Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi Toán học lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi Toán học lớp 3

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò quan trọng, trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống.

Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác.

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt.góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn, tạo nền tảng để hình thành nhân cách con người hiện đại của các em.

 Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học?

Vấn đề cơ bản, trọng tâm xuyên suốt giai đoạn tiểu học của môn toán đó là cộng, trừ, nhân, chia. Ở các lớp từ 1, 2 đòi hỏi học sinh phải học thuộc bảng cộng, trừ. Ở lớp 2, 3 đòi hỏi học sinh phải thuộc các bảng nhân, bảng chia, giải các bài toán về tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. Đây là một nội dung kiến thức rất đa dạng và phong phú, chứa đựng trong việc phát triển tư duy cho học sinh tiểu học.

Bảng nhân, bảng chia là một mảng kiến thức rất quan trọng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng trong quá trình dạy môn toán của các bậc học.

 

docx 16 trang thuychi01 11763
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi Toán học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG
4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
4
2.2. Thực trạng 
4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
4
2.3.1. Cách lập bảng nhân 
4
2.3.2. Cách dùng bảng chia 
5
2.3.3. Cách học thuộc bảng nhân chia
5
2.3.4. Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 
6
2.3.5. Giới thiệu một số trò chơi Toán học lớp 3
7
2.4. Kết quả
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò quan trọng, trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống.
Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn, tạo nền tảng để hình thành nhân cách con người hiện đại của các em.
 Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học?
Vấn đề cơ bản, trọng tâm xuyên suốt giai đoạn tiểu học của môn toán đó là cộng, trừ, nhân, chia. Ở các lớp từ 1, 2 đòi hỏi học sinh phải học thuộc bảng cộng, trừ. Ở lớp 2, 3 đòi hỏi học sinh phải thuộc các bảng nhân, bảng chia, giải các bài toán về tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. Đây là một nội dung kiến thức rất đa dạng và phong phú, chứa đựng trong việc phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. 
Bảng nhân, bảng chia là một mảng kiến thức rất quan trọng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng trong quá trình dạy môn toán của các bậc học.
Để giải được các bài toán, tính toán nhanh đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức đó là một cách sáng tạo. Đây là dạng kiến thức có tác dụng ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh nhằm phát triển tư duy và năng khiếu về toán học cho học sinh.
Qua quá trình dạy học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Định Liên tôi thấy việc sử dụng bảng nhân, bảng chia là tiêu biểu trong suốt cả quá trình học tập, không thể thiếu được. 
Nếu các em học xong lớp 3 mà vẫn chưa thuộc bảng nhân, bảng chia thì không chỉ học kém môn toán mà hầu hết các môn.
Muốn học sinh của mình học tốt môn Toán, giáo viên không phải chỉ dập khuôn máy móc trong tài liệu học tập mà phải nhiều hình thức dạy học, nhiều phương pháp dạy học khác nhau để học sinh hứng thú học tập.
Một số học sinh học thuộc bảng nhân, bảng chia nhưng không biết áp dụng vào thực hiện tính. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. 
Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy và học môn toán sẽ ngày càng nâng cao.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức một số trò chơi Toán học lớp 3” nhằm củng cố kiến thức cơ bản của bảng nhân, bảng chia gây hứng thú học tập cho học sinh để từ đó học sinh vận dụng được bảng nhân, chia thành thạo vào việc tính toán.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi toán học cho học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Kinh nghiệm tổ chức trò chơi toán học lớp 3, Trường Tiểu học Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu ...
- Nghiên cứu thực tiến: quan sát, điều tra, đàm thoại, thu thập thông tin, lớp 3, Trường Tiểu học Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Các kiến thức ở bậc tiểu học rất quan trọng cho việc phát triển sau này của trẻ. Trong chương trình tiểu học, toán là môn học rất quan trọng cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về các phép tính và giải toán nhằm phát triển nhận thức, khả năng tư duy lôgic của trẻ.
Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của các em. Môn Toán góp phần rất lớn trong việc tư duy lôgic khả năng suy luận hợp lý, làm nền tảng để các em học tốt những môn học khác và giúp hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người hiện đại, năng động, sáng tạo.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Đối với học sinh của tôi là học sinh lớp 3 (8 tuổi), cơ thể của các em đang trong thời kỳ phát triển, sức dẻo dai của trẻ thấp nên các em nhanh mệt khi làm một việc gì đó. 
- Học sinh lớp tôi thích thực hành trên các vật thật, đồ vật thật, tranh ảnh nhiều màu sắc.
- Các em tiếp thu bài học nhanh, nhưng nếu không tập trung cao độ thì cũng nhanh quên (đầu năm học: các em thuộc bảng nhân, bảng chia rất nhanh nhưng chỉ sau một thời gian các em lại quên và không biết vận dụng vào giải toán). 
- Kết quả khảo sát đầu năm về môn Toán như sau: 
Số HS
Đầu năm
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
33
9
27,3
18
54,5
6
18,2
 - Qua kết quả khảo sát tôi thấy chất lượng học sinh còn thấp. Nguyên nhân là do các em thuộc các bảng nhân, bảng chia một cách máy móc nên nhanh quên. Vì vậy nên vận dụng chưa tốt vào làm các bài tập. Từ đó tôi đưa ra một số biện pháp để tổ chức trò chơi học Toán tại lớp 3A trường Tiểu học định Liên để các em dễ tiếp thu và khắc sâu được kiến thức.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Cách lập bảng nhân
Tôi xin được giới thiệu cách lập bảng nhân (kéo theo là bảng chia ) dựa trên các phân tích (chỉ có) 31 hợp số (thành tích) mà thôi. Cách làm này sẽ góp phần làm cho học sinh dễ nhớ, không phải học thuộc bảng nhân, chia như một cái máy, khắc sâu kiến thức ở học sinh. 
Ở đây học sinh chỉ cần chú ý đến số xuất hiện cao trong các bảng mà thôi. Nhờ vây sẻ giảm bớt được lượng thông tin sẽ ghi nhớ .
Để bảng này ta phân tích các hợp số thành tích của hai số có một chữ số. Chẳng hạn: 
18 = 2 x 9 = 3 x 6 hoặc 72 = 8 x 9. Rồi ghi lại bảng nhân (chia) kiểu mới như sau:
6
8
4 
 X :
2 4 2
2 6 3 
2 8 4
9
 3 9 3
15
 3 5
21
 3 7 
28
 4 7
36
63
 4 9
48
 6 8
 7 9
10
2 10 5 
 4 
16
 2 8 
 4 
 4
24
 3 8 
 6
30
 5 6
40
64
 5 8
49
 7 7
 8 8
12
 3
2 12 6 
 4
 3 
18
 2 6 9
 6
25
 5 5 
32
 4 8
42
72
 6 7
54
 6 9
 9 8
14
 2 14 7
20
 4 5
27
 3 9
35
 5 7
45
81
 5 9
56
 7 8
 9 9
2.3.2 Cách dùng bảng chia
Mỗi số ở giữa ô ở giữa đều bằng tích của hai số ở hai bên( trái x phải hoặc trên x dưới).
 Nếu đem số ở giữa ô chia cho:
 + Số bên trái (phải ) thì được bên phải ( trái)
 + Số ở trên (dưới) thì được số dưới ( trên ) 
Trong bảng không ghi các phép nhân chia 10 vì chúng quá đơn giản. 
Trong bảng chỉ có bốn hợp số là 12 , 16, 18 và 24 có hai cách phân tích thành tích. Các hợp số còn lại chỉ có một cách phân tích thành tích. 
2.3.3 Cách đọc thuộc bảng 
Ví dụ 1: Nhìn vào ô 2 6 3 học sinh nêu: 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3
 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2 
 3
18
Ví dụ 2:Nhìn vào ô: 2 18 9 học sinh nêu: 2 x 9 = 18 18: 2 = 9 
 6 9 x 2 = 18 18 : 9 = 2
 Và 3 x 6 = 18 18 : 3 = 6
Một phép nhân sẽ có được hai phép chia tương ứng, phép chia và phép nhân là hai phép tính ngược nhau. Như vậy từ phép nhân có thừa số 3 (4 , 5 ) suy ra có phép chia 3 (4 , 5 ) tương ứng hay từ bảng nhân 3 (4 5)suy ra được bảng chia 3 (4 , 5 ..) 
Xây dựng phép chia từ phép nhân bảng chia từ bảng nhân được xuyên suốt trong toán 3.
Để thực hiện được các phép tính nhân chia ngoài bảng học sinh phải thuộc và nắm chắc và áp dụng tốt các bảng nhân chia đã học. Nhân chia ngoài là sự phát triển cao của phép nhân, từ đây bắt đầu giới thiệu phép tính nhân dọc chẳng hạn 12 x 3 theo ý nghĩa của phép nhân:
 12 x 3 = 12 + 12 + 12 12
 + 12
 12
 36 => 12 x 3 = 36
Từ đó ta có : Hàng đơn vị: 2 + 2 + 2 = 6 hay 3 x 2 = 6
Hàng chục: 1 + 1 + 1 = 3 hay 1 x 3 = 3 suy ra cách nhân
 12 2 nhân 3 bằng 6 viết 6 
 x 3 3 nhân 1 bằng 3 viết 3
 36
Theo cách nhân này học sinh chỉ dùng một bảng nhân 3 thay vì phải dùng hai bảng nhân.
Phép chia cho số có một chữ số 36 : 3 = ? Phép tính chia là phép tính ngược của phép nhân, thao tác chia ngược với thao tác nhân . Từ cách nhân suy ra cách chia. 
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
2.3.4 Tổ chức một số trò chơi Toán học lớp 3
- Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học giúp các em hứng thú hơn với môn học, làm cho môn học trở nên bớt khô khan. Để tổ chức trò chơi học tập có hiệu quả cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Thiết kế trò chơi:
- Khi tổ chức trò chơi học tập của môn Toán lớp 3 cũng như các môn khác đầu tiên ta phải dựa vào nội dung bài học, thời gian của tiết học và điều kiện của lớp. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt thì trò chơi học tập mới có hiệu quả. 
- Khi tổ chức trò chơi cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi nhằm mục đích khắc sâu kiến thức của bài học.
+ Phù hợp với học sinh lớp 3, với điều kiện của trường, lớp.
+ Hình thức: Đa dạng, phong phú.
- Cấu trúc một trò chơi học tập:
+ Tên của trò chơi
+ Trò chơi nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức nào của bài học.
+ Mô tả đồ dùng trong trò chơi.
 	+ Nêu luật chơi
 	+ Cách chơi
* Cách tổ chức trò chơi:
Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
2.3.5. Giới thiệu một số trò chơi Toán học lớp 3
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh tại lớp 3A năm học 2018 - 2019 của trường TH Định Liên nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về bảng nhân, bảng chia. 
Trò chơi 1: Truyền điện
- Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính nhân chia trong bảng 
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 một phép tính chẳng hạn “ 7 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “ x 5 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 35”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “35 truyền cho B, mà B nói nhân “ 7 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
* Lưu ý:
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô to 6 x 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 2: Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết..... Bảng chia 6)
- Mục đích:
+ Rèn tính tập thể
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
- Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
7
9
6
8
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
24 : 6
42 : 6
54 : 6
48 : 6
36 : 6
+ Phấn màu
- Cách chơi:
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có giúp được không ?
- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
24 : 6
+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà ?
+ Phép tính "24: 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi 3: Rồng cuốn lên mây
- Mục đích:
- Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ: củng cố các bảng nhân, chia...
- Chuẩn bị:
- Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia trong các bảng đã học
- Cách chơi: Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng
+ Em cất tiếng hát:
	" Rồng cuốn lên mây
	Rồng cuốn lên mây
	Ai mà tính giỏi về đây với mình"
+ Sau đó em hỏi:
	"Người tính giỏi có nhà hay không ?"
- Một em học sinh bất kỳ trả lời:
	"Có tôi ! Có tôi !"
- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ: "42: 7 bằng bao nhiêu ?"
- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
- Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trò chơi 4: Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)
- Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 7. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì
- Chuẩn bị: + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 7, 14, 21, 28 ; 35, 42.... 70 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 7: 
1 x 7, 7 x 1, 2 x 7 , 7 x 2...
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
- Cách chơi:
+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
	Bác đưa thư ơi
	Cháu có thư không ?
	Đưa giúp cháu với
	Số nhà .............. 14
Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 14" thì đồng thời em đó giơ số nhà 14 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà(ở trường hợp này phải chọn phong bì "7 x 2" hoặc "2 x 7" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi 5: Mua và bán
(Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127)
- Mục đích:
+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng)
+ Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng"
+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán
- Chuẩn bị:
+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng, 10.000 đồng
+ 1 số đồ vật: bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát.
+ 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng; 55.000 đồng; 15.000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
- Cách chơi:
+ Gọi 2 em chơi: 	- 1 em đóng người bán hàng
	- 1 em đóng người mua hàng
+ Phát tiền cho cả 2 em
+ Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ
Ví dụ: Mua bóng giá 1.500 đồng
Người mua đưa trả: 2.000 đồng
Người bán phải suy nghĩ và trả lại: 500 đồng
- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi.
* Tổng kết: Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh giỏi".
Trò chơi 6: Hái hoa dân chủ
(Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)
- Mục đích:
Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải toán.
- Chuẩn bị:
+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn
	Em hãy đọc bảng nhân 8.
	Em hãy đọc bảng nhân 9.
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?
7m3cm, bằng bao nhiêu cm
Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút
Câu đố: 	Vừa trống vừa mái
	Đếm đi đếm lại
	Tất cả sáu mươi
	Mái một phần tư
	Còn là gà trống
	Đố em tính được
	Trống, mái mấy con ?
- Phần thưởng
+ Đồng hồ
- Cách chơi:
Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng.
Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm.
2.4 Kết quả
- Qua thời gian áp dụng cách thức tổ chức trò chơi trên cho học sinh lớp 3A trường TH Định Liên năm học 2018 - 2019 tôi thấy hiệu quả của môn học hay sự tiếp thu của các em tiến bộ rõ rệt, các em nắm chắc kiến thức và nhớ kiến thức đó lâu hơn.
- Các em biết vận dụng bảng nhân bảng chia vào thực hiện các phép tính và giải toán một cách thành thạo. Biết sử dụng bảng nhân, bảng chia áp dụng vào tính toán hằng ngày. Nhớ và khắc sâu đươc bảng nhân ; bảng chia. 
- Các em phát huy được khả năng tư duy, thao tác thực hành nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn khi thực hiện các nhân, chia.
- Kết quả cụ thể:
Số HS
Đầu năm
Cuối học kỳ II
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
33
9
27,3
18
54,5
6
18,2
15
45,5
18
54,5
0
- Điều đáng mừng là học sinh lớp tôi rất hào hứng, chờ đợi ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_to.docx