Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua môn Đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua môn Đạo đức

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừahình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng conngười mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tươnglai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD- ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp báchhàng đầu không thể thiếu được của các trường học”.

docx 66 trang Mai Loan 07/12/2023 8408
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do viết đề tài:
Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức cho các em càng có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GD- ĐT cũng thường xuyên chỉ đạo: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ rất cấp bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học”.
Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học
sinh tiểu học (6 tuổi đến 11 tuổi) lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống đang còn
1
rất bỡ ngỡ, đơn giản của các em. Mặt khác còn có những điều kiện khách quan như thiếu sự chăm sóc của gia đình, hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế, các yếu tố tâm lý tiêu cực  đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và đạo đức của các em. Cụ thể các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, chửi thề, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gổ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường  Đó là những biểu hiện đáng lo ngại của học sinh phổ thông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi là nguồn gốc sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống.
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal – 2000) đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là : Học để biết, học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp
2
với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác dộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục co tiềm năng trong trường phổ thông. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Trước tình hình chung của toàn xã hội và từ tình hình thực tế trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Cát Linh, Ban giám hiệu trường Tiểu học Cát Linh chỉ đạo toàn bộ các khối, đặc biệt là khối 3 nghiên cứu bài dạy, tài liệu, dự giờ - rút kinh nghiệm các giáo viên trong tổ để thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: “Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức”.
Mục đích của đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Mà Đạo đức là một môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
+ Đạo đức GD cho HS bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ năng sống.
3
MỤC TIÊU GD KNS
CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Con ngoan
Trò giỏi
Công dân tốt
+ Bước đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
+ Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
+Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân,
giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
+ Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
+Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân
khi làm việc đồng đội.
+KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành
+Biết sống tích cực, chủ động
+Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
Nhiệm vụ:
4
Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tái liệu hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức.
Điều tra thực trạng nhu cầu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 3 ở môn Đạo đức
Đề xuất biện pháp hình thành và phát triển kỹ năng sống ở môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 3 trường Tiểu học Cát Linh năm học 2010-2011.
Tái liệu, sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã tự sử dụng các phương pháp sau:
Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chícó liên quan đến nội dung đề tài.
Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống và cách ứng xử của học sinh
lớp 3.
Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa
phù hợp cho học sinh.
Tổ chức rút kinh nghiệm.
5
NỘI DUNG
Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài nghiên cứu.
Căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu.
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục tiểu học phải đảm bào cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, cấc em nhỏ; yêu lao động, có kỉ luật; có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
Ở lúa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang ở thời kí phát triển. Trẻ ở lứa tuổi này không kiên trì, nhanh nhớ, nhanh quên, dễ xúc động, hiếu động, ham hiểu biết. Đặc biệt lứa tuổi này trẻ rất hay bắt chước
6
người lớn. Bởi vậy tất cả những diễn biến xung quanh các em sẽ ảnh hưởng rất lớn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Bậc Tiểu học là bậc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ở bậc học này, các em bắt đầu phải tư duy để tiếp thu những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thúc về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cảu ocn nguuwoif. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp các em có những kĩ năng sống tốt ngay từ ban đầu, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu các em phát triển tốt thì đó là nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này. Và để có những ảnh hưởng tích cực tới học sinh thì trước hết ở lớp, ở trường phải có những hoạt động tích cực, bổ ích cho các em tham gia. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Môn Đạo đức được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học, là môn
học nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kĩ năng, hành vi cho học sinh. Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và với môi trường tự nhiên.
Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến Kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù
7
hợp với lứa tuổi (trong các tinh huống đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội); kĩ năng giũ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức,
Khả năng giáo dục Kĩ năng sống của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, tô màu tranhThông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa GV-HS, HS-HS được tăng cường và HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, hỏi chuyên gia, phòng tranh. Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội thực hành, trải nghiệm nhiều Kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Ở lớp 1 và 2 học sinh đã được dạy kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đến lớp 3 các kĩ năng đó tiếp tục được hình thành và phát triển. Bởi vậy, người giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình đạo đức
8
lớp 3, lớp 1 và lớp 2 để đưa việc giáo dục kĩ năng sống vào sao cho phù hợp.
Quan niệm về kỹ năng sống.
Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua Dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phôi fhopwj với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việ Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường, Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống.
Thế nào là kỹ năng sống?
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
- Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày".
Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của
9
cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức.
Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả;Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.; Học để sống với người khác (Learning to live togetther) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm cấc kĩ năng thực hiện công việc và cấc nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, dảm nhận trách nhiệm..
Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kĩ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm KNS theo quan niêm UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. CÒn quan niệm của UNICEF nhấn mạnh rằng kĩ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức (ví dụ: muốn có kĩ năng thương lượng phải biết nội
10
dung thương lượng). Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng (ví dụ, thái độ kì thị khó làm chco một người thực hiện tốt kĩ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác).
- Từ những quan niệm trên đây, theo tôi kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chât của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có, chính cuộc đời trải nghiệm, va vấp , thành công, thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống, tuy nhiên nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi, trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
- Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung,nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động, người trưởng thành cũng cần học kỹ năng sống.
Các nhóm kỹ năng sống:
Người ta thường nhắc đến những nhóm KNS sau đây:
Nhóm kĩ năng nhận thức:
Nhận thức bản thân.
Xây dựng kế hoạch.
Kĩ năng học và tự học
Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.
Giải quyết vấn đề
Nhóm kĩ năng xã hội:
Kĩ năng giao tiếp .
11
Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông.
Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
Kĩ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)
Nhóm kĩ năng quản lý bản thân:
Kĩ năng làm chủ.
Quản lý thời gian
Giải trí lành mạnh
Nhóm kĩ năng xã hội:
Kĩ năng quan sát.
Kĩ năng làm việc nhóm.
Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh).
Nhóm kĩ năng giao tiếp
Xác định đối tượng giao tiếp
Xác định nội dung và hình thức giao tiếp
Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực:
Phòng chống xâm hại thân thể.
Phòng chống bạo lực học đường.
Phòng chống bạo lực gia đình.
Tránh tác động xấu từ bạn bè.
Trên đây chỉ là một trong số các cách phân loại KNS. Tuy nhiên, mọi cách phân loại chỉ là tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. Ví dụ: Khi cần ra quyết đinh một cách phu fhopwj thì các kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị thường được vận dụng. Hay để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp những kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng cảm thông, chia sẻ, kĩ năng kiềm chế, đương đầu cảm xúc, Hoặc để đạt được mục tiêu cần phối hợp các kĩ năng sau: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ..
Nghiên cứu thực trạng của việc lồng ghép nội dung kỹ năng sống vào môn Đạo đức cho học sinh lớp 3.
12
Trường Tiểu học Cát Linh của chúng tôi đã rất chú trọng việc dạy kĩ năng sống cho học sinh từ nhiều năm nay. Các giáo viên trong quá trình giảng dạy đã rất quan tâm đến việc dạy kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên do nhà trường đang trẻ hóa đội ngũ giáo viên nên kinh nghiệm giảng dạy kĩ năng sống còn bị hạn chế.
Ở năm học trước nhà trường đã đưa về bộ sách dạy kĩ năng sống cho trẻ, và đến năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cuốn sách Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học dành cho giáo viên. Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết về kĩ năng sống và nội dung cách thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học. Cuốn sách là tài liệu giúp giáo viên thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại mới.
Ngoài những thuận lợi trên chúng tôi cũng gặp một số khó khăn trong quá trình giảng dạy. Các tiết hoạt động tập thể còn ít và giờ hoạt động ngoại khóa bị hạn chế. Một số gia đình chưa quan tâm đến con liên tục, đúng mực do công việc bận rộn hoặc do hoàn cảnh gia đình không êm ấm. Một số học sinh quá hiếu động, không quan tâm đến việc học hành và tu dưỡng đạo đức.
Nội dung của đề tài nghiên cứu.
3.1 Nội dung chương trình môn Đạo đức ở các lớp 1, 2, 3:
* Chương trình môn Đạo đức lớp 1:
Chương trình môn Đạo đức ở lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định
quyền trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành
13
vi đạo đức đơn giản, quen thuộc với học sinh theo năm mối quan hệ trong
cuộc sống như:
Quan hệ của học sinh với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp 1, Gọn
gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Quan hệ của học sinh với gia đình ở các bài: Gia đình em; lễ phép với
anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Quan hệ của học sinh với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào cờ. Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo: Em và các bạn.
Quan hệ của học sinh với cộng đồng xã hội ở các bài: Đi bộ đúng quy định; Cảm ơn và xin lỗi; chào hỏi và tạm biệt.
Quan hệ của học sinh với môi trường thiên nhiên ở bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
* Chương trình môn Đạo đức lớp 2:
Chương trình đạo đức ở lớp 2 có 14 bài bắt buộc và 1 bài do địa phương tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình (về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, ...) tương tự như lớp 1 nội dung chương trình đạo đức lớp 2 phản ánh các mối quan hệ của học sinh với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.
Nội dung chương trình đạo đức lớp 2 không chỉ giáo dục bổn phận, mà trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_song.docx
  • pdfmicrosoft word - dao duc 3 nguyen thi phuong thao thcatlinh.pdf