Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

Trong thực tế, lượng kiến thức mới môn Toán trong chương trình lớp 5 khá nhiều, chủ yếu là dạng toán có lời văn, mạch kiến thức liên quan đến giải bài toán về tỉ số phần trăm chỉ trọn vẹn trong 7 bài tương ứng với 7 tiết học, còn lại nằm xen lẫn trong một số tiết học xuyên suốt hết chương học còn lại. Mỗi tiết học 40 phút, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức mới, vừa thực hành luyện tập nên chưa khắc sâu được kiến thức, chưa nắm rõ được cách giải. Đối với học sinh nhận thức nhanh mới có thể hoàn thành bài trong thời gian ngắn, còn rất khó khăn đối với học sinh chưa đạt chuẩn và có nhận thức chưa đầy đủ. Mặt khác, trong thực tế giảng dạy, giáo viên thường hướng dẫn học sinh theo 4 bước cơ bản để học sinh nắm được cách giải chung cho tất cả các bài toán, đó là:

 Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tóm tắt bài toán.

 Bước 2: Phân tích bài toán, xác định dạng bài.

 Bước 3: Giải bài toán (Tìm dữ kiện đầy đủ rồi tìm yêu cầu của bài)

 Bước 4: Kiểm tra kết quả, thử lại (nếu cần)

 Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh thực hành theo khuôn mẫu chưa khai thác hết được trí thông minh và sáng tạo của học sinh như tìm thêm cách giải khác, vận dụng linh hoạt liên tưởng từ thực tế như gửi tiền tiết kiệm, mua bán hàng hóa, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giảm dân số,. vào giải toán mà chỉ áp dụng máy móc ngược lại từ một bài mẫu gắn vào thực tế.

 

doc 16 trang hoathepmc36 14461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 
 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: 
 Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đề cập đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục, thay sách và đổi mới phương pháp dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Trong các phương pháp, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục và Đào tạo, bản thân giáo viên phải biết áp dụng các phương pháp thiết thực nhất, để giúp các em dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp ở tất cả các môn, trong đó có môn Toán.
	Toán là một trong những môn học quan trọng trong trường Tiểu học, học tốt môn Toán sẽ giúp các em sáng tạo trong học tập các môn học khác và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào đời sống.
	Giải toán về tỉ số phần trăm là một trong những dạng toán mới và tương 
đối trừu tượng trong chương trình Toán lớp 5 ở bậc Tiểu học. Nhưng lại được 
sử dụng thiết thực vào đời sống hàng ngày của các em, gắn bó với lao động và sản xuất. Việc hướng dẫn, giúp đỡ các em hiểu, nhận biết và giải quyết được 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, các em sẽ vận dụng tốt vào làm các bài tập cơ bản trong chương trình học, đồng thời giúp các em hiểu đúng, vận dụng linh hoạt giải quyết các vấn đề trong thực tế có liên quan đến tỉ số phần trăm như tính tiền vốn, tiền lãi, tính năng suất lao động, sản lượng, ...
	Đặc biệt hơn nữa là học sinh lớp tôi chủ nhiệm 100% là học sinh dân tộc thiểu số, việc đọc hiểu một số từ ngữ Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, các em chưa mạnh dạn, chủ động trong học tập nên việc thực hành giải bài toán có lời văn còn nhiều vướng mắc, trong đó có mạch kiến thức liên quan đến tỉ số phần trăm. Tuy thời lượng cho mạch kiến thức này không nhiều nhưng đầy đủ cả 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, từ bài học các em có thể vận dụng ngay vào thực tế. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp trong dạy học các bài toán về tỉ số phần trăm đòi hỏi giáo viên cần có thời gian nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhất cho học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ nhất. 
	1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 
	Để nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán cũng như các môn học khác trong chương trình học và giúp học sinh có kiến thức cơ bản vận dụng vào thực tế, tôi lựa chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm"
 2. Phạm vi triển khai thực hiện
	3. Mô tả sáng kiến
	3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
	3.1.1. Hiện trạng
 * Thuận lợi:
 Tại lớp chủ nhiệm với số lượng 16 học sinh, các em đều thích đi học nên thuận lợi cho việc dạy và học. Các em đều có ý thức và cố gắng vươn lên trong học tập. Các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước, Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương và Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, các em đỡ khó khăn và tích cực học tập. Mặt khác, phụ huynh học sinh đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc học và đã có ý thức quan tâm tới việc học của con em mình, đã tạo điều kiện cho con em mình học tập ở trường cũng như ở nhà. Những em có nhận thức nhanh cũng rất nhiệt tình trong việc giúp đỡ, hướng dẫn bạn trong việc thực hành giải các dạng bài tập toán, nhất là các dạng bài toán về tỉ số phần trăm. Một số em đã biết vận dụng vào thực tế một cách có hiệu quả.
	* Khó khăn: 
 100% các em là học sinh bán trú học tập xa nhà từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần nên thời gian đầu các em chưa quen với cuộc sống xa nhà, một số em còn nhớ nhà, còn phân tán tư tưởng trong học tập. Một số em còn nhút nhát, rụt rè trong giao tiếp. Vì vậy cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả học tập. Đa số học sinh chưa có kĩ năng nhận dạng và phân tích các dạng toán, còn áp dụng máy móc từ các bài học ở kiến thức mới vào thực hành luyện tập. Đối với 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, với những bài toán tường minh đơn giản các em có thể nhận dạng ngay được dạng toán, có thể vận dụng máy móc và giải được. Nhưng với những bài toán mở rộng, đòi hỏi các em phải có sự tư duy, phân tích để làm rõ thì các em chưa có kĩ năng để vận dụng sáng tạo.
	Trong thực tế, lượng kiến thức mới môn Toán trong chương trình lớp 5 khá nhiều, chủ yếu là dạng toán có lời văn, mạch kiến thức liên quan đến giải bài toán về tỉ số phần trăm chỉ trọn vẹn trong 7 bài tương ứng với 7 tiết học, còn lại nằm xen lẫn trong một số tiết học xuyên suốt hết chương học còn lại. Mỗi tiết học 40 phút, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức mới, vừa thực hành luyện tập nên chưa khắc sâu được kiến thức, chưa nắm rõ được cách giải. Đối với học sinh nhận thức nhanh mới có thể hoàn thành bài trong thời gian ngắn, còn rất khó khăn đối với học sinh chưa đạt chuẩn và có nhận thức chưa đầy đủ. Mặt khác, trong thực tế giảng dạy, giáo viên thường hướng dẫn học sinh theo 4 bước cơ bản để học sinh nắm được cách giải chung cho tất cả các bài toán, đó là:
	Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tóm tắt bài toán.
	Bước 2: Phân tích bài toán, xác định dạng bài.
	Bước 3: Giải bài toán (Tìm dữ kiện đầy đủ rồi tìm yêu cầu của bài)
	Bước 4: Kiểm tra kết quả, thử lại (nếu cần)
	Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh thực hành theo khuôn mẫu chưa khai thác hết được trí thông minh và sáng tạo của học sinh như tìm thêm cách giải khác, vận dụng linh hoạt liên tưởng từ thực tế như gửi tiền tiết kiệm, mua bán hàng hóa, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giảm dân số,... vào giải toán mà chỉ áp dụng máy móc ngược lại từ một bài mẫu gắn vào thực tế.
	Qua việc theo dõi và kiểm tra chất lượng môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm hiện tại ở năm học 2017 - 2018 sau khi học xong kiến thức mới về tỉ số phần trăm và lớp cùng tham gia. Tôi thu được kết quả sau:
Năm học
Tổng số HS
(5A; 5B)
Thời điểm khảo sát
Kết quả khảo sát
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ %
Hoàn thành
Tỉ lệ %
Hoàn thành Tốt
Tỉ lệ %
2017-2018
33
Giữa tháng 12
05
15,2
15
45,5
13
39,3
	 Qua thực trạng điều tra, tôi thực hiện tổng hợp và thu được kết quả về các lỗi sai cụ thể cả học sinh như sau: 
 - Học sinh chưa nhận dạng được 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
 - Nhầm lẫn về các cách giải của 3 dạng toán.
 - Chưa xác định được chính xác yêu cầu của bài. 
	- Chưa hiểu được thuật ngữ liên quan đến 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
	* Nguyên nhân của thực trạng trên:
 - Về phía giáo viên: Phương pháp của một số giáo viên chưa thật sự hiệu quả, còn máy móc, thụ động áp dụng nguyên vẹn hướng dẫn của bài học vào giảng dạy, chưa linh hoạt trong việc liên hệ thực tế giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học và chưa thu hút được sự thích thú, tìm tòi của học sinh, chưa tạo được hứng thú học tập cho các em.
 - Về phía học sinh: Vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế nên việc hiểu hết các thuật ngữ, các yêu cầu còn khó khăn. Mặt khác, các em rất ngại tư duy, động não đến các bài toán lời văn, các em không kiên trì đọc và tìm hiểu mà rất nhanh nản trí với những bài ẩn dữ liệu hay có thay đổi chút ít so với bài mẫu.
 - Mặt khác, do nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế, thiếu sự quan tâm, nhắc nhở các em trong thời gian học tập ở nhà. Các em đều là học sinh dân tộc thiểu số, cuộc sống gia đình khó khăn, không đầu tư cho việc học. Đối với các em có ý thức học ở nhà nhưng với những bài toán khó, các em cần sự hỗ trợ nhưng các em không biết phải hỏi ai, phải học như thế nào.
 Từ những nguyên nhân trên, theo tôi nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Trên cơ sở đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy tại lớp của mình.
	* Các giải pháp cũ đã áp dụng:	
	Giải pháp 1: Học sinh nắm được lí thuyết 3 dạng toán cơ bản giải toán về tỉ số phần trăm.
	Đây là phương pháp thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống "Thầy giảng, trò nghe". Giáo viên sử dụng hoàn toàn nội dung sách giáo khoa trong việc hình thành kiến thức mới, bằng mọi cách như giáo viên nói, học sinh nghe; giáo viên hỏi, học sinh trả lời hay học sinh đọc SGK để học sinh có thể nắm được 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm để có thể vận dụng được vào làm các bài tập.
	Giải pháp 2: Thực hành với 3 dạng toán cơ bản giải toán về tỉ số phần trăm.
	Sau khi học xong lí thuyết, học sinh được thực hành làm bài tập. Giáo viên cho học sinh đọc và phân tích bài toán, hỏi học sinh cách thực hiện. Nếu học sinh không nêu được hoặc trả lời sai, giáo viên sẽ hướng dẫn từng lời giải và phép tính, sau đó mời học sinh lên bảng giải, cả lớp chữa bài. 
	3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
	Qua một số giải pháp tôi đã nêu ở trên, nhìn chung các em cũng đã nhanh chóng lĩnh hội và tiếp thu tương đối có hiệu quả. Các em đã có ý thức học tập và làm các bài tập trong sách giáo khoa. Các em cũng nắm được 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm và vận dụng giải các bài toán về tỉ số phần trăm tương đối chính xác.
	3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
	Bên cạnh những em đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả còn một số em còn hạn chế trong việc lĩnh hội và tiếp thu trong từng giải pháp. Tuy các em đã có ý thức học tập, chú ý nghe giảng nhưng khi vận dụng thực hành thì lại túng túng, không xác định được dạng toán dẫn đến làm bài chưa đạt được kết quả mong muốn. Các em còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, còn máy móc khi sử dụng lời giải nguyên vẹn theo yêu cầu của bài mà chưa sáng tạo tìm tòi những lời giải hay, hay cách giải khác nhau trong một bài toán.
	Từ những ưu, nhược điểm trên, tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5.
 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
	3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
	- Tính mới: Đặc trưng trong các giải pháp mới tôi đưa ra đó là học sinh được luyện tập nhiều hơn, học sinh được trải nghiệm nhiều hơn để rút ra kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng vào nhận biết và giải các bài toán. 
	- Sự khác biệt: Ngoài hoạt động của thầy giảng dạy theo phương pháp truyền thống, đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học mới để phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh. Giáo viên còn phải chỉ ra được những lỗi sai cơ bản để học sinh nhận ra và có cách làm đúng đắn. Về phía học sinh, không chỉ lắng nghe kiến thức từu thầy mà còn phải học từ bạn và phải tự mình tìm tòi và phát hiện kiến thức.
	3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng
 Giải pháp 1: Hình thành kiến thức lí thuyết 3 dạng toán cơ bản giải toán về tỉ số phần trăm.
	* Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn, phân tích rõ để học sinh hiểu và phân biệt được 3 dạng cơ bản về giải toán về tỉ số phần trăm, từ đó học sinh có cách hiểu đúng, cách làm đúng đắn, sáng tạo.
	* Cách thực hiện:
	Bước 1: Hướng dẫn học sinh hiểu tường minh, nắm chắc cách làm của các dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
	Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 	Sau khi học sinh đã được tìm hiểu bài "Tỉ số phần trăm", học sinh đã được đọc, viết tỉ số phần trăm; cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số và mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân. Để học sinh nắm được cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, trước hết học sinh phải phân biệt được "Tỉ số và Tỉ số phần trăm":
	- Tỉ số: Tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai (Học sinh đã được học ở lớp 4)
	- Tỉ số phần trăm: Tỉ số phần trăm của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai nhân nhẩm với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
	- Cách làm cụ thể như sau: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta lấy số thứ nhất chia cho số thứ hai, thương tìm được nhân nhẩm với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa nhẩm được.
	- Khái quát: Lập tỉ số a : b ; tìm thương dưới dạng số thập phân (không quá 4 chữ số ở phần thập phân - với phép chia không chia hết); nhân nhẩm thương với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải kết quả nhẩm.
	Ví dụ 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số: 3 và 5.
	+ Tìm tỉ số: 3 : 5 = 0,6 
	+ Tìm tỉ số phần trăm: 0,6 = 60% (0,6 nhân 100, viết thêm kí hiệu %)
	Ví dụ 2: Tìm tỉ số phần trăm của hai số: 5 và 3.
	+ Tìm tỉ số: 5 : 3 = 1,6666... (Chỉ lấy 4 chữ số ở phần thập phân)
	+ Tìm tỉ số phần trăm: 1,6666 = 166,66% (1,6666 nhân 100, viết thêm kí hiệu %)
	Ví dụ 3: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? (Hoặc: Tìm tỉ số giữa học sinh nữ và học sinh cả lớp?)
	Học sinh đang vướng mắc khi xác định số thứ nhất và số thứ hai, như vậy cần cho học sinh phân biệt: cái gì hỏi trước là số thứ nhất, cái gì hỏi sau là số thứ hai (như đã gạch chân trên ví dụ) 
	Sau khi tìm được tỉ số, học sinh lại mắc bước tìm tỉ số phần trăm khi hiểu chưa đúng thuật ngữ "nhân nhẩm thương với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải kết quả nhẩm".
	Học sinh làm sai như sau: 
	Tỉ số giữa học sinh nữ và học sinh cả lớp là: 13 : 25 100 = 52%
	Vừa nhìn vào kết quả và vận dụng từ lí thuyết ta thấy "đúng" nhưng thực ra hai vế lại không hề bằng nhau. Không chỉ học sinh mà cũng có giáo viên nhầm lẫn cách làm này.
	Như vậy muốn khắc phục được lỗi sai cơ bản này, học sinh cần xác định: Muốn tìm được tỉ số phần trăm của hai số, trước hết học sinh phải tìm được tỉ số của hai số (viết kết quả của tỉ số). Sau khi tìm được tỉ số mới lấy thương (kết quả) đó nhân nhẩm với 100 (nhân ra ngoài nháp, không nhân trực tiếp vào bài). Tích (kết quả vừa nhân được) viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
	Bài toán được giải lại như sau:
	Tỉ số giữa học sinh nữ và học sinh cả lớp là: 13 : 25 = 5,2 = 52%
	Dạng 2: Tìm giá trị một số phần trăm của số đó.
	Khái quát cách giải: Giá trị một số phần trăm của một số = Số đó : 100 Số % (Hoặc Số đó Số % : 100)
	Học sinh cần nắm được Số đó chính là tổng ứng với 100%, tìm giá trị của một số % nào đó chính là tìm giá trị nhỏ hơn Số đó và tương ứng với số phần trăm bài yêu cầu tìm so với tổng là 100%.
	Ví dụ 1: Tìm 15% của 320 kg.
	- Học sinh cần nắm được: Có tất cả 320 kg tương ứng với 100% (100 phần bằng nhau).
	- Tìm 15% của 320 kg tức là 320 kg chia thành 100 phần bằng nhau, tìm 15 phần là bao nhiêu kg?
	- Tóm tắt như sau: 100% : 320 kg
 15% : ... kg?
	- Học sinh nhận biết được đây chính là dạng toán Rút về đơn vị, tìm giá trị 1 phần rồi tìm giá trị của một số phần (320 : 100 15)
	- Khái quát: Số đó là 320 kg, 15 là số phần trăm. Vậy 15% của 320 là: 
	320 : 100 15 = 48 (kg)
	Hoặc: 320 15 : 100 = 48 (kg)
	Ví dụ 2: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52%. Tìm số học sinh nữ của lớp học đó?
	Trước hết học sinh cần phân biệt dạng toán này với dạng toán 1, đó là tìm số học sinh nữ chứ không yêu cầu tìm tỉ số phần trăm. 
	Biết lớp học có 25 học sinh (cả nam và nữ), vậy 25 là tổng tương ứng 100%. Học sinh nữ chiếm 52%, tức là 52% của 25 học sinh hay 100% là 25 học sinh, vậy 52% là bao nhiêu học sinh. Số học sinh nữ sẽ luôn ít hơn số học sinh cả lớp.
	Số học sinh nữ của lớp học đó là: 25 : 100 52 = 13 (học sinh)
	Hoặc: 25 52 : 100 52 = 13 (học sinh)
	Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
	Khái quát cách giải: Số cần tìm = Giá trị một số phần trăm của nó : Số % 100 (Hoặc Giá trị một số phần trăm của nó 100 : Số % )
	Học sinh cần nắm được Số cần tìm chính là tổng ứng với 100% (100 phần bằng nhau), số % đã biết tương ứng với số phần và giá trị đã biết. 
	Ví dụ 1: Tìm một số biết 15% của nó 48 kg.
	- Học sinh cần nắm được: 15% của nó 48 kg tức là 48 kg được chia làm
15 phần bằng nhau, số cần tìm tương ứng 100% hay 100 phần là bao nhiêu kg 
chính là tổng, luôn lớn hơn giá trị của một số phần trăm).
	- Tóm tắt như sau: 15% : 48 kg
 100% : ... kg?
	- Học sinh nhận biết được đây chính là dạng toán Rút về đơn vị, tìm giá trị 1 phần rồi tìm giá trị của một số phần (48 : 15 100)
	- Khái quát: Giá trị một số phần trăm là 48 kg, 15 là số phần trăm. Vậy số cần tìm là: 
	48 : 15 100 = 320 (kg)
	Hoặc: 48 100 : 15 = 320 (kg)
	Ví dụ 2: Một lớp học có 13 học sinh nữ chiếm 52%. Tìm số học sinh của lớp học đó?
	Trước hết học sinh cần phân biệt dạng toán này với dạng toán 1, đó là tìm số học sinh cả lớp chứ không yêu cầu tìm tỉ số phần trăm. 
	Học sinh phân biệt dạng toán này với dạng toán 2 như sau: Dạng toán 2 cho số học sinh cả lớp, cho số phần trăm học sinh nữ so với cả lớp, yêu cầu tìm học sinh nữ. Còn dạng toán 3 cho biết học sinh nữ là 13 em, chiếm 52% so với học sinh cả lớp, yêu cầu tìm số học sinh cả lớp, tức là tìm 100% là bao nhiêu học sinh.
	Biết lớp học có 13 học sinh nữ tương ứng 52%. Vậy tìm học sinh cả lớp tương ứng 100% là bao nhiêu học sinh. 
	Tóm tắt như sau: Học sinh nữ 52% : 13 học sinh
 Học sinh cả lớp 100% : ... học sinh?
	Số học sinh của lớp học đó là: 13 : 52 100 = 25 (học sinh)
	Hoặc: 13 100 : 52 = 25 (học sinh)
	Bước 2: Giúp học sinh phân biệt chính xác các dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
	Cho HS so sánh giữa 3 dạng bài cơ bản để nhận ra các điểm chung, điểm 
riêng của từng dạng bài, nắm được các thuật ngữ, các dữ kiện cơ bản trong bài toán để học sinh xác định được chính xác dạng toán.
	Học sinh có thể phân biệt rõ ràng giữa dạng 1 với dạng 2 và 3. Học sinh 
phân biệt dạng 2 và 3 bằng cách xem giá trị cần tìm tương ứng với một số phần trăm ( dạng 2) hay giá trị cần tìm của 100% (dạng 3)
	Giải pháp 2: Thực hành luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm.
	* Mục tiêu: Sau khi học sinh đã nắm chắc và nhận biết được 3 dạng bài và cách làm của 3 dạng bài, tiến hành cho học sinh thực hành nhận biết và làm các dạng bài có kiên quan đến tỉ số phần trăm.
	* Cách thực hiện: 
	- Bước 1: Giáo viên đưa ra bài toán cho học sinh đọc và phân tích. 
	- Bước 2: Giáo viên sẽ đọc, phân tích và hỏi từng dữ kiện trong bài toán, học sinh xác định dạng bài toán và cách làm.
	- Bước 3: Học sinh tập trình bày bài làm và nêu cách làm trước lớp.
	- Bước 4: Thống nhất cách làm và yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
	- Bước 5: Tìm lời giải khác hoặc cách giải khác (nếu có)
	Bài toán 1: Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tìm tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể?
	Bước 1: Học sinh đọc và phân tích đề bài.
	+ Bài toán cho biết gì? (Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép)
	+ Bài toán hỏi gì? (Tìm tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể?)
	Bước 2: Xác định dạng toán và cách làm.
	Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý: 
	+ Trong bể có bao nhiêu con cá? (25 con)
	+ Có bao nhiêu con cá chép? (20 con)
	+ Từ yêu cầu của bài thuộc dạng toán nào? (dạng 1 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số) - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm chung.
	+ Học sinh xác định số thứ nhất (cá chép) và số thứ hai (cá trong bể)
	Bước 2: Từ những gợi ý trên, học sinh tự trình bày bài theo hiểu biết, sau đó trình bày trước lớp.
	Bước 3: Hoàn thiện bài giải.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là:
20 : 25 = 0,8 = 80%
Đáp số: 80%
	Bước 4: Tìm lời giải hoặc cách làm khác cho bài toán.
	Lời giải khác: Số cá chép chiếm số phần trăm số cá trong bể là:
	Bài toán 2: Cuối năm 2000 số dân của một xã là 15625 người. Cuối năm 2001 số dân của xã đó tăng thêm 1,6%. Hỏi cuối năm 2001 số dân của xã đó là bao nhiêu người?	
	Bước 1: Học sinh đọc và phân tích đề bài.
	+ Bài toán cho biết gì? (Cuối năm 2000 số dân của một xã là 15625 người. Cuối năm 2001 số dân của xã đó tăng thêm 1,6%)
	+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi cuối năm 2001 số dân của xã đó là bao nhiêu người?)
	Bước 2: Xác định dạng toán và cách làm.
	Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý: 
	+ Cuối năm 2000 số dân của một xã là bao nhiêu? (15625 người)
	+ Cuối năm 2001 số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu? (1,6%, chưa biết bao nhiêu người)
	+ Muốn tìm số dân của xã đó cuối năm 2001 ta làm thế nào? (Lấy số dân năm 2000 cộng với số dân tăng thêm của năm 2001)	
	+ Số dân tăng thêm 1,6% cho em biết điều gì? (Số dân tăng thêm năm 2001 chiếm 1,6% số dân cuối năm 2000)
	+ Xác định số dân tăng thêm chính là dạng bài toán số 2: Tìm 1,6% của 15625)
	Bước 2: Từ những gợi ý trên, học sinh tự trình bày bài theo hiểu biết, sau đó trình bày trước lớp.
	Bước 3: Hoàn thiện bài giải.
Bài giải
Số dân tăng thêm năm 2001 là:
 15625 : 100 1,6 = 250 (người)
 Số dân của xã đó cuối năm 2001 là:
 156

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_giai_toan_ve.doc