Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường

Cơ sở lý luận

Công tác phối hợp là cùng hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt mục đích, yêu cầu của các cấp đề ra.

Quan hệ giữa nhà trường và các tổ chức trong nhà trường là mối quan hệ phối hợp công tác, tôn trọng và bình đẳng. Hiệu trưởng thực hiện đúng chức năng quản lý chỉ đạo của mình và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo một hệ thống nhất định dưới sự chỉ đạo của các cấp. Chính vì vậy công tác phối hợp là nhu cầu không thể thiếu được trong nhà trường.

Hiệu trưởng và các đoàn thể đều xác định được trách nhiệm công việc cũng như luôn có các giải pháp sáng tạo và đoàn kết cùng phối hợp. Tất cả cùng có mục đích lý tưởng thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Biết tập hợp và vận động được đoàn thể CBVC tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường trên tinh thần tự nguyện vì mục đích chung, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp mang tính thực tiễn cao nhưng phải đảm bảo công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ đến từng hoạt động của công việc, nhưng nhẹ nhàng và chính xác; Biết vận dụng và khai thác tốt các nguồn lực để phục vụ cho các phong trào của nhà trường. Nội dung các phong trào quần chúng phải phù hợp với yêu cầu thực tế của chủ trương chung và phù hợp với yêu cầu của đơn vị và địa phương.

Phối hợp thực hiện tốt công tác quỹ khen thưởng để góp phần động viên cổ vũ các cá nhân, đoàn thể cùng thực hiện tốt các phong trào thi đua trong nhà trường.

Chính vì vậy công tác phối hợp giữa Chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường được coi đây là một phương tiện giáo dục toàn diện không thể tách rời trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

 

doc 25 trang hoathepmc36 18163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN VỚI CÁC ĐOÀN THỂ
TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong mọi hoạt động của nhà trường để đạt được hiệu quả cao, cần phải có sự phối hợp tốt giữa Chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là một lực lượng hết sức quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non đề ra hàng năm trong nhà trường. 
Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể được dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền độc lập của nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện phối hợp để cùng thực hiện. Các đoàn thể luôn được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động và những ý kiến tham mưu đề xuất của các tổ chức đoàn thể đều được chính quyền nghiêm túc xem xét và giải quyết kịp thời và hướng đến mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
“Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quan trọng phụ thuộc ở năng lực quản lý, điều hành của người Hiệu trưởng”. Chính vì vậy ngoài năng lực chuyên môn tốt, người Hiệu trưởng còn có phẩm chất chính trị tốt, hiểu biết về pháp luật, có tác phong làm việc khoa học, có khả năng quản lý và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, cập nhật kịp thời các văn bản, mọi thông tin mới để áp dụng có hiệu quả vào trong công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường. Qua nhiều năm làm công tác quản lý, bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong công tác Quản lý, chỉ đạo và điều hành, cũng như công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể để đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường lớp mầm non. Chính vì vậy tôi đã chon đề tài “ Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa Chính quyển với các đoàn thể trong nhà trường”
 I. 2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp Hiệu trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong nhà trường.
Tập hợp lực lượng của các đoàn thể để phát huy tinh thần tập thể tự chủ, tính sáng tạo trong công tác chuyên môn. Nêu cao vai trò trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng thế mạnh của nhà trường và phát huy được tính chất của một tổ chức tập thể vững mạnh. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và mối quan hệ phối hợp.
- Giáo viên và học sinh trường mầm non Hoa Hồng
- Dựa trên khả năng hoạt động của các đoàn thể, tính sáng tạo đạt hiệu quả trên cơ sở tôn trọng quyền độc lập lẫn nhau.
- Tìm hiểu vị trí, vai trò trách nhiệm của từng đoàn thể trong nhà trường. Từ đó Lãnh đạo nhà trường có hướng chỉ đạo chặt chẽ và cùng thực hiện có hiệu quả trong công tác dạy và học ở trường lớp mầm non.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Các tổ chức đoàn thể, giáo viên, học sinh trường mầm non Hoa Hồng
Dựa vào hiệu quả hoạt động của các đoàn thể qua thực tiễn của quá trình thực hiện để tìm ra các giải pháp hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trao đổi trò chuyện; phương pháp kết hợp cùng thực hiện; phương pháp hoạt động thực tiễnQuan sát kiểm tra phỏng vấn, nghiên cứu phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện.
Tạo điều kiện giúp cán bộ đoàn thể hiểu rõ nội dung, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đoàn thể trong nhà trường và tính chất hoạt động của từng tổ chức đoàn thể. 
II. Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận
Công tác phối hợp là cùng hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt mục đích, yêu cầu của các cấp đề ra.
Quan hệ giữa nhà trường và các tổ chức trong nhà trường là mối quan hệ phối hợp công tác, tôn trọng và bình đẳng. Hiệu trưởng thực hiện đúng chức năng quản lý chỉ đạo của mình và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo một hệ thống nhất định dưới sự chỉ đạo của các cấp. Chính vì vậy công tác phối hợp là nhu cầu không thể thiếu được trong nhà trường.
Hiệu trưởng và các đoàn thể đều xác định được trách nhiệm công việc cũng như luôn có các giải pháp sáng tạo và đoàn kết cùng phối hợp. Tất cả cùng có mục đích lý tưởng thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
Biết tập hợp và vận động được đoàn thể CBVC tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường trên tinh thần tự nguyện vì mục đích chung, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp mang tính thực tiễn cao nhưng phải đảm bảo công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ đến từng hoạt động của công việc, nhưng nhẹ nhàng và chính xác; Biết vận dụng và khai thác tốt các nguồn lực để phục vụ cho các phong trào của nhà trường. Nội dung các phong trào quần chúng phải phù hợp với yêu cầu thực tế của chủ trương chung và phù hợp với yêu cầu của đơn vị và địa phương.
Phối hợp thực hiện tốt công tác quỹ khen thưởng để góp phần động viên cổ vũ các cá nhân, đoàn thể cùng thực hiện tốt các phong trào thi đua trong nhà trường.
Chính vì vậy công tác phối hợp giữa Chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường được coi đây là một phương tiện giáo dục toàn diện không thể tách rời trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
II.2 Thực trạng 
Trường Mầm non Hoa Hồng là một đơn vị thuộc trường vùng sâu, vùng xa, cho nên số giáo viên được điều động và luân chuyên hàng năm. Chính vì vậy những năm gần đây số giáo viên của trường thường xuyên được thay đổi, đặc biệt là các tổ trưởng có năng lực được đào tạo lại chuyển công tác đi trường khác.
- Tổng số CBVC hiện có: 25; Nữ: 24; Dân tộc: 04
Trong đó:	+ CBQL: 02
+ Giáo viên hiện có: 18
+ Nhân viên: 05
Nhà trường có 14 giáo viên là những giáo viên mới ra trường và ở nơi khác chuyển đến, nên công tác hoạt động ở các đoàn thể chưa có chiều sâu, việc tiếp cận với các đoàn thể của giáo viên còn bỡ ngỡ. Hơn thế nữa việc cân nhắc bố trí người đứng đầu các đoàn thể lại càng khó khăn hơn vì đây là công việc cần phải có kinh nghiệm thì công tác thực hiện sẽ có hiệu quả hơn.
- Tổ chức Công đoàn: 23 CĐV; Nữ: 22; Dân tộc: 04
 Ban chấp hành Công đoàn gồm 03 người
Trong đó:	+ Chủ tịch Công đoàn: 01
	+ UBKT: 01
	+ Ban nữ công: 01
	+ Ban thanh tra nhân dân: 01 người 
- Chức năng công đoàn
 Công đoàn là một bộ phận của tổ chức Chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, tổ chức Công đoàn là chăm lo bảo vệ quyền lợi cho CBVC và người lao động cũng như công tác chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần, tâm tư nguyện vọng của người lao động...
Công đoàn tham gia kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường trên cơ sở mang tính giáo dục thuyết phục. Công đoàn luôn bảo vệ lợi ích của đơn vị, của CBVC trên cơ sở của luật và điều lệ Công đoàn quy định. Ngoài ra Công đoàn luôn chăm lo đến nhân cách, trình độ nhận thức, động viên khuyến khích CBVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn và luôn nêu cao phẩm chất của người Công đoàn viên trong nhà trường. Đặc biệt là chăm lo đến lợi ích của Công đoàn viên, giúp đỡ Công đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động phong trào để cùng với nhà trường phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình để nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế và những định hướng của đơn vị, địa phương. 
- Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản HCM: 20 đoàn viên; Nữ: 20: Dân tộc: 04.
Ban chấp hành Đoàn thanh niên gồm 03 đồng chí
Trong đó: 	+ Bí thư đoàn: 01
	+ Phó Bí thư đoàn: 01
	+ Ủy viên: 01
- Chức năng Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên là một tổ chức chính trị hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chi bộ đảng. Chi đoàn thanh niên thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn xã và của lãnh đạo nhà trường. Đoàn thanh niên CS HCM là cách tay đắc lực của Đảng, là lực lượng tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường từ hoạt động chuyên môn đến các hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp... Đoàn thanh niên luôn thực hiện tác phong “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
a. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối ổn định; số giáo viên đảm bảo đủ theo quy định 2giáo viên/ lớp.
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực trong công tác chuyên môn.
- Khó khăn
Hầu hết là giáo viên mới ra trường nên công tác hoạt động đoàn thể chưa đều tay; Số giáo viên thường xuyên thay đổi, luân chuyển nên việc bố trí sắp xếp cán bộ chủ chốt ở các tổ khối, đoàn thể có phần bất cập.
b. Thành công, hạn chế
- Thành công
Hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên của nhà trường hoạt động có hiệu quả, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đoàn thể cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ do các cấp đề ra. Một số cán bộ giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, tiếp cận kịp thời với những thay đổi các văn bản mới về chuyên môn, các hoạt động đoàn thể và khiêm tốn học hỏi những đồng nghiệp đi trước để rút kinh nghiệm cùng thực hiện có hiệu quả. Một số giáo viên đã có sự sáng tạo và tiếp cận nhanh các công việc được phân công đảm nhiệm. 
- Hạn chế
Một số giáo viên chưa sáng tạo trong công tác phối hợp thực hiện các nội dung dạy và học; một số tổ trưởng kinh nghiệm còn hạn chế chưa phát huy tính tích cực sáng tạo của mình để phối hợp thực hiện.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
- Mặt mạnh
Hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, có khả năng tiếp cận với công tác đoàn thể và hoàn thành trách nhiệm được giao. Đặc biệt là trong khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
- Mặt yếu
Công tác tổ chức điều hành các hoạt động chưa có sự đồng bộ, đều tay. Chưa có nhận thức về chiều sâu của công tác đoàn thể. 
Hầu hết giáo viên còn trẻ nên công tác chỉ đạo còn cả nể, chưa xác định rõ công tác chỉ đạo của từng đoàn thể.
 * Từ những khó khăn và thuận lợi trên, tôi đã xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp để thực hiện tốt công tác chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong công tác thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ.
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động
- Tìm hiểu vị trí chức năng của hoạt động đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.
- Công tác phối hợp giữa chính quyền với Công đoàn, và các đoàn thể khác dựa trên cơ sở hoạt động của nhà trường để mang lại hiệu quả tốt trong công tác dạy và học.
- Nêu ra quy trình và các biện pháp thích hợp phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả.
- Hình thành nề nếp sinh hoạt của từng đoàn thể trong nhà trường để giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn và các hành vi văn minh trong giao tiếp, các kĩ năng hoạt động sáng tạo, linh hoạt 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Từng đoàn thể trong nhà trường cần phải có sự đồng bộ và được phối hợp chặt chẽ thì các hoạt động của nhà trường mới đạt hiệu quả cao, đặc biệt là công tác phối hợp thực hiện trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là những trăn trở đối với những người làm công tác quản lý chỉ đạo trong trường mầm non, trong công tác thực hiện phối hợp người Quản lý luôn linh hoạt, sáng tạo tìm tòi ra những sáng kiến hay, mới thì mới mang lại hiệu quả cao trong quản lý chỉ đạo phối hợp của mình.
Đối với các đoàn thể trong nhà trường, trong quá trình tham gia thực hiện công tác chuyên môn và các hoạt động phong trào khác cần phải có kinh nghiệm trong công tác phối hợp cùng thực hiện, xác định được vai trò lãnh đạo tiên phong trong nhà trường. Nhưng hầu hết các đoàn thể còn rập khuôn, cả nễ, chưa linh hoạt xử lý tình huống khi xảy ra, Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình tham gia thực hiện các phong trào cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách nghỉ riêng của mình, chưa phát huy tính tích cực trong hoạt động và chưa thật sự quan tâm đến sự sáng tạo trong quản lý chỉ đạo bằng cách nào? Công tác áp dụng có hiệu quả ra sao? quá trình tổ chức hoạt động của nhà trường như thế nào? để động viên khuyến khích tất cả CBVC chức cùng tham gia và tham gia trên tinh thần tự nguyện đó là vấn đề mà người CBQL cần phải đầu tư suy nghĩ để thực hiện có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, tôi cần tìm ra các biện pháp, giải pháp tháo gỡ để cán bộ chủ chốt ở các đoàn thể cùng giáo viên hiểu và thực hiện đạt kết quả tốt theo đúng mục tiêu của kế hoạch đã đề ra để các hoạt động của nhà trường từ công tác hoạt động chuyên môn, nuôi dưỡng chăm sóc cũng như các hoạt động phong trào khác đều hoạt động mạnh mẽ và có chiều sâu. 
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tạo mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt công tác tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, cũng như các hoạt động phong trào do Ngành và các cấp phát động. Đặc biệt là công tác phối hợp giữa chính quyền với Công đoàn cơ sở của đơn vị
Hình thành và phát huy vai trò của từng tổ chức đoàn thể dưới sự chỉ đạo của Chi bộ. Thông qua đó từng cán bộ của đoàn thể cần nghiên cứu và phát huy vai trò lãnh đạo của mình với trách nhiệm được giao. 
Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện chỉ đạo tốt khâu chuyên môn: Xát định rõ tất cả các hoạt động đoàn thể là đầu tư nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trên địa bàn để huy động tối da trẻ mầm non ra lớp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Là một Hiệu trưởng của một trường Mầm non ngoài việc quản lý chỉ đạo chúng ta phải có khả năng phối hợp cùng thực hiện và định hướng để nắm bắt, cập nhật kịp thời các nội dung văn bản trên cơ sở đó đề ra các biện pháp, giải pháp cùng thực hiện:
b.1 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch
Để bộ máy nhà trường hoạt động đều tay và có chiều sâu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng thực hiện với những nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm phát huy năng lực tối ưu của CBVC. Các biện pháp giải pháp thực hiện luôn đảm bảo tính dân chủ, tính đồng bộ và có hiệu thực, hiệu quả, thiết thực đối với một trường mầm non.
Kế hoạch phối hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ theo từng hoạt động. Là một cán bộ quản lí ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, cập nhật, nắm bắt tất cả các hoạt động theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của Ngành và xác định đúng vị trí, quyền hạn trách nhiệm của từng đoàn thể trong mỗi vấn đề để cùng tham gia thực hiện. Trên cơ sở đó giúp từng cán bộ đoàn thể đầu tư nghiên cứu nắm bắt công việc một cách trọn vẹn trên tinh thần đoàn kết hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Ví dụ: Trong thực tế hoạt động của đơn vị Công đoàn có nhiệm vụ tham gia phối hợp nhiều mặt như: xây dựng kế hoạch, cam kết thực hiện, quy chế phối hợp giữa nhà trường-Công đoàn, Chuyên môn-Công đoàn...Tổ chức Hội nghị CBVC, tô chức chỉ đạo các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tô chức các phong trào thi đua trong đơn vị. Ngay vào đầu tháng 8 của năm học Hiệu trưởng chuẩn bị kế hoạch chi tiết, sau đó gửi dự thảo kế hoạch đến từng giáo viên, nhân viên để lấy ý kiến đóng góp và mời các đoàn thể cùng nhà trường thảo luận thống nhất cơ bản các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học để tiến hành Hội nghị viên chức cấp trường. Trên cơ sở đó cụ thể hóa trách nhiệm của từng đoàn thể để cùng thực hiện.
b.2 Vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn trong nhà trường
Công đoàn là một tổ chức đoàn thể hoạt động mạnh mẽ trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của Chi bộ đảng. Những việc do cấp quản lý Chính quyền quyết định, Công đoàn chỉ tham gia góp ý, tham mưu.
Những việc do Công đoàn quyết định cần phải chủ động trong mọi kế hoạch và có sự đóng góp ý kiến của cấp quản lí chỉ đạo nhà trường.
Đối với công việc do hai bên phối hợp thì Công đoàn và nhà trường cùng thoả thuận, bàn bạc để đi đến quyết định chính thức sau đó thông qua trước Hội đồng nhà trường.
Tất cả các hoạt động trong nhà trường cần phải có định hướng cụ thể rõ ràng, trong từng công việc được thỏa thuận thì từ mọi hoạt động của nhà trường sẽ không có sự sai sót, chồng chéo hoặc đỗ lỗi trách nhiệm cho nhau. 
b.3 Một số công tác phối hợp cùng thực hiện
- Phối hợp với Công đoàn trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ CBVC và kiện toàn bộ máy tổ chức của trường và tổ chức CĐCS:
 	Trong công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ: Nhà trường luôn thực hiện phối hợp với Công đoàn, chuyên môn vận động và tạo mọi điều kiện cho CB-GV tham gia học tập nâng để cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên chuẩn. Hiện tại nhà trường đã thực hiện tốt công tác động viên khuyến khích CBVC đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nhà trường có 15/25 CBVC có trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 60%, trong đó giáo viên có 11/18 giáo viên đạt tỉ lệ 61% trên chuẩn và hiện có 6 CBVC đang tham gia học các lớp đại học từ xa, tại chức theo chuyên ngành trên chuẩn. Tính đến cuối năm 2016 toàn trường 90% CBVC đạt trình độ trên chuẩn.
Phối hợp chuyên môn tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dự giờ để bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề. Mỡ rộng đầu tư chuyên đề viết SKKN với các đề tài khác nhau và áp dụng có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng năm số SKKN đã được đầu tư có hiệu quả về chất lượng tăng rõ rệt (Trong năm học qua có 15/17 đề tài SKKN đạt cấp trường, trong đó có 6 SKKN đạt giải A cấp trường được tham gia dự thi cấp huyện)
 Trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức của nhà trường và tổ chức CĐCS; Nhà trường chú trọng đến việc phối hợp cùng với Công đoàn cùng có trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn, cũng như với việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý. Chính quyền phối hợp với Công đoàn trình Chi bộ trong việc dự kiến nhân sự cán bộ chủ chốt cho từng đoàn thể; dự kiến BCH chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn, dự kiến cán bộ lực lượng cốt cán chuẩn bị nguồn kế cận...
- Phối hợp thực hiện công tác chuyên môn
Chuyên môn là hoạt động chủ chốt trong nhà trường, chính vì vậy công tác thực hiện chuyên môn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và công đoàn trong việc giám sát và thực hiện nghiêm túc công tác chuyên môn. Đầu tư xây dựng kế hoạch và các cuộc thi lớn theo từng năm, học kì, tháng và đề ra các nội dung hoạt động chuyên môn sát với tình hình thực của đơn vị, có các biện pháp để cải tiến nội dung hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của từng CBVC và thực hiện nghiêm túc không vi phạm về quy chế chuyên môn. Xây dựng đội ngũ CBVC giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, sáng tạo trong công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Xây dựng mũi nhọn giáo viên dạy giỏi, bé học chăm ngoan thông qua hình thức phối hợp thi giáo viên dạy giỏi, hội giảng, thao giảng, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ và đánh giá giáo viên trên cơ sở kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.
Ví dụ: Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cần phải xây dựng kế hoạch chặt chẽ từ khâu tổ chức, thành lập Ban chỉ đạo, Ban giám khảo phải phù hợp với năng lực và khả năng của từng thành viên tránh sự chồng chéo, tạo sự dân chủ công khai trong thi cử, không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Sau đó bồi dưỡng tuyển chọn giáo viên dự thi cấp huyện, trong nhiều năm qua số giáo viên tham gia dự thi cấp huyện đạt 100%.
Phối hợp trong công tác phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực của từng giáo viên, tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên để họ an tâm, thoải mái nhằm đạt hiệu quả năng xuất trong công tác.
Ví dụ: đối với giáo viên ở vùng thị trấn công tác tại trường Mầm non Hoa Hồng ta bố trí sắp xếp ở phân hiệu gần hơn (E Tun) để việc đi lại cùng như hiệu quả công tác đạt được tốt hơn. 
- Phối hợp thực hiện Phong trào thi đua
	Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua của đơn vị. Sau khi bàn bạc với CĐCS và Hiệu trưởng ra quyết định thực các mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với CĐCS tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá các phong trào thi đua theo hàng kỳ, năm...
 	Công đoàn có trách nhiệm đề ra các biện pháp thực hiện, động viên thuyết phục CBVC hăng hái đăng ký các danh hiệu thi đua, đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm để ứng dụng trong công tác giảng dạy, đăng ký tiết dạy tốt và dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi ĐDDH, trang trí lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_phoi_hop_giua_chinh_quyen_voi.doc