Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiêm dạy tốt tiết 39 bài thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiêm dạy tốt tiết 39 bài thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn

Là giáo viên ai cũng muốn khẳng định mình trong từng giờ dạy, luôn ấp ủ, trau dồi kinh nghiệm qua từng bài học. Làm sao để đạt kết quả cao trong dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Tiết 39 bài 38 môn Sinh học 9 hướng dẫn học sinh thực hành giao phấn trên đối tượng cây lúa nhưng thực tế tại các khu vực thành phố, thị trấn, việc tìm địa điểm cho học sinh thực hành rất khó. Đồng thời, vào thời điểm học tiết thực hành tập dượt thao tác giao phấn thì không đúng thời vụ lúa ra hoa, không đáp ứng mục tiêu bài học. Để vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống sản xuất lại càng khó hơn. Vì vậy, mỗi giáo viên ở từng vùng, từng miền có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương và đúng thời vụ ra hoa của loại cây trồng đó để hướng dẫn học sinh thực hành giao phấn hiệu quả nhất. Nhằm nâng cao năng xuất cây trồng và lai tạo giống cây mới.

 Đặc điểm là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Tây Thanh Hóa, Khu Công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng ứng dụng nhiều loại giống cây trồng trong sản xuất đời sống, đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn. Đồng thời, cũng là địa điểm rất phù hợp cho học sinh tham quan, thực tế, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất. Vì vậy, tôi lựa chọn hoa cà chua làm đối tượng thực hành. Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, dễ chăm sóc và trở thành một loại quả rất quen thuộc, sử dụng rất nhiều trong việc chế biến các món ăn vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất khoáng và vitamin. Cà chua còn giúp cải thiện thị lực, có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, phòng chống ung thư, giảm lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa, làm sáng da.

 Trong năm học 2016 - 2017 tôi đã áp dụng dạy bài thực hành này cho học sinh lớp 9B Trường THCS TT Sao Vàng đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các bước tập dượt giao phấn tốt. Có ý nghĩa vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy tốt tiết 39 bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn trên đối tượng hoa cà chua.

 

doc 14 trang thuychi01 7741
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiêm dạy tốt tiết 39 bài thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu..............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. ...2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. . Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....................3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................10
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................12
- Kết luận.....................................................................................................12
- Kiến nghị ......12
KINH NGHIỆM DẠY TỐT TIẾT 39 BÀI THỰC HÀNH:
TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
Là giáo viên ai cũng muốn khẳng định mình trong từng giờ dạy, luôn ấp ủ, trau dồi kinh nghiệm qua từng bài học. Làm sao để đạt kết quả cao trong dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Tiết 39 bài 38 môn Sinh học 9 hướng dẫn học sinh thực hành giao phấn trên đối tượng cây lúa nhưng thực tế tại các khu vực thành phố, thị trấn, việc tìm địa điểm cho học sinh thực hành rất khó. Đồng thời, vào thời điểm học tiết thực hành tập dượt thao tác giao phấn thì không đúng thời vụ lúa ra hoa, không đáp ứng mục tiêu bài học. Để vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống sản xuất lại càng khó hơn. Vì vậy, mỗi giáo viên ở từng vùng, từng miền có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương và đúng thời vụ ra hoa của loại cây trồng đó để hướng dẫn học sinh thực hành giao phấn hiệu quả nhất. Nhằm nâng cao năng xuất cây trồng và lai tạo giống cây mới.
	Đặc điểm là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Tây Thanh Hóa, Khu Công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng ứng dụng nhiều loại giống cây trồng trong sản xuất đời sống, đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn. Đồng thời, cũng là địa điểm rất phù hợp cho học sinh tham quan, thực tế, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất. Vì vậy, tôi lựa chọn hoa cà chua làm đối tượng thực hành. Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, dễ chăm sóc và trở thành một loại quả rất quen thuộc, sử dụng rất nhiều trong việc chế biến các món ăn vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất khoáng và vitamin. Cà chua còn giúp cải thiện thị lực, có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, phòng chống ung thư, giảm lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa, làm sáng da...
	Trong năm học 2016 - 2017 tôi đã áp dụng dạy bài thực hành này cho học sinh lớp 9B Trường THCS TT Sao Vàng đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các bước tập dượt giao phấn tốt. Có ý nghĩa vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy tốt tiết 39 bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn trên đối tượng hoa cà chua.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khu Công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng chủ yếu sản xuất các loại rau, củ, quả sạch, các giống hoa, cây cảnh... để cung ứng ra thị trường. Việc gieo trồng chủ yếu thực hiện trong nhà lưới. Khó thu hút các loại côn trùng đến thụ phấn cho hoa, ít gió. Vì vậy, ở các cây hoa giao phấn nhờ gió, nhờ côn trùng gặp nhiều khó khăn, con người cần phải thụ phấn bổ sung cho cây. Nhằm nâng cao năng xuất cây trồng. Việc thụ phấn nhân tạo cho cây cà chua rất đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và thành công cao.
- Để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời khắc phục khó khăn của tiết thực hành trên đối tượng cây lúa, bản thân tôi đã thử nghiệm và tiến hành thực hành giao phấn trên đối tượng cây cà chua.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy các tiết thực hành của bộ môn sinh học.
- Giúp học sinh hứng thú, ham học hỏi và vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất.
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Hoa cà chua
	+ Đối tượng nhận thức: Học sinh lớp 9B Trường THCS TT Sao Vàng.
	+ Lớp đối chứng: Học sinh lớp 9A Trường THCS TT Sao Vàng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Với đề tài này tôi áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, các em sẽ được tiến hành tập dượt giao phấn trên đối tượng cây cà chua.
- Nhằm phát triển kỹ năng khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
- Thu thập, phân tích xử lý thông tin.
- Thao tác làm thực hành phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Học sinh làm theo nhóm, báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, tổng hợp kết quả nhóm, đánh giá kết quả ngay tại lớp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sinh học là môn học rất gần gũi với học sinh và thiên nhiên. Các em đã được làm quen, tìm hiểu về những loài thực vật quen thuộc hằng ngày. Thực hành là để tạo điều kiện cho các em kiểm chứng lại những kiến thức mình, vận dụng vào sản xuất tốt. Đồng thời, giúp các em ở khu vực thị trấn, thành phố nhận biết được các loại cây trồng phổ biến quanh ta.
	Giúp các em thêm gần gũi thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên, tạo hứng thú lai tạo giống vật nuôi, cây trồng mới, tạo sự ham muốn nghiên cứu khoa học và định hướng phát triển nghề nghiệp cho tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua một số năm giảng dạy môn sinh học 9, cũng như tìm hiểu thông tin từ các đông nghiệp ở các trường, tôi nhận thấy tiết thực hành trong môn sinh học là một vấn đề khó, lý thuyết xa rời thực tiễn đời sống, để dạy thành công các tiết thực hành đòi hỏi giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện của sách giáo viên, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức. Thực tế, tại các trường học thì điều kiện cở sở vật chất và các khu thực hành còn nhiều hạn chế, khuôn viên chật hẹp nên việc bố trí thực hành nhiều tiết còn gặp không ít khó khăn. Riêng đối với bài học này sách giáo viên chỉ hướng dẫn các bước thực hành đối với cây lúa. Do đó, khi tiến hành tiết học này giáo viên khá lúng túng và dẫn tới chưa đạt kết quả như mục tiêu bài học yêu cầu. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của phân phối chương trình về kiểm tra đánh giá thì sau mỗi tiết thực hành giáo viên phải đánh giá cho điểm về kĩ năng, kết quả thực hành và báo cáo thực hành. 
- Nội dung tiết thực hành chỉ hướng dẫn học sinh thực hiện trên đối tượng cây lúa. Tôi mạnh dạn cho học sinh thực hành tập dượt thao tác giao phấn trên đối tượng hoa cà chua, có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Hoa cà chua thường to hơn, dễ quan sát và thực hành giao phấn thuận lợi hơn hoa lúa.
Kết quả khảo sát thu hoạch thực hành trên đối tượng cây lúa
năm học 2015 – 2016:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
(9-10 điểm)
Khá
(7-8 điểm)
Trung bình
(5-6 điểm)
Yếu, kém
< 5 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
36
8
22,2
9
25
11
30,6
8
22,2
9B
35
9
25,7
7
20
13
37,1
6
17,2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Các nội dung tiến trình cần thực hiện cho tiết học thực hành:
I. Mục tiêu bài thực hành
1. Kiến thức:
- Biết được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
- Thực hiện tập dượt giao phấn trên đối tượng cây cà chua.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng thực hành quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Rèn luyện một số thao tác giao phấn.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
 II. Đồ dùng dạy học 
Giáo viên: 
Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, bông tăm, băng dán, nhãn ghi ngày thực hành và công thức lai, mẫu báo cáo thu hoạch thực hành...
Học sinh: 
Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị mỗi nhóm nhỏ 2 cây cà chua bố mẹ có nhiều hoa.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV kiểm tra mẫu vật, phân chia nhóm, dụng cụ.
- GV: Kiểm tra mẫu vật theo nhóm.
- HS: Nhóm trưởng báo cáo mẫu chuẩn bị của nhóm mình.
- GV: Phân chia vị trí, dụng cụ và phát phiếu thu hoạch thực hành theo mẫu.
- HS nhận dụng cụ và phiếu thu hoạch thực hành.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo hoa cà chua, xác định hoa đực, hoa cái.
 - GV giới thiệu về cấu tạo ngoài của hoa cây cà chua trên mẫu vật và trên mẫu vật.
Cánh hoa
Nụ hoa
(Nhị và Nhụy)
Lá đài
- HS quan sát và xác định được cấu tạo ngoài của hoa cà chua.
1. Kiểm tra mẫu vật, phân chia nhóm, dụng cụ.
2. Quan sát cấu tạo hoa cà chua, xác định hoa dùng làm bố và hoa dùng làm mẹ trên mẫu vật.
Hình ảnh cấu tạo ngoài của hoa cà chua
- GV yêu cầu HS xác định hoa cái trên cây cà chua.
- HS xác định hoa dùng làm mẹ.
- HS xác định hoa dùng làm bố
Hoạt động 3: Quan sát thao tác giao phấn
- GV hướng dẫn HS cách chọn cây cà chua làm bố, mẹ.
- HS quan sát, ghi chép thông tin.
- GV : Hoa cà chua là hoa lưỡng tính do đó muốn thực hiện giao phấn thì trước hết phải tiến hành khử nhị hoa của cây chọn làm cây mẹ.
GV : Chỉ trên mẫu vật của các nhóm các hoa có thể tiến hành khử nhị trên cây mẹ.
- GV thực hiện mẫu kỹ thuật chọn nhị, hoa để khử, các thao tác khử nhị.
- HS quan sát giáo viên làm.
? Tại sao phải khử nhị trên cây mẹ?
HS: Khử nhị để ngăn chặn sự tự thụ phấn xảy ra.
- GV: lưu ý khi khử nhị: Nếu phấn còn chất sữa trắng, hay là những hạt màu xanh thì chắc chắn chưa xảy ra sự thụ phấn. Nếu phấn đã là những hạt màu trắng thì không được.
- GV : Tiến hành và chỉ cho các nhóm vị trí của hạt phấn trên nhị, vị trí của đầu nhuỵ, bầu nhụy.
? Mục đích của việc dùng bao cách li sau khi đã khử nhị để làm gì?
- HS: Dùng bao cách li để không cho hạt phấn của hoa khác thụ phấn.
- Hoa cà chua thường mọc thành chùm, lưỡng tính, chủ yếu là tự thụ phấn. Vì hoa cà chua có hạt phấn to, khó bay xa để phát tán nhờ gió
- Lá cà chua có nhiều độc tố, mùi khó chịu, không hấp dẫn sâu bọ đến thụ phấn.
* Hoa dùng làm mẹ: 
- Thường mọc từ nách lá, mỗi nách lá có một vài hoa cái.
- Hoa dùng làm mẹ có một bầu nhỏ, thụ phấn sẽ phát triển thành quả.
- Chọn những hoa dùng làm mẹ hoàn chỉnh, nhụy hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhụy, cánh hoa.
* Hoa dùng làm bố:
- Thường mọc ở các nách nhánh, mỗi nách nhánh có một cụm nhiều hoa đực
- Hoa dùng làm bố ngắn hơn và không phát triển bầu nhỏ giống hoa cái
- Có nhị phân thùy, có màu vàng, bao phấn to
3. Quan sát thao tác giao phấn
+ Bước 1: Chọn cây làm bố, mẹ.
- Cây to, khỏe, không sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt.
- Ra hoa cùng thời điểm
- Chỉ giữ lại một số bông hoa chưa nở, các hoa khác cắt bỏ trước khi chín.
- Không bị dị hình
- Không quá non cũng không quá già
+ Bước 2: Khử nhị
- Chọn những hoa chưa nở (chưa thụ phấn) màu vàng nhạt để khử nhị.
- Dùng kim mũi mác tách bao phấn
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của tay trái giữ lấy nụ hoa.
- Tay phải dùng kim mũi mác tách bao hoa, dùng kẹp tỉa từng nhị một và cho nằm ngửa lên đĩa đồng hồ hoặc giấy báo.
- Cần làm nhẹ tay để đầu nhuỵ và bầu nhuỵ không bị tổn thương.
- Trên mỗi chùm chọn lấy 4- 6 hoa to, mập để khử nhị, cắt tỉa các hoa khác.
- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.
Hoa chọn khử nhị
Hình các hoa chọn để khử nhị
- GV: Chọn cây có hoa như thế nào để làm cây mẹ và cây bố? (cây mẹ đã khử nhị)
- HS xác định cây có hoa dùng làm bố và mẹ.
- GV làm thao tác mẫu cho HS quan sát
- Lưu ý: Nếu đầu nhuỵ khô, màu xanh nhạt thì hoa còn non, còn đầu nhuỵ màu nâu và bắt đầu héo thì thụ phấn không đạt kết quả.
- GV: Có thể thay bông tăm bằng lông gà, bút lông để lấy hạt phấn.
Hoạt động 4: HS tiến hành thực hành theo nhóm
- GV quan sát, ghi chép và giúp đỡ các nhóm 
- HS thực hành theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thao tác trên cây hoa cà chua, báo cáo sản phẩm thu hoạch trên mẫu vật.
Hoạt động 5: Thu hoạch
- GV đánh giá kết quả thu hoạch của nhóm và cá nhân thông qua phiếu thu hoạch.
- Kiểm tra đánh giá kết quả trên mẫu vật
- Kết hợp với tinh thần, ý thức nghiêm túc thực hành. 
- Kỹ năng thao tác giao phấn.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm.
+ Bước 3: Giao phấn.
 - Chọn những hoa mẹ đã nở xoè, đầu nhuỵ to màu xanh thẫm và có dịch nhờn (tức là nó đã sẵn sàng cho thụ phấn) 
- Hạt phấn được chọn trên cây bố có hoa vừa nở, cánh hoa và bao hoa màu vàng tươi. Khi chín hạt phấn tròn và màu trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị cho vào đĩa đồng hồ.
- Dùng bông tăm chà nhẹ trên bao phấn để hạt phấn bung ra, chấm hạt phấn trên hoa cây bố.
- Cho hạt phấn lên đầu nhụy của hoa cây mẹ đã khử nhị.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, ghi nhãn, ngày, tháng, công thức lai.
4. HS tiến hành tập dượt giao phấn 
- Bước 1: Chọn cây làm bố, mẹ
- Bước 2: Khử nhị
- Bước 3: Giao phấn
5. Thu hoạch 
- Các nhóm báo cáo kết qủa cụ thể trên mẫu vật
 Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh tập giao phấn
Hình ảnh các nhóm học sinh thực hành tập giao phấn
Hình ảnh các nhóm học sinh thực hành tập giao phấn
IV. Tổng kết, đánh giá
- GV: Kết quả trên mẫu vật, kết hợp với tinh thần, ý thức thực hành, chuẩn bị mẫu vật, báo cáo thực hành của các nhóm để cho điểm. 
- GV: Đánh giá kết quả thực hành theo nội dung báo cáo thu hoạch mẫu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THU HOẠCH THỰC HÀNH
Nhóm/Lớp:............................................................................................................
TT
Tiêu chí
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
1
Chuẩn bị mẫu vật
2
Trật tự, nghiêm túc
3
Kỹ năng thực hành
1. Khử nhị đúng
2. Xác định đúng các bộ phận cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của hoa cà chua trên mẫu vật
3.Giao phấn đúng
4
Tóm tắt các bước tiến hành thực hành
Tổng điểm
V. Dặn dò:
- Theo dõi sự phát triển tạo thành quả ở cây cà chua.
- Chuẩn bị bảng 39 trang 115 SGK, xem lại kiến thức bài 37.
- Tìm hiểu các thành tựu chọn giống ở địa phương và trong nước.
* Kết quả: 
Ở khối 9 tôi nghiên cứu thử nghiệm lớp 9A thực hành giao phấn trên cây lúa, lớp 9B thực hành giao phấn trên hoa cà chua. Kết quả thu được như sau:
Lớp thí nghiệm
Lớp đối chứng
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
37
15
40,5
10
27
12
32,5
0
0
9A
39
10
25,6
8
20,5
19
48,7
02
5,2
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Để có được thành công trong một tiết dạy thực hành tập dượt giao phấn trên đối tượng cây cà chua, theo tôi cần có những điều kiện như sau:
- Trước hết, giáo viên có lòng yêu nghề, yêu bộ môn dạy học của mình.
- Hợp tác qua các đồng nghiệp cùng nhóm chuyên môn.
- Tiếp đến, giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu học sinh và mong muốn học sinh có những kiến thức khoa học vững chắc.
- Giáo viên có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến.
- Sự hỗ trợ của tổ chuyên môn, phòng thiết bị, vườn thực hành, lãnh đạo nhà trường trong việc tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên soạn giáo án và triển khai.
- Nên chia lớp thành 4 nhóm lớn, trong mỗi nhóm chia làm 2 hoặc 3 nhóm nhỏ.
- Chuẩn bị đủ dụng cụ cho các nhóm tiến hành thực hành.
- Mục tiêu của tiết thực hành là giúp học sinh biết cách tiến hành giao phấn nên có thể cho học sinh đưa các cây bố mẹ cùng giống. Giáo viên nên lưu ý học sinh trong thực tế chọn giống khi tiến hành giao phấn cần tiến hành trên các giống cà chua khác nhau về hình dạng, màu sắc quả...
Mặt khác, trên thực tế nên thụ phấn vào ngày thứ 2 sau khi khử nhị là tốt nhất nhưng bài thực hành chỉ tiến hành trong 1 tiết và chỉ cần đạt đến mục tiêu nêu trên nên có thể tiến hành thụ phấn ngay sau khi khử nhị. 
- Để đảm bảo tính khoa học, khi khử nhị ở hoa chọn làm cây mẹ cần yêu cầu học sinh không được tách hoa ra khỏi cây mà cần tiến hành ngay trên cây, do đó phải làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng.
- Trong quá trình học sinh tiến hành thực hành giáo viên cần quan sát, kịp thời nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.
- Cuối giờ chấm điểm kết quả của các nhóm.
- Nhận xét đánh giá tinh thần buổi thực hành, biểu dương các nhóm làm tốt, nhắc nhở, chỉ ra nguyên nhân của các nhóm thực hiện các nhóm chưa tốt.
* Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
+ Đối với giáo viên:
Để thực hiện tiết học bộ môn sinh học nhất là tiết thực hành tập dượt thao tác giao phấn giáo viên phải:
- Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Xác định rõ mục tiêu bài thực hành lẫn kỹ năng, thao tác các bước thực hành.
- Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh.
- Chuẩn bị tốt mẫu vật, dụng cụ, địa điểm tạo tâm lý hứng thú khi tham gia thực hành
- Hướng dẫn học sinh các thao tác tiến hành thực hành.
- Tập trung chú ý quan sát thao tác từng bước, giúp đỡ và giải đáp những vướng mắc của học sinh.
+ Đối với học sinh:
- Có nhận thức đúng đắn, yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn.
- Tích cực tham gia thực hành, rèn luyện các thao tác khéo léo, cẩn thận.
- Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình thực hành.
- Ứng dụng trong đời sống hằng ngày cho cây cà chua hoặc các cây khác như bầu, bí, dưa chuột...
- Nghiêm túc, có ý thức kỷ luật tốt, đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện các thao tác trên mẫu vật tốt, đảm bảo an toàn.
+ Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
- Tạo điều kiện về chuyên môn đề các tiết thực hành được bố trí thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khu thực hành để giáo viên và học sinh có địa điểm thực hành.
- Cần xây dựng phòng thí nghiệm thực hành, khu thực hành môn sinh học riêng biệt
- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các trường bạn 
- Quay băng, đĩa hướng dẫn thực hành hiệu quả hơn.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận:
Qua một số năm giảng dạy bộ môn sinh học khối 9 tôi nhận thấy nếu chúng ta thay đổi đối tượng thực hành trong tiết 39 thực hành “ Tập dượt thao tác giao phấn ” ở lúa bằng đối tượng là hoa cà chua và tiến hành tiết dạy như trên thì khả năng thành công rất cao, dễ thực hiện, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bài học đề ra, thay đổi lý thuyết suông. Mặc dù, ở đất nước ta vốn là một nước thuần nông, hình ảnh cây lúa nước gắn liền với nền nông nghiệp và rất phổ biến, nhưng khi thực hành lại không đúng mùa vụ và trường học lại cách xa đồng ruộng. Bản thân trường chúng tôi đóng trên địa bàn bán sơn địa, học sinh ít được tiếp cận đến cây nông nghiệp, nhận biết các giống cây trồng, các cây rau, củ, quả còn dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy, học sinh không được tiếp xúc nhiều với cây trồng lúa nước. Cho nên, tôi lựa chọn cây cà chua làm đối tượng nghiên cứu. Vì đây là loại cây gần gũi, quen thuộc với gia đình các em. Bản thân các em đã được tiếp cận, làm quen và chăm sóc loại cây này nhằm phục vụ trong bữa ăn hàng ngày và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình.
Đây là bài có nội dung kiến thức rất gần gũi với học sinh, dễ quan sát, các em dễ dàng xác định được các bộ phận của cây cà chua, đặc biệt là hoa, đối tượng thực hiện giao phấn.
Giúp học sinh tiếp thu lượng kiến thức một cách tự nhiên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Học sinh hiểu và nhớ kiến thức ngay trên lớp. 
Vận dụng để thao tác thực hành giao phấn trên các đối tượng khác như ngô, bầu, bí, dưa chuột... ngay tại nhà mình, tại vườn mình.
Củng cố kiến thức về lai giống, yêu thích và đam mê nghiên cứu khoa học.
- Kiến nghị:
 	Trên đây là một số kinh nghi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_tot_tiet_39_bai_thuc_h.doc