SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh chưa hoàn thành có hứng thú trong học Toán lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh chưa hoàn thành có hứng thú trong học Toán lớp 4

- Đất nước ta đang trên con đường đổi mới để sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong thế kỷ 21 Đảng ta đã vạch rõ nhân tố quyết định để đạt mục tiêu chính là yếu tố con người. Chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là tạo ra những con người nhanh nhạy, năng động, sáng tạo có đầy đủ kiến thức, năng lực có nhân cách Việt Nam để đáp ứng với sự phát triển của xã hội.

- Như chúng ta đã biết trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán ở Tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, các suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo: nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho con người như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Vì vậy môn Toán là một môn học không thể thiếu trong tất cả các cấp học.

 - Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học. Học sinh biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Biết thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số đo đại lượng, các yếu tố hình học. Biết cách giải và trình bày bài giải với những bài toán có lời văn.

 - Trong thực tế của từng lớp, từng trường nói riêng, các trường nói chung đều có một số em tiếp thu môn Toán rất nhanh và một số em chưa hứng thú với môn Toán nên tiếp thu còn rất chậm. Những em hứng thú với môn Toán thì say mê học tập. Những em không hứng thú thì lười học, sợ học và chán học. Toán học với những con số, công thức khô khan khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực. Nhất là đối với học sinh không hứng thú thì giờ học toán mới thật sự là

 “ nỗi khiếp sợ”.

 

doc 19 trang thuychi01 8971
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh chưa hoàn thành có hứng thú trong học Toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
CHƯA HOÀN THÀNH CÓ HỨNG THÚ TRONG HỌC TOÁN
LỚP 4.
 Người thực hiện: Lê Thị Lương
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường tiểu học và THCS Hoằng Đức
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 2. Mục đích nghiên cứu
 3. Đối tượng nghiên cứu
 4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
2
2
II. NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
 3.1. Phân loại đối tượng học sinh, tìm biện pháp dạy học thích hợp
 3.2. Tăng cường hoạt động nhóm
 3.3. Sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh
 3.4. Tổ chức trò chơi trong tiết học toán
 4. Hiệu quả
2
2
2
4
4
9
9
11
12
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị
13
13
14
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài: 
- Đất nước ta đang trên con đường đổi mới để sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong thế kỷ 21 Đảng ta đã vạch rõ nhân tố quyết định để đạt mục tiêu chính là yếu tố con người. Chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là tạo ra những con người nhanh nhạy, năng động, sáng tạo có đầy đủ kiến thức, năng lực có nhân cách Việt Nam để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. 
- Như chúng ta đã biết trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán ở Tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, các suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo: nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho con người như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Vì vậy môn Toán là một môn học không thể thiếu trong tất cả các cấp học.
 	- Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học. Học sinh biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Biết thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số đo đại lượng, các yếu tố hình học. Biết cách giải và trình bày bài giải với những bài toán có lời văn.
 - Trong thực tế của từng lớp, từng trường nói riêng, các trường nói chung đều có một số em tiếp thu môn Toán rất nhanh và một số em chưa hứng thú với môn Toán nên tiếp thu còn rất chậm. Những em hứng thú với môn Toán thì say mê học tập. Những em không hứng thú thì lười học, sợ học và chán học. Toán học với những con số, công thức khô khan khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực. Nhất là đối với học sinh không hứng thú thì giờ học toán mới thật sự là
 “ nỗi khiếp sợ”. 
- Để nâng dần chất lượng học tập và hứng thú học tập toán cho học sinh nói chung và đặc biệt cho học sinh tiếp thu chậm môn Toán nói riêng. Giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản về Toán 4 tạo điều kiện cho các em học tốt môn Toán, nắm vững những kến thức cơ bản cần thiết để tiếp tục học Toán ở lớp trên. Vì vậy tôi chọn: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh chưa hoàn thành có hứng thú trong học Toán 4”.
2. Mục đích nghiên cứu: Trong trang này: Mục 1; mục 2 tác giả tự viết
Nhằm giúp cho người dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo của người học, bồi dưỡng được năng lực tự học, tự rèn, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên của học sinh.
Mọi học sinh được tham gia bài học, không khí học tập sôi nổi trong lớp, từ đó giúp các em học tốt và yêu thích môn Toán hơn. Hiệu quả học tập của học sinh cao, nhiều học sinh thể hiện được khả năng cá nhân và có tinh thần giúp đỡ 
lẫn nhau trong học tập. Do vậy mục đích của đề tài là tìm được một phương pháp tối ưu nhất nhằm lấp đầy những chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng cao hơn về mặt kĩ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn Toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh chưa hoàn thành môn Toán khối lớp 4 trường Tiểu học và THCS Hoằng Đức.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Để thực hiện đề tài cần áp dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
+ Phương pháp phân tích nguyên nhân. [2; 3]
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục, căn cứ vào thực trạng dạy và học toán hiện nay, cần có hướng đổi mới phương pháp dạy toán ở Tiểu học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tập trung vào việc rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề, nhằm hình thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Để đạt được điều đó, trong giảng dạy bộ môn Toán, người thầy phải giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Học sinh chưa hoàn thành về môn Toán là những học sinh tiếp thu chậm về kiến thức, đồng thời ý thức học tập của các em chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp dẫn đến chất lượng học tập của các em còn rất thấp. Vì thế hầu hết những em này đều sợ học môn Toán. Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác.
 Để tạo hứng thú học toán cho học sinh đã khó, vì môn Toán được biết đến là một môn học khô khan, rối rắm với những phép tính, lời giải, giả thiết... thì lại càng khó khăn hơn với đối tượng là học sinh không hứng thú môn Toán. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học toán ở Tiểu học. Đặc biệt là chuẩn Kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán tiểu học. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo và những tiết dạy thực tế trên lớp. Xuất phát từ đó tôi đã tập trung tìm những biện pháp tốt nhất để giúp học sinh có niềm đam mê với môn Toán, tạo hứng thú học tập, tự tìm hiểu, tự giải quyết những vấn đề toán học được đặt ra trong chương trình toán 4.
 	2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Trong trang này: Mục 3; mục 1 tác giả tự viết. Mục 4 tác giả có sử dụng TLTK số 2; 3. 
 	2.1. Chương trình sách giáo khoa.
Trong chương trình môn Toán lớp 4, ở học kỳ I chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Ở học kỳ II tập trung vào dạy phân số, dấu hiệu chia hết và một số dạng về hình học, tỉ số...
Nội dung chương trình toán lớp 4 gồm 6 chương:
* Chương I: Số tự nhiên, bảng đơn vị đo khối lượng.
* Chương II: Bốn phép tính với các số tự nhiên. Hình học
* Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9. Giới thiệu hình bình hành
* Chương IV: Phân số - các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi.
* ChươngV: Tỉ số - Một số bài toán liên quan đế tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
* Chương VI: Ôn tập.[1; 4]
2.2. Những thuận lợi và khó khăn.
2.2.1. Đối với giáo viên:
Trong năm học 2016 – 2017, 100 % giáo viên được tiếp thu chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực do nhà trường triển khai. Bên cạnh đấy giáo viên thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng, giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình toán. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa kích thích, động viên đúng lúc sự tiến bộ của học sinh. Chưa tạo được không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi. Nhiều giáo viên giải thích sự tiếp thu chậm của học sinh bằng những thiếu sót của những phẩm chất ý chí và đạo đức ở trẻ, bằng sự thiếu chuyên cần và chăm chỉ, từ đó đã muốn dùng các biện pháp trừng phạt.
 	Ngoài ra một số giáo viên hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp rất nghèo nàn và không hoàn thiện để giúp đỡ các em trên lớp, chưa chú trọng rèn kỹ năng và thái độ học tập cho các em.
 	2. 2. 2. Đối với học sinh: Trong trang này: Mục 2.1 tác giả có sử dụng TLTK số 1; 4. Mục 2.2 tác giả tự viết. 
 	Đầu năm học, qua tìm hiểu tôi phát hiện rất nhiều em còn tiếp thu bài quá chậm, không nắm được kiến thức cơ bản, còn lơ là, chểnh mảng với môn Toán, không hứng thú với việc học Toán. Việc học của các em nhằm đối phó với giáo viên hoặc làm vừa lòng cha mẹ chứ không phải do bản thân nhận thức được.
 	- Học sinh khó khăn trong việc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hay giải các bài toán có lời văn.
 	- Việc vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập còn chậm. 
 	- Một số học sinh học sinh vận dụng được kiến thức nhưng kỹ năng còn chậm. 
 	- Hoạt động tư duy kém, sử dụng ngôn ngữ toán học còn lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
 	- Không hệ thống được lượng kiến thức đã học.
 	- Không vận dụng được kiến thức của bài trước với bài sau.
- Tính chậm, chủ yếu dựa vào trực quan hoặc lời gợi ý của giáo viên mới 
tính được, hoặc nhớ bài một cách máy móc.
 Với thực trạng như trên tại trường Tiểu học và THCS Hoằng Đức tôi đã 
mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
 	3.1. Phân loại đối tượng học sinh, tìm biện pháp dạy học thích hợp.
3.1.1. Học sinh tiếp thu chậm môn Toán.
Tôi điều tra ngay từ đầu đối tượng tiếp thu chậm và phân loại xem các em tiếp thu chậm loại toán điển hình nào để có phương pháp kèm cặp kịp thời. Với em sợ toán giải các em không biết giải hay trả lời sai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh trên lớp, chấm chữa tay đôi với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời nếu các em cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập xóa đi ấn tượng sợ giải toán.
Giờ nào cũng kiểm tra, kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, hoặc tổ. Việc kiểm tra thường xuyên như vậy giáo viên dễ phát hiện ra lỗ hổng, từ đó lấp lỗ hổng một cách kiên nhẫn. Ban đầu học sinh cũng không hào hứng nhưng dần dần chúng thích thú khi thấy mình tự giải được những bài tập mà trước đó các trò nhìn thấy đã sợ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Triệu và lớp triệu”
Bài 2 trang 15: Đọc các số sau:
7 312 836 ; 57 602 511 ; 351 600 307 ; 900 370 200 ; 400 070 192. [1; 4]
+ Tôi hướng dẫn các em tách các số trên thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, rồi đến lớp triệu, mỗi lớp có 3 hàng. Sau đó dựa vào cách đọc số có 3 chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải. [5; 6]
+ Tôi gọi những em tiếp thu chậm đọc trước, nếu lúng túng chỗ nào thì gọi học sinh khá giúp đỡ, cuối cùng tôi mời học sinh tiếp thu nhanh hoàn thành bài đọc, thế là tôi thu hoạch được điều mà tôi yêu cầu.
+ Tôi luôn động viên để các em không mặc cảm với bạn bè, lấy lại tinh thần, an tâm học tập. 
Tương tự với những bài khác cũng vậy. Đối với những kiến thức dễ, những bài trong tầm tay của những học sinh còn chậm, tôi gọi những học sinh tiếp thu chậm lên trả lời cũng như làm bài tập tạo độ “dạn” cho học sinh, làm cho các em không còn sợ phải làm bài tập toán.
 	3.1.2 Đối với những học sinh hổng kiến thức. Trong trang này: Mục 3.1 tác giả tự viết. Riêng Ví dụ tác giả có sử dụng TLTK số 1; 4; 5 và 6.
 	Kiến thức có nhiều “lỗ hổng” là một “bệnh” phổ biến của học sinh tiếp thu chậm môn Toán. Trong quá trình dạy trên lớp, tôi phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh tiếp thu chậm. Thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập của học sinh, tôi cũng cần tập cho học sinh, nhất là học sinh tiếp thu chậm có ý thức phát hiện những lỗ hổng của bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ 
hổng đó.
Ví dụ : Bài : Nhân với số có 3 chữ số
	Ở bài này các em cần nắm vững các bảng nhân từ 2 đến 9. Tiếp theo nhân từ phải sang trái. Tuy nhiên khi các em thực hiện nhiều khi các em không thuộc bảng nhân nên dẫn đến kết quả sai, hoặc các em quên không nhớ làm kết quả cũng không đúng. Tôi phát hiện ra là các em đã bị hổng kiến thức ở lớp 2,lớp 3 rất nhiều dạng.
Cụ thể như phép tính: 164 x 123 SGK trang 72. [4] 
Khi nhân nhẩm ở hàng đơn vị và hàng chục, 3 x 4 = 12 viết 2 nhớ 1 sang hàng chục thì các em thường quên không nhớ. Tiếp đó khi phép nhân có nhớ lần thứ hai thì các em cũng thường hay quên hoặc nhớ một cách không đúng.
Vì vậy tôi nghĩ ra cách lấp chỗ hổng đó như sau: khi thực hiện phép nhân nếu lần nhân nào có kết quả từ 10 trở lên thì phải nhớ sang hàng liền kề trước đó. Được thực hành nhiều lần dần dần các em sẽ nhớ kĩ hơn, sau đó tôi cho các em đọc đi đọc lại nhiều lần( 3 x 4 = 12 viết 2 nhớ 1) 3 x 6 = 18 thêm 1 bằng 19, viết 9 nhớ 1). Tương tự như vậy với các lần nhân tiếp theo. [5; 6] Và khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi hướng dẫn cho các em tổ chức trò chơi: Đố biết đó là số nào? Nhóm học sinh tiếp thu nhanh nêu bất kì phép tính nào thuộc dạng nhân với số có 2 chữ số trở lên. Nhóm học sinh tiếp thu chậm thì thi nhau nêu số cần điền.
 Trong các buổi học phụ đạo. Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học sẽ học trong tuần kế tiếp và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh và nhiều bài tập cùng dạng.
Ví dụ: Trước khi học phần phép chia, tôi ôn cho học sinh phép chia cho số có một chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp các em dễ dàng ước lượng tìm thương của phép chia với số có 2,3 chữ số.
Do học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm và chóng quên. Các kiến thức cũ phải được giáo viên củng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau. Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó; Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó; Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng cách: Cho xem 3 đề toán thuộc 3 dạng này và chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng.
 Trong từng mạch kiến thức giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời nói đơn giản, dễ hiểu, “Nôm na” nhằm khắc sâu kiến thức. Nói rõ hơn đó là giúp học sinh thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức. Trong trang này: Tác giả có sử dụng TLTK số 4; 5 và 6.
 	Ví dụ: Khi học về phép nhân, chia. Tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng nhân, chia trong bảng. Vì ở lớp tôi một số em lên lớp 4 rồi mà bảng nhân chia còn lơ mơ. Tôi đã tổ chức vào 15 phút truy bài đầu giờ, thường xuyên cho lớp tự hỏi bài nhau (ngoài việc rèn chữ viết trong 15 phút đó) học sinh phải học thuộc bảng nhân, chia; đọc xuôi, đọc ngược và trả lời nhanh khi tôi hỏi bất chợt, rồi mới tiến hành học kĩ thuật tính toán. Cách làm này tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất thích 15 phút truy bài đầu giờ, hầu hết các em đi học sớm để được truy bài về bảng nhân, chia. Về kĩ thuật tính toán tôi tiến hành như sau:
 Ví dụ: Trong phép nhân với số có hai chữ số
Tôi viết lên bảng 86 Í 53 = ?.( Bài tập 1 SGK trang 69) [1; 4] 
Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính. Sau đó gọi học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.
 86
 x35
 258 
 430
 4558
3 nhân 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1
3 nhân 8 bằng 24, thêm 1 bằng 25 viết 25
5 nhân 6 bằng 30, viết 0 (dưới 5) nhớ 3
5 nhân 8 bằng 40, thêm 3 bằng 43 viết 43
Hạ 8
5 cộng 0 bằng 5, viết 5
2 cộng 3 bằng 5 viết 5
Hạ 4
Vậy 86 Í 53 = 4558 [5; 6]
* Hay trong phép chia cho số có ba chữ số: 38685 : 195= ? [1; 4]
 39585 195 
 00585 
 000 203
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
395 chia cho 194 được 2 viết 2
2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, nhớ 1
2 nhân 9 bằng 18 thêm 1 bằng 19, 19 trừ 19 bằng 0
2 nhân 1 bằng 2 thêm 1 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 8, 58 chia cho 195 được 0 viết 0
Hạ 5, 585 chia cho 195 được 3 viết 3
3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, nhớ 1
3 nhân 9 bằng 27 thêm 1 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0, nhớ 2
3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0
Thử lại : 203 x 195 = 39585 [5; 6]
 	Đối với học sinh làm sai, khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi giảng từ từ cặn kẽ để các em hiểu bài chứ không quát nạt hoặc nói những lời để các em mặc cảm, đồng thời giúp các em thực hiện và nêu cách làm.
Đối với dạng toán tính biểu thức.
Ví dụ: Hãy tính giá trị biểu thức bằng hai cách Trong trang này: Tác giả có sử dụng TLTK số 1; 4; 5 và 6.
(33164 + 28528) : 4 [4]
Cách 1
(33164 + 28528) : 4
= 61692 : 4
 = 15423
Cách 2
(33164 + 28528) : 4
= 33164 : 4 + 28528 : 4
 = 8291 + 7132
 = 15423 [5; 6]
 	Trong quá trình đặt tính và thực hiện phép tính bằng các câu hỏi dẫn dắt. 
Tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì quá trình tự 
tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện cho các em tính chủ động, sáng tạo trong học toán và các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, trở thành kĩ năng tính toán, chính xác, từ đó các em trở nên hứng thú khi học môn Toán.
 Ví dụ về giải toán có lời văn: Bài tập 2 trang 47 (sách toán 4)
“Một lớp có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp
 đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?” [4]
Tôi yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, tự tìm hiểu bài toán, dùng bút chì gạch chân những từ trọng tâm. Sau đó tôi hỏi bài toán thuộc dạng gì? (Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
Tôi yêu cầu 2 học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán. Mỗi học sinh giải một cách khác nhau. Cả lớp hoạt động theo nhóm 4 học sinh (nhóm theo trình độ). Tôi sẽ quan tâm giúp đỡ cho nhóm học sinh hổng kiến thức, phân tích và giải bài toán.
 Tóm tắt
 ?em
28 em
Trai: 
Gái: ? em 4 em
Bài giải
Cách1
Số học sinh gái là
(28 – 4) : 2 = 12 (học sinh)
Số học sinh trai là
12 + 4 = 16 ( học sinh )
Đáp số : 16 học sinh trai
12 học sinh gái
Cách 2
Số học sinh trai là
(28 + 4) : 2 = 16 (học sinh)
Số học sinh gái là
16 – 4 = 12 (học sinh)
Đáp số : 16 học sinh trai
12 học sinh gái.
[5 ; 6]
- Sau đó yêu cầu học sinh từng nhóm trình bày bài giải và giải thích cách làm của nhóm mình. Cuối cùng tôi chốt bài giải trình bày gọn và rõ ràng nhất.
* Đối với dạng toán về hình học.
Ví dụ: bài tập 1 – ( Sgk trang 55)
Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình sau. [4] Trong trang này: Tác giả có sử dụng TLTK số 4; 5 và 6.
 A 	B
C
D
 	-Yêu cầu một học sinh lên bảng làm bài và cả lớp hoạt động theo nhóm 
trình độ. Để tránh mặc cảm tôi đặt tên mỗi nhóm một loài chim như: nhóm sơn ca, nhóm họa mi
Sau đó trình bày bài làm của mình. Gọi nhóm tiếp thu chậm trình bày trước, nếu chưa nêu đủ gọi nhóm tiếp thu nhanh hoàn thành bài làm đúng:
Bài làm 
 - Có 3 góc vuông là :
 + Góc đỉnh A cạnh AB, AD
+ Góc đỉnh B cạnh BC, BD
+ Góc đỉnh D cạnh DC, DA
 - Có 4 góc nhọn là :
+ Góc đỉnhB cạnh BA, BD
 + Góc đỉnh C cạnh CB, CD
 + Góc đỉnh D cạnh DB, DC
 + Góc đỉnh D cạnh DA, DB
 - Có 1 góc tù là :
 + Góc đỉnh B cạnh BA, BC [5; 6]
* Ví dụ: Bài tập 3 ( sgk trang 65 )
Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? [4]
- Tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán để tìm lời giải.
- Yêu cầu hai học sinh ngồi cùng bàn trao đổi và tự làm bài.
- Gọi một học sinh lên bảng làm.
- Đối với học sinh yếu, tôi giúp các em nhớ lại kiến thức tính diện tích hình vuông, từ đó các em tính diện tích một viên gạch, 200 viên gạch vuông, đổi từ cm2 ra m2 theo yêu cầu đề bài. [5; 6]
- Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng giải thích cách làm của mình.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Tôi chốt lại bài giải đúng.
Bài giải Trong trang này: Tác giả có 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_co_hun.doc