Sáng kiến kinh nghiệm Đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán Lớp 3Năm học 2008-2009 được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo.
Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Trong trường tiểu học Cát Linh, học sinh lớp 3 đã được làm quen với môn Tin học. Nên việc đưa ứng dụng CNTT vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
doc 24 trang Mai Loan 01/12/2023 12604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Lí do viết đề tài:
 Năm học 2008-2009 được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo.
Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Trong trường tiểu học Cát Linh, học sinh lớp 3 đã được làm quen với môn Tin học. Nên việc đưa ứng dụng CNTT vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
 ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Trong 3 năm học gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào nhiều môn học. Đặc biệt là môn Toán tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Đối với bộ môn Toán, ngoài sử dụng phần mềm Power Point tôi còn sử dụng phần mềm VioLET vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: “Đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3 ”.
II. Mục đích nhiên cứu:
 	-Tìm hiểu về ứng dụng CNTT vào môn Toán lớp 3.
	-Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3.
	-Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng CNTT vao f giảng dạy môn Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
	-Học sinh lớp 3.
	-Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh.
	-Đối chiếu với các tiết học không có sử dụng CNTT.
B. Nội dung đề tài
Cơ sơ lý luận:
 Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.
	Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các bộ môn khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Ngoài bộ đồ dùng dạy và học toán chỉ là những con số và các bài toán và những hình vẽ. Thế nhưng, những con số, những bài toán và những hình vẽ nếu đưa lên màn hình lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân sẽ có hiệu quả hơn.Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn toán là cần thiết.
Cơ sở thực tiễn:
Về thuận lợi:
-Trường Tiểu học Cát Linh là đơn vị điển hình về ứng dụng CNTT, nên đã sớm triển khai việc đưa ứng dụng CNTT vào đổi
 mới phương pháp dạy và học nhiều năm nay. Năm học 2008 – 
2009 thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Trường Tiểu học Cát Linh đã phát động phong trào “ Mỗi giáo viên có ít nhất 2 giáo án điện tử trong một năm học”. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên trong nhà trường.
	-Được sự quan tâm của các ban ngành, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và toàn thể phụ huynh trong toàn trường hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong những năm học vừa qua trường đã mua nhiều máy chiếu Projector, máy Camera vật thể, máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính và nối mạng Internet.
	-Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao trình độ tin học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Trường còn tổ chức các buổi tham luận về ứng dụng CNTT để giáo viên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn.
2.Về khó khăn:
	-Khó khăn nhất đối với giáo viên chúng tôi là trình độ tin học còn hạn chế, nên việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chúng tôi đi học để nâng cao trình độ tin học, nhưng thời gian có hạn 
nên chúng tôi không thể đi chuyên sâu tìm hiểu được các kiến thức của tin học để soạn bài theo mong muốn.
-Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp.
	-Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng.
3.Thực trạng và những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử.
-Đến năm học 2008-2009 giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học.Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học.
	-Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thơi gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
	-Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các môn học khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Môn Toán tuy ít tranh ảnh, nhưng mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn. 
Những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn , từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với đề bài ( như con gà, con cá, bông hoa...) những hình ảnh này ta có thể lấy trên mạng Internet. Cách tóm tắt đề bài đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, như vậy sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Hoặc những bài toán về ghép hình, mỗi bài toán có thể có nhiều cách ghép khác nhau. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian. Nhưng nếu dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài. Dựa vào đú học sinh biết đựoc mình đã ghép theo cách nào, và còn có những cách ghép nào nữa. Từ đó học sinh có thể vận dụng các cách ghép hình cho các bài học sau.
	-Ngoài sử dụng phần mêm PowerPoint tôi còn sử dụng phần mềm VioLET vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi có thể diễn ra đầu, 
giữa hoặc cuối tiết học.Trò chơi có thể giải quyết được một hoặc nhiều bài toán. Trò chơi này còn giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh. Để thưòng xuyên đổi mới tôi thường lấy tên trò chơi là “Ai nhanh, ai đúng,?” hoặc “ Thử tài đoán nhanh”...
 -Việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. 
-Đối với môn Toán những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điẹn tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
1.Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
2. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
3. Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
4. Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc qua sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
5. Khi sử dụng phần mềm VioLET cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn. Đề bài nên thiết kế 
ở phần mềm Microsoft OfficeW..., chọn màu cho phù hợp , chụp ảnh rồi mới đưa vào ViOLET. Bởi phần mềm VioLET phông chữ nhỏ, chỉ có màu đen. 
4.Cách thiết kế giáo án điện tử một số bài giảng Toán lớp 3.
Bài: Tìm số chia:
Trong bài này tôi thiết kế trên 9 Slide. Sau đây là một số Slide chính trong bài:
+ Slide thứ nhất tôi thiết kế như trong sách giáo khoa trang 39 để đưa học sinh đến kiến thức của bài.
+ Slide thứ hai chứa nội dung bài tập 1.
+ Slide thứ ba chứa nội dung bài tập 2. Trong bài tập 2 tôi cho học sinh làm phần b,c,e,g vào vở. Còn phần a và d tôi cho học sinh chơi trò chơi, bởi vậy sau khi học đọc yêu cầu bài tập 2 tôi che khuất 2 phần a và d để học sinh khỏi làm lẫn.
+ Slide thứ tư chứa đáp án của bài tập 2.Đáp án này tôi đưa lên cho học sinh đối chiếu chữa bài.
+Slide thứ năm là phần trò chơi. Trò chơi giải quyết phần a và d của bài tập 2. Trò chơi này tôi sử dụng phần mềm ViOLET cùng với những 4 chiếc thẻ từ một mặt có ghi các chữ cái : a,b,c,d , mặt kia ghi các số 1,2,3,4 cho học sinh chơi dưới dạng bài tập trắc nghiệm.
-Phần thứ nhất trong trò chơi là phép tính a của bài tập 2: Tìm y, biết 12 : y = 2 ( trang 14). Với vài tập này tôi đưa ra 3 đáp án ( 1 đáp án đúng và 2 đáp án sai). Đầu tiên tôi giới thiệu cách chơi cho học sinh biết: y có 3 đáp án trong đó có 1 đáp án đúng và 2 đáp án sai, học sinh tìm ra đáp án nào đúng thì giơ thẻ có chữ cái ở trước đáp án đó. Tôi cho học sinh suy nghĩ trong vòng 1 phút rồi gõ hiệu lệnh cho HS giơ thẻ.Sau khi học sinh giơ thẻ tôi kiểm tra kết quả ( hoặc cho 1 học sinh lên kiểm tra kết quả): Tích vào 1 trong 3 đáp án rồi kích chuột vào chỗ kết quả. Nếu tích vào đáp án đúng thì trên màn hình sẽ hiện lên dòng chữ: “ Hoan hô bạn đã làm đúng” và kèm theo tiếng vỗ tay trên 
loa, bông hoa thì cười rất tươi. Còn nếu tích vào đáp án sai thì trên màn hình sẽ hiện lên dòng chữ “ Rất tiếc bạn đã làm sai” và bông hoa thì ủ rũ. Nếu muốn tích vào đáp án khác thì kích chuột vào chữ làm lại, rồi làm như trên.
+Phép tính thứ hai trong trò chơi là câu d của bài tập 2: Tìm n, biết 36 : n = 4( trang 13). Với bài tập này tôi đưa ra 4 đáp án ( 1 đáp án đúng và 3 đáp án sai). Cách làm như trên.
	-Khi chơi trò chơi này tôi thấy học sinh rất thích và tìm kết quả nhanh, đúng, rất ít học sinh tìm sai. Những học sinh tìm kết quả sai là do nhầm lẫn. Sau khi kiểm tra kết quả có thể cho học sinh nhận xét : Nêu cách làm hoặc nêu lí do vì sao bạn tìm kết quả sai.
	-ở 2 phép tính a và d của bài tập 2 khi đưa vào trò chơi số chia chưa biết không ghi chữ X như trong đề bài, mà dùng chữ y và n 
thay thế để từ đó nhấn mạnh cho học sinh biết dù số chia được biểu thị là chữ cái nào thì cách tìm số chia vẫn không thay đổi.
+Slide tiếp theo là bài tập 3: Với các hiệu ứng sẽ xuất hiện từng phần để giải bài tập 3.
+Để phần trò chơi luôn hấp dẫn trong các tiết học tôi có thể đổi tên trò chơi; “ Ai đúng, ai sai?” hoặc “ Thử tài đoán nhan”...
-Ngoài ra, còn các Slide khác là lời giới thiệu , lời chào...
Bài: Làm quen với thống kê số liệu
-Với tiết này nếu không ứng dụng CNTT thì phải in tranh. Nếu in tranh thì tranh sẽ nhỏ, các chữ ghi trong tranh ở dưới lớp học sinh không đọc được mà phải dùng sách giáo khoa. Còn nếu sử dụng CNTT thì tranh rất rõ nét. Phần chữ tôi viết với kích cỡ lớn và tô màu thay cho chữ trong tranh nên dưới lớp học sinh nhìn rõ, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Bài tập 1: Tôi đưa lên Slide cho học sinh đọc yâu cầu, sau đó học sinh thảo luận nhóm 2. Sau khi học sinh thảo luận tôi cho học sinh chữa bài và đáp án đúng cũng được đưa lên màn hình với màu sắc khác để cả lớp nhìn thấy rõ, chứ không phải chỉ nghe. Như vậy học sinh sẽ hiểu rõ hơn bài tập này hơn.
Bài tập 2: Với bài tập 2 tôi không cho học sinh thảo luận, mà yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ rồi trả lời từng câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời tôi cũng đưa đáp án đúng lên màn hình với màu chữ khác với đề bài để học sinh thấy rõ và so sánh với kết quả của mình.
Sau khi học sinh trả lời từng câu hỏi tôi cũng đưa đáp án đúng lên màn hình với màu chữ khác vơi đề bài để học sinh thấy rõ.
Bài tập 3: Cho học sinh làm giấy nháp, 2 học sinh làm bảng phụ. Sau khi học sinh làm xong tôi đưa đáp án đúng cho học sinh chữa bài. Nếu kết quả của học sinh nào không đúng với dáp án thì lúc đó chữa bài tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai.
Bài tập 4: 
Với bài làm quan với thống kê số liệu có sử dụng CNTT giáo viên đỡ vất vả rất nhiều mà học sinh hiểu bài hơn. Dãy số liệu trong mỗi bài tập tôi luôn để màu chữ khác để học sinh nhìn thấy rõ, từ đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về dãy số liệu.
5. Kết quả:
	Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3 tôi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống. Sau khi dạy bài “ Tìm số chia” , tôi đã cho 2 lớp 3B( dạy không có CNTT) và 3C( dạy có CNTT) kiểm tra cùng 1 đề bài thì kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3C (Thực nghiệm)
45
25
55
18
40
2
5
0
0
 3B (Đối chứng)
46
20
44
21
46
5
10
0
0
-Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng lớp 3C có ứng dụng CNTT kết quả cao hơn so lớp 3B không có ứng dụng CNTT. Hầu hết các em ở lớp 3C (Thực nghiệm) nắm chắc bài và tìm số chia nhanh , đúng hơn lớp 3B ( Đối chứng). Với các tiết học khác có ứng dụng CNTT kết quả cao hơn hẳn so với khi dạy không có ứng dụng CNTT.
C. Kết luận
 Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng CNTT vào dạy Toán lớp 3. Khi đưa ứng dụng CNTT vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thơi gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng CNTT gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước, chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy,đòi hỏi người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn bài.
 Để nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin đề nghị các cấp trong ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong dạy học để chúng tôi có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ. Đồng thời cung cấp thêm cơ sở vật chất để giáo viên chúng tôi thường xuyên được dạy bằng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học.
 Qua quá trình giảng dạy môn Toán lớp 3 có ứng dụng CNTT tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm như trên. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và các cấp lãnh đạo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn.
 Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2009
	 Người viết 
 Lê Thị Hiên
D. Tài liệu tham khảo
	1. Báo Giáo dục và thời đại.
	2. Báo Giáo dục Thủ đô.
	3. Báo dạy và học ngày nay.
	4. Sách Toán lớp 3.
	5. Sách giáo viên Toán lớp 3.
	6. Sách thiết kế Toán lớp 3.
	7. Mạng Internet.
Mục lục
	 Trang
Phần mở đầu..............................................................................1
 Phần nội dung đề tài.................................................................3
Phần kết luận........................................................................... 22
Tài liệu tham khảo....................................................................23
Nhận xét
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dua_ung_dung_cntt_vao_giang_day_mon_to.doc