SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học - Kĩ thuật qua dạy học bộ môn Công nghệ ở trường THCS thị trấn Bến Sung

SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học - Kĩ thuật qua dạy học bộ môn Công nghệ ở trường THCS thị trấn Bến Sung

 Hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn đời sống của học sinh. Sáng tạo khoa học kĩ thuật còn khuyến khích các em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trường với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho các em học tập, nghiên cứu, nuôi dưỡng và phát triển, biến các ước mơ, ý tưởng khoa học thành các sản phẩm hiện thực. Chính vì vậy họạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật là yêu cầu cần thiết trong hoạt động giáo dục ở các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo.

Tuy nhiên trong thực tế vấn đề này chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn nặng tính hình thức nên chưa tạo được sự chuyển biến lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động sáng tạo khoa học, kĩ thuật trong nhà trường hiện nay. [1]

Với bài viết này tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn mà chỉ nêu ra một số kinh nghiệm về “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật” ở trường THCS mà bản thân đã rút ra từ thực tế trực tiếp hướng dẫn các em nghiên cứu. Mong rằng với kinh nghiệm của bản thân sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong các nhà trường hiện nay.

 

doc 15 trang thuychi01 6612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học - Kĩ thuật qua dạy học bộ môn Công nghệ ở trường THCS thị trấn Bến Sung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO KHOA HỌC - KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN BẾN SUNG 
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lợi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS TT Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ
 THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn đời sống của học sinh. Sáng tạo khoa học kĩ thuật còn khuyến khích các em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trường với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho các em học tập, nghiên cứu, nuôi dưỡng và phát triển, biến các ước mơ, ý tưởng khoa học thành các sản phẩm hiện thực. Chính vì vậy họạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật là yêu cầu cần thiết trong hoạt động giáo dục ở các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo.
Tuy nhiên trong thực tế vấn đề này chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn nặng tính hình thức nên chưa tạo được sự chuyển biến lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động sáng tạo khoa học, kĩ thuật trong nhà trường hiện nay. [1] [1] Mục 1.1. từ '' hoạt động sáng tạo '' trích trong tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KHKT và cuộc thi KHKT dành cho HS Trung học.
Với bài viết này tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn mà chỉ nêu ra một số kinh nghiệm về “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật” ở trường THCS mà bản thân đã rút ra từ thực tế trực tiếp hướng dẫn các em nghiên cứu. Mong rằng với kinh nghiệm của bản thân sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong các nhà trường hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những giải pháp tối ưu để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong sáng tạo khoa học kĩ thuật, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong các nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Bài viết là quá trình nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm về “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật” mà bản thân đã tích lũy trong hai năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 trực tiếp hướng dẫn học sinh tham gia sáng tạo khoa học kĩ thuật ở trường THCS thị trấn Bến Sung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1. Khái niệm:
Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng trí thức mới về nhận thức hoặc phương pháp.[2]2 [2] Mục 2.1.1 đoạn từ ''Nghiên cứu ....'' trích trong bài báo nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông góc nhìn của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tĩnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong nhà trường:
Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động nghiên cứu khoa học, là sân chơi bổ ích giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành, tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, tạo đà cho các bậc học tiếp theo, tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động nghiên cứu khoa học phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. [3] Mục 2.1.2. đoạn từ ''Trong tiến trình ...'' trích trong bài báo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
 [3]
2.1.3. Nguyên tắc trong hoạt động sáng tao khoa học trong nhà trường:
	- Phải căn cứ vào ý tưởng của học sinh thông qua (Kiến thức, kĩ năng, sự hiểu biết xã hội) của các bài học để lựa chọn. 
	- Có phương pháp thích hợp đối với việc đưa ra những biện pháp để thực hiện ý tưởng đó. Khi thực hiện ý tưởng phải đảm bảo được sự cần thiết của ý tưởng đối với cuộc sống.
	- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia dự án.
	- Phải đảm bảo được yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh thông qua việc tham gia dự án khoa học.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhiều hoạt động khuyến khích việc nghiên cứu khoa học như: Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học - Intel ISEF qua đó giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai. Hưởng ứng chủ trương trên trong những năm học gần đây Phòng GD&ĐT Như Thanh đã tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn toàn huyện nhằm tạo ra sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn toàn huyện.
Tuy nhiên sau hai năm học trực tiếp hướng dẫn học sinh tham gia sáng tạo khoa học kĩ thuật bên cạnh những thành quả đạt được,tôi nhận thấy là các em chưa có ý tưởng sáng tạo, kĩ năng nghiên cứu và thực hành còn hạn chế, chỉ chú trọng học lý thuyết để phục vụ cho thi cử nên các em chưa tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sản phẩm làm ra chủ yếu dựa vào sức thầy là chính. Do vậy hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong nhà trường còn nặng tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tại hiện nay. 
 Từ thực tế đó tôi tiến hành điều tra ban đầu ngẫu nhiên với 33 học sinh ở các khối lớp 8 và 9 trong năm học 2015 - 2016 cho thấy thái độ tham gia của học sinh đối với hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật chưa cao. Cụ thể như sau:
TSHS
Số học sinh chủ động đề xuất ý tưởng và tham gia 
Số học sinh có ý tưởng 
 Số học sinh có ý tưởng khả thi
Học sinh không quan tâm 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
33
0
0
2
6,1
2
6,1
29
87,8
 Với kết quả đều tra ban đầu trên tôi nhận thấy để nâng cao chất hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trước hết cần phải tạo cho học sinh tình yêu, lòng đam mê với nghiên cứu khoa học, để làm được điều này chúng ta phải tìm ra các giải pháp để các em được mạnh dạn đề xuất ý tưởng của bản thân, tính tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghiên cứu.Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật trong các nhà trường hiện nay, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học mà bản thân tôi đã trực tiếp hướng dẫn các em nghiên cứu trong hai năm tại trường THCS thị trấn Bến Sung.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP:
Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật. Tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyền truyền.
	Để học sinh tích cực chủ, động tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trước hết các em phải hiểu được mục đích, ý nghĩa và vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành và đời sống. Để thực hiện tốt vấn đề này tôi đã thực hiện một số biện pháp sau.
	- Trực tiếp trao đổi, trò chuyện một cách cởi mở, trân thành với các em qua đó nắm bắt tâm tư, nguyên vọng và những ý tưởng đang được các em ấp ủ mà chưa có điều kiện bộc lộ.Từ đó có giải pháp tư vấn, hỗ trợ để các em mạnh dạn bộc lộ bản thân và lôi cuốn các em nhiệt tình tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học.
	- Trao đổi với giáo viên chủ nghiệm lớp, phụ huynh học sinh để nhận sự hỗ trợ về thời gian, trí thức, kinh phí và sự động viên, khích lệ khi các em tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.
	- Tham mưu với BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo khoa học kĩ thuật trong toàn trường nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng của học sinh đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.
	- Kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh học sinh với kì thi thông qua việc tạo điều kiện để các em tham gia một cách tốt nhất.
	Với giải pháp này khắc phục tình trạng các em chỉ chú trọng học lý thuyết để phục vụ cho thi cử, đồng thời giúp các em sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo, tiến tới học đi đôi với hành.
Thứ hai. Hỗ trợ học sinh hình thành ý tưởng sáng tạo.
	Trong cuộc sống hàng ngày cũng như nghiên cứu khoa học ý tưởng sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình nghiên cứu “giống như gốc rễ của một cái cây vậy”. Vậy làm thế nào để học sinh có thể tự hình thành ý tưởng nghiên cứu cho bản thân?. Đây là vấn đề khó đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THCS, để giải quyết vấn đề này tôi đã thực hiện quy trình sau:
Một là: Hướng dẫn học sinh tự hình thành ý tưởng thông qua giảng dạy khiến thức của bộ môn.
Công nghệ là bộ môn mang nhiều tính kĩ thuật, tính thực tiễn và gần gũi với đời sống, với tính ưu việt của mình bộ môn công nghệ là môi trường thuận lợi để giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành ý tưởng sáng tạo của bản thân, nhất là đối với đối tượng học sinh THCS. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng có tác dụng trong việc hình thành ý tưởng sáng tạo, vì vậy để thực hiện hiểu quả chúng ta cần phải căn cứ vào mục tiêu của bài dạy, của từng đơn vị kiến thức cụ thể của bài học để gợi ý cho học sinh có ý tưởng đối với các sản phẩm có khả năng phục vụ cho nhu cầu học tập và cuộc sống hàng ngày, song phải đơn giản và có tính khả thi.
Ví dụ 1: (Bài 44: Đồ dùng loại điện, cơ - Công nghệ 8)
Máy bơm nước
	 Sau khi cho học sinh nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng máy bơm nước. Từ đó giáo viên cho học sinh nắm nguyên lí hoạt động máy bơm nước thực chất là động cơ điện và phần tổng bơm nước để các em hiểu về vai trò của động cơ điện, các ứng dụng của động cơ điện trong cuộc sống.
	Từ những kiến thức đã học trên giáo viên đưa ra một số gợi ý như: Có thể tận dụng những máy bơm nước cũ để làm động cơ của một số sản phẩm phục vụ cho gia đình như máy tác hạt ngô; máy thái thức ăn gia súc; máy mài củthay thế cho một số động cơ trong các loại máy công cụ đang bán trên thị trường góp phần giảm chi phí cho gia đình.
Ví dụ 2: (Bài 18: Vật liệu cơ khí - Công nghệ 8)
	Sau khi dạy song hai bài học này giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh có thể tận dụng những vật liệu kim loại đã qua sử dụng như Thép V4; Ống kẻm; Tônđể chế tạo khung sườn thay thế cho những phần đã hư hỏng của một số sản phẩm phục vụ cho gia đình hay vật liệu phi kim loại như cao su để làm ống dẫn, đai truyền, vòng đệm.
	Hai là: Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để định hướng học sinh phát hiện ý tưởng.
	Để học sinh chủ động phát hiện ra ý tưởng sáng tạo thông qua kiến thức đã học, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khơi gợi khoa học phù hợp với mọi đối tượng. Để làm được điều này cần lưu ý một số vấn đề sau:
	- Hệ thống câu hỏi phải đa dạng, phong phú, phải hướng vào tất cả các đối tượng học sinh.
	- Các câu hỏi phải có nội dung rõ ràng về kiến thức, trong sáng về lời dẫn và phù hợp với trình độ học sinh.
	- Câu hỏi phải kích thích được lòng ham hiểu biết, tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh cho học sinh liên hệ thực tế.
Ví dụ : (Bài 44: Đồ dùng loại điện, cơ - Công nghệ 8)
	Sau khi cho học sinh nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng máy bơm nước. Giáo viên có thể xây dựng câu hỏi như sau: 
	- Theo em bản chất về nguyên lý hoạt động của máy bơm nước là gì? 
	- Vai trò và ứng dụng của động cơ điện đối với đời sống con người?
	- Trong cuộc sống quanh chúng ta có những loại sản phẩm nào hiện nay đang sử dụng động cơ điện?
	- Vậy chúng ta có thể sử dụng máy bơm nước cũ để thay thế góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm không?
 Thứ ba: Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh thông qua giảng dạy kiến thức bộ môn.
	Trong nghiên cứu khoa học kĩ thuật, kĩ năng thực hành là khâu vô cùng quan trọng vì đây là quá trình biến ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm hiện thực. Vì vậy giáo viên phải căn cứ vào các bài học cụ thể để rèn luyện các kĩ năng thực hành cơ bản cho học sinh như, Kĩ năng vẽ phác họa theo ý tưởng, kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật, kĩ năng gia công cơ khí, kĩ năng lắp ráp và hoàn thiện. 
	Thông qua giảng dạy nội dung kiến thức Phần I: Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 8. Để rèn luyện kĩ năng vẽ phác họa theo ý tưởng và kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật cho học sinh.
	Thông qua giảng dạy nội dung kiến thức Chương III: Gia công cơ khí - Công nghệ 8. Để rèn luyện kĩ năng gia công cơ khí cho học sinh.
	Thông qua giảng dạy nội dung kiến thức Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép - Công nghệ 8. Để rèn luyện kĩ năng lắp ráp và hoàn thiện cho học sinh.
 Thứ tư: Tham mưu với ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tổ chuyên môn:
	Hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật mang tính đặc thù riêng biệt bao gồm hai công đoạn là sáng tạo khoa học trong kĩ thuật nên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và các điều kiện hỗ trợ khác. Do vậy cần phải có sự vào cuộc của BGH và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Để làm tốt được vấn đề này giáo viên cần hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu cụ thể, chi tiết; lập tờ trình để tham mưu đề xuất ý kiến với những vấn đề khó như kinh phí nghiên cứu, nhà xưởng thực hành, chỗ thực nghiệm, vận động sự ủng hộ từ phía đồng nghiệp và phụ huynh học sinh
Kết luận: Như vậy để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật chúng ta không nên chỉ chú trọng vào một giải pháp nào đó mà phải thực hiện một cách hài hòa các giải pháp mà tôi đã nêu ở trên.
Để minh chứng và làm rõ thêm cho vấn đề đã nêu, tôi xin trình bày về dự án “Máy tách hạt ngô và thái thức ăn vật nuôi’’ mà bản thân đã trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện trong năm học 2016 - 2017. Sản phẩm đã được xếp giải ba cấp tỉnh và được hội đồng khoa học cấp tỉnh đánh gia cao về khả năng ứng dụng thực tiễn, sản phẩm được lựa chọn đi thi cấp quốc gia. 
1. Học sinh hình thành và trình bày ý tưởng nghiên cứu:
	Từ thực tế sản xuất hiện nay nhận thấy việc thu hoạch các sản phẩm từ nông nghiệp, việc chế biến thức ăn cho vật nuôi trong các hộ gia đình phải qua rất nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian, công sức. Trên thị trường hiện nay cũng có bán một số loại máy để giải quyết vấn đề này song các máy này chỉ thiết kế có một chức năng riêng biệt và giá thành của sản phẩm tương đối cao. 
Để giải quyết vấn đề trên chúng em nảy ra ý tưởng làm một máy tích hợp chức nhiều năng vừa tách hạt ngô vừa thái thức ăn chăn nuôi gọi là “Máy tách hạt ngô và thái thức ăn vật nuôi’’. Sản phẩm này có thể xem là giải pháp thích hợp để giảm chi phí công lao động, giúp nhà nông có thời gian hơn cho các công việc khác để tăng thu nhập.
2. Tổng quan về máy tách hạt ngô và thái thức ăn chăn nuôi:
Máy được cấu tạo gồm 4 phần:
	- Khung máy: Là nơi để gắn máy công tác và động cơ tạo lực.
	- Động cơ: Được dùng động cơ điện xoay chiều có công suất từ ½ HP trở lên.
	- Máy tách hạt ngô: Thực hiện theo nguyên lí của máy vò lúa để tách hạt ngô ra khỏi lõi.
	- Máy thái thức ăn chăn nuôi: Vận dụng lực li tâm và lực quán tính để thiết kế nhằm thái, cắt nhỏ thức ăn cho vật nuôi.
3. Hướng dẫn học sinh vẽ phác họa theo ý tưởng:
	Sau khi học sinh có ý tưởng nghiên cứu, giáo viên trực tiếp hỗ trợ các em trong việc vẽ phác họa từng bộ phận của sản phẩm. Để bản vẽ có độ chính xác cao và đảm bảo tính thẩm mĩ ngoài việc vận dụng kiến thức đã học, để thực hiện giáo viên có thể gợi ý cho học sinh mời giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật tham gia làm cố vấn. 
4. Hướng dẫn học sinh thiết kế, gia công theo bản vẽ :
a. Thiết kế khung máy:
	- Khung máy có chiều dài 80cm; chiều rộng 50cm; chiều cao 26cm.
	- Trên mặt khung được bố trí thêm hai thanh ngang với kích thước dài 50cm, đồng thời có các thanh ngắn hơn tạo thành giá đỡ để lắp động cơ và máy công cụ.
	- Phần chân động cơ được lắp đặt lên khung máy có tạo lỗ dài 4cm để di chuyển động cơ làm tăng sức căng của dây cuaroa.
	- Khung máy được làm bằng thép V4 để đảm bảo độ bền cho máy khi làm việc. 
	- Khung máy cũng có thể được làm bằng gỗ tạo sự vững chắc để đặt động cơ và các máy công tác, tận dụng vật liệu tại gia đình.
b.Gia công lại động cơ:
	- Lấy máy bơm cũ có công suất :750W để làm động cơ để đảm bảo lực kéo
	- Cắt bỏ bộ phận tổng bơm, nối dài trục động cơ để gắn buli và lưỡi dao thái rau.
c. Thiết kế đầu máy tách hạt ngô:
	- Nguyên lí: Dùng lực ma sát giữa vỏ máy với trục máy tác động lên bắp ngô hạt để tách các hạt ngô ra khỏi lõi bắp ngô.
	- Trục máy: Dạng hình trụ, có đường kính 6cm, chiều dài 39cm. Trên trục máy được tạo các đường gờ tách hạt theo dạng xoắn quả dứa, giúp cho bắp ngô được tách theo chiều chuyển động.
	- Vỏ máy: Có dạng trụ với đường kính 14cm. chiều dày vỏ máy 2mm, chiều dài 42cm. Trên vỏ máy có tạo cửa để đưa ngô bắp vào cửa để ngô hạt và lõi ngô đã tách đi ra ngoài.
	- Máy tách hạt ngô được gắn buli để nhận lực kéo từ động cơ thông qua dây cuaroa.
	- Máy tách hạt ngô được gắn chặt lên khung máy nhờ các đai ốc.
d. Thiết kế máy thái thức ăn vật nuôi.
- Dao thái: Được làm bằng thép có chiều dài: 30cm, chiều rộng: 4cm. Dao được gắn vào trục của động cơ, dao được cố định bằng hai đai ốc hãm.
- Hộp máy: có kích thước Dài x Rộng x Dài = 37cm x 36cm x 6cm.
- Hộp máy làm bằng tôn hoặc có thể làm bằng gỗ.
5. Hướng dẫn học sinh lắp ráp các bộ phận để hoàn chỉnh máy.
	+ Sau khi đã hoàn thành các bước trên tiến hành lắp ráp để hoàn thành sản phẩm
6. Hướng dẫn học sinh tiến hành thử nghiệm và thảo luận, chỉnh sửa máy:
Thử nghiệm 1. Tách 10kg ngô bắp trong 3 phút (tách bộ bằng tay thủ công hết 15 phút).
Thử nghiệm 2. Thái 10kg cỏ voi hết 1,4phút (băm rau thủ công ở người hết 18 phút).
Tiếp tục thử nghiệm cho thấy máy chạy ổn định, thời gian nhanh, chất lượng sản phẩm tốt. Đối chứng với lao động thủ công gấp từ 7 đến 10 lần.
7. Kết luận: Máy tách hạt ngô và thái thức ăn vật nuôi là sản phẩm tích hợp chức năng. Thiết kế dựa trên nguyên lí hoạt động của máy vò lúa (máy tách hạt ngô) và nguyên lí lực quán tính (máy thái thức ăn vật nuôi). Máy được tạo ra nhằm mục đích giúp cho người nông dân tiết kiệm ngày công lao động và có được sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng. Máy được sử dụng vật liệu đơn giản dễ kiếm, dễ làm và dễ thay thế. Có thể tận dụng được những dụng cụ trong sinh hoạt để chế tạo như: Máy bơm nước 750W để làm động cơ, vật liệu gỗ để làm khung máy và hộp máy thái thức ăn. Vỏ và trục máy tách hạt ngô sử dụng ống kẽm phế liệu để làm...Do đó sản phẩm này có thể được xem là giải pháp cần thiết để giúp nhà nông sản xuất tốt hơn. 
2.4. Hiệu quả:
Sau gần một năm vận dụng bước đầu đã cho tôi những kết quả khả quan, cụ thể: Trong năm học 2016 - 2017 học sinh đã có ý tưởng nghiên cứu và sau khi được sự hướng dẫn của thầy các em đã hoàn thành được ý tưởng của mình với sản phẩm “máy tách hạt ngô và thái thức ăn vật nuôi” sản phẩm đã được hội đồng khoa học cấp huyện và cấp tỉnh đánh giá cao về mặt ý tưởng sáng tạo và tính ứng dụng thực tế. Song điều quan trọng hơn cả là học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh.doc