Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục văn, thể, mỹ cho học sinh thông qua các hoạt động Đội trong trường THCS

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục xã hội và tự giáo dục toàn diện sẽ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”; vừa có phẩm chất, vừa có năng lực; những công dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam mới.
Để có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm việc xây dựng một nền giáo dục toàn diện và khẳng định: Nền giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, nhằm đào tạo ra những con người có tri thức, có lý tưởng, có đạo đức, có sức khỏe, có thẩm mỹ. Người nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động và sản xuất” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 647).
Để tạo một con người có ích cho xã hội, theo Bác cần phải giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục về tài và đức. Để giáo dục tốt cả đức và tài cho học sinh, Bác nhắc nhở giáo viên: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hóa, chuyên môn; đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức … cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà nó có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khỏe, thẩm mỹ...
Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược , mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm công tác Đội Năm học 2016 - 2017 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Lồng ghép giáo dục Văn, Thể, Mỹ cho học sinh thông qua các hoạt động Đội trong trường THCS Tác giả sáng kiến: Trần Khắc Hùng Tam Hợp, Năm 2017 Trường THCS Tam Hợp 1 Sáng kiến kinh nghiệm công tác Đội Năm học 2016 - 2017 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chính vì vậy Đảng ta và Bác Hồ luôn coi công tác giáo dục Thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo quan trọng vì các em là một lớp người mới của đất nước. Việc giáo dục các em phải đảm bảo tính khoa học, có nghệ thuật và đặc biệt là không được tùy tiện chủ quan. Từ khi đất nước Việt Nam ta vẫn còn chịu ách đô hộ của đế quốc, thực dân và cho đến nay, đất nước đã hoàn toàn độc lập thì Đảng vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, luôn mong muốn cho các em có một tâm hồn trong sáng, có kiến thức vững vàng để trở thành một lớp người mới kế tục sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng đất nước. Đảng ta đã từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Còn đối với Bác, Bác đã luôn gửi trọn niềm tin về vận mệnh của đất nước cho thế hệ các Thiếu niên nhi đồng. Trong thư Bác viết gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945 Bác nói: "Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu" Các em chính là lớp người kế tục sự nghiệp của Đảng, lớp người xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vậy nên giáo dục thiếu nhi là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, đòi hỏi các ban ngành, các tổ chức xã hội và đoàn thể phải có sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cao "Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước". Song song với hoạt động chủ đạo là học tập thì hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí minh có một vai trò rất lớn, bổ trợ tác động tích cực giúp các em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Trong đó chương trình "Rèn luyện Đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh" là một trong các tiêu chí góp phần giáo dục các em hoàn thiện hơn về đức, trí, thể, mĩ bởi đây là chương trình giáo dục tổng hợp mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống về Đảng, về Đoàn, về Đội, kiến thức về môi trường, sức khỏe, thể dục, thể thao, Mục tiêu chính của hoạt động Đội trong trường học là bồi dưỡng cho các em đội viên các kỹ năng cơ bản của người công dân xã hội chủ nghĩa. Thông qua các hoạt động đội các em được ôn lại các kiến thức đã học trên lớp, được tham gia vào các hoạt động vui chơi, được sáng tạo thể hiện khả năng bản thân... qua các hoạt động có lồng ghép văn, thể mỹ. Nội dung giáo dục văn, thể, mỹ là các mặt quan trọng trong mục tiêu giáo dục của hoạt động Đội. Văn, thể, mỹ là nội dung cốt lõi trong các hoạt động Đội trong suốt năm học. Trong trường THCS việc đưa các em học sinh tham gia vào các hoạt động Đội là quan trọng vì ở đây các em được học tập, được giao lưu với thầy cô với bạn bè... qua đó Trường THCS Tam Hợp 3 Sáng kiến kinh nghiệm công tác Đội Năm học 2016 - 2017 6 . Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9 năm 2013 đến nay, với đối tượng là Đội viên Liên đội THCS Tam Hợp hoạt động trong năm học 2013 – 2014, năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Cơ sở lý luận về các hoạt động Đội trong trường THCS. 7.1.1. Cơ sở lý luận về giáo dục toàn diện cho học sinh a. Khái niệm về giáo dục toàn diện học sinh Có thể nói rằng, từ ngàn xưa cho đến nay, ở bất kỳ một nền giáo dục nào cả phương Đông lẫn phương Tây đều có những quan điểm tương đồng về giáo dục toàn diện học sinh. Đó chính là giáo dục những tri thức tinh hoa của nhân loại, đạo đức, lối sống, văn hóa truyền thống của dân tộc, kỹ năng hưởng thụ, sáng tạo nghệ thuật, thẩm mỹ...mà theo C.Mác thì giáo dục toàn diện bao gồm: giáo dục thể lực, trí lực, khoa học kỹ thuật tổng hợp và giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, tức là nội dung giáo dục bao gồm các mặt: trí, đức, thể, mỹ và giáo dục nghề nghiệp. Qua các quan điểm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về giáo dục toàn diện học sinh như sau: Giáo dục toàn diện học sinh là các hoạt động dạy học – giáo dục của trường phổ thông nhằm đạt được mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, văn, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện học sinh Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục xã hội và tự giáo dục toàn diện sẽ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”; vừa có phẩm chất, vừa có năng lực; những công dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam mới. Để có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm việc xây dựng một nền giáo dục toàn diện và khẳng định: Nền giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, nhằm đào tạo ra những con người có tri thức, có lý tưởng, có đạo đức, có sức khỏe, có thẩm mỹ. Người nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động và sản xuất” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 647). Để tạo một con người có ích cho xã hội, theo Bác cần phải giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục về tài và đức. Để giáo dục tốt cả đức và tài cho học sinh, Bác nhắc nhở giáo viên: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hóa, chuyên môn; đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Trường THCS Tam Hợp 5 Sáng kiến kinh nghiệm công tác Đội Năm học 2016 - 2017 minh sự vững mạnh của hoạt động Đội như: xây dựng được khu di tích lịch sử Kim Đồng, Đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,... Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi hoặc thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức. b. Nội dung của hoạt động Đội: - Hoạt động giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của người đội viên. - Hoạt động giúp phục vụ học tập. - Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. - Hoạt động lao động, sáng tạo. - Vui chơi giải trí. - Giáo dục tính thẩm mỹ. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế. c. Nhiệm vụ của Đội trong trường học: Đội là lực lượng dự bị của Đoàn, vừa thể hiện tính tự phát triển của Đội vừa là nhiệm vụ của Đội, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước mà bắt đầu đặt nền móng từ các trường tiểu học. Như vậy, tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phần, phần nữa nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ấy là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với việc giáo dục trong nhà trường, làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế với bè bạn năm Châu theo di chúc của Bác Hồ để lại. Qua các hoạt động tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí. Đội phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ người công dân nhỏ tuổi để từ đó hình thành những phẩm chất của người công dân tốt sau này. Mặt khác, các em thể hiện khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Luật nghĩa là các em đã và đang từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình. Ngoài ra các em phải thể hiện được tình đoàn kết quốc tế, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới để cùng đấu tranh, bảo vệ những quyền của trẻ em, vì hạnh phúc, hòa bình của các dân tộc trên thế giới. 7.2. Thực trạng giáo dục văn, thể, mỹ cho học sinh trong nhà trường THCS hiện nay. 7.2.1. Thuận lợi: Trường THCS Tam Hợp 7 Sáng kiến kinh nghiệm công tác Đội Năm học 2016 - 2017 tình trạng trẻ vị thành niên phạm pháp và hư hỏng càng nhiều. Thói quen đua đòi bắt chước bạn, thói quen sống ích kỷ, cá nhân và chỉ muốn hưởng thụ đang tiêm nhiễm dần vào các em. Việc giáo dục văn, thể, mỹ phải gắn liền với giáo dục văn hoá trong nhà trường. Tuy nhiên do học sinh tập chung chủ yếu vào việc học là chính nên các em xem nhẹ việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tình tích hợp các môn học hoặc có những học sinh việc học tập gặp khó khăn trên lớp nên các em e ngại tham gia các hoạt động này vì vốn kiến thức không có, cũng như kỹ năng cơ bản không được tôi luyện hay hình thành của các môn thể thao. Một số hoạt động văn hoá nghệ thuật tổ chức ở trường một cách sơ sài cho có báo cáo, không lôi cuốn được các em hoặc một hoạt động cứ tổ chức lại nhiều lần không có những chương trình mới lạ bổ ích khác dẫn đến tâm lí nhàm chán ngại tham gia. Các phong trào văn nghệ tham gia ở trường không sơ duyệt cẩn thận, chỉ chú ý số lượng không tập trung vào chất lượng không chỉ làm những người tham gia biểu diễn mà khán giả và những người tham gia cổ vũ cảm thấy hời hợt nên không lôi kéo được số đông các em dẫn đến mất uy tín và tiếng nói của người giáo viên TPT với các em không còn trọng lượng. 7.2.3. Những nguyên nhân của việc giáo dục khó khăn: Sự ảnh hưởng của trào lưu hay công nghệ giải trí thị trường tác động mạnh vào nhận thức của giới trẻ. Công nghệ thông tin dễ tiếp cận tuy nhiên khó xác định được chất lượng nội dung do những thông tin tốt xấu xuất hiện với mặt bằng ngang nhau và tràn lan, hỗn độn trên mạng internet. Trong hàng loạt yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách và chuẩn mực văn hoá cho giới trẻ, các loại hình văn hoá nghệ thuật cũng tham gia một cách tích cực và đóng vai trò quan trọng. Lớp trẻ hiện nay có xu hướng thích những loại hình nghệ thuật hiện đại, do quan niệm và cách nhìn về cái đẹp cũng có sự thay đổi lớn so với trước đây. Hiện nay lực lượng giáo viên tổng phụ trách đội đa số là mới, giáo viên dạy lớp chuyển sang làm công tác đội, chưa qua lớp bồi dưỡng chuyên môn hoặc chỉ bồi dưỡng ngắn hạn (từ 2-5 ngày). Vì vậy chuyên môn của giáo viên tổng phụ trách không đủ vững để hoạt động, không đáp ứng được yêu cầu của Đội viên hoặc hoạt động không có hiệu quả. Một số tổng phụ trách đội đã làm lâu năm, nhưng do hạn chế một số mặt về chuyên môn mà không được bồi dưỡng nâng cao tay nghề nên việc tổ chức các hoạt động cho Đội viên trong trường học không hiệu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Đội viên và các hoạt động khác trong nhà trường. Trước tình hình trên để giải quyết vấn đề nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách đội, làm sao được đồng đều nhau và đáp ứng được yêu cầu của Đội viên tại các trường học. Với quyết tâm không để các em Đội viên chịu thiệt thòi vì thiếu hoạt động ngoại khóa vì chuyên môn của giáo viên tổng phụ trách đội không đạt yêu cầu,... Đây là điều cần quan tâm tìm giải pháp khắc phục khó khăn từng nội dung như: Trường THCS Tam Hợp 9
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_van_the_my_cho_hoc.docx
sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_doi-_tran_khac_hung_30320198.pdf