Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

 Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong thời kì mới.

Trong cuộc sống hàng ngày, muốn mọi người nhận ra những điều mình chưa nhìn thấy chúng ta phải miêu tả. Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay. Hay nói cách khác: "Văn miêu tả là hòn đá thử vàng đối với các tài năng văn học, tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm văn học".

Đặc biệt văn miêu tả là một thể loại bắt buộc học sinh phải có sự quan sát, óc tưởng tượng, cách chọn lọc chi tiết. Ở lớp 4, các em đã được làm quen với văn miêu tả đó là tả lại các đồ vật thân thuộc với các em, quen dần các em tả cây cối, con vật, cảnh vật xung quanh cuộc sống. Nghĩa là các em được tả từ một vật tĩnh có thể cầm lên quan sát, tiếp đó là tả các con vật có hoạt động, có ngôn ngữ. Cuối cùng là các em học tả quang cảnh môi trường trong phạm vi rộng hơn.

Vì vậy, học phân môn Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của đồ vật, con vật, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình; các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ. được định hướng trong các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó giữa đồ vật, con vật, thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.

Muốn làm tốt được các dạng bài này đòi hỏi các em phải có một kiến thức và vốn hiểu biết phong phú, học sinh cần huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, vốn hiểu biết. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng: Kĩ năng viết bài của các em chưa tốt, câu văn thường rườm, diễn đạt chưa rõ, ý lan man, chưa có sự sắp xếp, liên kết chặt chẽ. Chính vì điều này mà tôi muốn tìm ra một số biện pháp: "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4". Qua đây tôi muốn bồi dưỡng, rèn luyện tốt kĩ năng viết văn cho học sinh, tạo cơ sở để các em học tốt môn văn lớp trên.

 

doc 21 trang thuychi01 19625
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thành – Thọ Xuân 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
Năm học : 2017- 2018
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG
2
I. Cơ sở lí luận
2
II. Thực trạng
2
1. Thực trạng về việc dạy và học Tập làm văn của giáo viên và học sinh.
2
2. Thực trạng dạy và học Tập làm văn của lớp 4B trường Tiểu học Xuân Thành – Thọ Xuân
3
III. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
4
Biện pháp 1: Rèn viết những câu văn sinh động, có hình ảnh.
4
1. Rèn viết câu đúng ngữ pháp.
4
2. Mở rộng câu.
4
3. So sánh đối chiếu các câu văn, đoạn văn.	
5
4. Sử dụng biện pháp tu từ.
5
5. Luyện từ.
7
Biện pháp 2: Rèn viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý.
8
1. Sắp xếp câu thành đoạn văn.
8
2. Luyện viết đoạn văn theo chủ đề.
8
Biện pháp 3: Rèn viết bài văn có bố cục chặt chẽ.
10
1. Phần mở bài.
10
2. Phần thân bài.
10
3. Phần kết bài.
10
Biện pháp 4: Tích lũy các từ ngữ, hình ảnh văn học.
14
IV. Kết quả đạt được.
14
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
15
* Tài liệu tham khảo
17
* Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại
18
* Phụ lục: Một số bài văn miêu tả của học sinh lớp 4B
19 - 26
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong thời kì mới.
Trong cuộc sống hàng ngày, muốn mọi người nhận ra những điều mình chưa nhìn thấy chúng ta phải miêu tả. Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay. Hay nói cách khác: "Văn miêu tả là hòn đá thử vàng đối với các tài năng văn học, tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm văn học".
Đặc biệt văn miêu tả là một thể loại bắt buộc học sinh phải có sự quan sát, óc tưởng tượng, cách chọn lọc chi tiết. Ở lớp 4, các em đã được làm quen với văn miêu tả đó là tả lại các đồ vật thân thuộc với các em, quen dần các em tả cây cối, con vật, cảnh vật xung quanh cuộc sống. Nghĩa là các em được tả từ một vật tĩnh có thể cầm lên quan sát, tiếp đó là tả các con vật có hoạt động, có ngôn ngữ. Cuối cùng là các em học tả quang cảnh môi trường trong phạm vi rộng hơn.
Vì vậy, học phân môn Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của đồ vật, con vật, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình; các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ... được định hướng trong các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó giữa đồ vật, con vật, thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Muốn làm tốt được các dạng bài này đòi hỏi các em phải có một kiến thức và vốn hiểu biết phong phú, học sinh cần huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, vốn hiểu biết... Thực tế qua nhiều năm giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng: Kĩ năng viết bài của các em chưa tốt, câu văn thường rườm, diễn đạt chưa rõ, ý lan man, chưa có sự sắp xếp, liên kết chặt chẽ. Chính vì điều này mà tôi muốn tìm ra một số biện pháp: "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4". Qua đây tôi muốn bồi dưỡng, rèn luyện tốt kĩ năng viết văn cho học sinh, tạo cơ sở để các em học tốt môn văn lớp trên.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cách rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 như thế nào để đạt hiệu quả nhất.
- Tìm ra phương pháp tối ưu nhất dạy viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
- Lí giải cho những vướng mắc, cách ứng xử những tình huống có thể xảy ra khi dạy kiểu bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn.
- Nhằm giúp học sinh viết được những câu văn sinh động, có hình ảnh, các ý
 được liên kết chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng góp phần nâng cao chất lượng viết văn 
miêu tả cho học sinh lớp 4.	
III. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Xuân Thành – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm. 
- Phương pháp điều tra giáo dục. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
- Phương pháp phân tích – tổng hợp ngữ liệu
- Phương pháp thống kê
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Học tốt là điều kiện đầu tiên chắp cánh cho ước mơ và hoài bão cho các em được bay cao, bay xa. Học tốt văn giúp cho tâm hồn của các em thêm phong phú, nó góp phần đóng góp những tình cảm lớn, tư tưởng lớn ở các em.
Chúng ta thấy rằng làm văn miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra "vẽ ra" trước mắt người đọc, người nghe bức tranh cụ thể về một đối tượng đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Do vậy, bài văn miêu tả trước hết cần có tính chân thực (đúng thực tế, đúng bản chất của đối tượng). Dạy cho học sinh tiểu học miêu tả chân thực một đối tượng, trước hết phải đi từ yêu cầu tả đúng thực tế, nghĩa là thông qua việc quan sát trực tiếp bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả được đúng đối tượng, không làm cho người đọc hiểu sai hoặc không hình dung được nó.
Văn miêu tả rất phù hợp với lứa tuổi các em tiểu học (ưa quan sát, thích nhận xét thiên nhiên về cảm tính...). Lớn lên các em trực tiếp được gần gũi với các đồ vật, cảnh vật xung quanh mình, đây là điều kiện tốt cho giáo viên dạy cho các em cách làm miêu tả. Dạy cho học sinh có kĩ năng viết văn là giúp các em biết quan sát, biết sử dụng, phát triển ngôn ngữ của mình với thế giới xung quanh. Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên để khêu gợi những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ...cho các em tiếp xúc với thiên nhiên. Các em biết mô tả lại, biết sử dụng, lựa chọn các từ ngữ phù hợp trong làm bài. Ví dụ như khi tả cái trống các em biết sử dụng hình ảnh nhân hóa: “Anh chàng trống", hay "Bác trống". Ngoài ra, học sinh còn biết viết câu văn sáng sủa, đúng ngữ pháp, đoạn văn logic, bài văn hay.
II. Thực trạng
Thực trạng về việc dạy và học Tập làm văn của giáo viên và học sinh.
Từ thực tiễn dạy học sinh làm văn những năm qua, tôi thấy còn gặp nhiều khó khăn: bài viết của các em ít hình ảnh, chưa có sự liên kết về bố cục, vốn từ còn hạn hẹp, viết câu còn sai, diễn đạt chưa rõ...Học phân môn này các em thường lúng túng, có em viết lan man không đúng trọng tâm đề bài yêu cầu, ý nghèo nàn, bài viết còn sơ sài chỉ mang tính liệt kê, và chưa lồng cảm xúc của mình vào bài viết.
Trong quá trình giảng dạy môn Tập làm văn lớp 4 nói chung và dạy học sinh làm văn miêu tả nói riêng, bản thân tôi nhận thấy việc dạy của giáo viên và làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
 * Về phía học sinh: Đa số các em ngại đọc sách, có đọc chẳng qua để biết, để thõa mãn sự hiếu kỳ chứ chưa biết nghiền ngẫm, suy nghĩ để học tập cách làm bài, nắm về bố cục bài văn, chưa biết cách quan sát sự vật hiện tượng, khi làm bài văn miêu tả còn sa vào kể lể, câu văn cụt lủn, dùng từ thiếu chính xác, bài văn đơn điệu, sáo rỗng, lạc đề. Các em chưa biết kết hợp trí tưởng tượng và liên tưởng, chưa biết thể hiện, tình cảm, cảm xúc...chẳng hạn, khi giáo viên hướng dẫn quan sát cảnh thật, vật thật các em thiếu sự chú ý không xác định được góc nhìn của mình từ đâu và không biết kết hợp nhiều giác quan để quan sát, chưa biết quan sát để tìm ra nét độc đáo của sự vật, gắn liền với tình cảm, thái độ các em đối với sự vật định tả.
 * Về phía giáo viên: Qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy một số giáo viên còn chú trọng lí thuyết, coi nhẹ luyện kĩ năng. Như ta đã biết làm được bài văn đối với học sinh lớp 4 phải qua các bước: Quan sát tìm ý, lập dàn bài, cuối cùng mới đến làm viết. Để đạt được kết quả cuối cùng có chất lượng thì người giáo viên phải hướng cho các em biết làm bài tốt trong từng tiết học, trong khi dạy người giáo viên phải biết sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, tham khảo các tài liệu phục vụ bài học. Mặt khác vốn văn chương của một số giáo viên cũng hạn chế, giáo viên rất ngại dạy tiết Tập làm văn, khi dạy còn để học sinh nhìn văn mẫu sao chép lại, chưa phát huy được tính tự giác, tích cực sáng tạo của học sinh, dẫn đến chất lượng bài làm của học sinh còn thấp.
2. Thực trạng dạy và học Tập làm văn của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Xuân Thành- Thọ Xuân.
Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công giảng dạy lớp 4B, lớp tôi có 25 em, phần đa các em là con gia đình làm nông nghiệp, vì vậy kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế. Ngoài những khó khăn như đã nêu ở trên, nhìn chung chất lượng môn văn của học sinh lớp tôi còn thấp: khi viết câu văn, ý, đoạn còn rời rạc, bài văn chưa có bố cục rõ ràng, nội dung sơ sài, câu văn thiếu hình ảnh... nhiều bài văn miêu tả còn sa vào kể lể, câu văn cụt lủn, dùng từ thiếu chính xác.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và chất lượng như sau:
Lớp
Tổng số HS
Số HS 
hoàn thành tốt
Số HS
hoàn thành 
Số HS 
chưa hoàn thành 
4B
25
SL
%
SL
%
SL
%
4
16
10
40
11
44
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh.
III. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
Biện pháp 1: Rèn viết những câu văn sinh động, có hình ảnh.
1. Rèn viết câu đúng ngữ pháp
Trước hết để viết được câu văn hay thì các em phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Phần này rất nhiều học sinh mắc lỗi, các em thường viết những câu rất dài hoặc chưa rõ ý. Để khắc phục điều này tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài tập như sau:
a) Dòng nào chưa thành câu, dòng nào đã thành câu trong các dòng dưới đây.
 - Cây đa này.
 - Cây đa này tán lá xum xuê. 
 HS sẽ nhận ra dòng sau đã thành câu với đủ bộ phận chủ ngữ, vị ngữ.
b) Sắp xếp các cụm từ sau thành câu:
 - Hai bên đường.
 - Các con đường ở thôn Cảnh Dương.
 - Nhà cửa mọc san sát.
 - Cát mịn và thẳng tắp.
 HS sắp xếp được: Hai bên đường nhà cửa mọc san sát.
 Các con đường ở thôn Cảnh Dương cát mịn và thẳng tắp.
c) Dùng dấu chấm, dấu phẩy ngắt câu và viết hoa cho đúng đoạn văn sau:
Bây giờ đang tháng ba đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân bầu trời cao vút xa xa trập trùng những đám mây trắng không khí trong lành ngọt ngào đàn bò tung tăng nhảy đám cỏ trước mặt đàn bò gặm một loáng sạch trơn chúng nhảy cẫng lên rồi đuổi nhau thành một vòng tròn.
 	Phần luyện câu đúng đã được tôi lồng vào trong các tiết dạy về câu và từ, học sinh đã biết viết câu đúng theo cấu trúc ngữ pháp.
2. Mở rộng câu:
Tôi dạy chủ yếu trong tiết luyện từ và câu, tập làm văn là nhiều.
Từ một câu ngắn chỉ có bộ phận nòng cốt hoặc một ý cho trước tôi hướng dẫn học sinh mở rộng câu bằng cách thêm các từ, sử dụng các hình thức làm câu văn chân thực, sinh động. Bài tập yêu cầu từ dễ đến khó.
 Ví dụ:
 Thêm từ vào dấu (...) hoặc vạch xiên (/) để câu văn sinh động.
+ Bông cúc / đẹp.
Học sinh sẽ suy nghĩ thêm từ ngữ nói về bông cúc, bộc lộ vẻ đẹp của nó như: Bông cúc xòe những cánh hoa trắng tinh, rung rinh vui đùa trước gió trông thật là đẹp.
+ Phía đông .......mặt trời ......nhô lên đỏ rực.
 Học sinh suy nghĩ điền: Phía đông sau những rặng núi xa xa, mặt trời như quả cầu lửa nhô lên đỏ rực.
+ Con mèo ......bắt được con chuột........
 Học sinh điền: Con mèo với cú nhảy điêu luyện đã bắt được con chuột trong nháy mắt.
Với dạng bài tập trên, làm tốt học sinh sẽ nhận thấy rằng: khi miêu tả không những giới thiệu bằng lời văn đúng mà câu văn còn phải sinh động, giàu hình ảnh mới có sức lôi cuốn người đọc và người nghe.
3. So sánh đối chiếu các câu văn, đoạn văn.
- Giáo viên đưa các cặp câu văn, đoạn văn, yêu cầu học sinh so sánh rút ra các câu văn hay.
a. Ví dụ 1: So sánh các câu văn sau đây:
 + Hoa mai khi nở đẹp.
 + Hoa mai khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như dải lụa, ánh lên màu sắc vàng tươi, nuột nà và "thấp thoáng" một mùi hương.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thấy câu văn nào hay, vì sao?
 Học sinh sẽ nhận ra: Rõ ràng câu 2 hay hơn vì nó tả cụ thể hơn.
 Hoa mai đẹp hơn? Màu sắc ra sao ? Câu 2 đã sử dụng biện pháp so sánh, các tính từ chỉ mức độ làm cho câu văn có sức truyền tải lớn hơn.
b. Ví dụ 2: So sánh các câu sau:
 + Lộc bàng màu xanh.
 + Lộc bàng đẹp như cây nến xanh, nghển mình lên chờ có người thắp sáng.
 Học sinh sẽ tìm ra câu sau hay hơn câu trước vì ở đó sử dụng biện pháp tu từ: Lộc bàng giống cây nến có tâm hồn, hoạt động giống con người.
c. Ví dụ 3: so sánh 2 đoạn văn:
+ Từ bé tôi đã thích nuôi chim. Chim vàng anh có bộ lông vàng, chim sáo lông đen mượt, chim vẹt có nhiều màu sắc. Tôi có thể ngồi bên con chim đó suốt cả ngày.
+ Từ bé tôi đã thích làm bạn với nhiều loại chim. Tôi yêu vàng anh có bộ lông vàng óng ả, chim sáo đen bóng mượt như nhung. Còn những chú vẹt lông xanh pha vàng, mỏ đỏ như tô son càng làm tôi say đắm...
Qua bài tập so sánh 2 đoạn văn giáo viên cho học sinh thấy rằng trong miêu tả, ngoài việc tả đúng, hay cần bộc lộ cảm xúc. Có yêu vật mới cảm thấy thân thiết, thấy đẹp, mới viết được những câu văn hay, đúng, gợi cảm, dễ thuyết phục người đọc.
4. Sử dụng các biện pháp tu từ.
a. So sánh:
Ban đầu giáo viên cho học sinh làm quen với một số dạng bài tập về thành 
ngữ, quán ngữ.
 Ví dụ: - Đen như (than) - Nhanh như (cắt).
 - Đỏ như (son) - Cứng như (thép).
 Học sinh dựa vào tính chất các sự việc xung quanh để so sánh. Quen dần đưa ra các dạng bài tập: điền vào chỗ chấm các câu sau:
 - Cây bàng ở trước trường gốc to như...........tán lá sum suê tựa ...........
 - Mẹ em có mái tóc đen như ........, bà em có mái tóc trắng như.............
 Học sinh phải dùng óc liên tưởng, nhận xét, so sánh với nghĩa giống để tìm ra:
 - Gốc bàng to như cột đình, tán lá sum suê tựa như cái ô khổng lồ.
 - Mẹ em có mái tóc đen như gỗ mun, bà em có mái tóc trắng như cước.
b. Nhân hóa:
Học sinh biết sử dụng biện pháp nhân hóa, biến đồ vật, loài cây, cây cối có hoạt động, tình cảm, suy nghĩ như con người. Học sinh biết gọi đồ vật, loài vật là cậu, cô, chú, anh..., thể hiện sự gần gũi thân thiết với các vật tả. Khi dạy phần này giáo viên cần đưa ra các dạng bài tập như sau: Dùng biện pháp nhân hóa viết lại các câu sau:
 - Mấy con chim hót ríu rít trên cành cây.
 - Những bông hoa nở trong nắng sớm.
 Học sinh tìm ra các hoạt động, trạng thái chính của sự vật trong câu cần nhân hóa, từ đó diễn đạt lại câu.
 Ví dụ : Mấy con chim trò chuyện ríu rít trên cành cây.
 Những bông hoa tươi cười trong nắng sớm.
 Học sinh biết sử dụng biện pháp này khi tả đồ vật, loài vật như: anh chàng trống, chị mèo, chị bắp cải, cô xà lách... 
c. Điệp ngữ:
Đó là hiện tượng lặp từ nhiều lần trong một đoạn, một câu nhằm nhấn mạnh ý cần diễn đạt. Dạng bài tập này kết hợp với cảm thụ văn học. Giáo viên có thể đưa ra ví dụ.
Chỉ rõ điệp ngữ trong đoạn văn đây và cho biết tác dụng của nó:
 "Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý". 
Học sinh sẽ tìm ngay được từ "thoắt cái" được lặp lại gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.
Hoặc qua bài ca dao "Đi cấy" có những điệp ngữ nào được lặp lại nhiều lần, nó có tác dụng gì ?
Học sinh sẽ có suy nghĩ tìm ra được từ "trông" được lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc. Người đi cấy luôn luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt, bản thân được yên lòng.
Qua việc luyện tập, vận dụng các bài tập, học sinh được vận dụng viết 
những câu văn có sử dụng điệp ngữ.
d. Đảo ngữ:
Thay đổi vị trí, trật tự các thành phần ngữ pháp trong câu nhằm nhấn mạnh sự vật miêu tả. 
Giáo viên khi dạy thường đưa ra các bài tập cụ thể như sau để học sinh tìm chủ ngữ - vị ngữ trong câu.
 Ví dụ : Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
 Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
 Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
Đọc dạng bài tập này học sinh sẽ nhận ra vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau.
 Nội dung của câu đảo ngữ nội dung hay hơn, sâu hơn, nhấn mạnh ý cần nói: Ta cảm thấy Tổ quốc đẹp hơn, màu hoa thơm hơn, trắng hơn, gây ấn tượng mạnh cho người đọc....
Nói tóm lại : So sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ là một số biện pháp tu từ luyện câu, học sinh được học qua làm bài tập, nắm bản chất để vận dụng vào việc luyện viết câu văn của mình.
5. Luyện từ:
Từ đúng, hay, giàu hình ảnh đặt đúng chỗ trong câu sẽ mang lại hiệu quả cao. Trong khi giáo viên cần cho học sinh nắm rõ nghĩa của từ, chọn lựa từ để diễn đạt các chi tiết cụ thể. Các tiết tập đọc, từ ngữ phục vụ đắc lực cho dạng bài tập này. Giáo viên có thể cho học sinh hiểu từ, ý của từ trong văn cảnh, từ đứng độc lập.
Một số dạng bài tập thực hành cho học sinh:
a. Tìm từ:
- Tìm những từ ngữ chỉ ý "to" khi nhận xét về con vật, đồ vật. (to, lớn, đồ sộ, phổng phao...)
- Tìm những từ chỉ mức độ của mùi thơm. (thơm thoang thoảng, thơm lừng, thơm ngát, thơm ngây ngất...)
- Tìm từ ghép, hoặc từ láy theo mẫu: Trắng + x; đỏ + x...(trắng phau, trắng ngần, trắng trẻo, đỏ ối, đỏ rực, đo đỏ...) 
b. Sắp xếp từ theo nhóm.
- Sắp xếp các từ sau thành nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm : béo, phản bội, tầm thước, gầy, trung thực, hiền lành, thông minh, thấp...( 2 nhóm: hình dáng và phẩm chất).
- Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa: Sống, đẹp, khôn, tươm tất, luộm thuộm, chết, xấu, ngu đần...
c. Tìm nghĩa của từ.
+ Tìm nghĩa của từ "nhà" trong các ví dụ sau:
- Nhà tôi đi vắng rồi
- Tôi vừa xây ngôi nhà mới.
- Nhà Trần suy tàn.
d. Tìm từ sai, thay từ trong văn cảnh.
VD : Nước da đen láy vì dãi dầu mưa nắng.
Ớ bài tập này tôi yêu cầu học sinh nêu đối tượng, nội dung miêu tả, sau đó thay thế từ dùng sai.
 Hỏi học sinh: + Đối tượng miêu tả là gì? (nước da).
+ Nội dung miêu tả? (đen láy).
+ Đen láy là từ ghép thường miêu tả gì? (mắt). Như vậy đen láy là từ dùng sai.
+ Để miêu tả nước da đen ta có thể dùng những từ nào? (đen sạm, ngăm ngăm đen, đen giòn...).
 Ở ví dụ trên ta thay từ đen láy bằng từ đen sạm là chính xác.
đ. Thay từ (dạng cùng nghĩa) để câu văn hay hơn, cụ thể hơn.
 VD: - Cây chanh nở hoa rất trắng.
 - Mùi hoa bưởi thơm lắm.
 - Các loài hoa đua nhau khoe nhiều màu sắc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thay từ, ban đầu cho học sinh hiểu nghĩa từ cần thay thế: rất trắng – Cây chanh nở hoa toàn bộ màu trắng, thay bằng từ: trắng muốt – Cây chanh nở hoa trắng muốt.
Tương tự học sinh thay được : Mùi hoa bưởi thơm ngan ngát.
 Các loài hoa đua nhau khoe sắc màu rực rỡ.
Tóm lại: Phần luyện câu cho học sinh bao gồm: Luyện câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung và luyện viết câu văn sinh động có hình ảnh. Muốn viết được những câu văn hay phải viết được những câu văn đúng ngữ pháp. Đó là việc làm rất cần thiết của mỗi giáo viên khi dạy học sinh viết câu, đoạn, bài văn.
Biện pháp 2: Rèn viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý.
1. Sắp xếp câu thành đoạn văn
 Ở các tiết luyện từ và câu, các tiết trả bài, tôi đã đưa ra các bài tập về sắp xếp câu thành đoạn.
Ví dụ : Sắp xếp các câu sau thành đoạn.
+ Thế là tôi mạo hiểm trèo lên bắt chú sáo mỏ vàng.
+ Tôi đang mơ ước có một chú sáo biết nói.
+ Một hôm, tôi phát hiện thấy một chú sáo mỏ vàng cực đẹp trên cây đa cao tít trước nhà.
+ Sáng nay có lẽ tôi cài lồng không kĩ nên khi đi học về thì không thấy sáo đâu nữa.
Hôm nào trước khi đi học, tôi cũng đều cho sáo ăn.
+ Tôi đem sáo về chăm sóc rất kĩ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ các câu, nắm ý của từng câu, diễn biến sự việc để sắp xếp thành một đoạn văn theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc