Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập địa lí không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, atlat địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học tự nghiên cứu. Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh tôi chọn đề tài: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ”.

doc 27 trang thuychi01 8782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. MỞ ĐẦÙ
2
2
 1. Lí do chọn đề tài	
2
3
2. Mục đích nghiên cứu
2
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
6
5. Phương pháp nghiên cứu
2
7
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
8
1. Cơ sở lí luận 
2
9
1.1 Cơ sở pháp lí 
2
10
1.2. Cơ sở lí luận
3
11
1.3. Cơ sở thực tiễn
3
12
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
3
13
 2.1 Thực trạng của đề tài nghiên cứu
3
14
2.2 Nguyên nhân của thực trạng 
3
15
2.3 Kết quả 
4
16
3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
4
17
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
4
18
3.2. Các giải pháp chủ yếu
4
19
3.3. Tổ chức, triển khai thực hiện
4
20
3.4. Kết quả đạt được 
22
21
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
22
 1. Kết luận	
22
23
 2. Kiến nghị 
22
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
.	
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập địa lí không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, atlat địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học tự nghiên cứu. Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinhtôi chọn đề tài: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ”.
 2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu để thấy được tầm quan trọng của atlat đối việc dạy và học địa lí. Tính tất yếu cần phải sử dụng atlat trong dạy học địa lí, nhất là học sinh lớp 8, 9, đồng thời đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa khi khai thác và sử dụng atlat. Tính hiệu quả mà phương tiện dạy học này mang lại trong các kì kiểm tra kiến thức trong chương trình học.	
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
	Nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Cẩm Giang, đặc biệt là học sinh lớp 9, để thấy được tỉ lệ các kết quả đạt được trong học tập ở những học sinh sử dụng atlat, học sinh không sử dụng atlat trong học tập địa lí. Các phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng atlat đối với học sinh.	
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
	Nghiên cứu để thấy được tính tất yêu của việc phải có atlat trong học tập địa lí, đồng thời đưa ra giải pháp tốt nhất trong quá trình học tập địa lí, đặc biệt khi sử dụng atlat trong dạy và học.	
5. Phương pháp nghiên cứu
	Nghiên cứu dựa trên tính hiệu quả của quá trình dạy và học trên cơ sở sử dụng và không sử dụng atlat trong học tập địa lí.
	 Các kết quả mang lại khi sử dụng atlat trong học tập.
	Thông qua kết quả tỉ lệ học sinh sử dụng atlat và không sử dụng atlat để có kết quả tổng thể mà tính hiệu quả của phương tiện này mang lại.	
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận 
1.1 Cơ sở pháp lí
 	Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hìnhgiúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao. . Bản thân tôi hy vọng với những sáng kiến của mình sẻ giúp cho việc giảng day địa lý ngày càng hiệu quả hơn. 
1.2. Cơ sở lí luận
	Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THCS, 
	Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông . 
Chương trình atlat gồm các phần địa lí tự nhiên , địa lí kinh tế - xã hội và địa lí các vùng.
	Phần tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật) và ba miền tự nhiên (Phần nội dung này chủ yếu được khai thác ở lớp 8)
	Phần kinh tế - xã hội ( dân số, dân tộc, kinh tế chung, giao thông vận tải, thương mại ) và các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm (Phần nội dung này chủ yếu được khai thác ở lớp 9 )
1.3. Cơ sở thực tiễn.
	Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, khó có thể hiểu được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi hoc môn Địa lí.
2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu.	
2.1. Phạm vi nghiên cứu.
	Nghiên cứu trong phạm vi một số lớp 9 trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Cẩm Giang, từ thực trạng sử dụng atltat trong học tập địa lí của học sinh, kết quả của việc sử dụng và không sử dụng atlat của học sinh.	
2.2. Nguyên nhân
	Trong quá trình học tập và giảng dạy địa lí, làm thế nào để học sinh tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức một cách khoa học và có hệ thống nhất, thì không hẳn ai cũng thực hiện được, nhất là khi phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chương trình học của học sinh còn giày đặc, vậy nên dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, không có hệ thống. Nên việc hướng dấn và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng atlat là một yêu cầu tất yếu của cả người dạy và người học.	
2.3. Kết quả.
	Phần lớn các em học địa lí nhưng còn chủ quan và học một cách thụ động, việc không nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Nên về cơ bản các em không nắm được kiến thức một cách khoa học và vững chắc, vì vậy việc hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu tất yếu hiện nay.
3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
	Hiện nay việc học sinh chưa có thói quen mua atlat và sử dụng atlat trong học địa lí còn rất phổ biến, học sinh chỉ dựa vào bản đồ treo tường mà giáo viên treo trên bảng để học tại lớp, khi về nhà không có tài liệu hoặc bản đồ để khai thác và học tập nên thường không nắm vững kiến thức, học bài dưới hình thức thuộc vẹt mà không hình dung được các đối tượng địa lí trên bản đồ và khó so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí. Nên việc hướng dẫn học sinh sử dụng atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu tất yếu, nhất là đối với học sinh lớp 9.	
 3.2. Các giải pháp chủ yếu.
	Yêu cầu tất cả học sinh phải có atlat trong học tập địa lí và sử dụng atlat như tài liệu thứ hai trong học tập địa lí. 
3.3.Tổ chức, triển khai thực hiện.
	Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng và không sử dụng atlat địa lí của học sinh đem lại hai mặt trái ngược nhau, phần lớn học sinh có sử dụng atlat địa lí sẽ nắm vững kiến thức, nắm kiến thức lâu dài hơn, có khả năng liên hệ thực tiễn kiến thức và phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Còn những học sinh không sử dụng atlat thì nắm kiến thức một cách lan man, không hệ thống, không khoa học và nhanh quên, không có khả năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Nên việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu cần thiết và hữu ích. 
	Atlat địa lí Việt Nam do công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục thuộc nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản, hiện đã bổ sung và chỉnh lí để phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Atlat gồm 31 trang được chia thành 3 phần, trình bày từ cái chung đến cái riêng, từ địa lí tự nhiên đến địa lí kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực, bố trí khoa học phù hợp với nội dung bài học trong sách giáo khoa.
	- Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh, thành phố).
	- Phần thứ hai: Thể hiện các thành phần chủ yếu của tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật) và ba miền tự nhiên.
	- Phần thứ ba: Trình bày về dân cư (dân số, dân tộc), các ngành kinh tế chủ yếu (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch) và bảy vùng kinh tế.
NỘI DUNG CÁC TRANG TRONG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
* Bản đồ Hành chính Việt Nam (trang 4, 5)
- Bản đồ hành chính Việt Nam trang 4, 5 thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời của nước ta với những nội dung:
+ Vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước ta nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng Biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.
+ Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 (niên giám thống kê năm 2008). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể hiện bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
	+ Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện lị..và các điểm dân cư khác.
	+ Trên bản đồ hành chính còn thể hiện hệ thống các quốc lộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 7, 8, 9...) cùng hệ thống các con sông của nước ta (sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Cửu Long...) tạo nên mối quan hệ giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.
	+ Bản đồ phụ (Việt Nam trong ĐNA) và bảng diện tích, dân số của 63 tỉnh, thành phố (năm 2008 - tổng cục thống kê).
* Bản đồ Hình thể (trang 6, 7)
- Thể hiện được những nét khái quát nhất về hình thể lãnh thổ VN: Vùng đất, vùng trời, vùng biển, các đặc điểm chung của địa hình VN (tỉ lệ tương quan giữa đồi núi và đồng bằng, các điểm độ cao của địa hình, hướng địa hình...), cũng như sự phân chia các khu vực địa hình: khu vực núi cao, khu vực núi trung bình, các sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng thấp...
- Khi khai thác cần nắm theo thứ tự các bước:
+ Những đặc điểm chính của địa hình: tỉ lệ diện tích các loại địa hình, sự phân bố, hướng nghiêng của địa hình, các bậc địa hình, tính chất cơ bản của điạ hình.
+ Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác:địa hình với vận động kiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với khí hậu..
+ Các khu vực địa hình: khu vực núi (sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung..), khu vực đồng bằng (sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu..
	+ Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.
* Bản đồ Địa chất khoáng sản (trang 8)
- Thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm các loại đá theo tuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất Biển Đông và sự phân bố các mỏ khoáng sản.
- Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của các giai đoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất ở nước ta. Với hệ thống phân vị được sử dụng trong Atlat lớn nhất là giới (giới Thái cổ - Ackêôzôi; giới Cổ sinh – Prôtêrôzôi...), giới được chia thành các kỉ (hệ) và mỗi kỉ lại được chia thành các thế (thống); mỗi thống lại được chia ra nhiều thời. Các loại đá có tuổi khác nhau trong bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền địa chất lượng với các nền màu khác nhau kết hợp với kí hiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo được kí hiệu bằng phương pháp kí hiệu tuyến (theo đường).
	- Khi khai thác cần khai thác theo thứ tự:
	+ Khoáng sản năng lượng: trữ lượng, chất lượng, phân bố.
	+ Kim loại: trữ lượng, chất lượng, phân bố.
	+ Phi kim loại: trữ lượng, chất lượng, phân bố.
* Bản đồ Khí hậu (trang 9)
Bản đồ khí hậu gồm 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp với nhau gồm:
- Bản đồ khí hậu chung: Thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu. Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậu gắn với một màu với hai đặc điểm khác nhau:
+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Bạch Mã.
+ Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào.
Ngoài ra còn thể hiện các vùng khí hậu khác nhau:	
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
	+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bộ.
	+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
	+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên.
	+ Vùng khí hậu Tây Nam Bộ.
	- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện bằng phương pháp biểu đồ định vị. Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu đồ này được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.
	- Chế độ gió (tần suất, hướng gió) được biểu hiện bằng phương pháp định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh), tháng 7 (màu đỏ), được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véctơ (mũi tên), thể hiện các loại gió và bão kèm theo màu sắc và hình dạng của véctơ. Gió mùa hạ (màu đỏ), gió mùa đông (màu xanh). 
	- Biểu đồ khí hậu cũng cho biết thời gian hoạt động của bão, hướng di chuyển và tần suất của bão cũng như nơi bão tập trung nhiều.
	- Các bản đồ nhiệt độ, lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000, bằng phương pháp nền số lượng.
	+ Bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4, tổng lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
	+ Bản đồ nhiệt độ thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7. Qua đó cho chúng ta cái nhìn khái quát về nhiệt độ và lượng mưa của nước ta trong một năm cũng như ở các địa phương, các vùng...
	- Khi khai thác cần nắm được: Các đặc điểm cơ bản của khí hậu, sự phân hoá khí hậu ở các khu vực, các vùng khí hậu cũng như ảnh hưởng của nó đến sản xuất và đời sống.
* Bản đồ Các hệ thống sông (trang 10)
Thể hiện chín hệ thống lưu vực sông lớn ở nước ta gồm: lưu vực Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Kì Cùng - Bằng Giang, Sông Mã, Sông Cả, Sông Thu Bồn, Sông Ba (Đà Rằng), Sông Đồng Nai, Sông Mê Kông (Cửu Long). Ngoài ra còn thể hiện các sông nhỏ khác, các trạm thuỷ văn và tên trạm.
- Ở bản đồ phụ còn thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực (%) các hệ thống sông, phần diện tích lưu vực của một số hệ thống sông trên lãnh thổ Việt Nam (Sông Mê Kông, đơn vị m3/s ).
- Khi khai thác cần nắm được: 
+ Đặc điểm chính của sông ngòi mật độ dòng chảy, tính chất sông ngòi (hình dạng,ghềnh thác, hướng dòng chảy...),
+ Các sông lớn cần nắm được nơi bắt nguồn, nơi chảy qua hướng chảy, chiều dài, các phụ lưu, chi lưu...
+Giá trị kinh tế: giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản, công nghiệp... và các vấn đề khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi.
* Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính (trang 11)
- Đây là loại bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền số lượng. Ở đây chia làm ba nhóm đất chính gồm: 
+ Nhóm đất Feralit: đất feralit trên đá badan; đất feralit trên đá vôi; đất feralit trên các loại đá khác.
+ Nhóm đất phù sa: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ.
+ Nhóm đất khác và núi đá.
- Với bản đồ này khi khai thác cần nắm đượ:
+ Đặc điểm chung loại thổ nhưỡng, đặc điểm và phân bố của chúng. 
+ Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật...).
+ Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu. Trong mỗi vùng, nêu các loại đất chính, đặc tính (độ phì, thành phần cơ giới ...), diện tích, sự phân bố, giá trị sử dụng, hướng cải tạo, bồi dưỡn 
+ Hiện trạng sử dụng đất: cơ cấu các loại đất phân theo giá trị kinh tế, diện tích đất bình quân đầu người, hiện trạng sử dụng và phương hướng sử dụng hợp lí đất đai.
* Bản đồ Thực vật và động vật (trang12)
- Thể hiện các thảm thực vật: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng ôn đới núi cao, rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi, thảm thực vật nông nghiệp. Các loài động vật và sự phân bố của chúng. Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện các khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia.Vì vây khi khai thác ngoài nắm được các điểm trên cần nắm thêm mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.
	- Ở bản đồ phụ thể hiện phân khu địa lí động vật gồm 6 khu.
	+ Khu Đông Bắc.
	+ Khu Tây Bắc.
	+ Khu Bắc Trung Bộ.
	+ Khu Trung Trung Bộ.
	+ Khu Nam Trung Bộ.
	+ Khu Nam Bộ.
* Bản đồ Các miền tự nhiên (trang 13, 14)
	- Các miền được biểu hiện: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
	- Nội dung được biểu hiện trong Atlat các yếu tố địa hình (hướng, độ cao), yếu tố có liên quan chặt chẽ với địa hình là sông ngòi. Địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kết hợp với phương pháp phân tầng độ cao, nhằm làm nổi bật sự khác nhau của các miền địa hình. Trên bản đồ cũng thể hiện phần bờ biển, phần thềm lục địa và các đảo, quần đảo ven bờ thuộc các miền tự nhiên này. Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện các ngọn núi bằng phương pháp điểm độ cao với kí hiệu hình tam giác và trị số độ cao bên cạnh.
	- Trên bản đồ còn có các lát cắt A – B, C – D, A – B – C thể hiện các hướng cắt địa hình, độ cao cũng như các dạng địa hình đặc trưng của từng miền.
	- Khi khai thác các miền tự nhiên cần khai thác theo trình tự: Vị trí địa lí; đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, sông ngòi, đất, thực và động vật). Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
* Bản đồ Dân số (trang 15)
- Nội dung của bản đồ thể hiện được mật độ dân số (năm 2007, ng/km2 ), các điểm dân cư và các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo tuổi, cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế.
- Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng. Các thang mật độ dân số được lựa chọn (mật độ dân số càng thấp màu càng nhạt, mật độ càng cao màu càng đậm), phản ánh đặc điểm dân cư Việt Nam. Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du và miền núi.
- Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị.Phương pháp thể hiện dân cư đô thị là phương 
pháp kí hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số các điểm dân cư được thể hiện thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với các bậc thang số lượng cấp bậc quy ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ từ cấp đô thị đặc biệt đến cấp đô thi loại 1; 2; 3; 4 và 5.
* Bản đồ Dân tộc (trang 16)
- Thể hiện các cộng đồng dân tộc Việt Nam thông qua sự phân bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ. Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam.
- Nội dung các ngữ hệ được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi ngữ hệ được biểu hiện bằng một màu khác nhau: ngữ hệ Hmông – Dao được thể hiện bằng màu cam, ngữ hệ Nam Đảo bằng màu đỏ...Các nhóm ngôn ngữ trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố trên các phạm vi lãnh thổ nhất định.
* Bản đồ Kinh tế chung (trang 17)
- Trên bản đồ thể hiện được quy mô và cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế của các trung tâm kinh tế, GDP bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm từ 2000 – 2007.
- Bản đồ cũng thể hiện các vùng kinh tế của Việt Nam (gồm 7 vùng), cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 – 2007. Từ đó giúp học sinh có thể nắm một cách khái quát nhất về nền kinh tế của nước ta.
* Bản đồ Nông nghiệp chung (trang 18)
- Nội dung trên bản đồ thể hiện các yếu tố như: thực trạng sử dụng đất, các vùng nông nghiệp (7 vùng), các cây trồng và vật nuôi chính; cùng các biểu đồ phụ thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ nông nghiệp chung thể hiện theo phương pháp vùng phân bố với nền màu khác nhau. Mỗi nền màu thể hiện một loại đất khác nhau bao gồm đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm; đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; đất lâm nghiệp có rừng; đất phi nông nghiệp.
- Các vùng nông nghiệp (7 vùng) có ranh giới xác định với kí hiệu số Lama lần lượt từ I đến VII gồm các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Khi khai thác cần nêu được: Vai trò và điều kiện phát triển, tình hình phát triển, phân bố, các vùng nông nghiệp.
	* Bản đồ Một số phân ngành nôn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_l.doc