Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

* Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. 

* Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu là: sự kết hợp giữa tri thức, kĩ năng, thái độ; mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hình thành; nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học.

* Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.  Điều quan trọng hơn cả là, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

doc 35 trang Mai Loan 02/11/2023 8656
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài 
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Giả thuyết khoa học
2
5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
2
NỘI DUNG
3
Chương 1: Cơ sở líluận và thực tiễn của việc dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
3
1.1.Dạy học theo hướng phát triển năng lực
3
1.1.1. Thế nào là dạy học theo hướng phát triển năng lực
3
1.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt
3
1.2. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp Mở rộng vốn từ cho học sinh
4
1.2.1. Phát triển Mở rộng vốn từ
4
1.2.2. Dạy học nghĩa từ
4
1.2.3. Dạy học sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
4
1.3. Quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và Tập làm văn
5
1.3.1. Quan điểm tích hợp - cơ sở của mối quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và Tập làm văn
5
1.3.2. Mở rộng vốn từ hỗ trợ Tập làm văn
5
1.3.3. Tập làm văn hỗ trợ cho Mở rộng vốn từ qua khai thác, sử dụng từ 
5
1.4. Thực tiễn dạy học Mở rộng vốn từ trong mối quan hệ với dạy Tập làm văn
5
1.4.1. Phân tích hệ thống bài tập Mở rộng vốn từ
5
1.4.2. Phân tích thực trạng việc dạy các bài "Mở rộng vốn từ" lớp 4 để phục vụ Tập làm văn
6
1.5. Một vài nhận xét
6
Chương 2: Tổ chức dạy học Mở rộng vốn từ lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
7
2.1. Bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ trợ cho học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn
7
2.1.1. Những nguyên tắc và tiêu chí soạn thảo các bài tập bổ sung
7
2.1.2. Một số bài tập "Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực" hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn
7
2.2. Ứng dụng các bài tập Mở rộng vốn từ lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực vào việc tổ chức dạy Tập làm văn
25
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
28
3.1. Mục đích thực nghiệm
28
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
28
3.3. Nội dung thực nghiệm
28
3.4. Kết quả thực nghiệm
28
KẾT LUẬN
29
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Xu thế "Tích hợp" xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có bậc giáo dục. Ở Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt. 
1.2. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các em, ta thấy rằng hai phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn thể hiện rõ nét tính "Tích hợp": dạy Luyện từ và câu để hỗ trợ Tập làm văn, dạy Tập làm văn góp phần thực hành, vận dụng các tri thức và kĩ năng của Luyện từ và câu.
 1.3. Thực tế, các bài tập "Mở rộng vốn từ" trong sách giáo khoa còn hạn chế trong việc tích cực hóa vốn từ cho học sinh trong giờ Tập làm văn, đồng thời các bài tập Tập làm văn cũng chưa khai thác hiệu quả vốn từ ở phân môn Luyện từ và câu. Nó thể hiện rõ qua hệ thống các từ ngữ cung cấp cho học sinh trong các tiết Mở rộng vốn từ với hệ thống các từ ngữ học sinh cần có trong các tiết Tập làm văn kế tiếp; thể hiện trong mục tiêu của từng tiết dạy cụ thể; thể hiện trong định hướng khai thác bài tập của sách giáo viên. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn là một đề tài có ý nghĩa trong việc khắc phục hạn chế đã nêu ở trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đề tài này nhằm xây dựng các bài tập "Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực" để hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn, đồng thời bước đầu kiểm chứng khả năng vận dụng những bài tập đó trong thực tế dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, sáng kiến cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: (1) Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc dạy Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn ở lớp 4; (2) Đề xuất bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ trợ Tập làm văn, ứng dụng các bài tập đó vào dạy Tập làm văn; (3) Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các bài tập đã được đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là các bài tập theo định hướng khai thác, hỗ trợ tốt cho việc học Tập làm văn lớp 4. Do khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ tập trung xây dựng các bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ trợ Tập làm văn ở các chủ điểm: Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Vẻ đẹp muôn màu.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực một cách khoa học, phong phú để hỗ trợ Tập làm văn thì sẽ giúp cho học sinh lớp 4 học Tập làm văn hiệu quả hơn; nói cách khác, hiệu quả làm văn của học sinh ở các tiết được hỗ trợ bởi bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực bổ sung sẽ cao hơn.
5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra một số bài tập mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực giúp học sinh lớp 4 học tốt trong giờ tập làm văn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy Mở rộng vốn từ 
cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực
1.1.1. Thế nào là dạy học theo hướng phát triển năng lực
* Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. 
* Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu là: sự kết hợp giữa tri thức, kĩ năng, thái độ; mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hình thành; nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học.
* Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.  Điều quan trọng hơn cả là, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
1.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt
Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu.
Dạy tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực là dạy những gì?
Môn Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 1) được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Mỗi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục đích chính. Phân môn Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc - hiểu; phân môn Tập viết - Chính tả hình thành kỹ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, đúng tốc độ); phân môn Luyện từ và câu trên cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu nhằm giúp học sinh dùng từ, viết câu, đoạn văn đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt; phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp nhằm rèn luyện kỹ năng tạo văn bản nói và viết cho học sinh. Đối với các phân môn, mục tiêu kỹ năng trên suy đến cùng là hướng tới phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học - năng lực tiếp nhận lời nói và năng lực sản sinh lời nói. Dạy tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực chính là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống theo lứa tuổi.
“Lời nói” trong ngôn ngữ bao gồm 2 dạng thức cơ bản, lời nói trực tiếp (nghe người khác nói trực tiếp) và lời nói gián tiếp (lời nói thông qua văn bản viết). Ngoài ra, còn có các yếu tố bổ sung như ngôn ngữ cơ thể, phục trang, hóa trang, tranh minh họa, cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thông tin của lời nói. Từ nhận thức trên, chúng ta cần có định hướng về tổ chức dạy học các phân môn Tiếng Việt sao cho môn học này hướng tới phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng tiếng Việt đối với học sinh tiểu học.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp Mở rộng vốn từ cho học sinh
1.2.1. Phát triển Mở rộng vốn từ
1.2.1.1 Vốn từ của cá nhân
Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân sử dụng trong hoạt động giao tiếp, được hình thành theo hai con đường: con đường tự nhiên - vô thức và con đường có ý thức. Cá nhân được coi là nắm được một từ khi cá nhân đó phải nắm được hình thức ngữ âm cùng nội dung biểu đạt tương ứng. Vốn từ của cá nhân là hệ thống mở. Ở trường học, nguồn cung cấp từ cho các em chủ yếu là môn Tiếng Việt. 
1.2.1.2 Làm giàu vốn từ cho học sinh 
Việc làm giàu vốn từ cho học sinh bao gồm: mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ. Việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4 vừa phải tuân theo những quy luật nêu trên vừa phải chú ý một số đặc điểm: Về mặt tâm sinh lý; Về mặt tâm lí - ngôn ngữ học. Như vậy, các bài tập Mở rộng vốn từ phải giúp học sinh chuyển từ việc sử dụng từ theo kinh nghiệm sang sử dụng một cách khoa học. 
1.2.2. Dạy học nghĩa từ
Dạy nghĩa từ cho học sinh bao gồm các phương pháp: Phương pháp trực quan; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp giải nghĩa bằng định nghĩa; Phương pháp phân tích ngôn ngữ
1.2.3. Dạy học sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
Trong phần này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vốn từ tích cực và tiêu cực của học sinh; việc sử dụng từ để hiểu lời nói, để tạo lời nói; phương pháp luyện tập bằng các bài tập sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. 
1.3. Quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và Tập làm văn
1.3.1. Quan điểm tích hợp - cơ sở của mối quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và Tập làm văn
Tích hợp quan niệm là “Một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau.”
Theo xu hướng định nghĩa của Unesco (Paris 1972) hay tại Hội nghị Maryland (tháng 4 năm 1973) thì Xavier Roegiers cho rằng sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Đây là điểm khác biệt của chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học mới, gồm hai dạng: Tích hợp theo chiều ngang: Là tích hợp kiến thức theo nguyên tắc đồng quy; Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp kiến thức và kĩ năng theo nguyên tắc đồng tâm. Theo đó, các phân môn trong môn Tiếng Việt trước đây ít gắn bó với nhau, nay đã có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung, kĩ năng, phương pháp dạy học. 
1.3.2. Mở rộng vốn từ hỗ trợ Tập làm văn
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp. Trong các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn, Mở rộng vốn từ thể hiện rõ nhất vai trò của mình ở kĩ năng 5 của các kĩ năng làm văn trong giai đoạn 3 của cấu trúc hoạt động lời nói hoạt động lời nói. Phân tích kĩ năng 5 của hệ thống kĩ năng làm văn chúng tôi nhận thấy, các bài tập sử dụng từ có ý nghĩa thiết thực và gần gũi nhất với việc giúp học sinh học văn hiệu quả. 
1.3.3. Tập làm văn hỗ trợ cho Mở rộng vốn từ qua khai thác, sử dụng từ 
Tập làm văn là phân môn sử dụng tổng hợp kết quả của các phân môn thành phần khác nhưng tiết dạy chính để cung cấp, chính xác hóa, tích cực hóa vốn từ cho Tập làm văn là tiết Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu. Không chỉ có thế, Tập làm văn còn góp phần tích cực hóa, chính xác hóa những vốn từ đó của học sinh. Vì vậy, dựa vào các bài Tập làm văn, các nhà giáo dục có thể điều chỉnh vốn từ và cách khai thác vốn từ trong các tiết Mở rộng vốn từ. 
1.4. Thực tiễn dạy học Mở rộng vốn từ trong mối quan hệ với dạy Tập làm văn
1.4.1. Phân tích hệ thống bài tập Mở rộng vốn từ
Các bài tập về mở rộng vốn từ chiếm 39, 2%; các bài chính xác hóa vốn từ chiếm 36,7% ; các bài tập sử dụng từ chiếm 24,1%. Qua thống kê, chúng tôi nhận học sinh chưa được luyện tập sử dụng từ nhiều. Trong khi theo chuẩn kiến thức lớp 4, học sinh phải viết được một bài văn hoàn chỉnh (tạm coi là một văn bản) có số lượng khoảng 200 từ thì việc dạy sử dụng từ chính là bài tập cơ bản giúp các em học tốt Tập làm văn. 
1.4.2. Phân tích thực trạng việc dạy các bài "Mở rộng vốn từ" lớp 4 để phục vụ Tập làm văn
Có thể thấy vốn từ và năng lực sử dụng từ của học sinh còn chưa linh hoạt khi nói, khi viết. Bản thân giáo viên chưa nhận thức rõ và sâu về mối quan hệ giữa dạy Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn.
Về năng lực sử dụng từ, chúng tôi nhận thấy các em thường mắc một số lỗi: về hình thức ngữ âm và cấu tạo; dùng sai nghĩa của từ; lỗi về khả năng kết hợp từ; lỗi về tính hệ thống của từ ngữ trong văn bản; lỗi dùng từ không đúng phong cách chức năng ngôn ngữ văn bản; lỗi lặp từ, thừa từ, dùng từ công thức, sáo rỗng.
1.5. Một vài nhận xét
Phân tích cơ sở lý luận trên cho thấy Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực và Tập làm văn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Song thực tế cho thấy mối quan hệ trên chưa được triển khai một cách sâu, rộng và hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, cụ thể là: Sách giáo khoa chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh theo tiêu chí nội dung nên phần lớn các từ được mở rộng là danh từ. Trong khi đó, để phục vụ tập làm văn (chủ yếu lớp 4 là văn kể chuyện và miêu tả) thì học sinh cần được cung cấp nhiều động từ, tính từ hơn nữa; Sách giáo viên chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa Luyện từ và câu nói chung, các tiết mở rộng vốn từ nói riêng với Tập làm văn; Từ phía giáo viên: Giáo viên tiểu học hiện nay trình độ không đồng đều nên ý thức và việc thường xuyên dạy mở rộng vốn từ để hỗ trợ tập làm văn chưa cao.	 
Từ những nhận xét trên, chúng tôi nhận thấy cần phải có những bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ học và giúp học sinh học Tập làm văn hiệu quả hơn.
Chương 2: Tổ chức dạy học Mở rộng vốn từ lớp 4 theo định hướng 
phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
Chương này tập trung vào việc xây dựng các bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ trợ Tập làm văn dựa trên một số nguyên tắc và tiêu chí đã đề ra. Cuối cùng là việc ứng dụng các bài tập đó để tổ chức dạy Tập làm văn. Nội dung cụ thể như sau:
2.1. Bài tập Mở rộng vốn từ hỗ trợ cho học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn
2.1.1. Những nguyên tắc và tiêu chí soạn thảo các bài tập bổ sung
Nguyên tắc "Bám sát mục tiêu môn học" gồm 2 tiêu chí: Bám sát mục tiêu cần đạt của từng bài học; Thể hiện logic phát triển của bài học theo một trình tự nhất định.
Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực" gồm các tiêu chí: Kích thích hứng thú học tập của học sinh; Khuyến khích sự hợp tác, cùng tham gia của tất cả học sinh; Dạy học phân hóa chia theo từng mức độ tương ứng với năng lực nhận thức của học sinh.
Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần tích hợp" gồm các tiêu chí: Tích hợp vốn từ trong các tiết mở rộng vốn từ để học tốt Tập làm văn; Tích hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt; Tích hợp dạy mở rộng vốn từ với rèn kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư tưởng bài văn; kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư ).
2.1.2. Một số bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn
Bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn lấy kết quả của việc học Tập làm văn làm đích. Do đó, trước khi xây dựng bài tập "Mở rộng vốn từ" chúng tôi tiến hành phân tích các bài tập trong phân môn Tập làm văn. Mục đích là để nắm được những từ có tần số sử dụng nhiều mà chưa được khai thác thỏa đáng trong tiết Mở rộng vốn từ trước đó (Khai thác ở đây được hiểu là việc giải nghĩa từ, sử dụng các từ trong một hoàn cảnh cụ thể của bài văn như thế nào). Từ đó quay trở lại điều chỉnh và bổ sung những bài tập trong tiết Mở rộng vốn từ cho phù hợp. Quy trình này được thể hiện qua 2 bước: Bước 1- Phân tích các bài tập trong phân môn Tập làm văn để nắm được: các từ có tần số sử dụng nhiều nhất (thuộc chủ điểm), nắm được các nét nghĩa nảy sinh trong văn cảnh của các từ trên trong các bài tập Tập làm văn; Bước 2 - Phân tích các bài tập trong tiết Mở rộng vốn từ để nắm được: bài tập nào đáp ứng với việc học tốt tập làm văn; bài tập nào chưa cung cấp đủ các kiến thức về từ và cách dùng từ cần có để học tốt Tập làm văn; dạng bài tập nào cần xây dựng mới. Từ đó đề xuất một số bài tập bổ sung phù hợp với các đối tượng học sinh trong các tiết Mở rộng vốn từ để khắc phục và hỗ trợ các bài tập Tập làm văn như đã nêu ở bước 1.
Dưới đây là các bài tập cụ thể: 
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hỗ trợ cho học sinh lớp 4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau:
Bước 1: Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài số 2 phần Luyện tập trong tiết tập làm văn "Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện" , đề bài như sau: "Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật."
Với bài tập này, học sinh thường triển khai tả ngoại hình của nhân vật bà già nghèo hoặc Nàng Tiên Ốc. Tả bà già nghèo học sinh sẽ phải sử dụng các từ ngữ để thể hiện được bà là một người tốt bụng, nhân hậu. Vì có nhân hậu, tốt bụng bà mới cưu mang một con ốc nhỏ bé, bà không đem bán mà mang về nuôi. Tả Nàng Tiên Ốc, học sinh sẽ phải sử dụng các từ ngữ để thể hiện được đây là một người chăm chỉ, khéo léo, dịu dàng và giàu lòng nhân ái. Vì sự xuất hiện của Nàng Tiên chính là phần thưởng dành cho một người tốt bụng như bà cụ nghèo. Làm được điều này tức là học sinh đã kể lại được câu chuyện đúng yêu cầu đề bài và đúng chủ điểm "Thương người như thể thương thân".
b) Phân tích đề bài "Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên." trong tiết tập làm văn "Luyện tập xây dựng cốt truyện" 
Ở đề bài trên, dựa vào những kiến thức và kĩ năng đã học về văn kể chuyện, học sinh cần xác định rõ một số điểm: 
- Với ba nhân vật nêu trên, câu chuyện do học sinh tưởng tượng và kể lại sẽ tập trung nói đến nhân vật nào là chủ yếu? 
- Câu chuyện cần nói lên được điều gì có ý nghĩa? (Có thể là sự hiếu thảo hay lòng dũng cảm, tính trung thực ... qua những hành động của người con; hoặc tấm lòng nhân hậu của bà tiên và người con đối với bà mẹ...)
- Có thể tưởng tượng một cách hợp lí về hoàn cảnh, tính cách của từng nhân vật như thế nào? (Ví dụ: bà mẹ nghèo khổ phải làm lụng vất vả nên ốm nặng, tính mạng đang bị đe dọa; người con rất thương mẹ, có tấm lòng hiếu thảo muốn tìm mọi cách để cứu mẹ; bà tiên là người nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo khổ tốt bụng vào lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn...)
Bước 2: Xác định hướng Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết theo hướng hỗ trợ cho Tập làm văn. Dựa vào mục đích tiết "Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết" là giúp học sinh: 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm "Thương người như thể thương thân"; nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, ti

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_mo_rong_von_tu_cho_hoc_sinh_lop_4.doc