Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học chủ đề Địa hình Việt Nam

Kiến thức
Biết được đặc điểm chung của địa hình VN: đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở VN, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.
Hiểu được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.
Phân tích được ảnh hưởng của địa hình đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình.
Đọc bản đồ địa hình để xác định được vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông, điền, ghi đúng trên lược đồ: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, TrườngSơn,...
Thái độ
Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.
Định hướng năng lực được hình thành
Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.
SỞ GD& ĐT TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM” Tác giả sáng kiến: Phan Thị Thu Hà Mã sáng kiến: 03.58.03 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Chủ đề Địa hình Việt Nam được dạy thực nghiệm ngày 26/10/2019 tại trường THPT Vĩnh Yên trong buổi dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1 Về nội dung của sáng kiến 7.1.1 Những điều kiện cho việc nghiên cứu Tôi lựa chọn trường THPT Vĩnh Yên vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu: + Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục. + Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết. + Giáo viên: Là chiến sĩ thi đua cấp cấp cơ sở trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ động. Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên. 7.1.2 Nội dung sáng kiến Bước 1: Xây dựng nội dung. Trong chương trình Địa lí lớp 12 có 3 bài đều có nội dung liên quan đến phần địa hình. Tuy cùng dạy về một chủ đề giống nhau nhưng mỗi bài lại đề cập đến một vài khía cạnh có thể bổ sung cho nhau. Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường địa lí tự nhiên, đồng thời cũng là thành phần bền vững nhất tạo nên diện mạo cảnh quan trên thực địa. Địa hình tác động mạnh đến các thành phần khác của tự nhiên như phân phối lại nhiệt, ẩm của khí hậu, điều tiết dòng chảy của sông ngòi. Về kinh tế xã hội, địa hình không chỉ là địa bàn sản xuất, địa hình còn có vai trò quan trọng đối với quân sự, đối với sự phân bố sinh vật. Trong chương trình Địa lí 12, Bài 6 học về các đặc điểm chung của địa hình và địa hình các khu vực đồi núi, Bài 7 tiếp tục học về các khu vực địa hình đồng bằng và đánh giá ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đánh giá ảnh hưởng của địa hình khu vực đồng bằng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến Bài 13 thực hành đọc bản đồ địa hình để củng cố kiến thức về địa hình Việt Nam. Sự sắp xếp như vậy chưa thật sự lôgic và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập. Việc sắp xếp lại kiến thức của các Bài 6, 7, 13 thành chủ để học tập tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động học tập được tiếp nối nhau thành một chuỗi các hoạt động, từ việc nghiên cứu "cái chung" (đặc điểm chung của địa hình nước ta) đến nghiên cứu "cái riêng" minh chứng cho cái chung (các khu vực địa hình và những tác động của nó đối với phát triển kinh tế xã hội) sẽ làm cho mạch kiến thức được lôgic hơn Chủ đề Địa hình Việt Nam gồm các nội dung: 1. Đặc điểm chung của địa hình. 2. Các khu vực địa hình. 3 2. Các khu Biết được đặc điểm - Dựa vào bản đồ -Giải thích -Giải thích vực địa của các khu vực địa tự nhiên phân được được vì sao lại hình. hình: Khu vực đồi biệt các vùng núi nguyên có sự khác núi( bốn vùng núi chính, đặc điểm nhân tạo nhau về đặc chính: Đông Bắc, các vùng núi và nên các đặc điểm khí hậu Tây bắc, Trường Sơn đồng bằng. điểm các giữa hai vùng Bắc và Trường Sơn - So sánh đặc vùng núi, núi Đông Bắc Nam, khu vực bán điểm vùng núi đồng bằng. và Tây Bắc. bình nguyên và đồi Đông Bắc với -Vẽ khung - Giải thích trung du) và khu vực Tây bắc, Trường lược đồ ảnh hưởng đồng bằng( đồng Sơn bắc với Việt Nam. đặc điểm địa bằng châu thổ sông Trường Sơn - Điền vào hình đến và đồng bằng ven Nam. lược đồ thành phần biển) - So sánh đồng trống một nhiên khác bằng Sông Hồng số địa khí hậu, sông và sông Cửa danh. ngòi.) Long. 3. Thế Trình bày ảnh hưởng Phân tích các thế Đánh giá mạnh và của đặc điểm thiên mạnh của khu thuận lợi và hạn chế về nhiên các khu vực vực đồi núi và khó khăn tự nhiên đồi núi và đồng bằng đồng bằng đối trong việc của các khu trong việc phát triển với sự phát triển sử dụng đất vực địa kinh tế - xã hội ở các ngành nông ở mỗi vùng hình. nước ta. nghiệp, công đồng bằng. nghiệp. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán, giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh. 2.Câu hỏi và bài tập Câu hỏi tự luận 2.1Nhận biết Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. - Đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích lãnh thổ, núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng - Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. 5 - Độ cao: chủ yếu là núi thấp và núi có độ cao trung bình, chỉ có 1 số ít đỉnh cao trên 2000m như Pu Xai Lai Leng (2711m), Rao Cỏ (2235m) - Hướng núi chính: gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam - Đặc điểm chung: Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. - Cấu trúc địa hình: Được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa + Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An + Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế. + Ở giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình, Quảng Trị + Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã – ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam. Câu 5 . Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế – xã hội: a. Khu vực đồi núi: * Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: - Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. + Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. + Tiềm năng du lịch: * Các mặt hạn chế: - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ...) b. Khu vực đồng bằng: * Các thế mạnh: - Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. - Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. - Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. * Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ... 2.2. Thông hiểu Câu 1: Xác định trên bản đồ các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc. Hãy chỉ ra hướng của các dãy núi đó. Dựa vào Atlat trang 13 có thể xác định các dãnh núi như sau: Tên dãy núi Vị trí Hướng núi 7 + ĐBSH: có độ cao hơn và độ chia cắt lớn hơn so với ĐBSCL có nhiều ô trũng ngập nước, đồi sót. + ĐBSCL: có nhiều vùng trũng (Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên), nhiều cồn cát ven biển. - Về địa hình kiến tạo: + ĐBSH: có hệ thống đê ngăn lũ. + ĐBSCL: có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu 4: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất. * Giống nhau: - Đều được hình thành tại các vùng sụt võng theo các đứt gãy. - Đều được hình thành và phát triển do phù sa sông bồi đắp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa được mở rộng. - Địa hình bằng phẳng, hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam - Hai đồng bằng hằng năm vẫn tiếp tục được mở rộng. * Khác nhau: 1. Diện tích - ĐBSH có diện tích 15.000km2 - ĐBSCL có diện tích khoảng 40.000km2 2. Điều kiện hình thành - ĐBSH: được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Do có hệ thống đê nên không được bồi đắp thường xuyên. - ĐBSCL: là đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm của sông Tiền và sông Hậu. 3. Đặc điểm địa hình. - ĐBSH: + Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc thấp dần ra biển, bề mặt địa hình bị chia cắt thành nhiều ô. + Do có đê, vùng trong đê có các khối ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm. - ĐBSCL: + Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. + Không có đê nên có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. + Còn nhiều vùng trũng lớn ( Đồng Tháp), địa hình trũng thấp nên vào mùa lũ nước ngập trêm diện rộng, mùa cạn thủy triều vào sâu trong đất liền. 4. Đất. - ĐBSH: có đất trong đê và đất ngoài đê. + Đất trong đê không được bồi đắp phù sa nên dễ bị bạc màu. + Vùng ngoài đê có đất phù sa được bồi đắp thường xuyên nhưng diện tích không lớn. + Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu - ĐBSCL: + Đất phèn và đất mặn chiếm diện tích lớn: 2/3 diện tích. + Có dải phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. 9 + Tây Bắc: mang đặc hình thái của núi trẻ, sống núi rõ, sắc sảo, sườn dốc, khe sâu, độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn. - Về cấu trúc địa hình: + Đông Bắc: địa hình núi với 4 cánh cung lớn, những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt – Trung là những khối núi đá vôi từ Hà Giang – Cao Bằng có độ cao trên 1000m ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 500-600m. Ở giữa vùng núi và đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. + Tây Bắc: có 3 mạch núi chính (phía Đông, phía Tây, trung tâm). 2. Giải thích. - Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có liên quan mật thiết đến cấu trúc kiến tạo của mỗi vùng. + Vùng núi Đông Bắc: trong lịch sử hình thành lãnh thổ vùng này chịu sự quy định hướng của khối nền cổ vòm sông Chảy nên có hướng vòng cung. Đây là bộ phận của khối rìa nền Hoa Nam đã vững chắc trong giai đoạn Tân Kiến Tạo nâng lên yếu nên địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế. + Vùng núi Tây Bắc: trong vận động địa chất của vỏ trái đất vùng này là 1 bộ phận của địa mảng Việt – Lào chịu tác động mạnh của vận động nâng lên nhất là trong vận động tạo núi Anpơ – Himalaya trong giai đoạn Tân Kiến Tạo nên địa hình núi cao nhất nước ta. Hướng Tây Bắc – Đông Nam của vùng là do chịu sự định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn. 2.4. Vận dụng cao Câu 2. Giải thích tại sao ĐB sông Cửu Long lại có diện tích đất mặn, đất phèn lớn. - Vị trí 3 mặt (Đông, Đông Nam, Tây Nam) tiếp giáp biển, địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước. - Khí hậu cận xích đạo với một mùa khô sâu sắc gây thiếu nước kết hợp với thủy triều dâng cao theo các sông lớn và kênh rạch vào sâu trong đất liền làm tăng cường độ chua, mặn trong đất. Câu 3. Giải thích vì sao có sự khác biệt về địa hình giữa 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. - Do có khả năng bồi tụ của các dòng sông khác nhau: diện tích lưu vực sông Mê Kông lớn hơn nhiều lần so với diện tích lưu vực sông Hồng. - Do tác động của con người ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhân dân đắp đê ngăn lũ làm cho đồng bằng bị chia cắt mạnh. - Cường độ sụt võng của ĐBSH yếu hơn nên địa hình cao hơn. Câu hỏi trắc nghiệm. 2.1 Dạng câu hỏi nhận biết - Nhận diện: Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng. 11
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang_luc.docx
035803_97202014.pdf