
(Truyền thuyết)
Quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
3
Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
Ca ngợi vẻ đẹp HCM: hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đối với nhân dân, tinh thần đồng cam cộng khổ của nhân dân với Bác.
4
Lòng yêu nước
(I-li-a Ê-ren-bua)
Liên hệ với tư tưởng độc lập dân tộc, lòng yêu nước của Bác.
5
7
Sông núi nước Nam
( Lý Thường Kiệt)
Ý thức về chủ quyền của đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Liên hệ với nội dung Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ
6
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
(Hồ Chí Minh)
Sự hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạnh HCM.
7
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (HCM)
Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
8
Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
Quan điểm của Bác: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống của dân tộc.
9
Đức tính giản dị của Bác Hồ
(Phạm Văn Đồng)
- Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống HCM.
- Sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác.
10
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
- Nguyễn Ái Quốc bộc lộ gián tiếp lòng yêu nước thông qua ca ngợi cuộc đời và bản lĩnh kiên cường của người sĩ phu yêu nước Phan Bội Châu trước sự lố bịch của Va –ren.
- Thấy được phương diện khác của Nguyễn Ái Quốc khi sử dụng vũ khí văn nghệ.
11
8
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
- Đâp đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
12
Hai chữ nước nhà
(Trần Tuấn Khải)
Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác.
13
Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
14
Ngắm trăng, Đi đường (Hồ Chí Minh)
Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch.
15
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác.
16
Nước Đại Việt ta
(Nguyễn Trãi)
Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng của HCM.
17
Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa bị bóc lột “thuế máu” cho tham vọng xâm lược của chúng.
18
9
Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà )
Vẻ đẹp trong phong cách của lãnh tụ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn.
19
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
(Mác-két)
Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ hòa bình với thế giới cua Bác.
20
Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.
21
Viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ HCM: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn.
Do lứa tuổi học sinh THCS bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau (từ 11 tuổi đến 15 tuổi), tương ứng với mỗi lứa tuổi các em cũng có những biểu hiện khác nhau về tâm sinh lý. Và phương pháp dạy cho từng độ tuổi cũng khác nhau. Vì vậy, trong bài viết của mình tôi xin phân thành bốn nhóm tương ứng với bốn khối của học sinh THCS.
3.2. Biện pháp thực hiện
3.2.1/ Đối với học sinh lớp 6 
Trong lứa tuổi thiếu niên hay chúng ta quen gọi là lứa tuổi học sinh THCS, thì học sinh lớp 6 được xem là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Vì vậy bên cạnh những thay đổi nhất định về tâm sinh lý thì các em cũng có sự thay đổi về môi trường học tập. Bước sang giai đoạn này, các em bắt đầu làm quen với môi trường mới hoàn toàn từ thầy cô, bạn bè đến phương pháp học tập,... mọi thứ đều mới lạ đối với các em. Bước vào môi trường mới, các em vừa có chút bỡ ngỡ vừa có sự háo hức chờ đón các thầy cô mới. Vì vậy, người giáo viên sẽ từng bước hướng dẫn học sinh của mình có phương pháp học tập phù hợp đối với bộ môn Ngữ văn và cũng từng bước rèn luyện đạo đức cho các em bằng những tình huống có vấn đề hay những câu chuyện kể về Bác Hồ. Bằng cách này, giáo viên sẽ vừa tạo hứng thú học tập vừa bồi dưỡng lòng kính yêu Bác Hồ cho các em học sinh.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 có rất nhiều bài cần tích hợp và giáo dục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh. Ở mỗi tác phẩm, chúng ta lại có một phát hiện mới về tâm hồn, về lối sống, về nhân cách của Bác và rút ra cho mình những bài học quý giá. Tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin phép được chia sẻ những suy nghĩ và phương pháp giảng dạy của mình đối với một tác phẩm mà tôi được trực tiếp giảng dạy đó là bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ 
 Đối với học sinh lớp 6, ít nhiều các em cũng đã được học, được nghe thầy cô kể chuyện về Bác Hồ và trong lòng của mỗi em cũng luôn sẵn có lòng kính yêu đối với Bác. Vì vậy khi học bài này, giáo viên chỉ cần khơi gợi, bồi đắp thêm những tình cảm tốt đẹp đó bằng hệ thống câu hỏi phát hiện, gợi tìm, nêu vấn đề hay giảng bình để các em nắm được nội dung chính của bài thơ đó là sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, là tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc của Bác dành cho các anh chiến sĩ như tình yêu thương của một người cha đối với con. Tiếp theo giáo viên liên hệ mở rộng vấn đề bằng việc kể cho học sinh nghe một vài mẩu chuyện nói tình yêu thương của Bác đối với các em thiếu nhi và những người lớn tuổi như: Bác Hồ tắm cho trẻ em Việt Bắc, Để Bác quạt,...
Cuối cùng để khắc sâu những tình cảm tốt đẹp này, tôi sẽ cho học sinh xem những hình ảnh của Bác Hồ cùng các chiến sĩ trong kháng chiến và tranh Bác Hồ với các em thiếu nhi (tranh in trên giây khổ giấy A3). 
 (Bác Hồ và các chiến sĩ về thăm đền Hùng 19/ 9/ 1954)
Ảnh Đại biểu học sinhTrưng V

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_tam_guong_dao_duc_ho_chi_min.doc