Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9

- Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương án này, các môn, các phân môn vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lắp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/môn học. Trong môn Ngữ văn để khai thác một văn bản, người học tất cả những gì có liên quan như các văn bản cùng chủ đề, đề tài; cùng tác giả, cùng thể loại, cùng hoàn cảnh lịch sử sáng tác, cùng phong cách sáng tác …Ngày nay có một phân nhánh nghiên cứu trong là Văn học so sánh bắt nguồn từ sự tích hợp này.Thông qua kiểu tích hợp nội bộ môn học, người học đạt được hiểu biết về các mối quan hệ giữa những phân môn khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với thế giới.

-Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion). Theo cách tích hợp này, các kỹ năng, kiến thức và thái độ được lồng ghép vào chương trình các môn học thường ngày. Việc tích hợp các nội dung môi trường, dân số, tư tưởng Hồ Chí Minh, kĩ năng sống, hướng nghiệp, pháp luật…trong các cuộc thi gần đây là hình thức lồng ghép. Ngoài ra trong một buổi học, tiết học, cuộc thi để đạt được bộ 3 mục tiêu kiến thức – kĩ năng- thái độ; hình thành kĩ năng vi tính & kĩ năng khai thác Internet cũng là những hình thức tích hợp lồng ghép.

-Học tập dịch vụ (Service Learning). Học tập dịch vụ liên quan đến các dự án cộng đồng (như y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế, môi trường, pháp luật…) được thực hiện trong suốt thời gian học ở lớp. Người ta nhận thấy học tập dịch vụ giúp nâng cao mức điểm trung bình của các HS tham gia, gắn liền thực tế cộng đồng nên tỉ lệ bỏ học giảm, điểm số tăng, tỉ lệ học nghề tăng. Các chương trình như thế nuôi dưỡng cho HS thái độ gắn kết tham gia với công đồng, mài sắc các kĩ năng sống (Living skills) và chuẩn bị cho các em vào đời để làm việc. Trong chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam cũng có một số tiết nhất định về hoạt động ngoại khóa, các lớp học kĩ năng sống do các tổ chức giáo dục thực hiện…

docx 16 trang Mai Loan 17/04/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu:
 Tích hợp là “lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một 
hệ thống đồng bộ”(Từ điển Tiếng Việt online:  Đó là kiểu tư 
duy nhận ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống và thấy được mối quan 
hệ giữa các vấn đề trong các lĩnh vực của đời sống. 
 Trong dạy học, tích hợp đó là nối kết các đơn vị kiến thức trong cùng một bộ 
môn và các bộ môn với nhau trong một chương trình giáo dục. “Dạy học tích hợp 
là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội 
dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các 
nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó 
phát triển những năng lực cần thiết” (Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục 
Việt Nam, 2012). Khoa học và đời sống ngày càng phát triển làm cho khối lượng 
kiến thức trở nên khổng lồ theo cấp số nhân. Hơn nữa, thời đại của công dân toàn 
cầu, con người cần nhiều kĩ năng khác nhau để phát triển bản thân nhằm giải quyết 
các vấn đề phức hợp từ thực tế. Cho nên việc tích hợp các môn học, tích hợp nhiều 
nội dung của một môn học là một xu thế mà cũng là một yêu cầu. Một mặt giảm 
được áp lực học hành, thi cử từ việc giảm đầu môn học, tránh được sự trùng lặp về 
nội dung; mặt khác nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được năng lực của 
học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức kĩ năng và vận dụng chúng vào thực tế đời 
sống; tránh kiểu lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thiếu tính tích cực, năng 
động, sáng tạo ở học sinh (viết tắt là HS); nặng nề lí thuyết, hàn lâm trong nội dung 
học tập. Đó là cách học “Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần 
biết quên các cụ thể chi tiết, chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề... giúp học sinh tự 
học, tự khám phá, kích thích sáng tạo”, (PGS.TS Đỗ Ngọc Thống)
 Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của 
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. 
“Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên 
của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của 
chúng (...), là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, 
định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp 
được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm lý luận dạy học phổ biến 
trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang 
được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương 
trình giáo dục. (TS.Hoàng Thị Tuyết, Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm 
TP.HCM). Tóm lại, dạy học tích hợp là cách đào tạo theo định hướng năng lực, 
hướng tới hành động và giải quyết vấn đề (điều mà chúng ta đang hướng tới), thay 
 1 
2. Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN 9
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 - “Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9” được áp dụng trong dạy học môn Ngữ 
văn 9 cấp THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Sáng kiến hướng đến nội dung tích hợp ở mức độ cao hơn, rộng hơn những gì đã 
được Bộ GD và ĐT triển khai trong chương trình và dựa trên quan điểm tích hợp 
của giáo dục Việt Nam. Dù nội hàm tích hợp được hiểu trong sáng kiến này là nội 
dung dạy học nhưng cũng có thể hiểu đó như là một phương pháp dạy học, một 
cách dạy học theo định hướng năng lực người học. 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được áp 
từ năm học 2011-2012. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 5.1. Về nội dung của sáng kiến: 
 5.1.1.Quan điểm tích hợp và các hình thức tích hợp:
 Dạy học tích hợp được biết đến từ đầu thế kỉ XX và có ba quan điểm tích 
hợp làm cơ sở cho các cách tiếp cận tích hợp khác nhau. Đó là:
 Một là, tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration). Tích hợp đa 
môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một 
chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến 
thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án/hình thức khác nhau để 
tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, bao gồm: 
 - Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương 
án này, các môn, các phân môn vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng 
dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lắp, khai 
thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/môn học. 
Trong môn Ngữ văn để khai thác một văn bản, người học tất cả những gì có liên 
quan như các văn bản cùng chủ đề, đề tài; cùng tác giả, cùng thể loại, cùng hoàn 
cảnh lịch sử sáng tác, cùng phong cách sáng tác Ngày nay có một phân nhánh 
nghiên cứu trong là Văn học so sánh bắt nguồn từ sự tích hợp này.Thông qua kiểu 
tích hợp nội bộ môn học, người học đạt được hiểu biết về các mối quan hệ giữa 
những phân môn khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với thế giới.
 -Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion). Theo cách tích hợp này, các kỹ năng, 
kiến thức và thái độ được lồng ghép vào chương trình các môn học thường ngày. 
Việc tích hợp các nội dung môi trường, dân số, tư tưởng Hồ Chí Minh, kĩ năng 
sống, hướng nghiệp, pháp luậttrong các cuộc thi gần đây là hình thức lồng ghép. 
Ngoài ra trong một buổi học, tiết học, cuộc thi để đạt được bộ 3 mục tiêu kiến thức 
 3 vấn đề gắn liền thực tiễn. Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các 
kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai con đường 
dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương 
lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Trong đó học tập theo dự án, 
học sinh được cho cơ hội giải quyết một vấn đề của địa phương. Qua mỗi đề tài, 
học sinh tìm tòi, khám phá dưới sự tổ chức của giáo viên, cùng chia sẻ, trao đổi và 
trưng bày kết quả học tập. Còn thương lượng chương trình học (negotiating the 
curriculum), những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của 
chương trình học, thời gian thường dài. 
 5.1.2. Tích hợp trong môn Ngữ văn 9:
 Trong môn Ngữ văn 9, nội dung tích hợp thể hiện: tích hợp ngang (giữa các 
phân môn với nhau), tích hợp dọc (giữa các cấp học) & tích hợp liên môn (các môn 
ngoài Văn mà tôi gọi là tích hợp rộng). Cụ thể:
 5.1.2.1.Tích hợp ngang :
 Là tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn trong một 
cuốn có tên chung là “Ngữ văn”. Trước đây, ba phân môn này được tách thành ba 
cuốn SGK khác nhau. Mỗi một đơn vị bài học sẽ khai thác ba phân môn này trong 
một chỉnh thể thống nhất xen kẽ, có liên quan đến nhau và nối kết với các kiến 
thức liên của khối/cấp khác. Phân môn Văn khai thác các văn bản văn học bằng 
kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn; phân môn Tiếng Việt dùng ngữ liệu từ các 
văn bản để hình thành kiến thức & rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ; phân môn 
Tập làm văn dùng hình thành kiến thức về các kiểu văn bản và rèn luyện kĩ năng 
tạo lập văn bản qua các văn bản Văn chương. Ví dụ, một tác phẩm truyện ngắn sẽ 
được tìm hiểu bằng những hiểu biết về ngữ nghĩa, từ vựng, phép tu từ...trong Tiếng 
Việt cùng kiến thức về ngôi kể, nhân vật, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các hình 
thức trần thuật...của phần Tập làm văn. Và việc hình thành kiến thức Tiếng Việt sẽ 
lấy mẫu từ văn bản, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản qua các kiểu văn bản đã học 
ở phần Văn. 
 Tuy vậy, cùng một cấp học, môn Ngữ văn 9 cũng có thể hiểu tích hợp 
ngang là tập hợp các yếu tố có một điểm chung nào đó như: cùng một chủ đề hay 
đề tài, cùng tác giả, cùng hoàn cảnh sáng tác, cùng không gian- thời gian văn hóa, 
hoặc nội dung kiến thức tiếng Việt. Dựa vào điểm này, tôi đã xây dựng thành 
các chuyên đề thực hiện trong giảng dạy tự chọn và bồi dưỡng thường xuyên, bồi 
dưỡng Học sinh giỏi. 
 Ví dụ 1: Học sinh sử dụng kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn để tìm hiểu 
và rèn luyện các nhóm văn bản sau:
 - Văn bản của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (trong chương trình 
THCS): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Những trò lố hay là Varen & Phan 
 5 5.1.2.2. Tích hợp dọc: 
 Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân 
môn/bộ môn với nhau ở các cấp độ:
 - Giữa các phân môn với nhau trong cùng một khối (lớp), tức là bài/nhóm 
bài trước với bài/nhóm bài sau; hoặc khác khối và khác cấp học theo chiều dọc từ 
trên xuống. 
 - Rộng hơn chính là tích hợp nội dung của bộ môn đó theo các cấp học tạo 
thành hình xoáy trôn ốc (hay hình nón) mà lớp sau/ cấp sau luôn nâng cao hơn lớp 
trước/ cấp trước. Theo các chuyên gia, chương trình của Bộ GD-ĐT hiện tại có tích 
hợp như thế nhưng chưa thực sự rõ ràng và liên tục.
 Về một khía cạnh nào đó, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến 
thức có liên quan với nhau sao cho HS có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. 
Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ móc nối với 
nhau giúp HS khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học mà ta thường gặp trong các bài 
tổng kết và sơ đồ hóa bằng Phương pháp dạy học (viết tắt là PPDH) sử dụng Bản 
đồ tư duy (Mindmap). Trong chương trình Ngữ văn 9 có nhiều bài tổng kết, hệ 
thống hóa lại kiến thức của cả cấp học. Chỉ riêng phần Văn đã có một số bài tổng 
kết cả cấp học về tác phẩm truyện, thơ, văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Đó 
là dạng tích hợp cùng khối. Chỉ riêng phần tác phẩm truyện đã được tích hợp theo 
chiều xoáy trôn ốc từ các tác phẩm truyện dân gian được học ở lớp 6 (với các 
truyện cười, ngụ ngôn, cổ tích, truyền thuyết ngắn gọn quen thuộc) đến các tác 
phẩm hiện đại (có độ dài và độ khó tăng dần) ở các lớp tiếp theo chiều lịch sử văn 
học. Ở mức độ rộng hơn là tích hợp giữa các cấp học với nhau. Bậc THCS luôn kế 
thừa và nâng cao những kiến thức đã học ở Tiểu học. Học sinh Tiểu học được làm 
quen với kiểu văn bản miêu tả và kể chuyện đơn giản, vốn quen thuộc và dễ tiếp 
nhận, đến các kiểu văn bản biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành, vốn khó 
hơn cùng việc nâng cao ở văn tự sự ở cấp THCS. 
 Nhận thức được vấn đề này cùng với việc nắm rõ chương trình môn Ngữ 
văn khối THCS, tôi đã lưu ý thực hiện nội dung tích hợp, luôn cho học sinh nhắc 
lại mỗi khi cần thiết, phù hợp. Cụ thể:
 Phần Văn: Vì các văn bản đều thuộc một thể loại nào đó, ra đời trong một 
hoàn cảnh nhất định. Cho nên khi tìm hiểu, tôi đều tích hợp về thủ pháp nghệ thuật 
đặc trưng thể loại, kiểu văn bản, đề tài, chủ đề đã học. Truyện dân gian tích hợp 
các loại truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích lớp 6 với truyện hiện 
đại với các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí...dàn trải từ lớp 6-9; truyện 
trung đại là truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi lớp 9 với các 
tác phẩm cùng loại thể tự sự khác, ... các thể thơ Đường luật với thể thơ dân tộc 
như lục bát, song thất lục bát...; các thể văn nghị luận trung đại như cáo, hịch, 
chiếu, biểu ở lớp 8 với nghị luận hiện đại thuộc lớp 7, 9...; thơ 5 chữ,7 chữ, 8 chữ 
với thơ lục bát, thơ tự do được học giữa các lớp với thơ Đường luật thuộc lớp 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_mon_ngu_van_9.docx
  • docxBÌA.docx